Em hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Bài làm:
“Một hồn thơ tươi trẻ và đầy hứa hẹn”, “một nhan sắc riêng của thơ tình Việt Nam”. Đó là những lời bình phẩm cho một nhà thơ mà suốt đời cống hiến cho nghệ thuật – Xuân Quỳnh từng là một nghệ sĩ múa, là một nhà báo, từng là biên tập viên một toà soạn lớn nhưng những danh phẩm đó không là gì khi người ta biết đến chị nhiều hơn qua hình ảnh một nhà thơ tình đầy lãng mạn. Thật vậy với nét trẻ trung, dí dỏm hồn nhiên và cởi mở trong từng câu thơ mà Xuân Quỳnh đã là một hiện tượng trong nền thơ văn hiện đại thời ấy. Tiêu biểu là bài thơ “Sóng” được sáng tác ngày 12/9/1967, trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Đây là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào” được xuất bản năm 1968. Bài thơ bộc lộ một tâm hồn đắm say tha thiết trong tình yêu và hồn nhiên, trong sáng, thuỷ chung trong tình yêu của Xuân Quỳnh.
“ Oi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức ”
“Sóng” là một hình tượng đẹp của thiên nhiên mà đã đươc nhiều thi nhân mượn hình ảnh để “tả cảnh ngụ tình”, để biểu đạt những sắc thái tình cảm của mình. “Sóng” có khi gợi cho ta vẻ buồn đau bất tận “Sóng gơn tràng giang buồn điệp điệp”, hay có khi là những xao động tình cảm trong lòng người “Đưa người ta sao không đưa sang sông/ sao có tiếng sóng ở trong lòng”, mà có khi “sóng” lại là tác nhân chia cách đôi đàng cặp tình nhân đang say tình
“Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm”. Và hình ảnh “Sóng” một lần nữa lại được Xuân Quỳnh mượn hình ảnh để thể hiện cái đặc trưng của tình yêu người con gái. Một hình ảnh thể hiện sự thiết tha, cao vời, dào dạt và nồng ấm, bền bỉ và vĩnh hằng. “Sóng” và “em” trong bài thơ có một mối quan hệ mật thiết với nhau “sóng” hình ảnh tượng trưng cho tình cảm của “em”- người con gái đang chìm đắm trong tình yêu.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17588 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nêu cảm nhận của em về bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Em hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Bài làm:
“Một hồn thơ tươi trẻ và đầy hứa hẹn”, “một nhan sắc riêng của thơ tình Việt Nam”. Đó là những lời bình phẩm cho một nhà thơ mà suốt đời cống hiến cho nghệ thuật – Xuân Quỳnh từng là một nghệ sĩ múa, là một nhà báo, từng là biên tập viên một toà soạn lớn…nhưng những danh phẩm đó không là gì khi người ta biết đến chị nhiều hơn qua hình ảnh một nhà thơ tình đầy lãng mạn. Thật vậy với nét trẻ trung, dí dỏmø hồn nhiên và cởi mở trong từng câu thơ mà Xuân Quỳnh đã là một hiện tượng trong nền thơ văn hiện đại thời ấy. Tiêu biểu là bài thơ “Sóng” được sáng tác ngày 12/9/1967, trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Đây là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào” được xuất bản năm 1968. Bài thơ bộc lộ một tâm hồn đắm say tha thiết trong tình yêu và hồn nhiên, trong sáng, thuỷ chung trong tình yêu của Xuân Quỳnh.
“…Oâi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức…”
“Sóng” là một hình tượng đẹp của thiên nhiên mà đã đươc nhiều thi nhân mượn hình ảnh để “tả cảnh ngụ tình”, để biểu đạt những sắc thái tình cảm của mình. “Sóng” có khi gợi cho ta vẻ buồn đau bất tận “Sóng gơn tràng giang buồn điệp điệp”, hay có khi là những xao động tình cảm trong lòng người “Đưa người ta sao không đưa sang sông/ sao có tiếng sóng ở trong lòng”, mà có khi “sóng” lại là tác nhân chia cách đôi đàng cặp tình nhân đang say tình
“Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm”. Và hình ảnh “Sóng” một lần nữa lại được Xuân Quỳnh mượn hình ảnh để thể hiện cái đặc trưng của tình yêu người con gái. Một hình ảnh thể hiện sự thiết tha, cao vời, dào dạt và nồng ấm, bền bỉ và vĩnh hằng. “Sóng” và “em” trong bài thơ có một mối quan hệ mật thiết với nhau “sóng” hình ảnh tượng trưng cho tình cảm của “em”- người con gái đang chìm đắm trong tình yêu.
Cho nên, đầu bài thơ Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những tính chất của tình yêu. Trạng thái của sóng cũng là trạng thái tâm lí của tình yêu:
Dữ dội và dịu êm
Oàn ào và lặng lẽ…
Ở đây, ta có thể thấy được những hình ảnh cực đối lập mà nhà thơ đã thể hiện, “Dữ dội” và “dịu êm”, “ồn ào” và “lặng lẽ”. Nhà thơ đã nói lên tính đối lập của sóng biển và sóng tình. Sóng vừa dữ dội và vừa dịu êm, vừa ồn ào và lặng lẽ. Tình yêu cũng vậy, có lúc nông nổi mãnh liệt, ào ạt, xô bồ, có lúc lại bình êm, lặng lẽ, mơ màng đi vao chiều sâu của nỗi nhớ và lòng mong đợi. Một diều nữa tinh ý thì ta có thể thấy, tuy là thể hiện sự đối lập nhưng mà đối lập có trật tự có xắp xếp tính từ “dữ dội” và “Oàn ào” đều được tác giả để lên dầu trong mỗi câu thơ còn những tính từ mềm mỏng, nhẹ nhàng hơn thì được tác giả đặt cuối mỗi câu thơ diều9 này cho ta thấy được tác giả muốn nói lên trong chuyện tình cảm của người con gái thì ban đầu, bề ngoài là sự mãnh liệt, cháy bỏng đam mê nhưng bên trong tâm hồn thì là một khoảng không dành cho sự khao khát sự yên bình, lãng mạn nhẹ nhàng của tình yêu. Và tác giả không dùng từ “mà” thay cho từ “và” bởi vì từ “và” đã làm rõ lên các tính chất đối lập ấy của tình yêu không tách ra làm hai nửa riêng biệt mà cùng hoà chung làm một, tình yêu lúc nào mà không có sóng gió, tình yêu không có sóng gió thì còn gì để người ta khao khát, để ngày đêm mong nhớ, điều này cho ta thấy sự trải nghiệm sâu sắc về tình yêu của Xuân Quỳnh, chị cảm nhận về tình yêu bằng cả trái tim, bằng cả tâm hồn mình.
Và mỗi con sóng nhỏ đó đều mang một khát khao lớn
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể...
“Sóng” không chịu chập nhận trong môi trường tù đọng và chật hẹp. Một khi “Sông” không hiểu được mình thì “sóng” sẵn sàng từ bỏ sông, từ bỏ đôi bờ chật hẹp để tìm ra biển rộng bao ra. Để tìm cho mình một tình yêu đích thực. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu cũng vậy, khi đang yêu họ luôn trăn trở, thao thức khám phá bản thân, tìm cho mình một tình yêu đích thực không tầm thường, nhỏ hẹp và cam chịu. Tâm hồn người phụ nữ sẵn sàng thoát ly ra khỏi nơi nhỏ hẹp, tầm thường để tìm đến một nơi có trái tim đồng điệu với mình. Ta có thể thấy được cái cảm nhận mới mẻ về tình yêu đã được tác giả trình bày trong mỗi 4 câu thơ mà mang lại cho ta bao nhiêu cảm xúc và đồng cảm hơn đối với tình cảm của người phụ nữ.
Để rồi từ đó mà nói lên nỗi nhớ của người con gái trước hình tượng sóng:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau…”
Tình yêu đến muôn đời là một ẩn số. Tác giả đã mượn hình ảnh sóng để cắt nghỉa cho sự bí ẩn của tình yêu. Giọng thơ trầm lắng như lời thì thầm của tác giả , điệp ngữ “em nghĩ…” tràn ngập sự trăn trở, thao thức và khắc khoải của người con gái trong tình yêu. Câu hỏi tu từ: “từ nơi nào? Từ đâu?” đã gợi tả nên tâm trạng của người phụ nữ suy tư . Đứng trước biển lớn người phụ nữ muốn giải thích nguồn gốc của sóng nhưng bất lực. Từ đó người phụ nữ có sự liên tưởng trừu tượng rất hồn hiên và bất ngờ. Ngồn gốc của sóng là một sự huyền bí khó lí giải như ngồn gốc của tình yêu.Tình yêu như sóng biển, như gió đầy bí ẩn làm sao hiểu hết được. Tình yêu là phạm trù rung động về con tim của mỗi người sự sao động của hơi thở lòng người, mà con tim và chiều sâu con tim mỗi người thì ta làm sao hiểu hết được. Vì thế câu hỏi căn nguyên về tình yêu là một câu hỏi không ai có thể giải đáp. Oâng Hoàng của thơ tình còn phải thốt lên “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!” thế cho nên sự lo lắng và hoảng hốt tìm câu trả lời của nhà thơ ngày càng dâng trào. Nhưng tất cả sự lo lắng hoảng hốt đó đã làm nên một nét rất con gái dễ thương, ngây thơ và trong sáng. “Em cũng không biết nữa…”.
Nhà thơ có một con mắt quan sát rất tinh tế, cảm nhận sóng ở nhiều tầng , nhiều lớp và liên hệ đến bản chất của tình yêu.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Oâi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức…
Tình yêu gắn liền cũng nỗi nhớ khi xa cách, khổ thơ bỗng được thêm 2 câu nữa để thể hiện tâm trạng đang nhớ mong khắc khoải người yêu của tác giả, nỗi nhớ đang chực trào, nỗi nhớ mãnh liệt khôn cùng của sóng.Tình yêu có khi lắng sâu vào tâm hồn con người, có khi được thể hiện tất cả ra bề mặt. Và chỉ có những người thật nhạy cảm, có chiều sâu tâm hồn mới có thể hiểu được ra nó. Nghệ thuật nhân hoá đã được nhà thơ khai thác để ta thấy được mặc dù những con sóng chìm hay nổi thì con sóng nào cũng nhớ bờ ngày đêm thao thức không thể tài nào ngủ được. Nhịp thơ vẫn dạt dào nhưng đã có đôi chút náo nức, mãnh liệt hơn. “em nhớ đến anh” một sự thú nhận gây bất ngờ và đầy táo bạo nhưng chân thành và thiết tha. Em nhớ anh cũng như sóng nhớ bờ nỗi nhớ ấy như trở thành nỗi nhớ trong tiềm thức chứ không còn là ý thức nữa, nó như ngự trị sâu thẳm trong tâm hồn. Các thi nhân thường mượn hình ảnh ẩn dụ cho nỗi nhớ của mình như Xuân Quỳnh lại thẳng thắn nói lên tiếng nói trong tâm hồn của mình “Lòng em nhớ đến anh/ cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ không chỉ là ngày đêm dưới lòng sâu hay trên mặt nước nữa mà ngay cả trong cơn mơ nỗi nhớ ấy vẫn bao trùm, lại tràn về như con sóng tức tưởi tìm kiếm bờ trong đêm tối. Cách diễn đạt rất độc đáo “trong mơ” nhưng mà nỗi nhớ ấy vẫn “còn thức” tức là nỗi nhớ vẫn tồn tại, vẫn hiện diện trong tâm hồn, nó không hề lắng xuống mà vẫn trào dâng mãnh liệt và quay quắt không nguôi. Thế mới biết nỗi nhớ da diết trong thơ của Xuân Quỳnh là như thế nào. Tình yêu luôn gắn liền với niềm hy vọng. Khi yêu thì ngươi ta luôn sợ sệt rằng tình yêu sẽ tan biến, bị chia sẻ cùng ai đó, hay lãng quên. Từ nỗi nhớ da diết trong tình yêu Xuân Quỳnh đã khẳng định tấm lòng son sắt thuỷ chung của mình đối với người yêu. Dẫu anh có phương nao thì lòng em chỉ hướng đến anh thôi!
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Nhớ về anh một phương
Vẫn hình tượng song hành của sóng và em để nói lên lòng thuỷ chung về niềm tin son sắt của tình yêu đôi lứa. Hình ảnh đối lập “phương bắc”, ‘phương nam” , ‘ngược xuôi’ gợi cho ta không gian xa xôi cách trở. Cách nói tượng trưng cho sự xáo trộn bất thường có thể xảy ra. Nhưng có thể khẳng định một điều bất biến không thể thay đổi được đó là tình cảm của em dành cho anh không hề thay đổi mặc dù cho ở nơi nào trên trái đất. Em luôn hướng về “phương anh”. Nhà thơ đã lấy quy luật của tự nhiên là con sóng đại dương trước sự xô dạt của dòng chảy vẫn trở về bờ để khẳng định tình cảm của em trong dòng đời. Sức mạnh của tình yêu cũng giống như sức mạnh và quy luật của sóng: sóng khát khao bờ như em khát khao được có anh. Từ quy luật tự nhiên ấy: mọi con sóng đều tới bờ dù có phải qua muôn ngàn cách trở. Xuân Quỳnh đã thể hiện niềm tin vào tình yêu mảnh liệt và chân chính. Khi có tình yêu chân chính thì tình yêu sẽ cập bến bờ dù cho bao nhiêu sóng gió của cuộc đời.
Ơû ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng nhớ bờ
Dù muôn vời cách trở
Đó chính là niềm tin mãnh liệt vào tình yêu chân chính, đích thực của Xuân Quỳnh . Cách nói thật mạnh mẽ thiết tha, thật đằm thắm nhưng cũng giàu nữ tính.
Không gian cho tình yêu cũng thật rông lớn và thênh thang nhưng phương của “véctơ” tình yêu thì luôn hướng về anh. Sắc thái tình yêu thì nhiều nhưng sự thuỷ chung của người phụ nữ thì chỉa có một phương nó không bao giờ chi lìa, bởi vì nó là tình yêu vĩnh cửu.
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Như nhà thơ Tagore muốn đập tan viên ngọc “thành trăm mảnh”
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
Anh sẽ đập nó thành trăm mảnh
Và xâu thành một chuỗi
Quấn vào cổ em.
Sự tan ra thành trăm mảnh trong bài thơ tình “28” của Tagore cũng có nghĩa là khao khát tăng dần về tần số của tình yêu. Và tình yêu tăng lên, tăng lên của sự tận tuỵ, thuỷ chung. Xuân Quỳnh cũng khao khát “thành trăm con sóng nhỏ” để diễn tả muôn trùng trong tình yêu. Tất cả đều nhận thức về tình yêu vô tận, vô biên và sự cống hiến tất cả cảm xúc của con người cho tình yêu. Cũng là sự khát khao hoà hợp tuyệt đỉnh của con người trong thế giới tâm hồn.
Nói tóm lại trong hình ảnh sóng, ta cỏ thể cảm nhận được sức sống mãnh liệt của tâm hồn người phụ nữ. Xuân Quỳnh đã mạnh dan bày tỏ những khát khao rung động chân thành của con tim mình đang dào dạt và say đắm trong tình yêu.
“Sóng” là một tác phẩm thành công cang dội của Xuân Quỳnh . Bài thơ bộc lộ tất cả những cung bậc trong tình yêu thể hiện tình cảm son sắt, tha thiết, thuỷ chung, cao thượng cùng bao nỗi nhớ thương, niềm tin yêu vào tình yêu cao cả không chấp nhận một tình yêu tầm thường và nhỏ hẹp. Khát vọng một tình yêu cao đẹp thuỷ chung. Phải có một tâm hồn chung thuỷ thì mới có những vần thơ đẹp và lung linh đến như vậy. Xuân Quỳnh đã góp một gơi thở đắm say , một tiếng sóng đẹp đẽ làm tươi thắm thêm cho thi đàn hiện đại Việt Nam.
File đính kèm:
- Song Xuan Quynh(2).doc