Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “Cái bọc trăm trứng ” là gì?
A: Giải thích sự ra đời của dân tộc Việt Nam
B: Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang
C: Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc
D: Mọi người, mọi dân tộcViệt Nam phải thương yêu nhau như anh em
- Đáp án : D
Câu 2 ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 5ph)
Thế nào gọi là từ đơn và từ phức ? từ phức còn được tạo ra bằng cách nào? Tên gọi của nó ?
- Đáp án :
- Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn . (0.5 đ)
- Từ gồm hai tiếng gọi là từ phức . ( 0.5 đ)
- Những từ phức được tạo ra bằng cách ghét các tiếng có quan hệ với nhau
Về nghĩa được gọi là từ ghét. (0.5 đ)
-Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.(0.5đ)
Câu 3 : (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp, với
phương thức biểu đạt là gì?
- Đáp án :
- Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm
Mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng,
kĩ xảo nghề nghiệp. (1đ)
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất có
Liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện
Mục đích giao tiếp . (1đ)
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương
ứng : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính
công vụ . Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. (1 đ)
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3511 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi môn: Ngữ văn 6 học kì I năm học: 2012- 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI
MÔN: NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ I
Năm học: 2012- 2013
Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “Cái bọc trăm trứng ” là gì?
A: Giải thích sự ra đời của dân tộc Việt Nam
B: Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang
C: Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc
D: Mọi người, mọi dân tộcViệt Nam phải thương yêu nhau như anh em
- Đáp án : D
Câu 2 ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 5ph)
Thế nào gọi là từ đơn và từ phức ? từ phức còn được tạo ra bằng cách nào? Tên gọi của nó ?
- Đáp án :
- Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn . (0.5 đ)
- Từ gồm hai tiếng gọi là từ phức . ( 0.5 đ)
- Những từ phức được tạo ra bằng cách ghét các tiếng có quan hệ với nhau
Về nghĩa được gọi là từ ghét. (0.5 đ)
Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.(0.5đ)
Câu 3 : (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp, với
phương thức biểu đạt là gì?
- Đáp án :
- Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm
Mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng,
kĩ xảo nghề nghiệp. (1đ)
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất có
Liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện
Mục đích giao tiếp . (1đ)
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương
ứng : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính
công vụ . Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. (1 đ)
Câu 4: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên là gì?
- Đáp án : Nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nghĩa đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt cổ.(2đ)
Câu 5: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy.
Đáp án :
- Truyện nhằm giải thích nguồn gốc sự vật (0.5đ)
- Đề cao nghề nông, đề cao lao động mà nhân vật chính là Lang Liêu .
Chàng hiện lên như một người anh hùng với đầy đủ tài năng, phẩm chất
Của người lao động . (1đ)
- Truyện đề cao và bênh vực kẻ yếu.(0.5 đ)
Câu 6 (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt
Thời kì vua hùng dựng nước?
A: Chống giặc ngoại xâm
B: Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên
C: Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá
- Đáp án :
: C: Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá
Câu7: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Xác định từ trong câu sau?
a. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
b. Học tập tốt, lao động tốt.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm (chi tiết)
Đáp án: Yêu / Tổ quốc, / yêu / đồng bào (0.75 đ)
học tập / tốt, / lao động / tốt. (0.75 đ)
+ Từ đơn là: yêu, tốt. (0.5 điểm)
+ từ phức là: Tổ quốc, đồng bào, học tập, lao động. (0.5 đ)
Câu 8 (Vận dụng, kiến thức đến tuần 1, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Em hãy giải thích hai tiếng “Đồng bào”, chi tiết nào trong truyện “con rồng cháu tiên” làm căn cứ để em giải thích hai tiếng này?
Đáp án:
Giải thích hai tiếng “đồng bào”: cùng trong một bọc(đồng:cùng; bào: bọc) (1 đ)
Chi tiết làm căn cứ: Mẹ Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con.(1 đ)
Câu 9: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 2, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng
A: Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành
Tráng sĩ diệt giặc Ân.
B:Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược
C: Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc .
D: Ngay từ buổi đầu dựng nước cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm
để bảo vệ non sông đất nước .
- Đáp án :
D: Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại
xâm để bảo vệ non sông đất nước .
Câu10: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 2, thời gian làm bài 1ph)
Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
Vũ khí hiện đại để giết giặc.
Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
D. Tình làng nghĩa xóm.
Đáp án: B (0.5 đ)
Câu 11: ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 2, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Lý do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt ?
A: Tiếng Việt chưa có từ biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác .
B: Do có một thời gian dài nước ngoài đô hộ, áp bức .
C: Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển .
D: Nhằm làm phong phú vốn tiếng Việt .
Đáp án: A
Câu 12: (Thông hiểut, kiến thức đến tuần 2, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Thế nào là từ mượn? Nguyên tắc mượn từ là gì ?
Đáp án :
Từ mượn (hay còn gọi là từ vay mượn ) là những từ của một ngôn ngữ được nhập vào một ngôn ngữ khác và được bản ngữ hoá . (0.5 đ)
Khi dùng phải được cải tại để sao cho có hình thức ngữ âm , đặc điểm ngữ pháp phù hợp với hệ thống ngữ âm, ngữ pháp ngôn ngữ vay mượn . (0.5 đ)
Từ mượn là một cách làm giàu tiếng Vịêt . Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc , không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện. (0.5 đ)
Câu 13: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 2, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Hình ảnh nào là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em về Thánh Gióng
“ ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng ”?
Đáp án :
Hình ảnh đẹp phải có ý nghĩa về nội dung hay về nghệ thuật (Sự vươn vai của Gióng) ngựa phun lửa tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc Người Ngựa bay về trời . (0.5 đ)
Nêu lí do : + Sự lớn mạnh của Gióng (0.5 đ)
+ Sự đoàn kết một lòng chống xân lăng (0.5 đ)
- Gióng là hình tượng tiêu biểu cao đẹp của người anh hùng đánh giặc cứu nước đầu tiên . (0.5 đ)
- Sức mạnh của Gióng cũng chính là sức mạnh của cả dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước . (0.5 đ)
- Thể hiện ước mơ của nhân dân muốn có một người anh hùng phi thường ,
đứng ra bảo vệ, chống giặc ngoại xâm. (0.5đ)
Câu 14: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 2, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự .Em hãy trình bày các chi tiết liên quan đến sự ra đời của Gióng?
.Đáp án:
-Kể về sự ra đời của Gióng phải kể đến các chi tiết sau:
+Hai vợ chồng ông lão muốn có con.(1/4 đ)
+Bà vợ ướm thử vào vết chân lạ.(1/4 đ)
+Bà vợ thô thai 12 tháng thì sinh con.(1/4 đ)
+Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.(1/4 đ)
Câu 15: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 2, thời gian làm bài 5 ph)
Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của dân tộc?
Đáp án:
Hình tượng Thánh Gióng biểu tượng cho lòng yêu nước sức mạnh phi thường và tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc.(1 đ)
Câu 16: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 2, thời gian làm bài 5 ph)
Tự sự là gì? Truyền thuyết Thánh Gióng là một văn bản tự sự.Vì sao?
Đáp án:
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.(0.5 đ)
Văn bản Thánh Gióng là văn bản tự sự vì kể người, kể việc có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc.(0.5 đ)
Câu 17 : (Nhận biết, kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
Hùng Vương kén rể.
Hùng Vương không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
Thủy Tinh không lấy được Mỵ Nương làm vợ.
Đáp án: D (0.5 đ)
Câu 18: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Đáp án: D (0.5 đ)
Câu 19: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Thế nào là tự sự?
.Hướng dẫn chấm và biểu điểm:
-Trình bày định nghĩa tự sự(1 đ):Tự sự (kể chuyện)là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc , sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Câu 20: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
Hướng dẫn chấm và biểu điểm:Học sinh nêu được các ý sau (mỗi ý được 0,5 đ):
-Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ.(0,5 đ)
-Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên của người Việt cổ.(0,5 đ)
-Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.(0,5 đ)
-Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao.(0,5 đ)
Câu 21: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ?
.Hướng dẫn chấm và biểu điểm:Học sinh nêu được các ý sau:
-Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ... ) mà từ biểu thị. (1 đ)
- Có hai cách chính để giải thích nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. ( 0,5 đ)
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. ( 0,5 đ)
Câu 22: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Sự việc trong văn tự sự có đặc điểm gì?
.Hướng dẫn chấm và biểu điểm:Học sinh nêu được các ý sau (mỗi ý được 1 điểm):
Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm có thể, do nhân vật cô thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả...(1 điểm).
Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. (1 điểm)
Câu 23: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Nêu những đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự?
.Hướng dẫn chấm và biểu điểm:Học sinh trình bày được các ý sau:
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. (0,5 điểm)
Trong văn tự sự có nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. (1 điểm)
Nhân vật được thể hiện qua các mặt:Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm...(0,5 điểm)
Câu 24: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Chức năng chủ yếu của văn tự sự là gì?
Khi kể người, kể việc cần kể những yếu tố nào?
Đáp án
- Chức năng của văn tự là kể người kể, việc. (0,5 điểm)
- Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tình cảm, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. ( 0,75 điểm)
- Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
Câu 25: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm bài 10ph)
Viết một đoạn văn từ 6 đến 7 câu kể lại việc chống bão lụt mà em từng chứng kiến từ thực tế hoặc qua đài, tivi.
Đáp án:
- Viết một đoạn văn có cấu trúc rõ ràng: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn (0.5 đ)
- Nội dung đoạn văn đảm bảo một số ý sau: (1.5 đ)
+ Em đã được chứng kiến cảnh bão lụt xảy ra ở đâu?
+ Sự phá hoại của thiên tai đã đưa tới hậu quả như thế nào?
+ Cuộc chiến đấu chống bão lụt của nhân dân cả nước diễn ra như thế nào?
+ Những biểu hiện ủng hộ chia sẻ của nhân dân cả nước.
+ Suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai và công việc phòng chống thiên tai.
Câu 26: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm bài 5ph)
Giải nghĩa các từ sau và chỉ rõ từ đó được giải nghĩa bằng cách nào: Giếng, dũng cảm.
Đáp án:
Giếng: hố đào thẳng đứng sâu vào lòng đất, để lấy nước - Trình bày khái nệm mà từ biểu thị.(0.5 đ)
- Dũng cảm: trái với hèn nhát - Đưa ra từ trái nghĩa.(0,5 đ)
Câu 27: ( nhận biết, kiến thức đến tuần 4, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Khoanh tròn vào chữ cái đầu, câu trả lời đúng
Truyền thuyết “ Sự tích hồ gươm” ra đời vào thời điểm lịch sử nào?
Trước khi quân Minh xâm lược nước ta (1407)
Trong thời kỳ kháng chiến chống giặc Minh(1407 – 1427)
Sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
Sau khi Lê lợi rời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long.
Đáp án: B
Câu 28: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 4, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Việc trả lại gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa gì?
Đáp án
Việc trả lại gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa:
- Mong muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước. 0,5 điểm
- Không bao giờ có chiến tranh sảy ra. 0,5 điểm
Câu 29: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 4, thời gian làm bài 10ph)
Câu chủ đề có vai trò như thế nào trong đoạn văn?
Viết một đoạn văn(khoảng 5,7) câu gạch dưới câu chủ đề.
Đáp án:
Câu chủ đề là câu nêu ý chính của đoạn (0.5 đ)
Viết đoạn văn có bố cục, nội dung rõ ràng (1 đ)
Xác định được câu chủ đề (0.5 đ)
Câu 30: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 4, thời gian làm bài 5ph)
Tại sao trước khi chính thức viết bài văn tự sự cần phải lập dàn bài?
Đáp án: Dàn bài của bài văn tự sự giúp chúng ta viết bài văn đầy đủ ý, có trình tự, chặt chẽ, hợp lý (1 đ)
Câu 31( Nhận biết, kiến thức đến tuần 5, thời gian đủ để làm bài 2ph)
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái ở trước câu trả lời đúng nhất.
Trong các câu sau, ở câu nào từ “ăn” được sử dụng với nghĩa gốc?
A. Mặt hàng này đang ăn khách.
B. Hai chiếc tầu lớn đang ăn than.
C. Cả nhà đang ăn cơm.
D. Chị ấy rất ăn ảnh.
Đáp án: C
Câu 32 : Thông hiểu, kiến thức đến tuần 5, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Nêu một số nghĩa chuyển của các từ:
- Nhà ...............................................................................................................................
- ăn .................................................................................................................................
- Mắt ...............................................................................................................................
Đáp án
- Nhà: Nhà Nước, nhà trường ....
- ăn: Tàu tham ăn, ăn tham, ăn chơi ....
- Mắt: Mắt cây, mắt na ...
Câu 33: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ nhiều nghĩa? gạch chân dưới các từ ấy
Đáp án:
Vậy là mùa xuân đã đến. Đất trời như khoác thêm một chiếc áo mới. Cây cối như xanh hơn với những mần non mơn mởn.Bầu trời cũng trong và cao hơn.Nhìn qua khung cửa nhỏ em thấy mở ra trước mắt một cảnh đẹp diệu kì. Khóm hồng nhung đang khoe những cánh hồng rực rỡ. Xa xa, một đàn bướm vàng đang đi tìm nhụy. Trên vòm cây bưởi, lũ chim sâu đang líu lo cất tiếng hót...
+ 1 ngạch đậm là từ nhiều nghĩa.
+ 1 ngạch là từ láy.
Biểu điểm: Viết đoạn văn nội dung lô gíc, hay. (1 điểm)
Đoạn văn có ít nhất một từ nhiều nghĩa. (0.5 điểm)
Đoạn văn có ít nhất 3 từ láy. (0,5 điểm)
Trình bày sạch đẹp,không viết sai chính tả (0,5 điểm)
Câu 34:(Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Ta cần khắc phục lỗi dùng từ sai bằng cách nào?
Hiểu đúng nghĩa của từ.
Tránh dùng từ tối nghĩa.
Tránh dùng từ nhiều nghĩa.
Cả A,B,C đều sai.
Đáp án : A
Câu 35 :Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Để khẳng định hoặc phủ định ý kiến sau, em hãy ghi chữ Đ ( đúng ) hoặc S ( sai) vào ô vuông.
Từ nhiều nghĩa có nghĩa đen, nghĩa xuất hiện từ đầu, nghĩa bóng, nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc.
Đáp án: Đ
Câu 36: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Nguồn gốc ra đời của Thạch Sanh có gì đặc biệt? Nêu ý nghĩa của đoạn kể về sự ra đời của nhân vật?
Đáp án
- Sự ra đời của thạch Sanh có 3 nét khác thường (1 điểm)
+ Do Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống đầu thai làm con
+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh
+ Được các thiên thần dạy đủ các phép thần thông, võ nghệ. Như vậy, nguồn gốc của Thach Sanh vừa có những nét bình thường, vừa có những nét khác thường.
- ý nghĩa của việc kể sự ra đời là: 1 điểm
+ Thạch Sanh là con của người dân thường, có cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân.
+ sự ra đơì khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật.
Câu 37: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 6, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác?
Có một bạn còn đang bàng quang với lớp.
Ngày mai, chìng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm.
Thay từ bàng quang bằng từ bàng quan.
Thay từ thăm quan bằng từ tham quan.
Câu 38: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 6, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Đặt câu trong đó có từ: nhược điểm.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm.
Mặc dù còn một số nhược điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6 B đã tiến bộ vượt bậc.
Câu 39 :(Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Nhân vật chính trong câu chuyện em bé thông minh là ai?
Hai cha con em bé
Em bé
Viên quan
Nhà vua
Đáp án: b
Câu 40: Thông hiểu, kiến thức đến tuần 07, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Tại sao em bé thông minh được hưởng vinh quang ?
Nhờ may mắn và tinh ranh.
Nhờ sự giúp đỡ của thần linh.
Nhờ có vua yêu mến.
Nhờ thông minh, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.
Đáp án: D
Câu 41: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 7, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Đóng vai nhân vật em bé thông minh kể lại cuộc thử tài lần thứ nhất và thứ hai?
Đáp án.
Một hôm, tôi và cha tôi đang làm ruộng bỗng có một viên quan hỏi:
Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Tôi liền nhanh miệng hỏi lại:
Thế ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?
Viên quan đành lắc đầu chịu thua.
Thế rồi một ngày nọ, làng tôi nhận được lệnh vua ban cho ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp hẹn năm sau đẻ thành chín con. Tôi liền ra lệnh cho thịt hai con và đồ xôi ăn mừng sau đó cùng cha vào cung để vua tự nói ra sự vô lý của mình. Vua nghe nói đành chịu trí thông minh của tôi.
Câu 42: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 7, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Đóng vai nhân vật em bé thông minh kể lại cuộc thử tài lần ba ?
Đáp án.
Một hôm, tôi và cha đang ăn cơm ở công quán thì có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ với lệnh bắt tôi phải làm thành ba mâm cỗ thức ăn. Tôi liền bảo cha lấy cho một chiếc kim may yêu cầu đức vua rèn cho một con dao để xẻ thịt chim. Vua nghe nói từ đó phục hẳn.
Câu 43: ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 08, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Danh từ được chia thành những loại lớn nào?
Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vât.
Danh từ chỉ sự vật.
Danh từ chung và danh từ riêng.
Danh từ chỉ hiện tượng và danh từ chỉ khái niệm.
Đáp án : A
Câu 44: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 08, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong cây bút thần là gì ?
Thay đổi hiện thực.
Sống yên lành.
Thoát khỏi áp bức bóc lột.
Về khả năng kì diệu của con người.
Đáp án: D
Câu 45: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Nêu ý nghĩa truyện cây bút thần.
Đáp án:
Khả năng, sức mạnh kì diệu.
Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, nghệ thuật.
Ước mơ về khả năng kì diệu của con người.
Câu 46: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 8, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nhgĩ về một nhân vật em thích trong các truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học.
Đáp án: Học sinh viết đoạn văn nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật dân gian đảm bảo tính lô gic, mạch lạc, lời văn biểu cảm, có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả. ( 2đ)
Câu 47: ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 9, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Liệt kê thứ tự những đòi hỏi của mụ vợ ông lão qua truyện ông lão đánh cá và con cá vàng. Em có nhận xét gì về mức độ đòi hỏi đó?
Đáp án.
+ Lần 1: Đòi máng lợn mới.
+ Lần 2: Đòi nhà rộng.
+ Lần 3: Đòi làm Nhất Phẩm Phu Nhân.
+ Lần 4: Đòi làm Nữ Hoàng.
+ Lần 5 : Làm Long Vương.
Đòi hỏi mỗi lúc một tăng về vật chất, danh vọng, quyền lực.
- Tham lam vô độ.
Câu 48 Thông hiểu, kiến thức đến tuần 9, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Thứ tự kể trong văn tự sự là gì?
Kể theo trình tự trước, sau.
Kể đan xen giữa hiện tại –quá khứ- hiện tại.
Cả A,B đều đúng.
Đáp án đúng: C
Câu 49: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 9, thời gian đủ để làm bài 10ph).
Tóm tắt các sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
Đáp án:
+ Vua Hùng kén rể.
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
+ Sơn Tinh đến trước được vợ.
+ Thuỷ Tinh tức giận đánh Sơn Tinh.
+ Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
+ Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
Câu 50: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 9, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Hãy viết hai lời giới thiệu trong đó có sử dụng ngôi kể thứ nhất và thứ ba?
Đáp án:
Tôi rất chăm học nên kì thi học sinh giỏi vừa qua, tôi đạt giải nhất môn toán của Tỉnh.
Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên được thầy cô và bè bạn quý mến.
Câu51: ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 10, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
Con người.
Con vật.
Đồ vật.
Cả ba đối tượng trên.
Đáp án: D
Câu 52: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 10, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Qua truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Đáp án:
- Khuyên con người ta không được kiêu ngạo, chủ quan, phải khiêm tốn học hỏi, nhìn xa trông rộng.
Câu 53: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 10, thời gian đủ để làm bài 15ph).
Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các danh từ mà em đã học.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh viết được đoạn văn có sử dụng các danh từ đã học. (1đ)
- Viết mạch lạc, chặt chẽ, không sai lỗi chính tả. (1đ)
Đoạn văn mẫu: Người ta kể lại rằng,ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là mã Lương. Cha mẹ em đều mất sớm. Nhà nghèo không có tiền mua bút. Em phải lấy que, chấm tay xuống nước để vẽ. Vì vậy, em tiến bộ rất mau. Em vẽ chim, cá giống hệt và em được Thần thưởng cho cây bút bằng vàng sáng lấp lánh.
Câu 54: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 11, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Chọn đáp án đúng nhất.
Truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” đã:
A. Mượn chuyện voi để nói chuyện người.
B. . Mượn chuyện voi, chuyện 5 ông thầy bói để nói chuyện người
C. Mượn chuyện 5 ông thầy bói để nói chuyện người.
Đáp án: C
Câu 55: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 11, thời gian đủ để làm bài 1ph)
Cụm danh từ là:
Do nhiều danh từ hợp thành.
Là từ ngữ làm chủ ngữ của câu.
Là một tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Là phụ từ đứng trước danh từ.
Đáp án: C
Câu 41: ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 11, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Học xong truyện “Thầy bói xem voi” em rút ra bài học gì?
Đáp án:
-Sự vật hiện tượng rất rộng lớn gồm nhiều khía cạnh, nhiều mặt khác nhau.(1 điểm)
-Ta phải nhìn nhận một cách toàn diện, tổng quát mới đánh giá, nhận xét sự vật ấy một cách chính xác.(1 điểm)
Câu 56: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 11, thời gian đủ để làm bài 20ph).
Tự giới thiệu về bản thân mình?
Đáp án:
Mở bài: Lời chào và lý do (0,5 điểm )
Thân bài: ( 1 điểm)
+ Tên, tuổi.
+ Gia đình.
+ Sở thích.
Kết bài: Cảm ơn. (0,5 điểm )
Câu 57: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 11, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Viết và sửa lại các danh từ sau cho đúng rồi xếp vào bảng phân loại?
thái nguyên, hưng yên,Hồ chí Minh, Nam cao, nguyễn Du, Nguyễn Đình chiểu, hoa hồng, Cái Bàn, Bắc giang, Mùa Xuân, Chim én, Nghĩa hoà.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm( chi tiết)
DT chung
hoa hồng, cái bàn, mùa xuân, chim én
DT riêng
Thái Nguyên, Hưng Yên, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Bắc Giang, Nghĩa Hoà.
Biểu điểm: DT chung(1 điểm)
DT riêng(1 điểm)
Câu 58: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 12, thời gian đủ để làm bài 1ph).
Danh từ chỉ sự vật chia làm hai loại nhỏ là:
Danh từ chung: Là tên gọi của 1 loại sự vật.
Danh từ riêng: Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
Danh từ chỉ đơn vị
Cả 2 ý A và B
Đáp án: D
Câu 59: Thông hiểu, kiến thức đến tuần 12, thời gian đủ để làm bài 1ph)
Kể chuyện đời thường về nhân vật cần có những điểm nào sau:
Kể được đặc điểm của nhân vật hợp với lứa tuổi.
Có tính khí riêng, có chi tiết,việc làm đáng nhớ.
Kể tất cả mọi hoạt động lớn nhỏ của nhân vật ấy.
Cả hai ý A,B đều đúng.
Cả hai ý C,D đều đúng.
Đáp án: D
Câu 60: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 12, thời gian đủ để làm bài 5ph).
Viết phần mở bài cho đề văn :Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm( chi tiết )
Trên đất nước Việt Nam,đâu đâu cũng in những chiến công hiển hách của dân tộc ta. Một dân tộc anh hùng.Một trong những di tích lịch sử đó phải kể đến chiến khu Việt Bắc .Chuyến đi tham quan chiến khu Việt Bắc vừa qua đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say.
Biểu điểm:
Viết đúng yêu cầu phần kết bài (1,5 điểm)
Viết sạch đẹp đúng chính tả ( o,5 điểm)
Câu 61: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 13, thời gian đủ để làm bài 1ph)
Truyện cười là:
A.Truyện
File đính kèm:
- ngan hang cau hoi.doc