Ngân hàng câu hỏi môn Vật lý lớp 8 học kỳ I

Câu hỏi ( 1 điểm)

 Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.

 Sự thay đổi .(1). của một vật theo thời gian so với .(2). gọi là chuyển động cơ học.

Hướng dãn chấm và biểu điểm

(1) Vị trí ( 0,5 điểm )

(2) Mốc (0,5 điểm )

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi môn Vật lý lớp 8 học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi môn vật lý lớp 8 Học kỳ I Năm học 2007 -2008 Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 1 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 1: Chuyển động cơ học Thời gian trả lời: 3 phút Câu hỏi ( 1 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm. Sự thay đổi ......(1).... của một vật theo thời gian so với .....(2)....... gọi là chuyển động cơ học. Hướng dãn chấm và biểu điểm Vị trí ( 0,5 điểm ) Mốc (0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 2 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 1: Chuyển động cơ học Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc? a) Khi vật đó không chuyển động. b) Khi vật đó không dịch chuyển theo thời gian. c) Khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. d) Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án C ( 0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 3 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 1: Chuyển động cơ học Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Một ô tô đang chạy trên đường, câu mô tả sau đây câu nào là sai?. A- Người lái xe đứng yên đối với hành khách ngồi trên xe. B- Người lái xe chuyển động so với mặt đường. C- Người soát vé chuyển động so với cây cối bên đường. D- Người soát vé đứng yên so với đoàn tàu chuyển động ngược lại. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án D ( 0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 4 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 2: Vận tốc Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị của vận tốc? A. Km.h. B. m.s C. km/h D. s/m Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án C 0,5 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 5 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 2: Vận tốc Thời gian trả lời: 8 phút Câu hỏi ( 2điểm) Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 h đến Hải Phòng lúc 10 h Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s? Hướng dẫn chấm và biểu điểm Thời gian ôtô đi là: t = 10h – 8h = 2 h 0,5 điểm Vận tốc của ôtô là v = s/t = 100/2 = 50 km/h 1 điểm 50km/h = 13,88m/s 0,5 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 6 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 2: Vận tốc Thời gian trả lời: 8 phút Câu hỏi ( 2điểm) Một chiếc xuồng máy chạy từ bến sông A đến bến sông B cách A 120 km. Vận tốc của xuồng khi nước yên lặng là 30 km/ h Sau bao lâu xuồng đến B nếu: Nước không chảy. Nước sông chảy từ A đến B với vận tốc 5km/h Hướng dẫn chấm và biểu điểm Thời gian xuồng xuồng từ A đến B khi nước không chảy: t = AB/ v = 4 h 1 điểm b. Thời gian xuồng từ A đến B khi nước chảy là: t = AB/v’ = 33,75 h 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 7 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 3: Chuyển động không đều- Vận tốc trung bình Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Một học sinh chạy cự li 400m mất 3 phút 20 giây. Vận tốc trung bình của học sinh này là: a. 2 km/h b. 4 m/s c. 2 m/s d. 10 km/h Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án C 0,5 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:8 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 3: Chuyển động không đều- Vận tốc trung bình Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Một xe mô tô chạy quãg đường dài140 km với vận tốc trung bình là 35 km/h. Thời gian xe mô tô chạy quãng đường trên là: a. 3h30 phút b. 4h c. 3h45 phút d. 4h20 phút Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án B 0,5 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:9 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 3: Chuyển động không đều- Vận tốc trung bình Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Một ôtô chạy từ A đến B với vận tôc trung bình là 36 km/h và mất thời gian là 30 phút sau đó quay ngược trở về A và đến C mất 40 phút, vận tốc trung bình trên đoạn từ B đến C là 45 km/h. Tìm chiều dài của quãng đường AC. a. 18 km b. 30 km c. 48 km d. 12 km Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án D 0,5 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 10 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 4: Biểu diễn lực Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Khi chỉ có 1 lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? A. Vận tốc không thay đổi B. Vận tốc tăng dần C. Vận tốc giảm dần D. Vận tốc có thể tăng dần và cũng có thể giảm. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án D ( 0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 11 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 4: Biểu diễn lực Thời gian trả lời: 10 phút Câu hỏi ( 3 điểm) Nêu cách biểu diễn một lực. Vận dụng biểu diễn lực tác dụng lên một quyển sách khối lượng 300g nằm trên mặt bàn. Hướng dẫn chấm và biểu điểm + Để biểu diễn lực ta dùng một mũi tên Gốc mũi tên trùng với điểm đặt của lực 0,5 điểm Hướng của mũi tên trùng với hướng của lực 0,5 điểm Độ dài mũi tên biểu diễn cường độ lực theo một tỷ xích cho trước 0,5 điểm + Biểu diễn lực: Các lực tác dụng lên quyển sách gồm: Trọng lượng của quyển sách:P = 3 N Lực tác dụng của mặt bàn: F = 3N 0,5 điểm F P 3N Biểu diễn 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 12 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 4: Biểu diễn lực Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Lực tác dụng lên vật (hình vẽ) có giá trị: 120N A. 444N B. 160N C. 240N D. 120N Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án C ( 0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 13 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Vật chỉ chịu tác dụng của hai lực. Cặp lực nào sau đây làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên ? Hai lực cùng cường độ, cùng phương. Hai lực cùng phương, ngược chiều. Hai lực cùng phương,cùng cường độ, cùng chiều. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ có phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án D 0,5 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 14 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Vật sẽ như thế nào khi chỉ chị tácdụng của hai lực cân bằng? Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. Vật đang chuyển động thì dừng lại. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án D 0,5 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 15 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính Thời gian trả lời: 5 phút Câu hỏi (2 điểm) Quả cầu 0,2 kg được treo vào sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỷ xích 1N ứng với 1cm Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chỉ ra được các lực tác dụng lên quả cầu gồm : + Trọng lượng của quả cầu : P = 2N + Lực căng của sợi dây : F = 2N 1 điểm 1N P F Biểu diễn đúng : 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 16 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 6: Lực ma sát Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Một hòn bi lăn trượt và nằm yên trên một măt phẳng. Trường hợp nào sau đây lực ma sát có giá trị nhỏ nhất: A- Hòn bi lăn trên mặt phẳng C- Hòn bi nằm yên trên mặt phẳng B- Hòn bi trượt trên mặt phẳng D- Hòn bi vừa lăn vừa trượt trên mặt phẳng Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án C ( 0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 17 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 6: Lực ma sát Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Chiều của lực ma sát: A- Cùng chiều với chiều chuyển động của vật B- Ngược chiều với chiều chuyển động của vật C- Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật D- Tuỳ thuộc vào lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án B ( 0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 18 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 5: Lực ma sát Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Những cách nào sau đây làm giảm lực ma sát: A- Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giưa các vật B- Thêm dầu mỡ C- Giảm lực ép giữa các vật lên nhau D- Tất cả các biện pháp trên Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án D ( 0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 19 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 5: Lực ma sát Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát ? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án C ( 0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 20 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 7: áp suất Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) áp lực là: A. Lực có phương song song với lực nào đó. B. Lực vuông góc với mặt bị ép. C. Lực kéo vuông góc với mặt bị ép. D. Tất cả các loại lực trên. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án B ( 0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 21 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 7: áp suất Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 0,5 điểm) 1 Pa có giá trị bằng: A. 1N/cm3 B. 1N/m2 C. 10N/m2 D. 100N/m2 Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án B ( 0,5 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 22 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 7: áp suất Thời gian trả lời: 8 phút Câu hỏi ( 3 điểm) Một người có khối lượng 51kg. Diện tích mỗi bàn chân là 150cm3. Tính áp suất do người đó tác dụng lên mặt đất trong hai trường hợp: Người đó đứng bằng hai chân. Người đó đứng bằng một chân. Hướng dẫn chấm và biểu điểm. Tính trọng lượng của người này: P = 10 m = 510N 0,5 điểm áp lực của người này lên mặt đất: F = P = 510 N 0,25 điểm Đổi diện tích bị ép S = 150cm2 = 0,015m2 0,25 điểm áp suất tác dụng lên mặt đất khi đứng bằng hai chân: P1 = F/2S = 17 000 Pa 1 điểm áp suất tác dụng lên mặt đất khi người đó đứng bằng một chân P2 = F/ s = 34 000 Pa 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 23 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 8: áp suất chất lỏng - Bình thông nhau Thời gian trả lời: 12 phút Câu hỏi ( 4 điểm) Một tàu ngầm đang di chuyển chuyển dưới biển áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020 000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860 000Pa. Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy? Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng củat nước biển bằng 10 300 Pa. Hướng dẫn chấm và biểu điểm a. Tàu đã nổi lên vì áp suất tác dụng lên vỏ tàu giảm 1 điểm b. Độ sâu của tàu khi áp kế chỉ áp suất 2 020 000Pa là: P = h . d => h1 = P1/d = 196,1m 1,5 điểm Độ sâu của tàu khi áp kế chỉ 860 000Pa là: P = h.d => h2 = P2 / d = 83,5m 1,5 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 24 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 9: áp suất khí quyển Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 1 điểm) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Trong thí nghiệm Torixenli nếu không dùng thuỷ ngân mà dùng nước thì chiều cao cột nước .......(1)...... chiều cao cột thuỷ ngân vì trọng lượng riêng của nước .......(2)...... trọng lượng riêng của thuỷ ngân. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Lớn hơn Nhỏ hơn Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 25 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 9: áp suất khí quyển Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 1 điểm) Bình thường áp suất khí quyển có giá trị vào khoảng: A. 76cm B. 76cmHg C. 76N/m2 D. 760cmHg Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án B ( 1 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 26 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 9: áp suất khí quyển Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 1 điểm) Càng lên cao thì áp suất khí quyển: A. Càng tăng vì trọng lượng riêng không khí tăng B. Càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm C. Càng giảm vì nhiệt độ không khí giảm D. Càng tăng vì khoảng cách tình từ mặt đất tăng Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án B ( 1 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 27 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 9: áp suất khí quyển Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 1 điểm) Khi áp suất khí quyển bằng 75cmHg áp suất đo bằng: A. 103360N/m2 C. 102000N/m2 B. 103300N/m2 D. 103300N/m2 Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án C ( 1 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 28 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 10: Lực đẩy Acsimet Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 1 điểm) Móc một qủa nặng vào lực kế, số chỉ của lục kế là 20N. Nhúng chìm quả nặng trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A. Tăng lên B. Giảm đi. C. Không thay đổi D. Chỉ số 0 Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án B ( 1 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 29 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 10: Lực đẩy Acsimet Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 1 điểm) Hai quả cầu A và B có thể tích như nhau, A làm bằng nhôm, B làm bằng đồng. Nhúng chìm A, B vào cùng một chất lỏng, so sánh độ lớn lực đẩy Acsimet FA, FB tác dụng lên hai quả cầu. A. FA > FB B. FA < FB C. FA = FB D. Tuỳ thuộc vào loại chất lỏng. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án C ( 1 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số: 30 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 10: Lực đẩy Acsimet Thời gian trả lời: 2 phút Câu hỏi ( 1 điểm) Chọm câu trả lời đúng: Một vật có thể tích 1cm3, trọng lượng riêng 100 N/m3 nhúng chìm vào trong nước có trọng lượng riêng 10000N/m3 thì chịu một lực đẩy Acsimet có độ lớn là: a) 1000N b) 100N c) 10N d) Một đáp án khác Hướng dẫn chấm và biểu điểm Chọn đáp án D ( 1 điểm ) Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:31 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 10: Lực đẩy Acsimet Thời gian trả lời: 10 phút Câu hỏi ( 3 điểm) Một vật đặc được treo vào một lực kế. Khi ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,1N; khi nhúng chìm vật vào trong nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2N. Tính trọng lượng riên của vật? cho dnước = 10000 N/m3. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Giá trị giảm của lực kế là độ lớn của lực đẩy Acsimet. F = d.V = 0,2N. 0,5 điểm ----> V = = 0,00002 m3 1 điểm Vì vật chìm nên V = Vvật . 0,5 điểm Trọng lượng riêng của vật là: dvật = = 105000N/m3 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:32 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 12: Sự nổi Thời gian trả lời: 10 phút Câu hỏi ( 4 điểm) Một vât hình cầu có thể tích V thả vào nước thấy vật chỉ bị chìm trong nước một nửa, Tính khối lươựng riêng của chất làm quả cầu biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Trọng lượng của vật P = 10 D1 . V 1 diểm Lực đẩy Acsimet F = 10D=2. V/2 1 điểm Khi vật nổi ta có P = F hay 10 D1. V = 10 D2 . V/2 1 điểm => khối lượng riêng của vật D1 = D/2 = 500kg/m3 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:32 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 12: Sự nổi Thời gian trả lời: 5 phút Câu hỏi ( 2 điểm) Một vật có trọng lượng 500N, thể tích 40dm3 thả chìm vào nước. a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật ? b) Thả tay ra, vật nổi lên hay chìm xuống ? Hướng dẫn chấm và biểu điểm a. Lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật: F = d . V = 10 000. 0,04 = 400 N 1 điểm b. Vật ngập hoàn toàn F vật chìm xuống khi thả tay 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:33 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 13: Công cơ học Thời gian trả lời: 8 phút Câu hỏi ( 3 điểm) Trong các trường hợp sau trường hợp nào có công cơ học. Hãy chỉ rõ lực thực hiện công? a- Con trâu đang kéo cày. b- Quả táo ở trên cây. c- Bác công nhân đang kéo gạch bằng ròng rọc để xây dựng. d- Học sinh đang học bài. e- Tên lửa đang bay. Hướng dẫn chấm và biểu điểm a. Lực kéo của con trâu đang thực hiện công cơ học 1 điểm b. Lực kéo của bác công nhân đang thực hiện công 1 điểm c. Lực đẩy của động cơ tên lửa đang thực hiện công 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:34 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 13: Công cơ học Thời gian trả lời: 8 phút Câu hỏi ( 3 điểm) Một vật khối lượng 4 kg rơi từ độ cao h = 3 m xuống đất. Lực nào đã thực hiện công. Bỏ qua sức cản của không khí. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Khi vật rơi chỉ có trọng lực tác dụng lên vậtnên trọng lượng đã thực hiện công. 1,5 điểm Công của trọng lượng: A = F .s = P .s = 10 m. s = 10 .4 .3 = 120J 1,5 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:35 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 13: Công cơ học Thời gian trả lời: 8 phút Câu hỏi ( 2 điểm) Một thang máy có khối lượng m = 600 kg được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 150 m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp. Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện công việc đó. Hướng dấn chấm và biểu điểm Muốn kéo được thang máy lên thì lực căng tối thiểu phải bằng trọng lượng của thang: F = P = 10 m =10 . 600 = 6 000 N 1 điểm Công nhỏ nhất của lực căng; A = F . s = 6000 .150 = 900 kJ 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:36 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 14: Định luật về công Thời gian trả lời: 10 phút Câu hỏi ( 3 điểm) Người ta kéo vật khối lượng m = 30 kg lên cao bằng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 12m và độ cao h = 2m Lực cản do ma sát là 36N.Tíng công của người kéo. Coi vật chuyển động đều Hướng dẫn chấm và biểu điểm chi tiết Công có ích là công đưa vật lên cao 2 m: A1 = P.h = 300 . 2 = 600J 1,5 điểm Công để thắng lực ma sát: A2 = Fms . s = 36 . 12 = 432J 0,5 điểm Công tổng cộng mà người ấy phải thực hiện: A = A1 + A2 = 1032 J 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:37 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 14: Định luật về công Thời gian trả lời: 10 phút Câu hỏi ( 3 điểm) Một cái máy khi hoạt động với công suất P = 1400W thì nâng được một vật nặng m = 75 kg lên độ cao 8m trong 30 giây. Tính công mà máy thực hiện được trong thời gian nâng vật Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc Hướng dẫn chấm và biểu điểm chi tiết a. Công mà máy thực hiện được: A=P.t = 1400 .30 = 42 000J 1,5 điểm b. Công có ích là A1 = F .s = P . s =750 .8 = 6000J 0,5 điểm Hiệu suất của động cơ H= A1/A = 14,28% 1 điểm Trường: THCS Trần Hưng Đạo Người ra câu hỏi: Hoàng Văn Cường Câu hỏi số:38 Môn: Vật lý – Lớp 8 Học kỳ 1 Dùng cho bài 14: Định luật về công Thời gian trả lời: 10 phút Câu hỏi ( 3 điểm) Một người phải dùng lực kéo F = 350N mới kéo được một vật nặng 80kg lên cao 1m bằng mặt phẳng nghiêng dài 4m.Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng. Hướng dẫn chấm và biểu điểm chi tiết Công có ích là A1 = p.h = 10 m .h = 10.80.1 = 800J 1 điểm Công mà người kéo phải bỏ ra: A2 = F .l = 350.4 = 1400J 1 điểm Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng: H = A1/A2 = 57,14% 1 điểm

File đính kèm:

  • docCau hoi Ly 8.doc
Giáo án liên quan