Câu 1:(M1)
Công thức nào dưới đây là công thức tính cường độ dòng điện qua mạch khi có hai điện trở mắc song song :
A. I = I1 = I2
B. I = I1 + I2 (x)
C.
D.
Câu 2:(M1)
Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai ?
A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế với dụng cụ cần đo
B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo
C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo . (x)
D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó
Câu 3:(M1)
Phát biểu nào sau đây là chính xác ?
A. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau.
B. Để tăng điện trở của mạch , ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ .
C. Khi các bóng đèn được mắc song song , nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động . (x)
D. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn vật lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔN : VẬT LÝ LỚP 9
MA TRẬN:
Nội dung
Các cấp độ tư duy
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
§ 4 Đoạn mạch song song.
1,2,3,4,5,6,7
8,9,10,11
12,13,14
14
§ 21 Hiện tượng cảm ứng điện từ.
15,1617,18,19,20
6
§ 23 Dòng điện xoay chiều.
21,22,23,24,25,26
27
7
§ 25 Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.
28,29,30,31,32,33,34,35,36,37
10
§ 46 Điện gió – Điện mặt trời – điện hạt nhân.
38,39,40,41
4
Tổng
33
5
3
41
NỘI DUNG
§ 4 ĐOẠN MẠCH SONG SONG
I. CÂU NHẬN BIẾT :
Câu 1:(M1)
Công thức nào dưới đây là công thức tính cường độ dòng điện qua mạch khi có hai điện trở mắc song song :
A. I = I1 = I2
B. I = I1 + I2 (x)
C.
D.
Câu 2:(M1)
Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai ?
A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế với dụng cụ cần đo
B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo
C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo . (x)
D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó
Câu 3:(M1)
Phát biểu nào sau đây là chính xác ?
A. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau.
B. Để tăng điện trở của mạch , ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ .
C. Khi các bóng đèn được mắc song song , nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động . (x)
D. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn
Câu 4:(M1)
Chọn câu sai :
A. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc nối tiếp : R = n.r
B. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc song song : R =
C.Điện trở tương đương của mạch mắc song song nhỏ hơn điện trở mỗi thành phần
D.Trong đoạn mạch mắc song song cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng nhau . (x)
Câu 5: (M1)
Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song?
A. U = U1 = U2 (x)
B. U = U1 + U2
C.
D.
Câu 6: (M1)
Câu phát biểu nào đúng khi nói về cường độ dòng điện trong mạch mắc nối tiếp và song song ?
A. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mạch
B. Hiệu điện thế tỉ lệ thuận với điện trở của các đoạn mạch
C. Cách mắc thì khác nhau nhưng hiệu điện thế thì như nhau ở các đoạn mạch mắc nối tiếp và song song
D. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mạch nối tiếp , tỉ lệ nghịch với điện trở trong các đoạn mạch mắc song song . (x)
Câu 7: (M1)
Các công thức sau đây công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở mắc song song ?.
A. R = R1 + R2
B . R =
C. (x)
D. R =
II. CÂU THÔNG HIỂU :
Câu 8: (M2)
Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U . Cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ : I1 = 0,5 A , I2 = 0,5A . Thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là :
A . 1,5 A
B. 1A (x)
C. 0,8A
D. 0,5A
Câu 9: (M2)
Một mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song với nhau . Khi mắc vào một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : I = 1,2A và cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = 0,5A . Cường độ dòng điện chạy qua R1 là :
A. I1 = 0,5A
B. I1 = 0,6A
C. I1 = 0,7A (x)
D. I1 = 0,8A
Câu 10: (M2)
Hai điện trở R1 = 3Ω , R2 = 6Ω mắc song song với nhau , điện trở tương đương của mạch là :
A. Rtđ = 2Ω (x)
B.Rtđ = 4Ω
C.Rtđ = 9Ω
D. Rtđ = 6Ω
Câu 11: (M2)
Hai bóng đèn có ghi : 220V – 25W , 220V – 40W . Để 2 bóng đèn trên hoạt động bình thường ta mắc song song vào nguồn điện :
A. 220V (x)
B. 110V
C. 40V
D. 25V
III. CÂU VẬN DỤNG :
Câu 12: (M3)
Hai điện trở R1 = 8Ω , R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V . Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là :
A. 1A
B. 1,5A
C. 2,0A (x)
D. 2,5A
Câu 13: (M3)
Hai điện trở R1 , R2 mắc song song với nhau . Biết R1 = 6Ω điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 3Ω . Thì R2 là :
A. R2 = 2 Ω
B. R2 = 3,5Ω
C. R2 = 4Ω
D. R2 = 6Ω (x)
Câu 14: (M3)
Mắc ba điện trở R1 = 2Ω , R2 = 3Ω , R3 = 6Ω song song với nhau vào mạch điện U = 6V . Cường độ dòng điện qua mạch chính là
A . 12A
B. 6A (x)
C. 3A
D. 1,8A
§ 21 HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
* CÂU NHẬN BIẾT :
Câu 15: (M1)
Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng ?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. (x)
Câu 16: (M1)
Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện ?
A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín
B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín. (x)
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu
Câu 17: (M1)
Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ ?
A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy . (x)
Câu 18: (M1)
Thực hiện thí nghiệm với cuộn dây và nam châm vĩnh cửu đặt dọc theo trục của ống dây . Trường hợp nào không có dòng điện cảm ứng tạo ra trong cuộn dây ?
A. Di chuyển nam châm tới gần hoặc ra xa cuộn dây
B. Di chuyển cuộn dây tới gần hoặc ra xa nam châm
C. Di chuyển đồng thời cuộn dây và nam châm để khoảng cách giữa chúng không đổi. (x)
D. Quay nam châm quanh một trục thẳng đứng trước cuộn dây
Câu 19: (M1)
Thực hiện thí nghiệm với cuộn dây và nam châm điện đặt dọc theo trục của ống dây . Trường hợp nào không xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
A. Dòng điện ổn định , nam châm điện và cuộn dây đứng yên . (x)
B. Dòng điện ổn định , di chuyển cuộn dây
C. Dòng điện ổn định , di chuyển nam châm điện
D. Dòng điện chạy qua nam châm điện biến đổi.
Câu 20: (M1)
Trường hợp nào dưới đây tạo ra dòng điện cảm ứng ?
A. Ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau . (x)
B. Ống dây và nam châm chuyển động để khoảng cách giữa chúng không đổi
C. Ống dây và nam châm đặt gần nhau đứng yên
D.Ống dây và nam châm đặt xa nhau đứng yên
§ 23 DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I.CÂU NHẬN BIẾT :
Câu 21: (M1)
Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây .
A. luôn luôn tăng
B. luôn luôn giảm
C. luân phiên tăng giảm. (x)
D. luôn luôn không đổi
Câu 22: (M1)
Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín ?
A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện. (x)
B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây
C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện
D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín .
Câu 23: (M1)
Chọn câu phát biểu đúng :
A. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của pin
B. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của acquy
C. Dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi.
D. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi. (x)
Câu 24: (M1)
Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?
A. Máy thu thanh dùng pin. (x)
B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V
C. Tủ lạnh
D. Ấm đun nước
Câu 25: (M1)
Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
A. Đèn điện. (x)
B. Máy sấy tóc
C. Tủ lạnh
D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin
Câu 26: (M1)
Dòng điện xoay chiều có thể được tạo nên từ :
A. đinamô xe đạp. (x)
B. ắc quy
C. pin
D. ắcquy khô
* CÂU THÔNG HIỂU :
Câu 27: (M2)
Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều ?
A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy. (x)
B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều toả ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn
C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn
D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường .
§ 25 CÁC TÁC DỤNGCỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
CÂU NHẬN BIẾT :
Câu 28: (M1)
Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều :
A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều
B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều
C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều
D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục. (x)
Câu 29: (M1)
Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là không đúng ?
A. Có những thời điểm , hiệu điện thế lớn hơn 220V
B. Có những thời điểm , hiệu điện thế nhỏ hơn 220V
C. 220V là giá trị hiệu dụng . Vào những thời điểm khác nhau , hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này .
D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi. (x)
Câu 30: (M1)
Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần 1 lá thép . Khi đóng khoá K , lá thép dao động đó là tác dụng :
A. cơ
B. nhiệt
C. điện
D. từ. (x)
Câu 31: (M1)
Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì hiện tượng :
A. kim nam châm điện đứng yên
B. kim nam châm quay một góc 900
C. kim nam châm quay ngược lại. (x)
D. kim nam châm bị đẩy ra
Câu 32: (M1)
Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng . Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều ?
A. Tác dụng cơ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng quang
D. Tác dụng từ. (x)
Câu 33: (M1)
Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức :
A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V
B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V. (x)
C. Hiệu điện thế một chiều 9V
D. Hiệu điện thế một chiều 6V
Câu 34: (M1)
Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng từ. (x)
C. Tác dụng quang
D. Tác dụng sinh lý
Câu 35: (M1)
Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều , ta mắc ampe kế :
A. nối tiếp vào mạch điện . (x)
B. nối tiếp vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế
C. song song vào mạch điện
D. song song vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế
Câu 36: (M1)
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều , ta mắc vôn kế :
A. nối tiếp vào mạch điện
B. nối tiếp vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế
C. song song vào mạch điện. (x)
D. song song vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế
Câu 37: (M1)
Một bóng đèn có ghi 6V-3W lần lược mắc vào mạch điện một chiều , rồi vào mạch điện xoay chiều có hiệu điện thế 6V thì độ sáng của đèn ở :
A. mạch điện một chiều sáng mạnh hơn mạch điện xoay chiều
B. mạch điện một chiều sáng yếu hơn mạch điện xoay chiều
C. mạch điện một chiều sáng không đủ công suất 3W
D. cả hai mạch điện đều sáng như nhau . (x)
§ 46 ĐIỆN GIÓ - ĐIỆN MẶT TRỜI - ĐIỆN HẠT NHÂN
* CÂU NHẬN BIẾT :
Câu 38: (M1)
Nguồn năng lượng nào dưới đây chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện ?
A. Năng lượng của gió thổi
B. Năng lượng của dòng nước chảy
C. Năng lượng của sóng thần. (x)
D. Năng lượng của than đá
Câu 39: (M1)
Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất ?
A. Nhà máy phát điện gió
B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời
C. Nhà máy thuỷ điện
D. Nhà máy nhiệt điện . (x)
Câu 40: (M1)
So với nhiệt điện , nhà máy điện hạt nhân có ưu điểm nào sau đây ?
A. Tiêu tốn khối lượng nhiên liệu ít hơn. (x)
B. Chi phí xây dựng ban đầu ít hơn
C. An toàn hơn
D. Dễ quản lý , cần ít nhân sự hơn
Câu 41: (M1)
Các dạng năng lượng nào đang được sử dụng hiện nay ở Việt Nam để biến đổi thành điện năng?
A. Năng lượng mặt trời , năng lượng gió . (x)
B. Năng lượng hạt nhân
C. Năng lượng thuỷ triều
D. Năng lượng bên trong lòng trái đất
ĐÁP ÁN CÂU TRẮC NGHIỆM
MÔN : VẬT LÝ LỚP 9
§ 4 ĐOẠN MẠCH SONG SONG
I. CÂU NHẬN BIẾT :
1) B ; 2) C ; 3) C ; 4) D ; 5)A ; 6)D ; 7)C
II. CÂU THÔNG HIỂU :
8) B ; 9) C ; 10) A ; 11)A
III. CÂU VẬN DỤNG :
12) C ; 13) D ;14) B
§ 21 HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
* CÂU NHẬN BIẾT :
15) D ; 16) B ; 17) D 18) C ; 19) A ; 20) A
§ 23 DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I.CÂU NHẬN BIẾT :
21) C ; 22) A ; 23) D ; 24) A ; 25) A ; 26) A
* CÂU THÔNG HIỂU :
27) A
§ 25 CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
28) D ; 29) D ; 30) D ; 31)C ; 32) D ; 33) B
34) B ; 35) A ; 36) C ;37) D
§ 46 ĐIỆN GIÓ - ĐIỆN MẶT TRỜI - ĐIỆN HẠT NHÂN
* CÂU NHẬN BIẾT :
38) C ; 39) D ; 40) A ; 41) A
File đính kèm:
- Trac nghiem li 98.doc