Nghị luận xã hội - Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng

Đề: “ Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng”

Bài làm:

 

Trong số chúng ta,chắc hẳn đã có người từng đọc câu chuyện Những cuốn sách và chiếc giỏ đựng than. Truyện kể rằng có một chú bé luôn thấy tò mò về thói quen đọc sách hàng ngày của ông mình. Người ông đã đưa cho chú bé một chiếc giỏ đầy bụi than để đi xách nước mặc dù đã thử nhiều lần nhưng chú đều trở về với vẻ mặt thất vọng. Tuy nhiên có một điều kì lạ mà chú đã không nhận ra: đó là mỗi lần chú đi lấy nước cũng là mỗi lần chiếc giỏ được gột sạch thêm một chút. Câu chuyện đã đem lại cho người đọc một bài học đầy ý nghĩa về việc đọc sách. Đó là: đọc sách làm cho tâm hồn mỗi người trở nên trong sáng, hướng thiện hơn. Cũng giống như câu ngạn ngữ phương Đông : ‘’ Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng”.

 

Trước hết ta có thể hiểu danh ở đây là danh tiếng, địa vị cương vị; là một phương tiện để tạo nên giá trị con người trong cuộc sống, nó là cái bên ngoài ta. Còn tư cách cao thượng là phẩm chất đạo đức của con người, là cái tồn tại ở trong ta, nó vượt lên những cái tầm thường thấp kém. Qua đó ta có thể thấy câu ngạn ngữ đến vai trò quan trọng của việc đọc sách đối với sự hình thành và hoàn thiện những phẩm chất quý giá cho con người. Đó chính là nền tảng căn bản để con người khẳng định danh tiếng, xây dựng địa vị trong tương lai. Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu hằng ngày của chúng ta. Sách luôn là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người.

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4785 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghị luận xã hội - Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đề: “ Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng” Bài làm: Trong số chúng ta,chắc hẳn đã có người từng đọc câu chuyện Những cuốn sách và chiếc giỏ đựng than. Truyện kể rằng có một chú bé luôn thấy tò mò về thói quen đọc sách hàng ngày của ông mình. Người ông đã đưa cho chú bé một chiếc giỏ đầy bụi than để đi xách nước mặc dù đã thử nhiều lần nhưng chú đều trở về với vẻ mặt thất vọng. Tuy nhiên có một điều kì lạ mà chú đã không nhận ra: đó là mỗi lần chú đi lấy nước cũng là mỗi lần chiếc giỏ được gột sạch thêm một chút. Câu chuyện đã đem lại cho người đọc một bài học đầy ý nghĩa về việc đọc sách. Đó là: đọc sách làm cho tâm hồn mỗi người trở nên trong sáng, hướng thiện hơn. Cũng giống như câu ngạn ngữ phương Đông : ‘’ Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng”. Trước hết ta có thể hiểu danh ở đây là danh tiếng, địa vị cương vị; là một phương tiện để tạo nên giá trị con người trong cuộc sống, nó là cái bên ngoài ta. Còn tư cách cao thượng là phẩm chất đạo đức của con người, là cái tồn tại ở trong ta, nó vượt lên những cái tầm thường thấp kém. Qua đó ta có thể thấy câu ngạn ngữ đến vai trò quan trọng của việc đọc sách đối với sự hình thành và hoàn thiện những phẩm chất quý giá cho con người. Đó chính là nền tảng căn bản để con người khẳng định danh tiếng, xây dựng địa vị trong tương lai. Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu hằng ngày của chúng ta. Sách luôn là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người. Nó càng bí ẩn bao nhiêu thì càng gợi sự say mê của con người bấy nhiêu. Nếu chúng ta không thể sống thiếu bạn bè thì chúng ta cũng không thể sống thiếu sách được. Sách là chiếc thìa khóa vạn năng mở ra mọi cánh cửa tri thức và làm đẹp cuộc đời. Chính nhờ có sách mà đời sống con người trở lên thoải mái hơn, tầm hiểu biết được mở rông, nâng cao hơn. Sách bao giờ cũng mang đến cho chúng ta những điều mới mẻ. Sách có nhiều loại mang nhiều đề tài khác nhau. Hồ Chí Minh đã từng nói: ‘’ Không có sách không có tri thức” tức là sách chứa đựng một kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại không chỉ về các lĩnh vực tự nhiên mà còn về các vấn đề xã hội. Đọc sách- chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra từ xa xưa mà còn biết được những vấn đề liên quan ở trên mặt trăng hoặc ở sâu dưới đáy đại dương huyền bí. Không chỉ cung cấp tri thức cho con ngươi, mỗi cuốn sách còn là một kho vốn tư tưởng, tình cảm vô cùng phong phú của con người. Đọc những câu chuyện cổ tích, ta biết được cuộc sống, ước mơ của ông cha ta từ thuở trước. Những cuốn sách lịch sử giúp ta hình dung những trận chiến ác liệt với kẻ thù, những thời vàng son rực rỡ qua các triều đại… Hơn thế nữa, sách còn mang đến cho người đọc những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử cũng như kinh nghiệm lao động sản xuất được đúc rút ra từ bao đời nay. Ngoài ra, sách còn tựa như một hướng dẫn viên đưa ta đến khám phá những danh lam thắng cảnh, những kì quan mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Tất cả những điều đó chính là “ chân trời mới” như nhận định của nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki: ‘’Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Sách còn dạy cho ta biết được bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống, nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách cho con người, giúp con người sống tốt đẹp hơn. Cho nên có thể nói sách là người bạn thân vô cung hữu ích mang lại niềm tin yêu, vui vẻ đến cho cuộc sống của ta thêm tươi đẹp. Sách không những giúp ta mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn, hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên và xã hội, các vấn đề tồn tại trong cuộc sống, từ đó có thể lí giải được và nắm rõ bản chất của con người và cuộc sống mà còn giúp ta nhạy cảm , sâu sắc hơn trong nắm bắt những cảm xúc tình cảm, sâu sắc trong suy nghĩ, cách sống, cách ứng xử và trở nên tinh tế hơn trong cách phát hiện cũng như sáng tạo. Như vậy có thể nói sách vừa là người bạn vừa là người thầy luôn có mặt trong cuộc sống của chúng ta, theo ta trên mọi hành trình. Điều đó lí giải được vì sao sau mỗi trận chiến súng nổ đến rát mặt, không khí còn khét mùi bom đạn, những người lính vẫn dành cho mình những khoảng lặng bình yên, những giây phút thư giãn cùng với trang sách hiếm hoi bên cánh võng mắc giữa rừng Trường Sơn lộng gió. Như đã nói ở trên: sách được chia làm rất nhiều loại nhưng không phải bất kì loại sách nào cũng là người bạn tốt cho con người. Bao giờ cũng vậy, bên cạnh cái tốt luôn có mặt xấu. Cho nên chúng ta cần phân biệt loại sách chứa đựng nội dung tốt và loại sách chứa nội dung xấu. Đọc sách tốt, ta có được những hiểu biết đúng đắn về cuộc sống, từ đó có những cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn. Sách tốt góp phần giúp giáo dục ta biêt sống nhân ái, biết khát vọng để vươn tới cái đẹp. Bên cạnh đó, những loại sách xấu cũng ảnh hưởng không ít đến con người. Sách xấu là những văn hóa phẩm đồi trụy, đen tối, hoặc loại sách ấy lại kích động, mở đường cho những hành vi thấp kém, những lối sống tầm thường. Xã hội sẽ ra sao khi thanh thiếu niên đều say sưa đọc sách xấu , làm những việc không lành mạnh, hại đến bản thân, gia đình và xã hội? Bởi vậy, phải biết lựa chọn sách tốt, loại bỏ sách xấu, phải biết lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình. Đồng thơi, mỗi người phải biết tự hình thành cho mình bản lĩnh, củng cố hiểu biết để phân biệt tốt xấu, đúng sai và để dù có tiếp xúc với cái xấu cũng chiến thắng sức cám dỗ của nó cũng như không bị nó cuốn hút, quyến rũ, mê hoặc. Mỗi người chúng ta tìm đến sách với một mục đích khác nhau nên sẽ có những cách đọc khác nhau. Có người đọc sách để giải trí một cách trong sáng lành mạnh, coi đó là một thú vui tinh thần. Có người đọc sách chỉ để học thuộc hay tích lũy. Như vậy ta mới có được cái vỏ ngoài của sách và việc đọc ấy mới chỉ có ích cho bản thân mình. Một cách đọc sách có hiệu quả nhất là đọc để vận dụng và sáng tạo, từ đó tạo nên những giá trị thực sự cho cuộc sống của chúng ta và cả cộng đồng. Trong thời đại ngày nay,yêu cầu chuyên môn hóa cao thì mỗi người có quyền lựa chọn nhiều loại sách song ưu tiên đặc biệt cho những loại sách phù hợp với chuyên môn và năng lực bản thân. Vì chỉ khi đọc những cuốn sách phù hợp với chính mình, ta mới có thể vận dụng và sáng tạo. Sách chỉ thực sự là một người bạn tốt cho những ai biết nâng niu, trân trọng và biết học hỏi, tìm tòi. Sau khi tìm hiểu và suy nghĩ về câu ngạn ngữ, chắc chắn mỗi người sẽ rút ra những bài học khác nhau để từ đó vận dụng và sáng tạo sao cho có ích nhất đối với bản thân mình, giúp thanh lọc tâm hồn trong sáng, hoàn thiện hơn. Chúng ta sẽ không tiến bộ nêu lười đọc sách nhưng lại càng có hại hơn nếu đọc sách mà không hiểu hoặc đọc bừa bãi và không đúng cách. Vì thế mỗi người hãy tự tìm cho mình một cách đọc sách thích hợp để có được hiệu quả cao nhất. (sưu tầm) DANH NGÔN HAY VỀ ĐỌC SÁCH *Để cho con một hòm vàng không bằng dạy cho con một quyển sách hay. (Vi Hiền Truyện) * Chỉ nên coi việc đọc sách là sự gợi ý, sự nhắc nhở nhận từ những người thông thái từng trải, tựa hồ trái táo của Adam Eva kích thích sự sống phát triển. (Son. H) *Kết hợp những điều hiểu biết với những kinh nghiệm và kiến thức sẵn có - đó là nguyên tắc cần thiết khi lựa chọn sách. (Krupxkaia ) *Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy. Mann Horace) *Lựa sách mà đọc cũng như lựa bạn mà chơi. Hãy coi chừng bạn giả. (Damiron) *Gặp được một quyển sách hay, nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó (Churchill Sir Winston) *Sau một giờ đọc sách thì nỗi đau khổ nào của tôi cũng biến mất. (Môngtexkiơ) * Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút lý thú. (Môngtexkiơ) *Bạn hãy đọc sách đi! Và mong sao trong đời bạn sẽ không có ngày nào mà bạn không đọc dù chỉ một trang sách mới. (C.Pautốpxki) *Đọc một cuốn sách xấu thì thà không đọc còn đỡ tệ hại hơn. Biêlinxki

File đính kèm:

  • docNGHỊ LUẬN XÃ HỘI ve doc sach.doc