Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống một số cây trồng rừng bằng phương pháp nuôi cấy mô

Vật liệu và phương pháp thí nghiệm:

* Vật liệu: Sử dụng cây bạch đàn cấy mô của Trung tâm Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh. Sau 6 tháng tuổi, bấm ngọn để kích thích ra chồi nách. Chọn chồi nách khỏe mạnh không bỏ đốt quá xa, lá phát triển đều đưa vào nuôi cấy

Môi trường nuôi cấy có thành phần khoáng đa lượng và vi lượng, theo thành phần khoáng của môi trường MS (Murashige & Skoog. 1962), có chứa đường 30g/l, agar 7g/l

Tùy mục đích thí nghiệm, môi trường còn được bổ sung thêm:

 - BA có nồng độ thay đổi từ 0,2mg/l đến 1mg/l

 - Kinetin có nồng độ thay đổi từ 0,3mg/l đến 1mg/l

 - NAA có nồng độ thay đổi từ 0,1mg/l đến 1mg/l

 - IBA có nồng độ thay đổi từ 0,2 - 1mg/l

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống một số cây trồng rừng bằng phương pháp nuôi cấy mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG RỪNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ (Bạch đàn E.Urophyla, Hông, Trầm hương, Giổi xanh) CNĐT  :  ThS. Lê Thị Kim Đào CBPH :    CN. Lê thị Hạnh, CN. Huỳnh Xuân Trường, CNĐỗ Thị Thu Hiền, CNĐoàn Minh Hải CQCT :    Trung tâm ƯDTBKHKT Bình Định TGTH :    11/2001- 12/2002 A. Cây bạch đàn U. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm: * Vật liệu: Sử dụng cây bạch đàn cấy mô của Trung tâm Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh. Sau 6 tháng tuổi, bấm ngọn để kích thích ra chồi nách. Chọn chồi nách khỏe mạnh không bỏ đốt quá xa, lá phát triển đều đưa vào nuôi cấy Môi trường nuôi cấy có thành phần khoáng đa lượng và vi lượng, theo thành phần khoáng của môi trường MS (Murashige & Skoog. 1962), có chứa đường 30g/l, agar 7g/l Tùy mục đích thí nghiệm, môi trường còn được bổ sung thêm:    - BA có nồng độ thay đổi từ 0,2mg/l đến 1mg/l    - Kinetin có nồng độ thay đổi từ 0,3mg/l đến 1mg/l    - NAA có nồng độ thay đổi từ 0,1mg/l đến 1mg/l    - IBA có nồng độ thay đổi từ 0,2 - 1mg/l    Môi trường pH = 5,8 (điều chỉnh bằng NaOH 1N) Rót khoảng 50ml dung dịch môi trường vào bình tam giác có dung tích 250ml và hấp khử trùng ở áp suất 1atm, nhiệt độ 1210C trong 15 phút « Điều kiện nuôi cấy: - Nhiệt độ phòng nuôi: 250C ± 20C - Cường độ chiếu sáng 1000 - 2000lux - Thời gian chiếu sáng: 10 giờ/ngày - Ẩm độ trung bình 70%  « Chuẩn bị mẫu cấy: Chọn chồi cấp 1 cao từ 10-15 cm có từ 3-6 cặp lá, rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó cho vào phòng cấy lắc cồn trong 15-30 giây, sau đó đưa vào chất khử trùng Có đốt thân sau 15 ngày nuôi cấy không bị nhiễm khuẩn, nấm. Các chồi bên tạo ra trong điều kiện in- vitro sau 30 ngày nuôi cấy « Các môi trường thử nghiệm: Môi trường MS có bổ sung NAA nồng độ 0,1;0,3;0,5 và BA nồng độ 0,3; 0,5 mg/l Mẫu cấy: Các chồi được tách từ môi trường tạo chồi, cụm chồi Kết quả:    Sau 12 tháng nghiên cứu thử nghiệm, đã nhân được 10.788 lượt bình chồi và đưa ra vườn ươm 61.875 cây, trong đó có 60.000 cây con giao cho Lâm trường Sông Kôn. Hiện nuôi giữ giống 2000 bình chồi ? Khử trùng mẫu cấy: Cây bạch đàn U. là loại cây khó khử trùng. Quá trình khử trùng đạt kết quả tốt khi được thực hiện 2 lần, lần 1 với nồng độ chất khử trùng cao và thời gian khử trùng dài hơn 2 lần. Tốt nhất là có sự phối hợp giữa 2 chất khử trùng là Calcium Hypochlorite và HgCl2. Trong các thí nghiệm cho thấy, nồng độ chất khử trùng và thời gian khử trùng đạt hiệu quả cao là: Calcium Hypochlorite (10%) trong 15 phút và lần 2 với HgCl2 0,1% trong 7 phút cho tỷ lệ mẫu sống không bị nhiễm cao nhất ? Sự tạo chồi cụm chồi và phát triển cụm chồi: Môi trường thích hợp nhất cho sự tạo và phát triển cụm chồi là môi trường MS có bổ sung BA 0,5mg/l và Kinetin 0,3 mg/l Sự phát triển chồi: Môi trường tốt nhất cho phát triển chồi là môi trường có BA 0,3mg/l; NAA 0,3mg/l Sự tạo rễ: Môi trường thích hợp nhất cho sự tạo rễ bạch đàn U. là môi trường IBA 0,5mg/l và NAA 0,5mg/l Đưa cây ra vườn ươm: Sau 20 ngày nuôi cấy trong môi trường tạo rễ, cây con đạt chiều cao 3cm trở lên, có từ 3-4 rễ thì đưa ra nhà huấn luyện, với điều kiện nhiệt độ và ánh sáng tán xạ bình thường. Sau 10 ngày huấn luyện có thể đưa ra vườn ươm Giá thể là hỗn hợp đất với cám dừa (4:1) cho tỷ lệ cây sống cao nhất Hiệu quả kinh tế: Sản xuất 1 triệu cây giống/năm  thì tiền lãi thu được là 88,6  triệu đồng Giống bạch đàn thường năng suất 80-90m3/ha. Giống bạch đàn U. năng suất: 120-150m3/ha- tăng thu nhập cho người sản xuất từ 5-8 triệu đồng/ha  QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÂY BẠCH ĐÀN (E. UROPHYLLA) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ: Biên tập: HOÀNG LÂN

File đính kèm:

  • docnuoi cay mo -bach dan.doc