VÀI NÉT CHẤM PHÁ VỀ HOA KỲ
CHƯƠNG I
MỘT TRONG NHIỀU CÁC KIỂU DI CƯ VÀ CƠ CẤU DÂN CƯ THIỂU SỐ
Câu chuyện về người Mỹ là câu chuyện về sự di cư và sự đa dạng. Hoa Kỳ là quốc gia hàng năm đón số lượng người nhập cư nhiều hơn bất cứ một quốc gia nào khác-tất thảy hơn 50 triệu người và hàng năm vẫn tiếp tục đón nhận khoảng 70 vạn người. Trước đây nhiều nhà văn đã ám chỉ tới sự hoà đồng văn hoá-Một hình ảnh gợi ý, nhắc nhở rằng những người nhập cư mới đã từ bỏ những thói quen, tập tục cũ của họ để chấp nhận lối sống Mỹ. Một ví dụ điển hình là hầu hết con em của những người nhập cư mới đều học tiếng Anh thay vì học ngôn ngữ của cha mẹ chúng. Trong những năm gần đây, dường như người Mỹ đã ý thức được những giá trị ngày càng tăng lên của sự đa dạng văn hóa. Các cộng đồng thiểu số đã và đang cố gắng khôi phục và lưu truyền các giá trị vă hoá truyền thống của họ và con em của họ lớn lên với hai ngôn ngữ.
56 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nghiên cứu về Hoa Kỳ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vài nét chấm phá về Hoa Kỳ
Chương I
Một trong nhiều các kiểu di cư và cơ cấu dân cư thiểu số
Câu chuyện về người Mỹ là câu chuyện về sự di cư và sự đa dạng. Hoa Kỳ là quốc gia hàng năm đón số lượng người nhập cư nhiều hơn bất cứ một quốc gia nào khác-tất thảy hơn 50 triệu người và hàng năm vẫn tiếp tục đón nhận khoảng 70 vạn người. Trước đây nhiều nhà văn đã ám chỉ tới sự hoà đồng văn hoá-Một hình ảnh gợi ý, nhắc nhở rằng những người nhập cư mới đã từ bỏ những thói quen, tập tục cũ của họ để chấp nhận lối sống Mỹ. Một ví dụ điển hình là hầu hết con em của những người nhập cư mới đều học tiếng Anh thay vì học ngôn ngữ của cha mẹ chúng. Trong những năm gần đây, dường như người Mỹ đã ý thức được những giá trị ngày càng tăng lên của sự đa dạng văn hóa. Các cộng đồng thiểu số đã và đang cố gắng khôi phục và lưu truyền các giá trị vă hoá truyền thống của họ và con em của họ lớn lên với hai ngôn ngữ.
-Người Mỹ gốc:
Những người Mỹ nhập cư đầu tiên đến vùng đất mới khoảng 20.000 năm trước đây. Họ là những người đi lang thang, những người thợ săn cùng gia đình của mình bám đuổi những đàn thú hoang từ Châu á tới Châu Mỹ, vượt qua vùng đất nay là eo biển Bơ-ring. Khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Cô-lôm-bô tìm ra “thế giới mới” năm 1492, đã có khoảng 1,5 triệu người Mỹ gốc đang sống ở vùng đất mà ngày nay gọi là Châu Mỹ. Do nhầm lẫn vùng đất San-va-đo thuộc Ba-ha-ma và thổ dân vùng này, Cô-lôm-bô gọi chung tất cả những người ở đây là thổ dân Mỹ bản xứ.
Trong suốt 200 năm tiếp theo, nhiều người thuộc các quốc gia Âu Châu theo chân Cô-lôm-bô vượt Đại tây dương đến khám phá Châu Mỹ, xây dựng các cơ sở buôn bán và thiết lập các vùng thuộc địa. Những người Mỹ gốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dòng người đến từ Châu Âu. Sự chuyển đổi sở hữu đất đai từ thổ dân sang người đến từ Châu Âu-Người Mỹ ngày nay luôn gắn liền với các cuộc chiến, các hiệp định và thậm chí qua các cuộc tranh giành cướp đoạt. Trong cuộc viễn chinh của mình về phía Tây, người gốc Âu đã buộc thổ dân liên tục phải từ bỏ quê hương bản quán của mình. Vào thế kỷ 19, chính phủ lúc đó giải quyết ‘Vấn đề thổ dân’ bằng giải pháp bắt buộc các bộ lạc phải sống trong các khu vực đặc biệt gọi là vùng bảo tồn. Một số bộ lạc đã đứng lên đấu tranh để gìn giữ mảnh đất cha ông. Trong nhiều trường hợp những vùng bảo tồn phải đối mặt với đói nghèo và tật bệnh. Cư dân ở những vùng này phải dựa vào sự trợ giúp của chính phủ. Nghèo đói và tình trạng không việc làm đối với người Mỹ bản xứ vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Các cuộc chiến tranh lãnh thổ cùng với các loại tật bệnh từ thời thế giới cũ đã làm cho dân số người Mỹ bản xứ suy giảm nghiêm trọng, Chỉ còn
khoảng 35.0000 người vào năm 1920. Nhiều bộ lạc đồng thời bị xoá sổ, trong số đó có bộ lạc Mandan của bang nam Đa-cô-ta, bộ lạc vốn trước đó đã giúp Mê-ri-quet Le-Uych và William Clác khám phá vùng Đông Bắc chưa có người sinh sống vào năm 1804-1806. Các bộ lạc khác còn lại bị mất ngôn ngữ và nền văn hoá của chính mình. Tuy nhiên người Mỹ bản xứ cũng chứng tỏ được sức sống mãnh liệt của mình. Hiện toàn dân số Hoa Kỳ chỉ còn khoản 1/3 dân số sống trong các khu bảo tồn.
Rất nhiều tên địa danh ở Hoa Kỳ ngày nay có gốc từ các từ của thổ dân, bao gồm các bang Ma-sa-chu-set, Mi-chi-Gân, Mit-si-si-pi, Mit-su-ri và Ai-da-hô. Người da đỏ dạy người Mỹ đến từ Châu Âu cách canh tác các loại nông sản thiết yếu trên toàn thế giới như ngô, khoai tây, cà chua và thuốc lá, thuyền, giày đi tuyết, giày da đóng đinh cũng là do thổ dân sáng tạo ra.
Cánh cửa vàng :
Người Anh là một trong nhóm người thiểu số thống trị đến đầu tiên của các vùng đất mà ngày nay là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và lẽ tất nhiên tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng của người Mỹ. Tuy nhiên những người thuộc các quốc tịch khác không chịu chấp thuận. Năm 1776 Thoma Pein, một người phát ngôn của phong trào cách mạng, đồng thời cũng là người gốc Anh đã viết rằng “Chính Châu Âu, chứ không phải nước Anh, là quê cha đất tổ của nước Mỹ” Những lời trên ám chỉ những người định cư không chỉ đến từ nước Anh mà còn đến từ các quốc gia Châu Âu khác như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan, Đức và Thuỵ Điển. Tuy nhiên tính đến 1870, 3/4 người Mỹ có nguồn gốc từ Anh hoặc Ai-xơ-len.
Từ 1840 đến 1860, Hoa Kỳ tiếp nhận đợt di cư lớn đầu tiên. Trên toàn vùng lãnh thổ Châu Âu nạn đói, tình trạng mùa màng thất bát, dân số các quốc gia đều tăng, tình trạng náo động liên miên đã buộc khoảng 5 triệu người phải rời bỏ quê quán hàng năm. ở Ai-xơ-len, bệnh rệp vừng đã tàn phá vụ khoai tây, hơn 750.000 người chết đói. Nhiều người sống sót phải ra đi. Chỉ trong một năm 1847, số người Ai-xơ-len di cư tới Hoa Kỳ tăng lên tới 118.120. Hiện nay có khoảng 39 triệu người Mỹ gốc Ai-xơ-len.
Sự thất bại của cuộc cách mạng Đức (năm 1848-1849) đã buộc nhiều người Đức phải di cư. Trong suốt cuộc nội chiến (1861-1865) chính phủ Liên Bang đã huy động người nhập cư nhất là từ Đức gia nhập quân đội. Để trả công những người phục vụ quân đội được thưởng đất. Tính đến 1865, khoảng 1/5 binh lính là những người di cư thời chiến tranh. Ngày nay khoảng 22% dân số Mỹ có tổ tiên gốc Đức.
Người gốc Do Thái đến Hoa Kỳ với số lượng lớn vào năm 1880, một thập kỷ họ phải chịu cảnh tàn sát đẫm máu ở các quốc gia Tây Âu. Hơn 45 năm sau, hai triệu người Do thái chuyển đến sống ở Hoa Kỳ. Số dân Mỹ gốc Do thái hiện nay khoảng hơn 5 triệu người.
Cuối thế kỷ 19 số người đổ xô vào nước Mỹ đông tới mức chính phủ thiết lập một cảng đặc biệt ở Ily Ai-len nằm trong cảng của thành phố New
York. Cảng này được mở giữa năm 1892 và dừng hoạt động vào năm 1954. Cảng đặc biệt này là cửa vào đất Mỹ của 12 triệu người. Ngày nay nó được bảo tồn như là một phần của tượng đài tự do dân tộc.
Bức tượng Thần Tự Do là quà tặng của nước Pháp cho người dân Mỹ vào năm 1886, đứng trên một hòn đảo nằm trong cảng New York gần đảo Ellit. Bức tượng này là quang cảnh đầu tiên của tổ quốc mới đối với nhiều người nhập cư. Những từ đầy khích lệ của nhà thơ Em-ma-la-za-zơ-đô được khắc vào tấm biển bằng đồng gắn vào bệ tượng “Hỡi các người, hãy nói với ta những nỗi nhọc nhằn, những khát vọng tự do, hãy gửi cho ta những kẻ khốn cùng cầu bơ cầu bất. Ta nâng cao ngọn đuốc, soi cửa vàng sẵn lòng đón các người đến với thế giới tự do”.
-Những người di cư bất đắc dĩ;
Trong dòng người di cư đến Bắc Mỹ có một nhóm buộc phải ly hương. Đây là những người gốc Phi trong đó 500.000 người bị mua đến Hoa Kỳ với thân phận của những kẻ nô lệ trong thời gian từ năm 1619 đến năm 1808, khi việc nhập khẩu nô lệ vào Hoa Kỳ bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên chế độ sở hữu nô lệ vẫn tiếp diễn cho đến đời con cháu của họ đặc biệt ở vùng đất rộng lớn miền Nam nơi nhu cầu lao động làm việc ở các trang trại là rất lớn.
Quá trình kết thúc chế độ nô lệ bắt đầu vào tháng 4-1861 với cuộc nội chiến giữa các bang tự do miền Bắc với các bang còn chế độ nô lệ miền Nam nổ ra. Theo đó 11 bang tách khỏi liên bang. Ngày 1-1-1863, vào giai đoạn giữa của cuộc chiến, tổng thống Abram Lincon ra tuyên cáo giải phóng nô lệ, theo đó chế độ nô lệ bị bãi bỏ ở những bang đã ly khai nhà nước liên bang trước đó. Chế độ nô lệ bị bãi bỏ trên toàn lãnh thổ liên bang với viêc thông qua tu chính án hiến pháp năm 1865.
Sau khi kết thúc chế độ nô lệ, người Mỹ da đen vẫn bị cản trở trong việc hoà nhập và hưởng các cơ hội giáo dục. Để tìm kiếm cơ hội, người Mỹ gốc Phi làm nên làn sóng di cư trong lãnh thổ liên bang, di chuyển từ miền nông thôn miền Nam tới vùng đô thị phía Bắc. Tuy nhiên nhiều người da đen ở vùng đô thị vẫn không có khả năng tìm kiếm nổi việc làm. Theo các đạo luật và qui định thời đó họ không được phép sống cùng người da trắng mà phải sống các khu vực biệt lập gọi là vùng cách li.
Vào cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60, những người Mỹ gốc Phi mà tiêu biểu là mục sư Mác-tin Lu-thơ-Kinh đã kêu gọi sử dụng các biện pháp như tẩy chay, xuống đường và các hình thức phản kháng phi bạo lực khác để đòi quyền được đối xử công bằng theo pháp luật và chấm dứt kỳ thị chủng tộc.
Cao điểm của phong trào đấu tranh đòi quyền công dân diễn ra vào ngày 28-8-1963, khi hơn 200.000 người thuộc mọi chủng tộc tụ tập trước đài tưởng niệm Lin Côn ở thủ đô Oa-sinh-tơn để nghe Lu-thơ-kinh diễn thuyết “Tôi luôn ấp ủ một ước mơ cháy bỏng rằng một ngày nào đó trên những quả đồi rải thảm đỏ của bang Gioóc- gia những đứa con của những người nô lệ cũ và những đứa con của các chủ nô cũ có thể ngồi chung với nhau xung quanh
một chiếc bàn đầy tình bằng hữuTôi luôn ấp ủ một ước mơ rằng bốn đứa con nhỏ bé của tôi vào một ngày nào đó sẽ được sống trong một quốc gia mà ở đó chúng không bị đánh giá qua màu da mà đánh giá qua nhân cách”. Không lâu sau đó, quốc hội thông qua đạo luật chống phân biệt chủng tộc trong tuyển cử, giáo dục, việc làm, nhà ở cá nhân và nhà công.
Ngày nay cộng đồng người Mỹ gốc Phi chiếm 12,7% trong tổng dân số Hoa Kỳ. Trong những thập kỷ gần đây người da đen đã tạo ra những bước nhảy vọt, giai cấp da đen trung lưu luôn phát triển ổn định. Vào năm 1996, tổng số 44% công nhân da đen có việc làm và đã nắm những vị trí vốn trước đây của người da trắng-Gồm các vị trí quản lí, nghề nghiệp và hành chính chứ không chỉ đơn thuần làm những công việc chân tay hoặc dịch vụ. Cùng năm đó 23% tổng số nhân công da đen độ tuổi từ 18 đến 24 đã được tuyển chọn vào các trường cao đẳng và đại học, trong khi năm 1983 chỉ có 15%. Thu nhập trung bình của người da đen so với người da trắng thì thấp hơn nhiều. Tuy vậy tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen-Đặc biệt là trong giới trẻ-hãy còn cao hơn so với người da trắng. Và còn rất nhiều ngươì Mỹ da đen vẫn còn luẩn quẩn trong cảnh đói nghèo, đầy rẫy cảnh nghiện ngập và tội ác.
Trong những năm gần đây mấu chốt trọng tâm của cuộc tranh cãi về quyền dân sự đã và đang thay đổi. Khi các đạo luật chống phân biệt chủng tộc có hiệu lực, người Mỹ da đen đã nhanh chóng bước vào tầng lớp trung lưu, vấn đề đặt ra là với hệ quả của nạn phân biệt chủng tộc trong quá khứ liệu chính phủ có cần phải thực hiện những bước bổ sung nữa hay không được gọi là: “Hành động tái khẳng định”, những bước này có thể bao gồm việc thuê một số lượng người Mỹ da đen nào đó (Hay một số cộng đồng thiểu số khác) ở nơi làm việc, chấp nhận một số lượng sinh viên thuộc cộng đồng thiểu số nào đó tại các trường học, hoặc đưa ra các gianh giới của các khu vực bầu cử để có thể chọn đại diên của các cộng đồng thiểu số được dễ dàng hơn. Các cuộc tranh luận công khai đã vượt quá mức cần thiết, tính hiệu quả, tính công bằng của các chương trình như thế này trở nên bức bách hơn vào thập kỷ 90.
Có lẽ sự thay đổi lớn nhất trong suốt mấy thập kỷ qua chính là sự thay đổi về thái độ của các công dân Mỹ da trắng. Hơn một thế hệ đã ra đời kể từ ngày mục sư Kinh phát biểu: “Tôi luôn ấp ủ”. Thanh niên Mỹ ngày nay luôn bày tỏ sự tôn trọng mới đối với tất cả các chủng tộc. Và người Mỹ da trắng ngày càng có xu hướng chấp nhận vai trò của người Mỹ da đen trong mọi lĩnh vực của cuộc sống cũng như các tình huống xã hội.
-Ngôn ngữ và quốc tịch:
Ngày nay khi đi dạo phố và nghe thấy ai đó nói tiếng Tây Ban Nha thì cũng không có gì là lạ. Vào năm 1950, có gần 4 triệu công dân Mỹ đến từ các quốc gia nói tiêng Tây Ban Nha. Hiện nay con số này lên tới gần 27 triệu người. Khoảng 50% số người nói tiếng Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ Mê-hi-cô. Số 50% còn lại đến từ nhiều quốc gia khác bao gồm El-san-va-đo, Cộng hoà Đô-mê-níc và Cô-lôm-bi-a, 36% người nói tiếng Tây Ban Nha ở
Hoa Kỳ sống ở bang Ca-li-foóc-ni-a. Một số bang khác cũng có đông đảo cộng đồng dân cư nói tiếng Tây Ban Nha như Tếc-dát, New york, I-li-Noi và Fro-ri-đa nơi hàng trăm nghìn người Cu Ba bất mãn chế độ hiện tại đến định cư.
Việc sử dụng rộng rãi tiếng Tây Ban Nha ở các thành phố Mỹ đã gây ra các cuộc tranh luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ. Một số người nói tiếng Anh so sánh với Canađa nơi có hai ngôn ngữ song hành tồn tại (tiếng Anh và tiếng Pháp) luôn xuất hiện xu hướng ly khai. Để ngăn chặn xu hướng phát triển có thể có này, một số người kêu gọi ban hành một đạo luật tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của người Mỹ.
Nhiều người khác lại cho rằng việc xem xét ban hành một đạo luật như vậy là không cần thiết bởi đôi khi lợi bất cập hại. Họ chỉ ra những sự khác biệt giữa Hoa kỳ và Canađa (ở Canađa, hầu hết những người nói tiếng Pháp sống cụm lại tại một vùng-Tỉnh Quê-Bếc, trong khi đó những người nói tiến Tây Ban Nha sống phân tán ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ). Họ còn lấy Thuỵ Sĩ như một minh chứng nơi tồn tại cùng một lúc nhiều ngôn ngữ song khối đại đoàn kết dân tộc không hề bị tổn hại. Công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức-như họ nói-cũng chính là sự bêu xấu những người nói ngôn ngữ khác và làm cho họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường nhật.
-Những giới hạn đối với những người nhập cư mới:
Tượng Nữ Thần Tự Do bắt đầu soi đường cho những người nhập cư mới vào đúng lúc những người Mỹ bản xứ cảm thấy lo lắng rằng đất nước họ cho phép dòng người nhập cư đổ vào đông qúa mức cần thiết. Nhiều người e sợ nền văn hoá của họ bị đe doạ, công ăn việc làm bị cạnh tranh do những người nhập cư chấp nhận công việc với mức lương thấp. Năm 1924, Quốc hội thông qua đạo luật nhập cư Giôn-Sơn Rít, theo đó lần đầu tiên Hoa Kỳ đưa ra những hạn chế đối với số lượng người cho mỗi quốc gia. Số lượng người được phép nhập cư từ một nước nào đó được tính trên số lượng người hiện đang sống ở Hoa Kỳ. Do đó các mô hình di cư trong hơn 40 năm tiếp theo phản ánh cộng đồng nhập cư hiện hữu chủ yếu là người nhập cư từ Châu Âu và Bắc Mỹ.
Trước năm 1924, luật pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm người nhập cư đến từ Châu á. Người dân ở các vùng phía Tây e rằng người Trung Quốc và những người gốc Châu á khác sẽ cướp hết việc làm do vậy đã dấy lên sự kỳ thị chủng tộc chống lại người Châu á. Đạo luật cấm người nhập cư Trung Quốc bị bãi bỏ năm 1943 và một đạo luật khác thông qua năm 1952 cho phép người thuộc mọi chủng tộc đều có thể trở thành công dân Hoa Kỳ.
Ngày nay người Mỹ gốc á Châu là cộng đồng cư dân tăng nhanh nhất về số lượng. Hiện có khoảng 10 triệu người gốc á Châu thuộc các thế hệ khác nhau. Mặc dù hầu hết những người gốc á vừa mới đến trong những năm gần đây, họ dường như là cộng đồng thành công nhất trong các cộng đồng nhập
cư. Họ có nguồn thu nhập cao hơn nhiều so với các cộng đồng thiểu số khác, hầu hết con em của họ đều học và tốt nghiệp các trường đại học danh giá nhất Hoa Kỳ.
-Hệ thống mới:
Năm 1965 đánh dấu bước chuyển lớn trong mô hình nhập cư. Hoa Kỳ thực hiện qui chế cấp chiếu kháng cho những người xin trước. Giới hạn tính theo quốc gia bị bãi bỏ, đặt chế độ ưu tiên cho họ hàng của các công dân Mỹ, những người nhập cư có kỹ năng nghề nghiệp mà Hoa Kỳ đang có nhu cầu. Năm 1978, Quốc hội bãi bỏ đạo luật này và đưa ra các điều kiện rộng rãi hơn. Năm 1990 chẳng hạn, 10 quốc gia có người nhập cư nhiều nhất vào Hoa kỳ là Mê-xi-cô (57.000), The Philippines (55.000), Việt nam (49.000), Cộng hoà Đô-mi-nic (32.000), TriêuTiên (30.000), Trung quốc (29.000), ấn độ (28.000), Liên bang Xô viết (25.000), Gia-mai-ca (19.000), I-ran (18.000).
Hoa Kỳ tiếp tục nhận người nhập cư nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Năm 1990 trong tổng dân số của Hoa Kỳ có tới 20 triệu người không sinh ra ở Hoa Kỳ. Việc áp dụng trở lại luật nhập cư năm 1990 đã tạo giới hạn tương đối khoảng 675.000 nhập cư một năm. Luật nhập cư này cố gắng thu hút những người lao động có tay nghề cao, những chuyên gia, cũng như những người từ các nước có số người nhập cư vào Hoa Kỳ tương đối ít trong những năm gần đây. Năm 1990 khoảng 9.000 người từ các nước như Băng-la-đét, Pa-kít-xtan, Pê-ru, Ai cập và Tri-ni-đat và Tô- ba-gô đã nhập cư vào Hoa Kỳ với các loại hình chiếu kháng khác nhau.
-Những người nhập cư bất hợp pháp:
Cơ quan đặc trách Hoa Kỳ về Di cư và Nhập quốc tịch ước lượng rằng hiện có khoảng 5.000.000 người đang sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, con số này hiện tiếp tục tăng mỗi năm khoảng 275.000 người . Những người Mỹ sinh ra tại Mỹ và những người nhập cư hợp pháp rất lo lắng về tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Rất nhiều người tin rằng những người di cư bất hợp pháp (hay còn gọi là “Những vị khách không mời” chiếm mất công việc của họ, đặc biệt là những công việc của giới trẻ và công việc của cộng đồng thiểu số. Còn xa hơn thế, những vị khách không mời còn đặt ra một gánh nặng lên các dịch vụ xã hội do thuế người dân chi trả.
Năm 1986 Quốc Hội đã khôi phục lại luật di trú để đối phó với những người nhập cư bất hợp pháp, rất nhiều trong số người đến đây từ trước năm 1982 được coi là hợp pháp để đứng đơn xin cư trú hợp pháp hoặc dần dần được phép ở lại lâu dài. Năm 1990, gần 900.000 người tận dụng đạo luật này để giành được vị trí hợp pháp . Luật này cũng đua ra những biện pháp nghiêm khắc để đáu tranh với vấn đề nhập cư bất hợp pháp ngày càng gia tăng, đồng thời đưa ra các hình phạt đối với các cơ sở kinh doanh cố tình thuê những vị khách bất hợp pháp này.
-Những hệ quả di sản:
Dòng người ồ ạt kéo đến nước Mỹ bằng tàu bè đã và đang tạo ra những hệ luỵ sâu sắc đối với tính cách người Mỹ. Họ quả rất can trường và mưu mẹo để rời quê hương đến vùng đất hoàn toàn xa lạ. Người Mỹ vốn đựơc coi là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro và luôn muốn khám phá những điều mới lạ vì độc lập và một tương lai sáng láng. Những người Mỹ có gia đình sống lâu năm ở đây cho mình được hưởng thụ vật chất và tự do chính trị như một điều tất yếu. Sự hiện diện của những người nhập cư làm cho họ thấy được vị trí, danh dự và uy tín có tầm quan trọng như thế nào.
Những người nhập cư cũng làm giàu cho bản sắc của các cộng đồng người Mỹ bằng các hoạt động của đời sống văn hoá bản xứ mà họ mang theo. Ngày nay người Mỹ gốc Phi vẫn tổ chức cả hai ngày lễ Giáng sinh và Goan-đa, một lễ hội có nguồn gốc những quy ước của người châu Phi. Cộng đồng người Mỹ nói tiếng Tây-ban-nha tổ chức lễ hội truyền thống của mình trên phố và nhưng lễ hội khác vào ngày 5/5. Các cửa hàng ăn của các cộng đồng khác nhau xuất hiện ở các đô thị Mỹ. Bản thân Tổng thống Giôn-ken-nơ-đi cũng là con cháu của những người nhập cư ái-nhĩ-lan đã tổng kết những giá trị của các thế hệ trước đây và sau này khi ông gọi nước Mỹ là “Một xã hội của những ngừoi nhập cư, mà ở đó mỗi người đều bắt đầu một cuộc sống mới trên nền tảng của sự bình đẳng”. Đây chính là điều bí ẩn của nước Mỹ: Một dân tộc mà người dân lúc nào cũng nhớ và gĩư nguyên những truyền thống cũ, dám khám phá những chân trời mới.
Chương II:
Những đặc điểm về địa lý và vùng
Nhà khảo cổ học người pháp Clo-đờ-Strau viết về cái cảm giác ‘bất thường’ khi ông tới Hoa Kỳ: Sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và cái mênh mông của trời đất. Với 48 bang chưa kể bang Ala-ska và Ha-oai, Hoa Kỳ nằm trải dài tới 4.500 cây số với 4 múi giờ khác nhau. Nếu đi bằng xe ô tô bạn sẽ mất ít nhất 5 ngày để đi từ bờ biển này tới bờ biển bên kia với điều kiện bạn không được dừng ở bất cứ điểm nào để ngắm cảnh. Nhiệt độ chênh lệch nhau giữa vùng nóng nhất và lạnh nhất lên tới 40 độ.
Hoa Kỳ có nhiều bản sắc văn hoá và giàu tài nguyên đồng thời có may mắn sở hữu những vùng đất mênh mông để ở và trồng trọt. Vậy mà đất nước này ở mỗi vùng lại có những nét riêng biệt và cách duy nhất người Mỹ phải đối mặt với tình trạng đất nước rộng lớn là phải luôn gắn mình với một vùng địa lý nào đó với với nét đặc trưng nào đó ví dụ: Tính tự chủ cao của người vùng Niu-ing-lần, lòng mến khách của người phương Nam, tính hiền lành chân thật của người miền Trung tây. tính nhẹ nhàng thanh lịch của người miền TâyPhần sau đây sẽ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến vị trí địa lý, lịch sử, những tập tục của 6 vùng chủ yếu của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ:
Vùng Niu-ing-lần: Gồm các bang Mên, Niu-hăm-sphia, Vơ-mần, Ma-cha-chu-sét, Con-nếc-ti-cớt và Rốt-ai-lần.
Vùng Trung Đại tây dương: gồm Niu-joóc, Niu-jơ-sy, Pen-si-vơ-nia, Di-la- gue và Ma-ry-len.
Vùng phía Nam: Vùng đất trải dài từ nam Vơ-gi-nia đến bang Phờ-lo-ri-đa, từ miền Tây chạy tới miền trung Tếc-dát. Vùng này còn bao gồm: Tây-vơ-gi-nia, Ken-tớc-ki, Ten-net-si, Bắc Ca-ro-li-na, Nam Ca-ro-lai-na,Gióoc-gia, A-la-ba-ma, Mít-si-si-pi, Ac-can-sát, Lu-si-a-na và một số vùng của bang Mit-su-ri và A-la-hô-ma.
Vùng Trung tây: Gồm một lọat các bang chạy về hướng Tây tính từ bang Ô- hai-ô tới bang Nê-bra-sca. Các bang này gồm: Mi-chi-gân, In-đi-a-na, Guy-côn-sin, I-li-noi, Min-ne-sô-ta, I-ô-gua, một số vùng của bang Mit-su-ri, Bắc Đa-cô-ta, bang Can-dát và Đông Clô-ra-đô.
Vùng Tây nam: Bao gồm vùng tây Tếc-dát, Ô-la-hô-ma, Niu-Mê-xi-cô, A-ri- rô-na, Nê-va-Đa, và vùng trong phía Nam của bang Ca-li-phoóc-nia.
Vùng phía Tây: Gồm các bang Cô-lô-ra-đô, Guy-ô-ming, Mon-ta-na, U-ta, Ca-li-pho-nia, Nê-va-Đa. I-da-ho, O-ri-gân, Oa-sinh-tơn, A-lát-ca và quần đảo Ha- oai.
(Cần ghi nhớ rằng sự phân chia này không phải là duy nhất, đơn giản giúp bạn đọc làm quen với Hoa Kỳ mà thôi).
-Sự đa dạng vùng:
Trong thực tế tất cả người Mỹ đều có thể xem chung một chương trình truyền hình, đều có thể cùng đến các quán bán đồ ăn nhanh để dùng bữa tối,
thì nói về các vùng có ý nghĩa gì? Câu trả lời duy nhất: Mục đích đơn giản là đưa ra một vài ví dụ cho sự khác biệt còn rơi rớt lại mà thôi.
Hãy xem đồ ăn người Mỹ thường dùng. Hầu hết đều đạt chất luợng tiêu chuẩn dù ở bất cứ nơi nào bạn đến. Bất cứ ai cũng có thể mua những gói đậu đông lạnh có cùng thương hiệu dù đó là ở I-da-hô, Mít-xu-ri hay Vơ-gi-nia, hoặc những bao ngũ cốc, những thanh kẹo cùng nhiều thứ khác với cùng thương hiệu dẫu cho bạn ở A-lát- ca hay Phờ-ro-ri-đa. Nhìn chung chất lượng rau quả cũng không có sự khác biệt quá lớn giữa các bang
Tiếng Anh Mỹ nhìn chung là chuẩn mực tuy nhiên lối nói giữa các vùng có khác nhau: Người phương Nam có xu hướng nói chậm mà như người ta hay trêu chọc: nói ‘lè nhè’ như người miền Nam. Người miền Trung tây hay nhịu từ ‘Flat’ với từ ‘bad’ hay ‘cat’, tiếng địa phương ở thành phố Niu-Gióoc mang đặc tính của một số từ trong tiếng Đức cổ do cộng đồng dân cư do thái giáo sử dụng.
Sự khác biệt về vùng trong một số lĩnh vực cũng không ró ràng ví dụ trong thái độ hành xử và quan niệm về thế giới nói chung. Chẳng hạn, đối với những biến cố ngoài đất nước, ở phương Đông người ta hay chú tâm đến các nước bên kia bờ Đại tây dương, báo chí thường hay quan tâm đến các sự kiện đang xảy ra ở Âu châu, Trung đông, Phi châu và Tây á còn ở vùng bờ biển phía Tây người ta đặc biệt là báo chí hay chú tâm đến các sự kiện ở Châu úc và Đông nam Châu á.
Để hiểu hơn sự khác biệt chúng ta hãy xem xét kỹ tổng vùng:
-Vùng Niu- Ing- lần:
Niu-ing-lần là vùng đất nhỏ nhất, không có đất đai màu mỡ và khí hậu không thật ôn hoà. Tuy nhiên, Niu-ing-lần đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển đất nước. Từ thế kỷ thứ 17 cho tới đầu thế kỷ thứ 19 Niu-ing-lần trở thành trung tâm kinh tế và văn hoá của cả nước.
Những người đến lập nghiệp đầu tiên của vùng Niu-ing-lần là những người theo đạo Tin lành. Họ đến định cư cùng với niềm tin của họ. Nhiều người đến vùng đất mới hy vọng tìm kiếm tự do tôn giáo. Họ đem đến vùng đất mới một mô hình chính trị đặc biệt-tuần hành trên phố-một việc làm của những thế hệ trước, ở đó các công dân tụ tập nhau lại, thảo luận các vấn đề bức xúc, chỉ những người giàu có mới có quyền bỏ phiếu. Các cuộc tụ tập xuống đường đem lại cho cư dân mới của vùng đất nay khả năng tham gia quản lý với trình độ cao khác thường. Các cuộc xuống đường như thế này vẫn còn tiếp diễn trong một số cộng đồng dân cư cho tới ngày nay.
Tương tự như ở phía Nam, những cư dân mới của vùng Niu-ing-lần khó có điều kiện canh tác trên các ô thửa lớn. Vào năm 1750, những cư dân mới chuyển hướng làm ăn. Chỗ dựa chính của vùng này dựa chủ yếu vào ngành đóng tàu, thuyền, đánh cá và kinh doanh. Trong mọi hoạt động, người dân xứ này nổi tiếng là những người cần cù, thông minh, tiết kiệm và lanh lợi.
Những tính cách này đi cùng với cuộc cách mạng công nghiệp đến Hoa Kỳ vào nửa đầu thế kỷ thứ 19. ở Ma-sa-chu-set, Con-nec-ti-cớt, và Rốt-ai-lần các nhà máy mới xây dựng thúc đẩy nhanh sự phát triển sản xuất hàng hoá: Như đồ may mặc, súng và đồng hồ. Điều đó giúp các cơ sở kinh doanh ở Niu-ing-lần thu hút được nhiều tiền của bang Bốt-stơn, một bang được coi là trung tâm tài chính của cả nước.
Cư dân Niu-ing-lần luôn bảo tồn đời sống văn hoá sống động của mình. Nhà phê bình Van ích Bơ-rúc gọi sự sáng tạo nền văn học Mỹ khác biệt này vào cuối thế kỷ 19 là ‘Sự nở hoa của người vùng Niu-ing-lần’. Giáo dục cũng được coi là di sản có sức sống mạnh mẽ nhất với hệ thống đào tạo trải đều từ hệ đại học tới cao đẳng bao gồm các trường đại học Ha-vớt, Yale, Bờ-rao, Da-smao, Que-slây, Smít, Ho-ly-ióoc, Guy-li-am, Am-hớt và Guet-lây-ơ, biến Niu-ing-lần thành vùng có hệ thống giáo dục đào tạo phát triển không bang nào trên toàn lãnh thổ có thể so bì được.
Cư dân gốc của vùng Niu-ing-lần có xu hướng sống trải dần về hướng Tây, điều này cũng sảy ra tương tự đối với những người nhập cư từ Ca-na-đa, Ai-sơ-len, Italia và Đông âu. Mặc dù có sự thay đổi liên tục về dân số, những giá trị tinh thần gốc của vùng Niu-ing-lần vẫn được bảo tồn. Những giá trị này thể hiện trong phong cách, giáng vóc của những ngôi nhà đơn giản, khung làm bằng gỗ, những tháp chuông nhà thờ màu trắng, tất cả giúp hình thành đặc tính của
File đính kèm:
- TL Tham khao ve Hoa Ki.doc