Ngữ văn 6: Bài tập nghĩa của từ

Bài 1: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các trường hợp dưới đây:

: xe người đi, có hai bánh, tay lái với bánh trước,dùng sức người đạp cho quay bánh sau.

: từ dùng cho người nhỏ tuổi, tự xưng một cách thân mật với thầy cô hoặc anh chị.

.:công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay để dùng vào một việc nào đó.

: đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa hoàn chỉnh, cấu tạo ổn định dùng để đặt câu.

: người đàn ông làm nghề dạy học.

Bài 2:: Điền vào chỗ trống các tiếng thích hợp dưới đây. Biết rằng:

+ tiếng đầu của từ là hải.

:chim lớn cánh dài và hẹp, mỏ quặp sống, ở biển khơi.

:cửa biển dùng làm nơi ra vào của một nước.

: thú có chân biến thành bơi chèo, răng nanh dài, sống ở bắc cực và nam cực

:sản phẩm động vật, thực vật khai thác ở biển khơi.

:khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển hoặc đại dương.

:việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hóa nhập từ nước này sang nước khác.

+tiếng đầu của từ là giáo:

: người dạy học ở bậc phổ thông.

: học sinh trường sư phạm.

: bài soạn của giáo viên lên lớp giảng.

Bài 3:Trong các cách giải thích sau cách giải thích nào đúng.

1, Khoan hồng độ lượng

A. Đối xử rộng rãi với mọi người.

B. Đối xử khoan rung độ lượng với mọi người

C. Đối xử tốt, tôn trọng mọi người.

2, Hồn xiêu phách lạc :

A. Tình hình không bình thường khi gặp chuyện gì đó.

B. Sợ đến mức hoảng hốt, kinh hoàng.

C. Tỏ ra hơi sợ sệt khi gặp chuyện gì đó.

3, Thắt lưng buộc bụng:

A. Hoàn cảnh quá đói khổ

B. Gặp những điều bất trắc trong cuộc sống.

C. Phải tằn tiệm, tiết kiệm trong cuộc sống.

4, Dựng tóc gáy;

A. Sợ hãi cực độ, đến mức cảm thấy như tóc gáy dựng đứng lên

B. Sự việc đến một cách lạ lùng, bất ngờ, đến nỗi tóc gáy dựng lên.

C. Tóc gáy dựng lên khác thường với mọi người xung quanh;

5, Tiến thoái lưỡng nan:

A. Vừa tiến, vừa lùi.

B. Ở vào thế bế tắc, khó giải quyết, tiến cũng khó và lùi cũng kho

C. Không tiến lên và cũng không lùi lại

6, Khổ tận cam lai:

A. Hết đau khổ, hết đắng cay và đã đến lúc sung sướng

B. Còn đau khổ và đắng cay rất nhiều

C. Cần khắc phục khó khăn để được sung sướng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn 6: Bài tập nghĩa của từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NGHĨA CỦA TỪ Bài 1: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các trường hợp dưới đây: …………………: xe người đi, có hai bánh, tay lái với bánh trước,dùng sức người đạp cho quay bánh sau. …………………: từ dùng cho người nhỏ tuổi, tự xưng một cách thân mật với thầy cô hoặc anh chị. ………………..:công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay để dùng vào một việc nào đó. …………………: đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa hoàn chỉnh, cấu tạo ổn định dùng để đặt câu. …………………: người đàn ông làm nghề dạy học. Bài 2:: Điền vào chỗ trống các tiếng thích hợp dưới đây. Biết rằng: + tiếng đầu của từ là hải. ………………:chim lớn cánh dài và hẹp, mỏ quặp sống, ở biển khơi. ………………:cửa biển dùng làm nơi ra vào của một nước. ………………: thú có chân biến thành bơi chèo, răng nanh dài, sống ở bắc cực và nam cực ………………:sản phẩm động vật, thực vật khai thác ở biển khơi. ………………:khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển hoặc đại dương. ………………:việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hóa nhập từ nước này sang nước khác. +tiếng đầu của từ là giáo: ………………: người dạy học ở bậc phổ thông. ………………: học sinh trường sư phạm. ………………: bài soạn của giáo viên lên lớp giảng. Bài 3:Trong các cách giải thích sau cách giải thích nào đúng. 1, Khoan hồng độ lượng  A. Đối xử rộng rãi với mọi người. B. Đối xử khoan rung độ lượng với mọi người C. Đối xử tốt, tôn trọng mọi người. 2, Hồn xiêu phách lạc : A. Tình hình không bình thường khi gặp chuyện gì đó. B. Sợ đến mức hoảng hốt, kinh hoàng. C. Tỏ ra hơi sợ sệt khi gặp chuyện gì đó. 3, Thắt lưng buộc bụng: A. Hoàn cảnh quá đói khổ B. Gặp những điều bất trắc trong cuộc sống. C. Phải tằn tiệm, tiết kiệm trong cuộc sống. 4, Dựng tóc gáy; A. Sợ hãi cực độ, đến mức cảm thấy như tóc gáy dựng đứng lên B. Sự việc đến một cách lạ lùng, bất ngờ, đến nỗi tóc gáy dựng lên. C. Tóc gáy dựng lên khác thường với mọi người xung quanh; 5, Tiến thoái lưỡng nan: A. Vừa tiến, vừa lùi. B. Ở vào thế bế tắc, khó giải quyết, tiến cũng khó và lùi cũng kho C. Không tiến lên và cũng không lùi lại 6, Khổ tận cam lai: A. Hết đau khổ, hết đắng cay và đã đến lúc sung sướng B. Còn đau khổ và đắng cay rất nhiều C. Cần khắc phục khó khăn để được sung sướng. Bài 5: Trong các cách giải thích sau, cách nào giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị? Cách nào giải thích nghĩa bằng cách dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa ? A. Áo giáp: áo được làm bằng chất liệu đặc biệt ( da thú hoặc sắt .) nhằm chống đỡ binh khí, bảo vệ cơ thể. B. Huyên náo : ồn ào C. Oái oăm : trái hẳn với bình thường đến mức không ngờ tới được. D. Rượu tăm : rượu có nồng độ cao, ngon, khi rót ra thường sủi tăm. E. Mách lẻo : đem chuyện người này nói cho người khác, với dụng ý không tốt. F. Chỉnh tề : Xếp đặt ngay ngắn G. Rong biển : loài thực vật ở biển, thân mảnh, hình dải dài, thường mọc chi chít vào nhau. H. Dung hạnh : là nhan sắc và đức hạnh  I. Tam thất: là cây dược liệu, chỉ trồng được ở một số vùng núi cao,khí hậu mát, trồng lâu năm mới có củ, củ dùng làm thuốc chữa bệnh J. Áo bông : là áo vải hoa. K. Máy bộ đàm : là máy liên lạc vô tuyến điện thoại nhỏ, có thể di chuyển dễ dàng. L. Lờ đờ : chậm chạp, thiếu tinh nhanh. M. Nghĩa : lẽ phải, làm khuôn phép cư xử trong quan hệ giữa con người với nhau. N. Bắt bẻ : Vặn hỏi, gây khó khăn cho người bị hỏi. O. Trăn: rắn lớn sống ở rừng nhiệt đới, không có nọc độc, còn dấu vết chân sau, có thể bắt ăn thịt cả những con thú khá lớn. P. Lừ đừ : chậm chạp, mệt mỏi. Q. Nhà pha: nhà tù, trại giam tù nhân. R. Cần lao : cần cù trong lao động/ S. Phong cách : lối sống, cách sinh hoạt làm việc, ứng xử, tạo nên nét riêng của một con người, một lớp người nào đó. từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Bài 1: Các từ sau đây là từ một nghĩa hay nhiều nghĩa, vì sao? a) Kim loại, pháp luật, triết học, bồ hòn, khoai tây, rau cải, cá chép, phốt pho, kẽm, mía b) Võ Thị Sáu , Dốc Miếu, Khe xanh, Cồn Tiên, Trần Phú, Càu Treo, Cửa Tùng, Hà Nội. Bài 2: Xác định và giải thích nghĩa gốc và chuyển nghĩa của từ mũi trong các câu sau: a) Trùng trục như con chó thui Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.  (Câu đố) c) Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau. (Xuân Diệu) d) quân ta chía làm hai mũi tấn công. e) Tôi đã tiêm phòng ba mũi. Bài 3: trong đoạn trích sau đây từ đường có những nghĩa nào? Hãy giải thích nghĩa của các từ đường trong đoạn thơ: Nghìn năm nửa lạ nửa quen Đường xuôi về biển đường lên núi rừng Bàn chân đặt lại bàn chân Tóc xanh rơi mọc mấy tầng cỏ may Lưới đường chằng chịt trên tay Trời ghi định mệnh tháng ngày lao đao Từ nơi vầng trán thanh cao Buồn vui chi cũng hằn bao nếp đường Bây giờ cũng chỉ bến bờ xa xăm Con đường lên dạo cung trăng Xưa là hư ảo nay gần tấc giang Sao đường ở giũa thế gian Người không mở được lối sang với người. (Lê Quốc Hán- Lời khấn nguyện) Bài 4: Giải thích nghĩa các từ Mặt trong các câu thơ sau của Nguyễn Du. Các nghĩa trên có nghĩa nào là nghĩa gốc hay không? - Người quốc sắc kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e - Sương in mặt tuyết pha thân Sen vàng lãng đãng khi gần khi xa - Làm cho rõ mặt phi thường Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia - Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Bài 5: Hai em học sinh nói với nhau. Một em nói: - Từ cày chỉ có một nghĩa là chiếc cày thôi. Một em khác nói: - Không phải đâu từ cày còn có nghĩa là chỉ hoạt động cày ruộng. Vậy là từ cày có 2 nghĩa cơ. Theo em hai bạn nói đúng chưa? Từ cày còn có nghĩa nào nữa không?

File đính kèm:

  • docBai tap tieng viet 6(1).doc
Giáo án liên quan