Ngữ văn bài 3 tiết 11,12 văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển cuả trẻ em

I. Mục tiêu cần đạt:

- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.

- Ghi nhớ được đặc điểm hình thức của văn bản.

- Nhận thức được tầm quan trọng về các quyền của trẻ em.

* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt

1. Dành cho học sinh khá, giỏi

a. Kiến thức:

- Phân tích thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng.

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.

- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6356 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn bài 3 tiết 11,12 văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển cuả trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/9 Ngày giảng: 5/9 Ngữ văn bài 3 Tiết 11,12 Văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CUẢ TRẺ EM I. Mục tiêu cần đạt: - Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. - Ghi nhớ được đặc điểm hình thức của văn bản. - Nhận thức được tầm quan trọng về các quyền của trẻ em. * Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt 1. Dành cho học sinh khá, giỏi a. Kiến thức: - Phân tích thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng. - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng. - Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản. 2. Dành cho học sinh TB a. Kiến thức: - Giải thích thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng. - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng. - Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản. 3. Dành cho học sinh yếu a. Kiến thức: - Hiểu thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một văn bản nhật dụng. - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng. - Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Tự nhận thức: Về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân với trẻ em 2. Làm chủ bản thân: Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay. 3. Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em. III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học 1. Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức, hiện trạng và nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. 2. Minh họa bằng tranh ảnh về thực trạng trẻ em hiện nay 3. Động não: suy nghĩ, phân tích để nhận thức rõ về nhiệm vụ bảo vệ và phát triển của trẻ em. IV. Phương tiện dạy học 1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về một số trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn. 2. HS: tìm những câu chuyện của những bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1. Khởi động HS nghe bài hát “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. GV “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đúng vậy, trẻ em luôn được quan tâm mọi lúc mọi nơi, phải được hưởng những quyền lợi thỏa đáng. Đó cũng là nội dung mà các quốc gia quan tâm và thể hiện trong VB Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc, thảo luận chú thích Mục tiêu: Đọc- hiểu một văn bản nhật dụng; Tìm hiểu vài nét về tác gỉa, tác phẩm và một số chú thích khác - Cách đọc: rõ ràng, mạch lạc, đọc đúng các số liệu, các từ phiên âm tiếng nước ngoài. - Yêu cầu học sinh đọc từ đầu đến phải đáp ứng. - Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho học sinh. Vb” Tuyên bố..... trẻ em” ra đời trong hoàn cảnh nào? Ngày 30/9/1990, trích từ bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em. I. Đọc, thảo luận chú thích 1. Đọc 2. Thảo luận chú thích(sgk) Hoạt động 3. Hướng dẫn tìm hiểu thể loại, bố cục Mục tiêu: Tìm hiểu thể loại, mạch lạc văn bản Văn bản thuộc loại văn bản nào? Được viết theo phương thức biểu đạt nào? VB trên được chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? (Máy chiếu) II. Thể loại, bố cục 1. Thể loại - Thể loại: Văn bản nhật dụng - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận chính trị, xã hội 2. Bố cục (4 phần) - Phần I: Mục 1-2: Lí do của bản tuyên bố - Phần II: mục 3-7: thực trạng cuộc sống và những hiểm họa của trẻ em nghèo trên thế giới. - Phần III: mục 8,9: những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc chăm sóc trẻ em. - Phần IV: mục 10-17: những nhiệm vụ cụ thể Hoạt động 4. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản Mục tiêu: - Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. - Ghi nhớ được đặc điểm hình thức của văn bản. - Nhận thức được tầm quan trọng về các quyền của trẻ em. Vì sao LHQ triệu tập Hội nghị cấp cao bàn về vấn đề trẻ em? Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề của tác giả ? GV nhấn mạnh vị trí, vai trò của trẻ em thế hệ tương lai, chủ nhân của đất nước trong mỗi quốc gia. Theo nhận xét của tác giả thì hiện nay trên thế giới đang gặp phải những hiểm họa gì? Em hiểu gì về chế độ A- pác- thai? - GV: Nhận xét và giải thích thêm Em có nhận xét gì về những dẫn chứng trên? Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì? Theo báo cáo, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc TE trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì. Em hiểu “công ước” là gì. Trẻ em có những quyền nào? - Các quyền: chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng, đến trường, vui chơi …. Theo em, điều kiện trên có thực hiện được chưa? Nêu dẫn chứng cụ thể? Ngoài điều kiện trên còn có điều kiện nào khác? Em hiểu thế nào là “giải trừ quân bị”? Hiện nay nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em? - GV liên hệ thực tế, lấy dẫn chứng và làm rõ thêm . Theo em, những điều kiện trên có ý nghĩa gì? - Yêu cầu 1 HS đọc phần IV và cho biết nội dung chính. Theo em có mấy nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia, đó là những nhiệm vụ nào? - GV liên hệ với thực tế địa phương giải thích, phân tích làm rõ từng nhiệm vụ; qua đó giáo dục HS vấn đề đến lớp học và tuyên truyền mọi người dân kế hoạch hóa gia đình. Em có nhận xét gì về các nhiệm vụ được nêu ra trong đoạn này. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, theo tác gỉa cần phải làm gì. - Đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế. - Em hiểu “nỗ lực”, “liên tục” và “phối hợp với nhau trong hành động” là gì? - Nghĩa là các nước phải cùng chung tay, giúp sức để giải quyết các nhiệm vụ trên làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất. III. Tìm hiểu văn bản 1. Lý do - B¶o ®¶m cho trÎ em mét t­¬ng lai tèt ®Ñp h¬n. - TrÎ em rÔ bÞ tæn th­¬ng vµ cßn phô thuéc - TrÎ em lµ t­¬ng lai cña thÕ giíi. - Nªu vÊn ®Ò cã tÝnh ng¾n gän, cã tÝnh chÊt kh¼ng ®Þnh. 2. Thực trạng cuộc sống và những hiểm họa đối với trẻ em - Là nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. - Chịu đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh. - Chết do suy dinh dưỡng. - Dẫn chứng xác thực, cụ thể thuyết phục. Đó là những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại. 3. Những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên cơ sở Công ước về quyền trẻ em. - Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế trên nhiều lĩnh vực. - Tạo cơ hội khả quan và điều kiện thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng. 4. Nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng. - Quan tâm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. - Vai trò người phụ nữ và quyền bình đẳng. - Phát triển giáo dục. - Vấn đề kế hoạch hóa gia đình. - Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội. - Nêu ra rất cụ thể, rõ ràng, mạch lạc. Hoạt động 5. Hướng dẫn tổng kết Mục tiêu: Ghi nhớ NT, ND văn bản? Văn bản trên thuyết phục người đọc nhờ những biện pháp nào? Cách bố cục, đưa ra các tiêu chí, lời văn giàu sức thuyết phục, lý lẽ sắc bén… Qua văn bản trên tác giả muốn thể hiện điều gì. - GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ. IV. Ghi nhớ (sgk) Hoạt động 6. Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: Làm bài tập củng cố nội dung bài học - Vì sao cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em - Hiện nay tình hình đời sống của trẻ em nghèo ở nước ta đang hưởng những đặc lợi gì. Em biết những chương trình nào đang hỗ trợ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn? V. Luyện tập 4. Củng cố GV khái quát nội dung bài học 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Ghi nhớ NT, ND của văn bản - Soạn bài: Các phương châm hội thoại tiếp theo.

File đính kèm:

  • docTiết 11, 12.doc
Giáo án liên quan