Ai đọc thơ của nhà thơ Nguyễn Bính mà không thấy cái độc đáo
của hồn dân tộc đã ấp ủ trong thơ của ông, hay nói cách khác
Nguyễn Bính đã đưa hồn dân tộc vào thi ca Việt nam hiện đại.
Ông là người đã góp công rất lớn vào nền văn học Việt Nam,
những câu thơ giản dị, bình dân đã làm cho người đọc, khi đọc
lên chỉ một lần đã thấy lòng mình lâng lâng giao cảm, dễ đọc, dễ
mến và nhất là dễ thuộc. Nhưng có ai ngờ được rằng Nguyễn
Bính lại có một cuộc sống lãng mạn và giang hồ giống như thơ
của ông.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyễn Bính - Nhà thơ bình dân si tình và lãng mạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Bính- Nhà thơ bình dân si
tình và lãng mạn
Ai đọc thơ của nhà thơ Nguyễn Bính mà không thấy cái độc đáo
của hồn dân tộc đã ấp ủ trong thơ của ông, hay nói cách khác
Nguyễn Bính đã đưa hồn dân tộc vào thi ca Việt nam hiện đại.
Ông là người đã góp công rất lớn vào nền văn học Việt Nam,
những câu thơ giản dị, bình dân đã làm cho người đọc, khi đọc
lên chỉ một lần đã thấy lòng mình lâng lâng giao cảm, dễ đọc, dễ
mến và nhất là dễ thuộc. Nhưng có ai ngờ được rằng Nguyễn
Bính lại có một cuộc sống lãng mạn và giang hồ giống như thơ
của ông.
Nguyễn Bính thi sĩ lãng mạn và giang hồ.
Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, Bút hiệu của ông là
Nguyễn Bính, sinh năm 1918 tại xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã
Đồng Đội nay là xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản thuộc tỉnh Nam
Định. Ông mồ côi mẹ lúc mới lên ba, do đó bố ông có một bà kế
mẫu, nhưng nhà vẫn nghèo nên ông được bên ngoại đưa về nuôi
nấng dạy dỗ tại thôn Vân Tập cũng cùng xã Đồng Đội.
Cậu ruột Nguyễn Bính là ông Bùi Trình Khiêm lãnh trách nhiệm
nuôi nấng ông. Được biết ông Bùi Trình Khiêm là một nhà nho có
tiếng trong vùng thời đó đã tham gia vào phong trào Đông Kinh
Nghĩa Thục, ông Khiêm cũng là thầy giáo dậy ông Trần Huy Liệu.
Nhờ người cậu giỏi hán văn mà Nguyễn Bính có môi trường tiếp
xúc sớm với chữ nghĩa, thi phú và nghệ thuật.
Khi Nguyễn Bính được mười ba tuổi đã làm kinh ngạc về tài thi
phú của mình nhân vào dịp lễ hội Phủ Giầy (Nam Định) thường tổ
chức vào tháng Ba Âm Lịch hằng năm, trong lễ hội năm này có tổ
chức cuộc thi thơ. Năm đó ban tổ chức chọn đề thi là " Hãy tả
cảnh chọi gà trong ngày lễ hội" Đề tài vừa ra, ông lấy bút giấy viết
liền, chỉ chưa đầy nửa thời gian của ban tổ chức ấn định Ban
Giám Khảo đã thấy Nguyễn Bính đã lên nộp bài thi. Mọi người
đều ngạc nhiên nhất là những vị trong Ban Giám Khảo. Bài nộp
của Nguyễn Bính dài hơn ba trang giấy , kể ra như vậy là ông đã
viết khá dài. Sau khi Ban Giám Khảo xem xét và cân nhắc, đã
quyết định trao giải thưởng hạng nhất cho bài thơ của nhà thơ
Nguyễn Bính.
Liền ngay đó Ban giám khảo đã dùng loa phóng thanh đọc bài
thơ được giải nhất ở giữa sân đình cho mọi người nghe. Nghe
xong, tức thì hàng ngàn người đang tham dự lễ hội có mặt, đều
nhất loạt vỗ tay hân hoan chúc mừng nhà thơ thiên tài Nguyễn
Bính, có những cặp thanh niên còn cao hứng công kêng Nguyễn
Bính lên vai, làm chàng trai Nguyễn Bính vừa mới lớn được nhìn
từ trên cao hơn người xuống nhìn ngắm những cô gái đang đi dự
lễ hội một cách hãnh diện và thoải mái, trái lại những cô gái xuân
xanh mơn mởn đang ước tấm chồng nhìn lên anh thi sĩ đầy cao
ngạo mà ước muốn được lấy chàng làm chồng . . .
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến, xuân đi, hoa mận nở
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?
Bài thơ "Gái Xuân" trên mà NB mô tả một nàng thôn nữ diễm kiều
đang mơ mộng thật nhiều, cô đang mơ một tấm chồng, si tình
một chàng trai nào đó có thể là thi nhân Nguyễn Bính chăng?
Nên chàng hỏi "Đêm xuân cô ngủ có buồn không?"
Từ ngày chàng được đám đông vỗ tay tán thưởng sau cuộc thi ở
Phủ Giầy năm ấy, NB lại càng cao hứng để sáng tác những vần
thơ trữ tình làm nhiều người say mê, các cô thiếu nữ thì mê mẩn
si tình như trong bài Chờ Nhau dưới đây:
Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em ăn dập miếng giầu em sang
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng chung một ngõ vội vàng chi anh
Em nghe họ nói mong manh
Hình như họ biết chúng mình với nhau.
Ai làm cả gió đắt cau,
Mấy hôm sương muối cho trầu đổ non.
Trong câu ' em nghe họ nói mong manh, hình như họ biết chúng
mình với nhau ' quả tình là thi vị và lãng mạn, không còn nề nếp
gia phong cổ hủ trai gái thụ thụ bất thân như ông bà ta thường
nói. Tuy thế nhưng với bài Cô Hàng Xóm mà NB mô tả rằng nhà
chàng ở cạnh nhà nàng mà vì lễ giáo nên còn hơi e ngại.
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn.
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có dậu mùng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
Cho nên chàng chỉ dám nhẹ nhàng nằm mơ thôi:
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng...
Có con bướm trắng thường sang bên này.
Bướm ơi! Bướm hãy vào đây!
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi...
Chả bao giờ thấy nàng cười,
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên.
Cảnh mưa thì thật buồn, nhà thơ NB mô tả như sau:
Tầm tầm giời cứ đổ mưa,
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm.
Cô đơn buồn lại thêm buồn,
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?
Chàng gửi hồn cho bướm trắng để chịu tang khi biết nàng đã
thành người thiên cổ. NB quả là một người si tình và lãng mạn,
mặc dầu chàng chưa hề mặt mặt cầm tay nàng lấy một lần mà đã
nghẹn ngào, đau sót và nói rằng mình đã yêu nàng. Thật đúng là
chàng vừa si tình lại hết sức lãng mạn.
Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng!
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!
Đêm qua nàng đã chết rồi,
Nghẹn ngào tôi khóc... Quả tôi yêu nàng.
Kết luận một điều làm người đọc ngỡ ngàng sau khi nàng chết,
NB còn mơ tưởng rằng nếu hồn trinh của Cô Hàng Xóm còn ở
trần gian thì hãy nhập vào bướm trắng để qua với chàng thì sung
sướng biết bao!.
Hồn trinh còn ở trần gian?
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này!
Rồi, một câu chuyện thú vị và si tình khác của Nguyễn Bính nữa
mà nhiều người còn nhắc tới: Số là năm ấy ông vừa tròn mười
bốn tuổi Nguyễn Bính đi dự hội Phủ Giầy một lễ hội mà ông rất
mê từ thuở nhỏ. Hôm đó ông đang ngồi xem hát hầu đồng bóng,
khi thoáng thấy một cô gái trạc tuổi ông đi ngang qua. Cô bé
người cao ráo mặc áo cánh sen thắt lưng hoa lý trông rất xinh.
Cô ấy đi cùng với một người đàn bà có lẽ là mẹ nàng. Vẻ đẹp sắc
nước nghiêng thành, lạ lùng như nàng vừa thoát ra từ bức tranh
Tố Nữ treo ở tường trong phòng khách của một vị quan mà ông
đã đưọc xem khi đi thăm ông quan ấy với người cậu, vội vàng
ông chạy theo cốt nhìn cho bằng được khuôn mặt cô nàng, rồi
ông ngơ ngẩn như người mất hồn khi diện kiến. Cả ngày hôm ấy,
ông cứ đi theo hai mẹ con nàng, ông theo cả vào chùa trong để
lạy cùng lạy, khấn cùng khấn với hai mẹ con nàng đến nỗi ông
quên cả thời gian mãi cho đến chiều.
Gió chiều cầu nguyện đâu đây,
Nắng chiều cắt đoạn một ngày cuối thu.
Sư già quét lá sau chùa,
Để thiêu xác lá trước giờ lên chuông.
Si tình đến thế nên ít có người sánh kip. Ngoài việc lãng mạn si
tình, NB còn được dân gian coi như một vị thần dùng thơ để bói
toán nên người cùng thời đặt cho ông danh hiệu là 'chú bé thần
đồng ', nhiều lời đồn đãi thêu dệt khiến nảy sinh ra nhiều chuyện
bất ngờ . Lúc đầu người ta nhờ NB gà thơ cho những cuộc thi có
hát đối đáp vì ông có tài đối ứng tức thì, nên thường bên nào có
ông giúp thì đều thắng cuộc thi, làm đối phương tức giận. Tuy
nhiên cũng nhờ tài đó mà ông được dân chúng ngưỡng mộ, thời
đó dân trí còn thấp kém nên đã có người tôn ông lên đến tột đỉnh
vinh quang, có người ngờ rằng ông là người của "cõi trên" hiện
xuống vì do sự sùng kính quá đáng mà thành mê tín, tin rằng thơ
NB là thơ Tiên, được giáng nhập vào cậu bé thần đồng chứ
chẳng phải là thơ của người bình thường sáng tác. Thậm chí đến
nỗi người muốn dựng vợ gả chồng cho con cái, hay những cặp
trai gái gặp đường tình duyên trắc trở, hoặc làm ăn xui xẻo v.v.
đều đến nhờ "Câu" cho thơ "Tiên"! "Cậu" tuỳ theo hoàn cảnh của
thân chủ lại cho thơ "Tiên".
Một lần kia, gia đình nông dân nghèo có một cô gái vừa tuổi cập
kê, một thanh niên con nhà giầu ở làng kế bên đến hỏi xin cưới
làm vợ. Nhưng phiền một nỗi nàng đã có một người yêu khác
trong làng, người này tuy nghèo nhưng như cô nhưng cách ăn
nết ở cũng khá. Gia đình cô gái phân vân không biết quyết định
ra sao cho phải nên đã tìm đến "Cậu" Cậu" liền lấy bút giấy viết ra
"dòng thơ phán bảo" như sau:
"Của dẫu nhiều nhưng vẫn chẳng nên
Phù vân, giả dối chẳng lâu bền
Tình em đâu phải trao thiên hạ
Dành để trai làng mới đẹp duyên"
Thế là gia đình người thiếu nữ đành nghe lời thơ Tiên của Cậu
gả cô cho trai làng, mà từ chối gả cho chàng thanh niên làng bên
giầu có. Một chuyện thật độc đáo là có một anh chàng hành nghề
đạo chích nghe nhà Thơ NB có thơ Tiên linh hiển lắm nên cũng
tìm đến xin thơ Tiên và được Nguyễn Bính "giáng" cho mấy câu
thơ, đọc xong thơ Tiên thì anh đạo chích bỏ luôn nghề ăn trộm.
Trở lại nàng Tố Nữ mà NB gặp ngày trẩy hội Phủ Giầy, hết ngày
lễ hội thì chàng còn tò tò theo nàng nhiều ngày nữa, chàng luôn
luôn đi theo bên nàng cho đến ngày thứ tư, chàng lén dúi được
vào tay cô Tố Nữ một mảnh giấy có mấy câu thơ sau:
"Em ở cõi trần hay cõi tiên?
Phủ đền nhang khói nức hương em
Xin đi chầm chậm cho theo với
Lộc Thánh dâng người một trái tim".
Cô gái Tố Nữ nhanh nhẹn cầm lấy mảnh giấy nhưng nàng thẹn
thùng ngó lơ đi nơi khác. Tuy vậy chỉ cần như thế là chàng đã
mãn nguyện sung sướng tràn ngập trong lòng rồi. Như thế phải
chăng Nguyễn Bính đã là một thi sĩ thật lãng mạn và si tình. Cuộc
tình vẫn chưa chấm dứt, nàng sau đó đã theo mẹ về quê và
chàng tìm cách đi theo cho đến tận nơi nàng ở. Tuy nhiên có lẽ
mối tình đầu này kết quả chỉ đẩy đưa tới đó mà thôi bởi vì chỉ
chừng ba tháng sau thì gia đình nàng đột ngột bán nhà chuyển đi
nơi khác, thế là người tiên Tố Nữ của chàng đã biến mất, nhưng
hình ảnh nàng Tố Nữ trẩy hội Phủ Giầy đầu chít khăn nhung mỏ
qụa, có lúc nàng thả tóc đuôi gà thật xinh vẫn luôn ám ảnh trong
tâm hồn chàng thi nhân Nguyễn Bính, một bóng hình khó lạt phai.
File đính kèm:
- Nguyen Binh Nha tho binh dan si tinh va lang man.pdf