Nguyên tử- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học- liên kết hóa học

1. Bài tập minh họa:

Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Xác định nguyên tố X?

Câu 2: Tổng số các loại hạt(p,n,e) trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 177. Tổng số hạt mang điện của X và Y nhiều hơn tổng số hạt không mang điện của chúng là 47

 

doc23 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nguyên tử- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học- liên kết hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: NGUYÊN TỬ- BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC- LIÊN KẾT HÓA HỌC A. NGUYÊN TỬ Dạng 1: DẠNG TOÁN LIÊN QUAN TỚI SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI HẠT 1. Bài tập minh họa: Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Xác định nguyên tố X? Câu 2: Tổng số các loại hạt(p,n,e) trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 177. Tổng số hạt mang điện của X và Y nhiều hơn tổng số hạt không mang điện của chúng là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của nguyên tử X là 8. Xác định X và Y. Câu 3: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các loại hạt là 40. X là nguyên tố gì? Câu 4: Xét anion XY4─ người ta thấy tổng số proton trong đó là 49. Biết số electron trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 9. Xác định nguyên tố X. Câu 5: Một oxit có công thức M2O có tổng số các loại hạt trong phân tử là 66 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác địn công thức của oxit. Câu 6: Nguyên tử nguyên tố R có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Còn trong cation R+ tổng số các loại hạt là 57. Gọi tên R. Câu 7: Hợp chất X được tạo bởi 2 ion M2+ và YOm─. Tổng số electron trong X là 91. Trong ion YOm─ có 32 electron. Biết: trong hạt nhân nguyên tử Y, số nơtron bằng số proton; số proton ZY thỏa mãn 3≤ ZY ≤10 và ZO = 8. Xác định công thức của X. 2. Bài tập tự giải. Câu 1: Nguyên tử X có tổng số hạt là 82. số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Tìm số khối A của X. Câu 2: nguyê tử X có tổng số hạt 52 và có số khối là 35. Tím số hạt P, N, E của X. Câu 3: Một oxit có công thức M2O có tổng số các loại hạt trong phân tử là 66 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Xác địn công thức của oxit. Bài 4: Tổng số hạt (p,n,e)trong nguyên tử nguyên tố X là 34, biết số khối nhỏ hơn 24. Xác đinh X. Bài 5: Hợp chất X2Y6 có tổng số các loại hạt là 392, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 120 hạt. Số khối của X nhỏ hơn số khối của Y là 8. Tổng số hạt trong cation X3+ ít hơn của anion Y- là 16. Xác định X và Y. Bài 6: Một hợp chất có công thức MX3. Biết tổng số hạt (p,n,e) của MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 8. Tổng số các loại hạt trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16. Viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố M, X. Dạng 2:DẠNG TOÁN KÍCH THƯỚC KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA NGUYÊN TỬ. 1. Bài tập minh họa: Câu 1: Tính bán kính gần đúng của nguyên tử kẽm, biết 1mol kẽm tinh thể bằng 8,382cm3. Trong tinh thể nguyên tử kẽm chỉ chiến 74% thể tích, phần còn lại là rỗng. Câu 2:Nguyên tử canxi có bán kính r= 1,97.10-8cm và có khối lượng nguyên tử là 40u. Tính khối lượng riêng của nguyên tử canxi. Câu 3: Giả thiết trong tinh thể, các nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể(phần còn lại là khoảng trống giữa các quả cầu). Cho biết nguyên tử khối của Fe là 55,85u và khối lượng riêng của Fe là 7,87g/cm3. Tính bán kính nguyên tử của Fe. 2. Bài tập tự giải: Ở điều kiện thường, crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối, trong đó thể tích của các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của crom là 7,2g/cm3 nếu coi nguyên tử crom là hình cầu thì bán kính của nó là bao nhiêu(ĐS: 0,125nm). Câu 2: Nếu thừa nhấn rằng nguyên tử Ca có dạng hình cầu, sắp xếp đặc khít bên cạnh nhau thì thể tích của các nguyên tử chỉ bằng 74% so với thể tích khối tinh thể. Biết khối lượng riêng (ở 20oC) của Ca ở thể rắn là 1,55g/cm3. Tìm bán kính của nguyên tử Ca.(ĐS: 0,197nm) Câu 3: Giữa bán kính hạt nhân R và số khối của nguyên tử A có mối quan hệ như sau: R = 1,5.10-13.A1/3cm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân. (ĐS: 1,16.1014g/cm3) Câu 4: Nguyên tử kẽm có bán kính r=1,35.10-1nm và có khối lượng nguyên tử là 65u. a. Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm. (ĐS: 10,48g/cm3) b. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r=2.10-6nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm. (ĐS: 3,22.1015g/cm3) Câu 5: Tính bán kính gần đúng của nguyên tử Ca, biết thể tích của 1 mol Ca tinh thể bằng 25,87cm3.(Cho biết: Trong tinh thể các nguyên tử Ca chỉ chiếm 74% thể tích tinh thể. Còn lại là khe trống). (ĐS: 1,93.10-8cm3) Dạng 3: DẠNG TOÁN VỀ ĐỒNG VỊ VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH 1. Bài tập minh họa: Câu 1: Hỗn hợp 2 đồng vị bền của một nguyên tố có nguyên tử khối trung bình là 40,08. Hai đồng vị này có số khối hơn kém nhau 2 đơn vị. Đồng vị có số khối lớn hơn chiếm 4%. Tính số khối mỗi đồng vị. Câu 2: Nguyên tử khối trung bình của Bo bằng 10,81. Bo trong tự nhiên gồm hai đồng vị 10Bo và 11Bo. Hỏi có bao nhiêu phần trăm khối lượng 11Bo trong axit boric H3BO3. Cho phân tử khối của H3BO3=61,81. Câu 3: Nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27:23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Đồng vị thứ 2 có nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của X. Câu 4: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg, 26Mg. Biết rằng trong 5000 nguyên tử magie thì có 3930 đồng vị 24; 505 đồng vị 25 còn lại là đồng vị 26. Tính số khối trung bình của nguyên tử Mg. Câu 5: Clo có 2 đồng vị là và . Tỉ lệ tương ứng về số nguyên tử 2 đồng vị này là 3:1. Tính nguyên tử khối trung bình của Cl. Câu 6: Trong tự nhiên Ag có 2 đồng vị . trong đó đồng ví có số khối 109 chiếm 44%. Tìm số khối đồng vị còn lại biết số khối trung bình của Ag là 107,88. Câu 7: Liti trong tự nhiên có 2 đồng vị: 7Li, 6Li. Clo có 2 đồng vị 35Cl, 37Cl. Hãy viết công thức của các loại phân tử liti clorua khác nhau. 2. Bài tập tự giải: Câu 1: Brom có 2 đồng vị , . Tỉ lệ số nguyên tử của 2 đồng vị này là 27:23. Tính nguyên tử lượng trung bình của Br.(ĐS: 79,9) Câu 2: Bo(B) có 2 đồng vị, mỗi đồng vị đều có 5 proton. Đồng vị thứ nhất có số proton bằng số nơtron. Đồng vị thứ 2 có số nơtron bằng 1,2 lấn số proton. Biết nguyên tử khối trung bình của B là 10,812. Tìm phần trăm của mỗi đồng vị. (ĐS: 18,89% và 81,11%) Câu 3: Cu có 2 đồng vị có số khối là 63 và 65. Hãy tính xem ứng với 27 đồng vị có số khối là 65 thì có bao nhiêu đồng vị có số khối là 63. Biết Cu= 63,54. (ĐS: 73) Câu 4: Ne có 2 đồng vị là 20Ne và 22Ne. Hãy tính xem ứng với 18 nguyên tử 22Ne thì có bao nhiêu nguyên tử 20Ne biết Ne= 20,18.(ĐS: 182) Câu 5: Cho nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,327. Số khối các đồng vị lần lượt là 24, 25 và A3. Phần trăm số nguyên tử tương ứng của A1 và A2 là 78,6% và 10,9%. . Tìm A3?(ĐS: dễ) Câu 6: Biết khối lượng của nguyên tử một loại đồng vị của Fe là 8,96.10-23g và trong bảng tuần hoàn, Fe ở ô thứ 26. Tính số khối và số nơtron trong hạt nhân của đồng vị trên. Câu 7: khi cho hạt nhân bắn phá vào hạt nhân người ta thu được một proton và một hạt nhân X. Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân Z của hạt nhân X và hãy cho biết X là nguyên tố gì? Câu 8: Hoàn thành các phản ứng hạt nhân sau đây: a, + →? b, + →? + c, ?→ + DẠNG 4: CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ ION. 1. Bài tập minh họa: Câu 1: Viết cấu hình electron của Cu, Cu+, Cu2+ biết Cu có Z=29. Câu 2: Anion X2- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng là 3p6. Xác định X và Y? Câu 3: Nguyên tử hai nguyên tố X, Y lần lượt có phân lớp ngoài cùng là 4px và 4sy. Biết trong hạt nhân nguyên tử Y số proton bằng số nơtron; X không phải là khí hiếm. X, Y là kim loại hay phi kim. Viết cấu hình electron của mỗi nguyên tử nguyên tố X và Y khi tổng số electron của 2 phân lớp ngoài cùng của hai nguyên tử nguyên tố đều bằng 7. Câu 4: Với cấu hính electron 1s22s22p63s23p6, đây có thể là cấu hình electron của nguyên tử hay ion nào? Câu 5: Electron có mức năng lượng cao nhất của ion dương R3+ được viết là 3d5. Xác đinh nguyên tố R. 2. Bài tập tự giải: Câu 1: Cho các nguyên tử và ion sau: a. Nguyên tử Q có 3 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p. b. Ion T2+ có 18 electron. Viết cấu hình electron của Q và T. Câu 2: Với cấu hính electron 1s22s22p63s23p6, đây có thể là cấu hình electron của nguyên tử hay ion nào? Câu 3: Electron có mức năng lượng cao nhất của ion dương R3+ được viết là 3d5. Xác đinh nguyên tố R. Dạng 5: TỔNG HỢP Câu 1: Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 10. Viết cấu hình electron của cation của nguyên tố X. Câu 2: một nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Đơn chất của X có ứng dụng quan trọng trong việc xử lí nước là gì? Câu 3: Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 đơn chất kim loại (có cấu hình electron [Ne]3s1 và [Ar]4s1) tác dụng với nước dư thì thu được 0,1 mol khí. Phần dung dịch này sau phản ứng đem cô cạn thu được m gam chất rắn. Giá trị M là? Câu 4: Tổng số hạt trong ion M+ là 57. Trong nguyên tử M, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Viết cấu hình electron của M, M+. Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm VIA, có tổng số các hạt cơ bản là 24. Nguyên tử nguyên tố Y có ít hơn X là 2 proton. X và Y kết hợp với nhau(ở điều kiện xác định) tạo thành hợp chất Z, trong đó X chiếm 57,14% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của Z. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM PHẦN NGUYÊN TỬ Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị bền là 16O,17O,18O. Còn cacbon có 2 đồng vị bền là 12C và 13C. Hỏi có thể tạo thành bao nhiêu phân tử khí CO2? A. 6 B. 12 C. 18 D. 10 Chúng ta sẽ xác định được cụ thể các hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử khi biết: (1) số electron và số nơtron; (2) số proton và nơtron. Chọn nhận định đúng. A. Chỉ (1) đúng. B. Chỉ (2) đúng. C. Cả (1) và (2) đều sai. D. Cả (1) và (2) đều đúng. Chỉ ra phát biểu sai. 1. trong nguyên tử , số p = số e = số điện tích hạt nhân. 2. Tổng số p và số e trong một hạt nhân được gọi là số khối. 3. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số p nhưng khác số n. 4. Số p bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. 5. Đồng vị là các chất có cùng số p nhưng khác số n. A. 1. B. 2,4,5. C. 3. D. 2,5. Ion nào dưới dây không có cấu hình eiectron của khí hiếm? A. Na+ B. Mg2+ C. Al3+ D. Fe2+ Đồng trong tự nhiên có hai loại đồng vị 63Cu và 65Cu . Biết nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 63Cu trong CuSO4 là bao nhiêu trong các giá trị sau A. 28,830% B. 18,836% C. 39,820% D. 18,166% Electron cuối cùng phân bố vào nguyên tử X là 3d6. Số electron ngoài cùng của X là A. 5 B. 6 C. 2 D. 8 Anion X2- có tổng số hạt cơ bản là 50. Trong nguyên tử X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Cấu hình electron của X2- là A. [Ar] B. [Ne]3s23p4 C. [Ar]3d54s1 D. [Ar]3s23p4 Vi hạt nào dưới đây có số proton nhiều hơn số eletron? A. Nguyên tử Na. B. Nguyên tử S. C. Ion clorua Cl-. D. Ion kali K+. Chọn khái niệm đúng về đồng vị? A. Đồng vị là những chất có cùng số điện tích hạt nhân Z. B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số điện tích hạt nhân Z. C. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối A. D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Z. Nguyên tố oxi và hiđro có các đồng vị bền sau: và . Số phân tử H2O tạo từ các đồng vị trên là bao nhiêu? A. 6 B. 9 C. 12 D. 15 Mệnh đề nào sau đây không đúng? A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi có 8 electron. B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi có 8 nơtron. C. Chỉ có trong nguyên tử oxi có 8 electron. D. Chỉ có oxi mới có số hiệu nguyên tử là 8. Nguyên tử nguyên tố M có cấu hình eletron lớp ngoài cùng là 3d6. Tổng số electron của nguyên tử M là: A. 24 B. 25 C. 26 D. 27 Nguyên tử Ne và các ion Na+ và F- có đặc điểm nào sau đây? A. Có cùng số proton. B. Có cùng số nơtron. C. Có cùng số electron. D. Có cùng số khối. Electron thuộc lớp nào sau đây có mức năng lượng cao nhất? A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ với hạt nhân? A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N. Trong nguyên tử các electron quyết định tính chất hóa học của là các electron ở A. lớp gần nhân nhất. B. phân lớp ngoài cùng. C. phân lớp sát ngoài cùng. D. lớp ngoài cùng. (CĐ A-2008) Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điệ của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là A. Al và Cl B. Al và P C. Na và Cl D. Fe và Cl (CĐ-2009) Nguyên tử nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X và Y lần lượt là A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và kim loại. C. kim loại và khí hiếm. D. phi kim và kim loại. (CĐ-2009) Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 15. B. 17. C. 23. D. 18. (ĐH B-2007) Trong hợp chất ion XY(X là kim loại, Y là phi kim).Số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất X chỉ có mức oxi hóa duy nhất. Công thức của XY là A. NaF. B. CaO. C. AlN. D. LiF. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có số hạt proton nhiều hơn trong nguyên tử X là 4. X, Y là các nguyên tố A. Al và Br. B. Al và Cl. C. Mg và Cl D. Si và Br. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p6 và số khối là 79. Vậy số nơtron của nguyên tử là: A. 40 B. 41 C. 43 D. 45 Trong các ion sau: Na+, Cu2+, Mg2+, Fe2+, Al3+, Mn4+, S2-, dãy nhứng ion không có cấu hình của khí hiếm là A. Na+, Mg2+,Cu2+ B. Mg2+, Fe2+, S2- C. Fe2+, Al3+, Mn4+ D. Cu2+,Fe2+, Mn4+ (CĐ A-2007) Trong tự nhiên nguyên tố Cu có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 63Cu là: A. 27% B. 73% C. 54% D. 50% Trong tự nhiên Mg có hai đồng vị là X và Y. Đồng vị X có số khối là 24, đồng vị Y hơn X một nơtron. Tỉ lệ số nguyên tử X và Y tương ứng là 3:2. Nguyên tử khối trung bình của Mg là: A. 24,67 B. 24,86 C. 24,40 D. 25,20 Nguyên tử khối trung bình của đồng kim loại là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với hai loại đồng vị là 63Cu và 65Cu. Số nguyên tử 63Cu trong 32g Cu là A. 3,0115.1023 B. 12,046.1023 C. 2,224.1023 D. 1,503.1023 Nguyên tử Al có bán kính 1,43.10-8 cm và khối lượng nguyên tử là 27u. Thực tế thể tích thật chiếm bởi các nguyên tử chỉ bằng 74% thể tích của tinh thể, còn lại là các khe rỗng. Vậy D(g/cm3) đúng của Al là A. 2,5 B. 2,7 C. 2,9 D. 2,8 Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe trống giữa các quả cầu, cho nguyên tử khối của Fe là 7,78(g/cm3). Bán kính gần đúng của nguyên tử Fe là A. 1,44.10-8cm B. 1,28.10-8cm C. 1,97.10-8cm D. 1,56.10-8cm Tinh thể đồng kim loại được coi như gồm các nguyên tử Cu hình cầu xếp khít nhau, thể tích các khe trống chiếm 26%. Khối lượng riêng của kim loại đồng là 8,93 g/cm3. Khối lượng mol nguyên tử của Cu là 63,5g. Bán kính gần đúng của nguyên tử Cu là: A. 2,56.10-8cm B. 0,256.10-8cm C. 1,28.10-8cm D. 0,128.10-8cm Hạt nhân nguyên tử được xem có dạng hình cầu. Giữa bán kính hạt nhân(r) và số khối của nguyên tử (A) có mối liên hệ sau: r= 1,5.10-13.A1/3(cm). Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử(tấn/cm3) là A. 117.106 B. 216.105 C. 92.106 D. 67.106 Nguyên tử của nguyên tố X có 11 electron ở các opitan p. Nguyên tố X là A. Na. B. F. C. Br. D. Cl. Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 28. Số lượng obitan lớn nhất(nghĩa là kể cả obitan trống) mà nguyên tử R có thể có là A. 3 B. 5 C. 7 D. 9 Nguyên tố R có tổng số các loại hạt cơ bản lớn gấp ba lần số proton trong hạt nhân. Xét các nhận định sau: (1) tỉ lệ N:P=1:1; (2) Số khối luôn chẵn; (3) tổng số các loại hạt (e,p,n) luôn chẵn. nhận định đúng là A. (1) B. (1) và (2) C. (1),(2) và (3) D. (2) và(3) Biết số Avogađro bằng 6,022.1023. số nguyên tử H trong 1,8g H2O là A. 0,3011.1023 B. 10,8396.1023 C. 1,2044.1023 D. 0,2989.1023 Nguyên tử nào sau đây có 3 electron lớp ngoài cùng? A. 7N B. 6C C. 21Sc D. 13Al Trong các nguyên tố có Z từ 1 đến 20. Số nguyên tố có 2 electron độc thân ở lớp ngoài cùng là A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Nguyên tử nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 13, số khối bằng 27 thì số electron hóa trị là A. 3 B. 1 C. 4 D. 13 Khối lượng của nguyên tử C gồm 6 proton, 8 nơtron, 6 electron là: A. 14u B. 12gam C. 12u D. 20u (ĐH B-2011) Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần % theo khối lượng của trong HClO4 là: A. 8,92% B. 8,43% C. 8,56% D. 8,79% Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 82. trong đó tổng số hạt mang điện nhiều gấp 1,733 lần tổng số hạt không mang điện. Khi cho dạng đơn chất X tác dụng với HCl, Cu, O2, S, H2O, N2. Số chất xảy ra phản ứng hóa học với X là A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 B. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HOC Dạng 1: Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 1. Bài tập minh họa Câu 1: Xác định vị trí của 17Cl, 20Ca, 24Cr, 26Fe, 29Cu trong BTH. Câu 2: (ĐH-1998) anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Viết cấu hình electron của X và Y. Xác định vị trí(ô, nhóm, chu kì) của X và Y trong BTH. Câu 3: Cho biết tổng số electron trong XY32- là 42, trong hạt nhân X cũng như Y, số proton bằng số nơtron. Xác đinh vị trí của X và Y trong BTH. Câu 4: X, Y là hai nguyên tố cùng nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp của BTH. Tổng số hạt proton trong X và Y là 32. Xác định vị trí của X và Y trong BTH. Câu 5: các nguyên tố nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Tìm vị trí các nguyên tố trong BTH. 2. Bài tập tự giải Câu 1: Nguyên tố A có cấu hình eletron 1s22s22p3. Hãy xác định vị trí của nguyên tố trong BTH. Câu 2: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì nhỏ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron của chúng là 22. Hãy cho biết oxit, hiđroxit (ứng với hóa trị cao nhất của X và Y) Có tính axit hay bazơ?(ĐS: X là nitơ, Y là phot pho) Câu 3: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số điện tích hạt nhân của chúng là 52. Xác định số hiệu nguyên tử, tên X, Y và viết công thức oxit cao nhất, hidroxit của X và Y. Hiđroxit của chúng có tính axit hay bazơ? So sánh tính chất đó.(ĐS: Clo và Brom) Câu 4: Tìm vị trí các nguyên tố có Z= 19, 31, 32, 35, 36, 24, 25, 29 mà không được dùng BTH. Câu 5: X và Y là hai nguyên tố ở nhóm A kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của BTH. Tổng số khối của chúng là 51. Số notron của Y lớn hơn của X là 2 hạt. Trong nguyên tử X số electron bằng số nơtron. Xác định số hiệu nguyên tử tên X, Y và viết công thức oxit, hiđroxit của X và Y. Chúng có tính axit hay bazơ? So sánh tính chất đó? Câu 6: Hãy viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử thuốc các nguyên tố sau: a, Sn chu kì 5, nhóm IVA b, Ta chu kì 6, nhóm VB c, Pb chu kì 6 nhóm IVA d, Cs chu kì 6 nhóm IA Dạng 2: Dạng toán công thức hóa học của hợp chất với oxi và hđro. 1. Bài tập minh họa Câu 1: Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất của nó với hiđro có 5,882% hiđro về khối lượng. Tìm R? Câu 2: Hợp chất khí của nguyên tố R với hiđro có công thức RH2. Trong oxit cao nhất của R oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm R? Câu 3: Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. Tìm R? Câu 4: R là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. M là một kim loại hóa trị III. Cho 10,08 lít khí (đktc) của đơn chất R tác dụng vừa đủ với M thu được 40,05 gam muối. Xác định M. biết oxit cao nhất của R có phân tử khối là 183. 2. Bài tập tự giải Câu 1: Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O7. Hợp chất của nó với hidro có 0,78% hiđro về khối lượng. Tìm R?(ĐS: Iot) Câu 2: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH4. Trong oxit cao nhất của R có 53,33% oxi về khối lượng. Tìm R? (ĐS: Cl) Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2, trong oxit cao nhất tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2:3. Tìm R?(ĐS: lưu huỳnh) Câu 3: Nguyên tố R thuộc nhóm VA. Tỉ lệ về phân tử khối giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R(tương ứng) là 17:71. Xác định R.(ĐS: Phot pho) Câu 4: hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH3. Trong oxit cao nhất R chiếm 25,93%. Tìm R.(ĐS: nitơ) Câu 5: X là nguyên tố phi kim có hóa trị cao nhất đối với oxi bằng hóa trị với hiđro. Tìm số nguyên tố thỏa mãn điều kiện trên. Dạng 3: DẠNG TOÁN TÌM KIM LOẠI 1. Bài tập minh họa Câu 1: Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA. Tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí H2(đktc). Xác định tên 2 kim loại. Câu 2: Cho 3,0 gam hỗn hợp gồm natri và một kim loại kiềm (X) tác dụng với 100,2g nước, thu được 103,0g dung dịch(Y) a, Xác định kim loại X. b, Tính nồng độ mol của các chất trong Y. Biết DY=1,25g/ml Câu 3: hòa tan 8 gam hỗn hợp hai hiđroxit của kim loại nhóm IA thành 100ml dung dịch X. 10ml dung dịch X được trung hòa vừa đủ bởi 80ml dung dịch axetic cho 1,472g hỗn hợp muối. a, tìm tổng số mol hai hiđroxit có trong 8 gam hỗn hợp và nồng độ mol của axit axetic. b, Xác định tên 2 kim loại kiềm, biết chúng thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong BTH. Tìm khối lượng của mỗi hiđroxit trong 8 gam hỗn hợp. Câu 4: hòa tan hết 4,68 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại X và Y thuộc nhóm IIA(ở hai chu kì kế tiếp nhau trong BTH) bằng dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 1,54 lít khí CO2(ở 27,30C và 0,8atm). a, Xác định X và Y. b, tính tổng khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Z. 2. Bài tập tự giải Câu 1: Cho 2,3 g một kim loại hóa trị I tác dụng hết với nước thì thu được 1,12 lít H2(đktc). Tìm tên kim loại đó.(ĐS: Na) Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 27,4 gam một kim loại m hóa trị II vào nước thu được 4,84 lít khí (đktc). Xác định tên kim loại.?(ĐS: Ba) Câu 3: Cho 3,6 gam một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít H2(đktc). Xác định tên kim loại.(ĐS: Mg) Câu 4: Cho 3 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm R và Na tác dụng với nước duwthu được dung dịch Y và khí Z. Để trung hòa dung dịch Y cần 0,2 mol axit HCl. Xác định tên của R.(ĐS: R là Li) Câu 5: hòa tan 2,02 g hỗn hợp 2 kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA vào nước thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch X. a, tìm tên hai kim loại.(ĐS: Na và K) b, tính thể tích dung dịch H2SO4 O,2M cần để trung hòa dung dịch X.(ĐS: V=0,15 lít) Dạng 4: XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TỐ 1. Bài tập minh họa Câu 1: Nguyên tử nguyên tố R có cấu hình eletron lớp ngoài là 3p1. Tính chất hóa học cơ bản của R là: Câu 2: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số electron trên các phân lớp p là 11. R là kim loại hay phi kim? 2. Bài tập tự giải. Câu 1: Nguyên tử nguyên tố A có phân lớp ngoài 4s. Nguyên tử nguyên tố B có phân lớp ngoài 4p. Nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim? Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài 4s. Nguyên tử nguyên tố B có phân lớp ngoài 4p. A, B không là khí trơ. Tổng số electron trên 2 phân lớp ngoài của A, B là 7. A, B là: Câu 3: Nguyên tử nguyên tố R có điện tích hạt nhân là +4,64.10-18C. R là kim loại hay phi kim? Dạng 5: SO SÁNH BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ VÀ ION, TÍNH KIM LOẠI, PHI KIM, TÍNH AXIT, TÍNH BAZƠ Câu 1: (ĐH B-2009) Cho các nguyên tố K(Z=19), N(Z=7), Si(Z=14), Mg(Z=12). Dãy các gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là? Câu 2: Sắp xếp các ion sau theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần và giải thích: a, K+, S2-, Cl- b, Au+, Au3+ Câu 3: Sắp xếp các axit cho dưới đây theo thứ tự tăng dần tính axit? a, HF, HCl, HBr, HI. Câu 4: Cho các nguyên tử và ion sau: Na, Na+, Mg, Mg2+, Al, Al3+, F- và O2-. Hãy sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính của các nguyên tử và ion trên. Câu 5: Cho các nguyên tố Cl, S, Mg, Na, Al, P, Si. Hãy cho biết bán kính nguyên tử, độ âm điện và tính kim loại của các nguyên tố trên biến đổi ra sao theo chiều tăng số hiệu nguyên tử? Giải thích biến đổi ấy theo cấu tạo nguyên tử? Câu 6: (ĐH A-2008)Dãy các nguyên tố: N, P, F, O sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là? Câu 7: Cho các chất NaOH, KOH, HNO3, H3PO4. Thứ tự sắp xếp theo tính axit tăng dần là: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BẢNG TUẦN HOÀN Cơ sở để sắp xếp các nguyên tố trong BTH gồm những yếu tố nào? A. Điện tích hạt nhân, khối lượng nguyên tử, số electron hóa trị. B. Điện tích hạt nhân, số lớp electron, số electron hóa trị. C. Số lớp electron, khối lượng nguyên tử, số electron hóa trị. D. Điện tích hạt nhân, số khối, số electron lớp ngoài cùng. Chỉ ra câu sai: A. BTH gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm. B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. C. BTH có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron nguyên tử. D. BTH có 8 nhóm A và 8 nhóm B. Chỉ ra câu sai: A. Căn cứ vào số lớp eletron để xếp các nguyên tố thành chu kì. B. Căn cứ vào số electron ngoài cùng của nguyên tử để xếp các nguyên tố thành chu kì. C. Căn cứ vào số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử để xếp các nguyên tố vào nhóm A. D. Căn cứ vào số electron hóa trị trong nguyên tử để xếp

File đính kèm:

  • doccac dang bai tap hoa hoc co ban 10.doc
Giáo án liên quan