HỆ QUI CHIẾU.
Câu 1. Những người lái khinh khí cầu cho biết nếu họ không nhìn vào các đồng hồ đặt trong đó thì không thể xác định được khí cầu đang bay lên hay hạ xuống và nói chung là nó có chuyển động hay không. Tại sao?
Câu 2: Một toa tàu đang chuyển động thì bộ phận nào chuyển động, bộ phận nào đứng yên so với mặt đường, so với thành toa tàu?
Câu 3: Một đoàn máy kéo có vận tốc như nhau, đi ngang qua một ô tô đứng yên. Hỏi đối với ô tô thì những máy kéo này có chuyển động hay không? Đối với máy kéo này thì máy kéo kia có chuyển động hay không? Đối với máy kéo thì ô tô có chuyển động hay không?
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bài tập định tính hay nhất môn Vật Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bài tập định tính hay nhất
môn vật lí
Hệ qui chiếu.
Câu 1. Những người lái khinh khí cầu cho biết nếu họ không nhìn vào các đồng hồ đặt trong đó thì không thể xác định được khí cầu đang bay lên hay hạ xuống và nói chung là nó có chuyển động hay không. Tại sao?
Câu 2: Một toa tàu đang chuyển động thì bộ phận nào chuyển động, bộ phận nào đứng yên so với mặt đường, so với thành toa tàu?
Câu 3: Một đoàn máy kéo có vận tốc như nhau, đi ngang qua một ô tô đứng yên. Hỏi đối với ô tô thì những máy kéo này có chuyển động hay không? Đối với máy kéo này thì máy kéo kia có chuyển động hay không? Đối với máy kéo thì ô tô có chuyển động hay không?
Câu 4: Hãy xét một điểm bất kì trên một cánh quạt máy bay. Đối với người lái thì quĩ đạo chuyển động của điểm đó có hình gì? Cũng câu hỏi đó đối với mặt đất?
Câu 5: Từ tâm một chiếc đĩa nằm ngang đang quay, người ta búng nhẹ một hòn bi cho nó chuyển động trên mặt đĩa. Quĩ đạo chuyển động của hòn bi đối với Trái Đất và đối với đĩa là hình gì?
Câu 6: Tại sao ngời ta nói Mặt Trời là mọc và lặn? Trong trường hợp đó vật nào được chọnh làm vật mốc?
Tổng hợp các chuyển động
câu 1: Một hành khách trên một chuyến xe lửa tốc hành nhìn vào một xe lửa khác đang chuyển động ngược chiều với mình. Khi toa cuối cùng của xe lửa này đi qua khỏi mắt thì người đó cảm thấy xe lửa của mình bỗng chạy chậm hẳn lại. Tại sao lại thế?
Câu 2: Trong điều kiện nào thì người lái máy bay phản lực có thể quan sát được viên đạn đang bay gần máy bay của mình?
Câu 3: a) Hai chiếc xuồng đi cùng chiều trên sông với vận tốc khác nhau. Khi chúng đi ngang qua nhau, từ mỗi xuồng người ta thả xuống một cái phao. Sau 15 phút hai xuồng cùng quay lại với cùng vận tốc và hướng về phía những chiếc phao đã thả xuống nước. Xuồng nào sẽ gặp phao của mình sớm hơn? Giải thích?
b) Giải bài toán trên với điều kiện lúc đầu hai xuồng chuyển động ngược chiều?
Câu 4: Có một cái bè trôi trên sông và một chiếc thuyền có mái chèo. Hỏi người lái thuyền muốn vượt lên trước cái bè hay tụt lại sau cái bè 10m sẽ dễ hơn?
Câu 5: Khi một máy bay bay đến điểm A thì đuổi kịp một khí cầu. Sau nửa giờ máy bay quay lại và gặp khí cầu ở một điểm cách A 30km. Hỏi vận tốc của luồng khí là bao nhiêu cho biết động cơ của máy bay không thay đổi công suất?
Câu 6: Trong một toa xe lửa có những điểm không chuyển động và những điểm chuyển động. Đó là những điểm nào?
Câu 7: Một tấm kính đã được hơ khói chuyển động trên mặt bàn nằm ngang với vận tốc v1. Một hòn bi được búng đi trên mặt kính với vận tốc v2 vuông góc với hướng chuyển động của tấm kính sẽ để lại trên kính một vết hình gì?
Câu 8: Tại sao một người đứng trên con thuyền đang đi lại bị xô về phía trước nếu thuyền dừng lại ?
Câu 9: Khi vẩy mạnh chiếc nhiệt kế y tế, cột thuỷ ngân trong ống tụt xuống. Giải thích hiện tượng đó như thế nào ?
Câu 10: Trong những động cơ quay nhanh chạy bằng sức gió dùng trong nông nghiệp, muốn cho quạt quay đều người ta đưa vào trục truyền động những bánh đà rất nặng để quạt quay đều. Tại sao ?
Câu 11: Rất khó đóng đinh vào bức vách làm bằng gỗ mỏng nhưng nếu đặt ở phía bên kia một vật nào đó thì có thể đóng đinh được. Tại sao ?
Câu 12: Có hai lực kế được buộc chặt vào một giá đỡ. Người ta treo vào lực kế trên một quả cân, đặt lên trên lực kế dưới một cốc nước. Kim của các lực kế được chỉnh về số không, để không kể đến trọng lượng của quả cân và cốc nước. Sau đó nhúng quả cân vào cốc nước sao cho không tiếp xúc với đáy cốc (hình vẽ). Kim của hai lực kế sẽ chỉ như thế nào ?
Câu 13: Trên một chiếc cân ở vị trí thăng bằng có một bình đựng nước không đầy. Hỏi cân có còn thăng bằng nữa không nếu ta nhúng một ngón tay vào nước sao chô chạm vào đáy và thành bình ?
Câu 14: Trên một đĩa cân có một buộc sợi chỉ treo một vật nặng và một bình nước. Hỏi cân có còn thăng bằng nữa không nếu hạ sợi chỉ xuống để cho vật nặng chìm hoàn toàn trong nước mà nước không tràn ra khỏi bình?
Câu 15: Một dây thừng vắt qua một ròng rọc cố định. Một đầu dây treo một vật nặng có trọng lượng bằng trọng lượng của người còn đầu kia có một người bám vào dây và đu người lên. Hỏi nếu người đó dùng tay leo lên trên thì hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào ?
Câu 16: Có hai con khỉ nặng như nhau cùng leo lên ở hai đầu một sợi dây vắt qua một ròng rọc, một con leo với vận tốc gấp hai lần con kia. Hỏi con nào leo lên trước, con leo nhanh hay con leo chậm ?
Câu 18: Trong TN quen thuộc của Ghê ric với bán cầu Macđơbua. Nếu ta buộc chặt một bán cầu vào tường còn bán cầu kia cho 16 con ngựa kéo thì lực kéo có lớn hơn không?
Câu 19: Tại sao hòn bi thép có thể nảy ra khi va chạm vào tảng đá một cách dễ dàng nhưng không thể dễ dàng nẩy ra khi va chạm với nhựa đường ?
Câu 20: Nếu đột ngột cho đầu máy xe lửa chuyển bánh thì có thể làm cho các chỗ nối giữa các toa bị đứt. Tại sao ?
Câu 21: Khi làm cỏ lúa bằng tay không nên nhổ cỏ một cách quá nhanh. Tại sao ?
Lực ma sát
Câu 1: Tại sao những vật nhẹ lại khó ném được xa ?
Câu 2. Tại sao ngọn lửa của cây nến, cái đèn... bao giờ cũng hướng lên trên ?
Lực đẩy ácimet
Câu 1. Người ta đặt hai cốc nước đầy lên trên hai đĩa cân của cân Robecvan, một cốc có một mẩu gỗ nổi bên trên. Hỏi cân có thăng bằng không?
Câu 2. Một chậu nước đặt trên một thanh gỗ. Tại sao nếu bỏ một quả cân vào một chiếc hộp rồi thả trên mặt nước thì chậu vẫn cân bằng ngay cả khi ta lấy ngón tay ấn vào chiếc hộp nhán cho nó chìm xuống sâu hơn, chậu vẫn cân bằng ? Tại sao nếu lấy quả cân ra khỏi hộp rồi thả xuống đáy chậu thì chậu nước sẽ mất cân bằng ?
áp suất
Câu 1. Muốn làm tách các tờ giấy mỏng trong 1 tập giấy ta chỉ cần thổi vào mép tờ giấy đó. Giải thích?
Câu 2. khi có gió mạnh những chiếc lá khô đang nằm yên trên mặt đất lại bị bốc lên cao?
Nhiệt học
Câu 1. Tại sao khi ra gió ngọn nến lại bị tắt?
Câu 2. Một chiếc cốc bằng giấy đựng đầy nước nếu đặt lên ngọn lửa có bị cháy không?
Câu 3. Bầu của hai nhiệt kế như nhau, một bầu đựng nước, một bầu đựng thuỷ ngân. Tại sao trong các điều kiện như nhau nhiệt kế thuỷ ngân lạnh nhanh gấp hai lần nhiệt kế nước ?
Câu 4. Trong các điều kiện như nhau, nhiệt kế thuỷ ngân và nhiệt kế rượu, nhiệt kế nào nhậy hơn?
định luật Bôi- Mariôt
Câu 1. Tại sao một chiếc bình đựng khí nén khi nổ sẽ nguy hiểm còn một chiếc ống đựng nước dưới áp suất lớn khi nổ lại không gây nguy hiểm ?
Câu 2. Khi bọt không khí từ đáy thùng nổi lên mặt nước thì lực đẩy tác dụng lên bọt không khí đó thay đổi như thế nào ?
Câu 3. Từ đáy của một bình thuỷ tinh cao đựng đầy nước người ta thả ra một bọt không khí nhỏ và quan sát chuyển động của nó. Đặc tính của chuyển động ấy như thế nào ?
Câu 4. Tại sao người ta làm những gân nổi dọc mặt ngoài phần cuống hẹp của các phễu dùng để rót chất lỏng vào chai ?
Câu 5. Tại sao khi củi cháy thường có những tia lửa bắn ra cùng với những tiếng nổ lách tách ?
Câu 6. Lực nâng khí cầu phụ thuộc nhiệt độ như thế nào ?
Câu 7. Những chai đựng đầy nước giải khát có chứa khí cacboníc nếu để vào chỗ ấm đôi khi ta thấy nút chai bị bật ra?
Câu 8. Tại sao khi chiếc ống giác được hơ nóng lại có thể bám chặt vào đáp án người ?
Câu 9. Bóng đèn điện chứa đầy khí Nitơ ở nhiệt độ cao và áp suất thấp. Tại sao phải nạp khí vào bóng đèn trong những điều kiện như vậy ?
Sự bay hơi
Câu 1. Nếu nước bị đổ ra sàn nhà, muốn cho sàn nhanh khô thì ta quét cho nước loang rộng ra ? Tại sao vậy ?
Câu 2. Một giọt nước khi rơi trên miếng sắt nóng bỏng sẽ nảy lên? Tại sao ?
Câu 3. Trong trường hợp nào chiếc bánh mì bị khô nhanh hơn: để vào trong tủ kính hay để trên bàn.
Câu 4. Tại sao nhiều vật khi bị khô lại cong đi ?
Công trong nhiệt động lực học
Câu 1. Tại sao khi ném một quả bóng đã bị thủng xuống sân thì nó không thể nảy lên được ?
Câu 2. Nếu trong máy ép dùng chất lỏng ta thay không khí vào thì có dùng được không ?
Câu 3. Muốn đun nóng một quả cầu bằng kim loại đến cùng một nhiệt độ trong trường hợp nào cần năng lượng lớn hơn: Khi treo quả cầu bằng một sợi chỉ hay khi đặt nó trên giá ? Coi rằng sợi chỉ và giá không hấp thụ năng lượng ?
Nhiệt hoá hơi
Câu 1. Tại sao mưa làm cho khí trời trở lên mát hơn ?
Câu 2. Khi tắm trong những ngày nóng nực, lúc ngâm mình vào nước, nước hình như mát hơn nhưng khi ra khỏi nước thì lại có cảm giác ngược lại ?
Câu 3. Tại sao mặc bộ quần áo cao su lại không chống được nóng ?
Câu 4. Tại sao diêm ẩm lại không cháy được ?
Câu 5. Nếu nhỏ vài giọt nước lên mặt chiếc đe rồi lấy búa đập mạnh vào thì sẽ phát ra tiếng nổ như tiếng súng. Tại sao ?
nhiệt lượng trao đổi giữa các vật
Câu 1. Tại sao cái túi sưởi ấm lại chứa đầy nước nóng chứ không phải là không khí nóng ?
Câu 2. Có thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân thông thường để đo nhiệt độ của một giọt nước được không ?
Câu 3. Tại sao khi cưa gỗ, lưỡi cưa lại nóng hơn gỗ ?
Câu 4. Để cắt kim loại, người ta dùng những chiếc cưa ma sát ( chiếc đĩa không có răng). Khi đĩa quay với vận tốc lớn, đĩa đó có thể cắt được kim loại. Tại sao cưa không có răng vẫn cắt được kim loại ?
Câu 5. Tại sao sau cơn bão nước biển trở lên nóng hơn ?
Câu 6. ở chỗ nào của thác nước nhiệt độ cao hơn ?
Câu 7. Tại sao khi đang đóng đinh vào gỗ, mũ đinh nóng lên rất ít nhưng khi đã đóng xong thì chỉ cần vài nhát búa, mũ đinh đã nóng lên rất nhiều ?
Câu 8. Một toa xe lửa đang chuyển động mà dừng lại thì động năng của nó biến đi đâu ?
Câu 9. Người ta đập chiếc búa vào một miếng thép, chiếc búa nảy lên. Sau đó lại đập chiếc búa vào một miếng chì thì chiếc búa nảy lên thấp hơn. Hỏi khi đó ta đã truyền cho miếng kim loại nào năng lượng lớn hơn ? ( Động năng của búa khi đập vào hai miếng lim loại là như nhau)
Câu 10. Tại sao khi đập một viên đá lửa vào một tấm thép thì có các tia lửa bắn ra ? Tại sao khi ta áp sát miếng thép vào hòn đá mài đang quay thì các tia lửa cũng bắn ra ?
Câu 11. Không khí nóng thì bay lên, tại sao trong tầng đối lưu của khí quyển, ở dưới lại nóng hơn ở trên ?
Câu 12 . Tại sao khi bơm xe đạp, chiếc bơm lại nóng lên ?
Câu 13. Hiệu suất của động cơ nhiệt có thể là 100% được không nếu ma sát của mọi chi tiết tiến dần tới không ?
Sự sôi
Câu 1. Có thể đun sôi nước bằng cách dùng hơi nước ở nhiệt độ 1000C được không ?
Câu 2. Có thể đun sôi một cốc nước bằng cách thả nó vào một nồi nước đang sôi được không ? Nếu người ta hoà thêm vào trong nồi nước vài thìa muối thì có đun được không ?
độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối
Câu 1. Tại sao khi trời nóng ở nơi có nhiều đầm lầy ta cảm thấy khó chịu hơn ở nơi khô ráo ?
Câu 2. Tại sao trong những ngôi nhà lạnh thường hay ẩm ?
Câu 3. Tại sao về mùa đông kính cửa sổ lại hay " đổ mồ hôi " nếu trong phòng có nhiều người ?
Câu 4. Để làm quang mây người ta cho máy bay rắc axit cacbonic rắn vào đám mây. Tại sao vậy ?
Câu 5. Đằng sau những máy bay bay cao ta thấy đôi khi có những vệt khói trắng
Câu 6. Tại sao khi trời lạnh lại nhìn thấy hơi thở của mình ?
Hơi nước trong khí quyển
Câu 1. Tại sao sau ngày nóng nực lại có nhiều sương hơn ?
Câu 2. Về mùa thu sau khi mặt trời mọc thì sương ở trên mặt sông vẫn còn khá lâu ?
Câu 3. Tại sao về mùa thu mây lại thấp hơn về mùa hè ?
Câu 4. Những đêm trời đầy mây thì lại không có sương ?
Câu 5. Nhấc một khúc gỗ lên khỏi mặt nước bằng cách nào dễ hơn: nhấc thẳng đứng và nhấc ngang ?
Câu 6. Tại sao khi nhúng một chiếc bút lông vào trong nước thì đầu bút xoè ra còn khi rút ra ngoài thì đầu bút lại quyện lại ?
hiện tượng mao dẫn
cau1 . Tại sao lau tay ướt bằng vải lụa hay lên lại khó khô ?
câu2 . Tại sao không nên nút những chai đựng dầu hoặc xăng bằng những nút có bọc vải ?
câu 3. Tại sao những ngòi bút bằng sắt lại có xẻ dọc một rãnh nhỏ ?
chuyển động phân tử
Câu 1. Tại sao khói tan mất trong không khí ?
Câu 2. Hai quả cầu được tiện bằng gỗ tươi. Một trong hai quả cầu được phủ một lớp sơn. Tại sao quả cầu không sơn thì sau một thời gian có nhiều vết nẻ còn quả cầu sơn thì vẫn thì vẫn còn nguyên ?
Câu 3. Tại sao trong nước nóng đường tan nhanh hơn trong nước ?
Tụi cú trắng khụng ?
File đính kèm:
- Nhung bai tap dinh tinh hay nhat.doc