Sáu năm (1939 – 1945) của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để lại trong ý thức người ta những ấn tượng sâu sắc. Chiến tranh đã cướp đi trên năm mươi triệu sinh mạng, tiêu hủy những kho tàng vô giá mà sức lao động và thiên tài của một số lớn thế hệ đã làm ra. Những nỗi đau thương kinh khủng đã xâu xé các dân tộc châu Âu, châu Á, châu Phi.
Sau một phần tư thế kỷ, người ta vẫn muốn biết sự thật về cuộc chiến tranh này, muốn biết nó đã nảy sinh như thế nào và ai phải chịu trách nhiệm về nó, nó kết thúc như thế nào và nhờ những công lao nào mà dẫn tới chiến thắng. Thế giới vẫn thành kính nhớ tới các bậc anh hùng mà những chiến công bất diệt của họ ngày nay vẫn là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ và các nghệ sĩ, cũng như những nhà viết sử.
Những bí mật của chiến tranh thế giới thứ hai, tên sách này được chọn không phải để làm cho mọi người chú ý. Lịch sử của cuộc chiến tranh này vẫn là và mãi mãi vẫn là niềm say mê của người ta. Việc lựa chọn tên sách này có những lý do khác.
39 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những bí mật của chiến tranh thế giới thứ hai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG BÍ MẬT CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Tác giả: Gri – Gô – Ri Đê – Bô – Rin
Dịch giả: Đỗ Ngọc Châu – Lê Nguyên – Phan Ngọc
Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội, 1986
LỜI NÓI ĐẦU
Sáu năm (1939 – 1945) của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để lại trong ý thức người ta những ấn tượng sâu sắc. Chiến tranh đã cướp đi trên năm mươi triệu sinh mạng, tiêu hủy những kho tàng vô giá mà sức lao động và thiên tài của một số lớn thế hệ đã làm ra. Những nỗi đau thương kinh khủng đã xâu xé các dân tộc châu Âu, châu Á, châu Phi.
Sau một phần tư thế kỷ, người ta vẫn muốn biết sự thật về cuộc chiến tranh này, muốn biết nó đã nảy sinh như thế nào và ai phải chịu trách nhiệm về nó, nó kết thúc như thế nào và nhờ những công lao nào mà dẫn tới chiến thắng. Thế giới vẫn thành kính nhớ tới các bậc anh hùng mà những chiến công bất diệt của họ ngày nay vẫn là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ và các nghệ sĩ, cũng như những nhà viết sử.
Những bí mật của chiến tranh thế giới thứ hai, tên sách này được chọn không phải để làm cho mọi người chú ý. Lịch sử của cuộc chiến tranh này vẫn là và mãi mãi vẫn là niềm say mê của người ta. Việc lựa chọn tên sách này có những lý do khác.
Người ta có thể cho rằng cuộc chiến tranh không giấu một bí mật nào. Biết bao nhiêu triệu người đã chẳng dự một phần tích cực vào cuộc xung đột đó sao? Đúng như vậy, không có một bí mật nào trong những hành động của họ! Tuy nhiên, có một lớp bí ẩn dày đặc bao phủ những nguồn gốc của cuộc chiến tranh đó và nhiều sự kiện xảy ra sau đó. Bóng tối bao trùm lên cội rễ của cuộc đụng độ lớn này và toàn bộ quá trình của nó.
Người ta phân biệt hai loại chiến tranh: những cuộc chiến tranh chính nghĩa, giải phóng, tiến bộ, và những cuộc chiến tranh phi nghĩa, bành trướng, phản động. Lê – nin viết: “ Có nhiều loại chiến tranh, có chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, có chiến tranh tiến bộ và chiến tranh phản động, có chiến tranh của những giai cấp tiên tiến và chiến trnah của những giai cấp lạc hậu, có chiến tranh nhằm củng cố ách áp bức giai cấp và chiến tranh nhằm lật đổ ách áp bức ấy(1)”.
Chắc chắn là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã không có nhiều bí ẩn như vậy nếu khi bắt đầu, nó là một cuộc chiến tranh giải phóng. Trong trường hợp một cuộc chiến tranh chính nghĩa, cái bí ẩn không có lý do tồn tại.
Cuộc chiến tranh có thể là phi nghĩa xét từ cả hai phía nếu hai bên tham chiến lao vào những hoạt động bành trướng. Cuộc chiến tranh chỉ có thể là chính nghĩa xét từ một phía. Một bên đánh trả cuộc xâm lược và các ý đồ thôn tính bằng một cuộc chiến tranh chính nghĩa, giải phóng, bên kia lao vào một cuộc chiến tranh phi nghĩa, để chiếm đoạt và nô dịch. Muốn kích động quần chúng để tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa thì đòi hỏi phải dựa vào sự dối trá, lừa phỉnh. Dối trá, bịp bợm, khích động bao giờ cũng gắn liền với chiến tranh phi nghĩa.
Vì vậy những kẻ thi hành chính sách đế quốc chủ nghĩa – mà hậu quả của chính sách đó là chiến tranh, - những kẻ thích hành động trong bóng tối, thì lại càng hành động như vậy khi chuẩn bị chiến tranh. Họ sợ những ý đồ của mình bị tiết lộ. Trái lại, những người đi theo một đường lối chính nghĩa thì sẽ được lợi nếu mọi sự đều rõ ràng, Lê – nin nói: “Cần phải giải thích cho mọi người hiểu được tình hình thực tế, thấy được rằng tấm nàn bí mật bao phủ việc phát sinh chiến tranh là to lớn đến ngần nào” (2).
Bí mật đã bao trùm lên nguồn gốc phát sinh ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, nó đã phủ kín việc chuẩn bị cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Những kẻ phạm tội gây chiến, bọn đế quốc Đức, rêu rao về lòng mong muốn hòa bình của chúng. Chính đảng Hít – le, nắm chính quyền ở Đức từ năm 1933, cam đoan với các cường quốc khác rằng mối quan tâm duy nhất của chúng là hòa bình. Sự thật là: để thực hiện ý muốn của bọ độc quyền là bọn đã đặt chúng vào đó, bọn quốc xã chuẩn bị ráo riết một cuộc thập tự chinh nhằm mục đích đặt thế giới dưới ách nô dịch của Đức.
Những người Anh, Pháp và Mỹ thương thuyết tại Muy – ních và muốn hướng cuộc xâm lược của Đức vào Liên Xô, và như vậy đã khuyến khích bọn Hít – le, họ vờ tin vào những lời lừa phỉnh của chúng. Bằng một thứ đạo đức giả, họ cũng ngước mắt lên trời ca ngợi hòa bình và các phương pháp tàn sát của bọn quốc xã. Vì vậy các bài diễn văn hòa bình của tất cả những kẻ chuẩn bị chiến tranh hợp lại thành một bản hợp xướng duy nhất.
Cố nhiên những chuyện mặc cả của họ cần được giấu đi. Vì vậy cái bí mật đã bao trùm hoạt động của các đại biểu Đức tại hội nghị giải trừ quân bị và tại các cuộc tranh cãi tại Muy – nich, nơi mà vì lợi ích của bọn quốc xã họ đã quyết định chia cắt Tiệp – khắc. Cuộc mặc cả đầy tội ác của Phpá và Anh với Đức của Hít – le và nước Ý của Mút – xô – li – ni tại Muy – ních thậm chí được trình bày như một hành vi hòa bình, mà thực ra đó chỉ là một hành vi chiến tranh, tạo điều kiện cho xâm lược.
Bí mật là cách làm của những kẻ khao khát chiến tranh và những kẻ mở đường cho các cuộc xâm lược của Hít – le. Ngày nay, người ta còn sử dụng nó mặc dù từ bao nhiêu điều đã được quần chúng hiểu biết. Chẳng hạn, trong cuốn sách Sự thật về nước Đức, xuất bản tại Cộng hòa liên bang Đức, U – đô Va – len – đi kêu gọi công lý và đòi hỏi “sự thật” về tội ác của Đức trong việc phát động cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Ngay trong những dòng đầu chúng ta đã thấy một cáh lý giải mới về cái bí mật mà bọn Hít – le che giấu việc chuẩn bị chiến tranh.
Tác giả đã trích dẫn quá nhiều những lời tuyên bố hòa bình dối trá của những tên gây chiến cho rằng những kẻ lãnh đạo nước Đức không mảy may ấp ủ những ý đồ gây chiến: họ quan tâm đến một mục tiêu duy nhất: đẩy lùi biên giới của nước Đức. Và máu đã chảy là vì các cường quốc khác từ chối ủng hộ tham vọng đó và như vậy chiến tranh đã xảy ra do lỗi của các cường quốc này.
Nhân tiện chúng ta cũng nói thêm rằng có thể phân biệt hai giai đoạn trong quá trình biên soạn lịch sử chiến tranh ở Cộng hòa liên bang Đức. Từ năm 1945 đến khoảng năm 1965, các nhà viết sử thuộc thế hệ cũ (Gớc – lít), các tướng lĩnh của Hít – le (Típ – pen – xkiếc – xơ, Man – Stefan Andolini – en, Gu – đê – ri – an) cũng như những người thuộc thế hệ sau (Gia – cốp – sen, Rô – vơ, Éc – man) tìm cáh minh oan cho bọn quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc của đế chế Đức. Họ chỉ lên án Hít – le. Ngày nay khi Đảng quốc gia dân chủ đã hoạt động trở lại ở Cộng hòa liene bang Đức thì việc bào chữa cho bọn đó là quan điểm chính thức của đảng này.
Ngày nay những tên phục thù và bọn quân phiệt ở Bon khẳng định rằng không thể quy trách nhiệm phát độngc hiến tranh cho nước Đức và những người lãnh đạo nước Đức. Theo chúng những người phải chịu trách nhiệm là những người Tiệp – khắc, những người Ba – lan, những người Nga, những người U – cra – I – na, là những người đáng lẽ phải chấp nhận những yêu sách của Đức về đất đi thì lại cầm vũ khí!!!
Rồi những tội ác kinh khủng của quân đội Hít – le và bọn cầm quyền Đức? Phải chăng là những chuyện hoàn toàn bịa đặt cũng như 12 triệu người bị sát hại trong các trại tập trung giết người? Chúng láo xược đén cực độ: các bằng chứng phải chăng đều là giả, các tang vật, dụng cụ tra tấn, các buồng hơi ngạt, các lò thiêu người, các núi xương, phải chăng kẻ thù của nước Đức đã tạo ra tất cả những cái đó sau chiến tranh? Trong cuốn Châu Âu trong chiến tranh, tập bài của bọn quốc xã mới, các sự kiện đó đều bị phủ nhận một cách trắng trợn. Chẳng hạn, về trại tập trung Đa – khan, họ viết: “Cho đến tháng 5 – 1945, không có một buồng hơi ngạt nào ở đó. Chỉ sau đó các buồng này mới được tù binh Đức xây dựng theo lệnh của các nhà cầm quyền trong quân đội chiếm đóng của Mỹ” (3)
Nhưng sự thực là chính quyền quân quản tại các khu chiếm đóng của Mỹ và Anh cũng như các chính phủ Mỹ và Anh, đều muốn giảm nhẹ các tội ác của bọn phát xít. Những tên phát – xít mới noi theo các nguyên tác của Hít – le: càng dối trá thì càng tốt!
Sự xuất hiện loại sách báo như vậy là một triệu chứng. Một số kẻ lãnh đạo đã chẳng luôn luôn che giấu lịch sử trong một vòng luẩn quẩn đó sao: bí mật chuẩn bị chiến tranh và các tội ác, tấn côgn bất thình lình các nước yêu chuộng hòa bình, tàn sát hàng triệu người, bị thất bại hoàn toàn, sau đó lại bí mật chuẩn bị chiến tranh nấp dưới những bài diễn văn về hòa bình?
Ngoại giao bí mật là cách làm của những kẻ thực hiện một chính sách phá hoại lợi ích của các dân tộc, của những kẻ cần phải giấu giếm các mưu đồ của mình. Khi Cách mạng tháng Mười thành công ở nước Nga, Chính quyền Xô – viết tuyên bố ngay rằng không theo con đường ngoại giao bí mật. “Chính phủ vứt bỏ lối ngoại giao bí mật” (4) – điều này đã được ghi trong “Sắc lệnh về hòa bình” mang tính chất lịch sử, do Lê – nin thảo và được thông qua tại Đại hội II các Xô – viết toàn Nga. Từ đó, chính sách đối ngoại của Liên Xô được mọi người biết rõ: nó được thi hành theo đúng tính chất và các mục đích của nó. Một chính sách thực sự dân chủ chỉ có thể là công khai.
Thực ra, trong chiến tranh một số biện pháp mà Liên Xô thi hành để đẩy lùi quân địch không được công bố. Nhưng ngay khi tình hình cho phép, dư luận đã nhận được những thông tin cần thiết. Chẳng hạn quyết định của Hội nghị Y – an – ta về việc Liên Xô tham chiến chống Nhật – bản được giữ kín suốt một năm. Hành động công khai bao giờ cũng là một bảo đảm cho tính trung thực. Sau năm 1945, khi yếu tố bí mật trong chiến tranh được công bố, không ai nghi ngờ được rằng Liên Xô lại hoạt động ở sau lưng những đồng minh của mình lúc đó.
Các đồng minh của Liên Xô trong liên minh chống Hít – le có thể tuyên bố như thế được không? Nếu đó là lực lượng kháng chiến thì dứt khoát là được! Nhưng nếu là các chính phủ Mỹ và Anh thì xin thưa là không! Cuộc xung đột mà lô – gích của lịch sử đã lôi cuốn nước họ vào đã trở thành một cuộc chiến tranh chính nghĩa giải phóng. Nhưng mặc dù vậy, các chính phủ này không thể tự kìm chế mình trong những hoạt động vì những lợi ích hẹp hòi của họ. Ở mỗi bước đi lại bộc lộ ra sự mâu thuẫn ghê gớm giữa tính chất khách quan của cuộc chiến tranh và những ý đồ chủ quan của các nhà lãnh đạo Mỹ và anh. Trong một thời gian dài họ ngầm phá việc mở mặt trận thứ hai chống Đức, đồng thời giấu những động cơ thực của họ. Tại sao họ có những cuộc thương lượng bí mật với những viên chức cao cấp của đế quốc Đức? Họ chuẩn bị bản đồ chính trị sau chiến tranh theo những sở thích riêng của họ và coi thường các quyết định đã cùng nhau thông qua trong những hội nghị của các nước đồng minh. Các kế hoạch đó cố nhiên ở trong tình trạng bí mật tuyệt đối.
Bên cạnh những bí mật ở mức chuẩn bị cuộc xung đột và cách thức các chính phủ đế quốc tiến hành các hoạt động quân sự, còn phải nói đến các “bí mật” thuộc một loại hoàn toàn khác, những bí mật của bản thân lịch sử. Người quan sát bình thường không thấy được ý nghĩa của nhiều sự kiện. Nhà sử học thì tìm cách đi sâu vào các sự kiện và phát hiện ra những quy luật của các sự kiện đó.
Việc phân tích hời hợt các hiện tượng đó đòi hỏi ít công sức hơn và một số người cảm thấy lương tâm họ thư thái hơn. Một số sự kiện trong cuộc xung đột nhắc ta nhớ lại những vở nhạc kịch cũ trong đó các nhân vật đồng thanh nói lên cá ý định cương quyết nhất của mình nhưng không làm một việc gì cả. Trong khi đó, những người khác – gạt bỏ mọi câu chuyện ba hoa vô ích – xông lên phía trước dưới lửa đạn của quân thù. Chiến tranh vừa kết thúc thì những người nổi danh vì tấc lưỡi nhiều hơn vì khẩu súng, lại lên tiếng, bằng đủ mọi giọng, rằng chính họ đã đè bẹp đối phương.
Sau hết có những điều mà các dân tộc không biết do không được thông tin. Chẳng hạn, cuộc kháng chiến và chiến thắng “bí mật” hoặc “thần kỳ” của những người Xô – viết. Đối với những ai hiểu biết về sức mạnh của xã hội xã hội chủ nghĩa Xô – viết, việc Liên Xô khắc phục những khó khăn ghê gớm và giành được thắng lợi không có gì là thần kỳ hay đáng kinh ngạc. Chiến thắng đó phải có. Và ngay cả đối với những người hiểu biết, việc phân tích kỹ các sự kiện dẫn tới chiến thắng không phải là vô ích.
Chiến thắng là sự nghiệp của những người Xô – viết, những người đã chịu đựng gánh nặng nhất của chiến tranh, sự nghiệp của các dân tộc Mỹ và Anh, của các dân tộc Pháp, Nam – tư, Ba – lan, Tiệp – khắc, Bỉ, Hy – lạp, Ý, của tất cả những nước đã là chiến trường cho những trận đánh lớn của cuộc khác chiến. Vinh quang thuộc về các dân tộc anh hùng đó!
Chương I
BÍ MẬT LỚN VỀ NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH
Các đế quốc chịu trách nhiệm về cuộc xung đột
Chiến tranh thế giới thứ nhất được chuẩn bị qua hàng chục năm trong bí mật, từ Hiệp ước Áo – Đức (1879) đến khi hình thành Liên minh (1904 – 1907). Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cũng được chuẩn bị như vậy trong bóng tối, ngay sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ lâu, trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu đã có hai liên minh quân sự đối lập: Đồng minh tay và và Liên minh; gần đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chỉ có một liên minh quân sự, trục Hít – le, Anh, Pháp và Mỹ không hợp thành một khối đối lập với Đức vì họ còn hy vọng rằng khi chiến tranh bùng nổ và ngay cả một thời gian sau đó họ vẫn có thể khắc phục được những mâu thuẫn giữa họ với đế quốc Đức và câu kết với nó để chống Liên Xô.
Không khí trước chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều điểm khác với hoàn cảnh trước khi nổ ra chiến tranh thế giới thứ nhất. Đó là do những sự thay đổi sâu sắc trên thế giới. Trước năm 1914, tư bản thống trị toàn thế giới; năm 1939 một Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã tồn tại và đang phát triển đầy đủ, đó là Liên Xô. Thực tại đó tạo thành nhân tố mới, có tính chất quyết định của thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai. Lần này các nước đế quốc muốn giải quyết những mâu thuẫn của họ trên lưng Liên Xô, bằng một cuộc chiến tranh chống Liên Xô.
Giống như chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra do các mâu thuẫn nội bộ vốn có của hệ thống đế quốc trở nên gay gắt. Đó là các mâu thuẫn giữa các tư bản chính, nước nào cũng muốn chiếm đọat phần đất đai lớn nhất, nô dịch và thống trị các dân tộc. Đó là nguồn gốc của cuộc chiến tranh 1914 – 1918. Cuộc chiến trnah gay gắt giữa các nước đế quốc dẫn tới chỗ phân chia lại thế giới theo đúng sự so sánh thực sự giữa các lực lượng. Nước Đức thua trận mất các thuộc địa và một số vùng chiếm được của các nước láng giềng. Nhưng chế độ xã hội của nước Đức, sau khi đẩy lùi áp lực cách mạng của quần chúng, vẫn nguyên vẹn.
Những hậu quả của chiến tranh và của sự thất bại không hề thay đổi thái độ của bọn độc quyền Đức. Năm 1914, chúng đòi hỏi “một vị trí xứng đáng dưới ánh mặt trời”, sau năm 1918 chúng nuôi dưỡng tinh thần phục thù. Phục thù, đó là lá cờ phản động tập hợp tất cả những kẻ tán thành chính sách xâm lược. Do sự phát triển không đồng đều kinh tế và chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, nước Đức lại một lần nữa đuổi kịp và vượt về kinh tế và quân sự những nước ở châu Âu cạnh tranh với mình, đó là Anh và Pháp. Tình trạng đó càng tăng thêm lòng ham muốn của các giới lãnh đạo nước Đức.
Các quá trình đó phát triển theo hướng đi lên và ít nhất vào lúc đầu có thể dễ dàng ngăn ngừa được một sự chuyển biến có hại. Nhưng Anh, Pháp và Mỹ không hề quan tâm đến việc đó. Trái lại, các giới lãnh đạo của những nước đó có sự đồng lõa lạ dùng đối với bọn quân phiệt ở Béc – lin. Họ khuyến khích chúng, đồng thời khẳng định rằng nước Đức đã trải qua một bước ngoặt, đã dân chủ hóa và từ nay không còn là một mối nguy cơ cho các nước láng giềng.
Đối với bọn độc quyền Mỹ, Anh và Pháp, một nước Đức mạnh về quân sự sẽ bù lại được tình trạng suy yếu chung của thế giới cũ, tình trạng mà chiến thắng của chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô gây ra. Chỉ có dựa vào sự giúp đỡ của lực lượng phản động quốc tế, nhất là bọn độc quyền Mỹ, chủ nghĩa quân phiệt Đức mới có thể ngóc đầu lên được. Các lực lượng phản động Mỹ, Anh và Pháp nuôi dưỡng chủ nghĩa Hít – le, tiếp tay cho chủ nghĩa quân phiệt Đức dưới một hình thức mới, phát – xít, trong việc chuẩn bị một cuộc “thập tự chinh chống phương Đông” với nhiệm vụ tiêu diệt Liên Xô.
Chính sách chống Liên Xô một cách mù quáng của giai cấp tư sản đế quốc tại châu Âu và Mỹ, được các nhà lãnh đạo xã hội – dânc hủ cánh hữu ủng hộ, tính chất hẹp hòi giai cấp của nó và lòng căm thù của nó đối với chủ nghĩa cộng sản – tất cả điều đó dẫn tới chỗ phản bội đất nước và lôi cuốn nhiều nước châu Âu vào một thảm họa khủng khiếp.
Trong những năm cuối cùng trước cuộc chiến tranh, chủ nghĩa chống Liên Xô đẩy các nước đế quốc lại gần nhau trong khi giữa các nước đó cuộc tranh giành quyền bá chủ thế giới không ngừng trở nên trầm trọng. Vì thế nên chiến tranh bùng nổ trước hết ngay ở trung tâm hệ thống đế quốc, hệ thống này bị phân chia thành hai nhóm đối lập.
Chủ nghĩa đế quốc thế giới, toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa hiện đại, đó mới thực là thủ phạm, kẻ phải chịu trách nhiệm gây ra hai cuộc chiến tranh.
Một lần nữa, chính nước Đức đế quốc đã châm lửa vào thuốc súng. Sau thất bại năm 1918, tính chất xâm lược của đế quốc Đức tăng lên gấp bội, lòng khát vọng thống trị của nó không còn biết đâu là bờ bến.
Bọn độc quyền Đức hiểu rằng sự phản kháng của các lực lượng dân chủ có thể tác hại đến các kế hoạch bành trướng của chúng, những kế hoạch này đe dọa nghiêm trọng ngay chính những người Đức. Do đómà bọn độc quyền quyết định trao quyền hành cho bè lũ Hít – le nhằm dùng khủng bố để bắt nhân dân phải phục tùng.
Dầu năm 1933, bè lũ Hít – le cướp chính quyền sau một cuộc đảo chính thuận lợi. Cuộc đảo chính này đánh dấu sự thay đổi của lực lượng trong nội bộ giai cấp tư sản độc quyền. Chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Đức hoàn toàn nằm trong tay các tên trùm tư bản công nghiệp nặng và công nghiệp chiến tranh, những kẻ hiếu chiến nhất và phản động nhất trong bọn tư bản tài chính Đức.
Sự cấu kết chặt chẽ giữa các thủ lĩnh phái Hít – le và các tên trùm tư bản tài chính còn được củng cố thêm do các thủ lĩnh này trở thành những tên triệu phú. Chính Gơ – rinh đã xây dựng được cho mình một tài sản lớn bằng cách cướp bóc trắng trợn của cải của những nhà tài chính “không phải A – ri – an”. Công ty này lãnh đạo có số vốn là 6 tỷ mác; Gơ – rinh có 3,5 triệu đô – la tại Mỹ (1), Gơ – ben trở nên triệu phú sau khi kết hôn với một người họ Cu – an – dơ, thuộc một gia đình tư bản ngân hàng. Chính Hít – le cũng được đưa lên hàng tư bản kếch xù.
Ngay trước khi cầm quyền, bọn Hít – le đã được giai cấp tư bản tài chính lớn nâng đỡ. Lên cầm quyền, các viên chức cao cấp quốc xã nhận được đều đặn những món tiền rất lớn. Tháng 5 – 1933, theo sáng kiến của Krúp, “Quỹ của công nghiệp Đức cho A – đôn – phơ Hít – Le” được thành lập. Quỹ đó được bổ sung bằng các khoản tiền đóng góp bắt buộc lấy từ tiền lương của các công nhân và nhân viên. Như vậy công nhân Đức bắt buộc phải làm giàu cho những kẻ thù lớn nhất của giai cấp! Năm đầu, quỹ đó thu được 8,4 triệu mác và năm thứ hai 20 triệu (2).
Bọn Hít – le đối xử hết sức tàn bạo đối với các đối thủ về chính trị của chúng trước khi lên cầm quyền. Nhưng một khi ngồi vào vị trí chỉ huy, lại được bọn độc quyền khen thưởng một cách hết sức hào phóng thì thú tính của chúng được thả lỏng hoàn toàn. Đất nước đầy rẫy nhà tù và trại giam. Các nhà giam trong các trại tập trung là một đóng góp của bọn phát – xít cho nền kiến trúc. Nhà văn Lít – va Ba – lít – sơ Sơ – ru – ô – ga người đã trốn thoát khỏi các trại giam giết người nói trên đã nói những lời mỉa mai, châm biếm sâu sắc sau đây: “Sự chuyển biến từ phong cách quái dị sang phong cách “nhà giam” là một quá trình lịch sử làm nổi bật lên sự phát triển của nền văn hóa Đức dưới gót giày của Hít – le” (3).
Khoảng một triệu người bị ném vào các nhà lao và các trại tập trung (4). Các tên đồ tể quốc xã đã tàn sát 200.000 người. Những người cộng sản đã phải trải qua một số phận đặc biệt khủng khiếp.
Nền chuyên chính của Hít – le hoàn toàn hướng vào chiến tranh, một điều cần thiết để áp đặt quyền hành tuyệt đối của bọn độc quyền Đức trên thế giới. Chính sách đối ngoại và chính sách đối nội, phụ thuộc và mục tiêu ấy. Bọn Hít – le hiểu rằng trong một cuộc chiến tranh “Tổng lực” như vậy địch thủ của chúng có những lực lượng trội hơn. Vì thế mà chính quyền Hít – le tìm cách chia rẽ các lực lượng đó, và chúng đã thành công.
Trong khi Liên Xô kêu gọi các nước yêu chuộng hòa bình lập một mặt trận thống nhất để đương đầu với các mưu đồ xâm lược của Hít – le, thì các nhà lãnh đạo nước Mỹ, Anh và Pháp lại từ chối. Họ hiểu sự đe dọa của Đức đối với bản thân họ, nhưng họ hy vọng họ sẽ được bù đắp một cách hòa phóng bằng những lợi ích của một cuộc chiến tranh giữa Đức và Liên Xô. Họ có những mục tiêu rõ ràng: để cho Đức tiêu diệt Liên Xô, phá tan phong trào công nhân ở châu Âu, rồ lợi dụng tình trạng nước Đức suy yếu vì đánh nhau với Liên Xô mà áp đặt các điều kiện của họ. Oa – sinh – tơn khuyến khích cuộc xâm lược của Đức ở châu Âu và cuộc tiến công của Nhật – bản ở Thái bình dương, dưới chiêu bài trung lập trong khi Pa – ri và Luân – đôn cũng làm như vậy đằng sau chiếc mặt nạ không can thiệp.
Các kế hoạch của Hít – le có tính đến thái độ của bọn độc quyền Mỹ, Anh và Pháp. Chủ nghĩa chống cộng là phương hướng chủ yếu của họ. Hít – le và những kẻ thân cận của y không ngừng nhắc lại rằng các mưu đồ quân sự của chúng chỉ nhằm vào Liên Xô và không hề chĩa vào toàn bộ châu Âu, các mưu đồ ấy trái lại chỉ nhằm mục đích tránh cho lục địa này “mối đe dọa của những người bôn – sê – vích”. Do đó, theo chúng khẳng định, thì các nước phương Tây cũng có lợi khi thấy nước Đức thoát ra khỏi những điều ràng buộc của Hiệp ước Véc – xây và tự vũ trang lại.
Thủ lĩnh quốc xã tuyên bố: “Tôi sẽ phải đá bóng với chủ nghĩa tư bản và giữ chân các cường quốc Véc –x ây bằng cái bóng ma của chủ nghĩa bôn – sê – vích, làm cho họ tin rằng nước Đức là thành trì cuối cùng của chúng ta để vượt qua thời kỳ nguy kịch, để thanh toán Véc –xây và để vũ trang lại” (5).
Con người đó đã đạt được các mục đích của nó. Các chính phủ Mỹ, Anh và Pháp chuẩn bị cho nước Đức con đường đi tới chiến tranh với một sự sốt sắng mà người ta không thể ngờ được. Những kẻ tán thành nền dân chủ tư sản khẳng định rằng chủ nghĩa Hít – le là một hình thức đặc biệt của “tổ chức dân chủ”. Trong công cuộc tuyên truyền dối trá đó, tên chủ ngân hàng Sác – khơ ở Đức đóng vai trò lớn: sau cuộc đảo chính do Hít – le tiến hành, y lên đường sang Mỹ, và trong chuyến đi ấy y đã bốn mươi lần thương thuyết với những nhà tài chính lớn. Sác – khơ không một chút nào do dự khi trình bày chế độ phát – xít là một hình thức dân chủ tốt đẹp nhất (6).
Chuyến đi thăm của Sác – khơ củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa bọn độc quyền Mỹ và chế độ Hít – le. Bọn độc quyền này phát triển công nghiệp chiến tranh và lập lại bộ máy quân sự đồ sộ của Đức. Dĩ nhiên, những ý đồ này không thể nào không vụ lợi. hãng Giê – nê – ran Mô – tơ của Mỹ bằng cách đó đã bỏ túi ít nhất 30 triệu đô – la; 20 triệu trong số này được đầu tư vào các hãng thuộc quyền sở hữu của Gơ – rinh hoặc các thủ lĩnh quốc xã khác hoặc vào các hãng do họ kiểm soát (7).
Các quan hệ kinh tế giữa bọn độc quyền Mỹ và Anh và bọn độc quyền tương tự của Đức, vai trò hàng đầu của các quan hệ đó trong công cuộc khôi phục quân đội Đức, đó là cơ sở kinh tế của chính sách “trung lập” và “không can thiệp”. Chính sách khuyến khích đó trở thành đường lối chính thức của Mỹ và Anh.
Đứng trước sự đe dọa xâm lược ngày càng tăng của phát xít. Liên Xô đã nhiều lần lên tiếng cảnh cáo, nhưng báo chí và các chính khách các nước tư bản coi đó là chuyện tuyên truyền: Chính phủ Đức đã chẳng khẳng định nguyện vọng hòa bình của mình đó sao? Và có lý do gì mà các chính phủ phương Tây lại không gửi gắm lòng tin vào chính phủ Đức? Cách ngụy trang như vậy cho việc chuẩn bị quân sự của nước Đức quốc xã không thể lừa dối được ai, nhưng vì cái đó mang lại lợi ích cho một só người nên họ phải bảo đảm rằng làm thế là đúng!
Liên Xô đề nghị lập một mặt trận thống nhất để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới. Và chính ở đó ta thấy ý nghĩa sâu xa của các đề nghị do Liên Xô nêu lên về việc thiết lập một hệ thống an ninh chung ở châu Âu.
Bọn xâm lược và những bọn thân cận của chúng tức tối ra mặt khi nghe thấy nói đến an ninh chung. Chính phủ phủ Hít – le tuyên bố chính thức rằng chúng không thể tán thành nền an ninh chung và chúng chống lại mọi hiệp ước tương trợ nhằm ngăn ngừa một cuộc tiến công có thể xảy ra. Đối với chính phủ Đức, vốn quyết tâm thực hiện những ý đồ xâm lược thì tái độ đó không có gì lạ. Tuy nhiên Anh và mỹ cũng bác bỏ ý định lập nền an ninh chung. Các nước đế quốc muốn có một mặt trận chung chống Liên Xô và có Đức tham gia. Đó là tất cả ý nghĩa của một hiệp ước tay tư do Mút – xô – li – ni đề ra: một hiệp ước mà Anh và Pháp ký với Đức và Ý, cho phép xem xét lại các hòa ước và công nhận Đức “có quyền” vũ trang lại và hợp tác!
“Hiệp ước liên minh và hợp tác” đó được bốn cường quốc ký kết trong một thời gian ngắn sua cuộc đảo chính của Hít – le, ngày 15 – 7 – 1933. Tuy nhiên, những kẻ mưu đồ tiến hành cuộc thương lượng ấy với Đức đã không được quốc hội nước họ bật đèn xanh, do áp lực của dư luận quanà hcúng quốc hội nước họ đã không phê chuẩn hiệp ước. Mưu toan đầu tiên của các đế quốc Anh v
File đính kèm:
- nhung_bi_mat_cua_chien_tranh_the_gioi_thu_hai.doc