Nên học hết kiến thức, không học tủ, học lệch, nhưng các em cần chú ý kỹ phần kiến thức vùng kinh tế, bởi theo cấu trúc đề thi có một câu 3 điểm về nội dung này.
Đề thi sẽ có các câu hỏi yêu cầu thực hành. Những câu hỏi này thường chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao. Vì thế các em cần có sự chuẩn bị chu đáo để nắm chắc các kỹ năng như khai thác atlat địa lý Việt Nam, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê. Có dạng biểu đồ cơ bản các em cần nhớ: biểu đồ hình cột, biểu đồ đường (hay còn gọi là biểu đồ đồ thị), biểu đồ kết hợp, biểu đồ tròn và biểu đồ miền. Các em phải xác định đúng mục đích của đề bài để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất. Ví dụ đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện diễn biến hay tốc độ phát triển. thì chọn vẽ biểu đồ đường.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điều cần lưu ý để đạt điểm cao môn Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO MÔN ĐỊA LÝ
Nên học hết kiến thức, không học tủ, học lệch, nhưng các em cần chú ý kỹ phần kiến thức vùng kinh tế, bởi theo cấu trúc đề thi có một câu 3 điểm về nội dung này.
Đề thi sẽ có các câu hỏi yêu cầu thực hành. Những câu hỏi này thường chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao. Vì thế các em cần có sự chuẩn bị chu đáo để nắm chắc các kỹ năng như khai thác atlat địa lý Việt Nam, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê... Có dạng biểu đồ cơ bản các em cần nhớ: biểu đồ hình cột, biểu đồ đường (hay còn gọi là biểu đồ đồ thị), biểu đồ kết hợp, biểu đồ tròn và biểu đồ miền. Các em phải xác định đúng mục đích của đề bài để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất. Ví dụ đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện diễn biến hay tốc độ phát triển... thì chọn vẽ biểu đồ đường.
Nếu yêu cầu so sánh hoặc thể hiện được sự thay đổi... thì vẽ biểu đồ hình cột. Nếu có hai đối tượng thì vẽ biểu đồ cột ghép. Nếu chung đơn vị và các đối tượng có mối quan hệ thì vẽ biểu đồ cột chồng. Còn khi thể hiện cơ cấu nếu số năm bằng hoặc nhỏ hơn 3 thì vẽ biểu đồ hình tròn, nếu số năm bằng hoặc lớn hơn 4 thì vẽ biểu đồ miền, nếu thể hiện cả quy mô và cơ cấu thì vẽ hình tròn và phải tính R...
Các em cần lưu ý nếu vẽ biểu đồ hình cột, cột đầu tiên không bao giờ được trùng với trục tung, còn biểu đồ đường thì điểm đầu tiên phải xuất phát từ trục tung (năm gốc phải nằm tại tọa độ gốc). Ngoài ra, các em cần nắm vững một số công thức để tính toán theo yêu cầu của đề bài và phân tích mối quan hệ địa lý giữa các đối tượng như: năng suất = sản lượng : diện tích, bình quân lương thực/đầu người = sản lượng lương thực : số dân, độ che phủ rừng = Diện tích rừng : diện tích lãnh thổ, sản lượng lương thực = năng suất x diện tích... Để phân tích tốt bảng số liệu thống kê, các em phải đi từ khái quát đến cụ thể.
Năm 2010, thang điểm cho những câu hỏi thực hành môn địa lý chiếm 7 điểm trong tổng số điểm thi của toàn bài. Vì vậy, kỹ năng thực hành là việc học sinh không thể lơ là.
Nên đọc kỹ đề khoảng 3 lần và gạch chân ý chính. Sau đó, lập dàn bài tổng quát để bài làm đầy đủ không sót ý. Làm bài theo đúng trình tự và nên xuống dòng sau mỗi ý. Việc xuống dòng giúp HS nhìn ra chỗ nào còn thiếu và giúp giám khảo chấm bài dễ dàng hơn. Nên chọn câu dễ, câu ngắn làm trước.
Giám khảo sẽ dễ có cảm tình khi chấm một bài thi được trình bày gọn gàng, khoa học. Vì vậy, trong bài làm HS nên ghi lại câu hỏi rõ ràng để giám khảo biết mình làm câu nào, ý ra sao? HS lưu ý không được viết tắt, không dùng các ký hiệu như mũi tên, vòng tròn, hoa thị Đọc lại bài trước khi nộp, nếu thấy sai chỉ cần gạch chéo một nét, tránh tô, xóa. Nếu thấy thiếu thì không viết chen vào vì nhiều khi chữ nhỏ quá hoặc các dòng chèn vào nhau san sát làm bài khó đọc. Tốt nhất là bổ sung ở bên dưới, nhớ ghi câu số mấy và ghi thêm chữ bổ sung để khi chấm đến phần cuối, giám khảo sẽ cho điểm bổ sung vào câu đó.
Đặc trưng của môn địa lý là vẽ biểu đồ nên cần xác định đúng biểu đồ mà đề thi yêu cầu. Nếu đề yêu cầu rõ ràng: em hãy vẽ biểu đồ tròn thì làm đúng như đề yêu cầu. Trường hợp đề không yêu cầu rõ cột, hay tròn hay đường (đồ thị) ta cần quan sát số năm trong đề bài.
Sau đây là bảng ghi nhớ giúp các em biết cách chọn đúng biểu đồ phải vẽ.
Số năm
Từ khóa trong đề
Vẽ biểu đồ
< 3 năm
hay = 3 năm
- Có từ “cơ cấu” hay “tỷ trọng”
Tròn
- Không có từ “cơ cấu” hay “tỷ trọng”
Cột
> 3 năm
- Có từ “cơ cấu” hay “tỷ trọng”
Miền
- Không có cơ cấu, có từ “tăng trưởng” hay “phát triển” hay “biến động”
Đường
(đồ thị)
- Không cơ cấu, cũng không tăng trưởng
Cột
File đính kèm:
- Nhung dieu hoc sinh 12 can luu y 2011.doc