Dạy HS Viết nghị luận chứng minh :
I- Khái niệm: Chứng ming một vấn đề là phương pháp luận chủ yếu mà trong đó người viết dùng dẫn chứng nhằm sang tỏ một vấn đề . Để người đọc người nghe công nhận là đúng .Vấn đề chứng minh có thể là vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học .
II- Phương pháp :
1- Yêu cầu cần đạt được của một bài văn chứng minh xác nhận làm rõ vấn đề cần chứng minh là đúng .Muốn làm được vậy phải có dẫn chứng và dẫn chứng là phương tiện chủ yếu để hình thành bài văn .tất nhiên khi viết người làm bài phải có những giải thích nhỏ hoặc đưa thêm lí lẽ để phân tích dẫn chứng .
2- Vì vậy phương pháp cơ bản để làm một bài văn chứng minh là: Tìm dẫn chứng -> sắp xếp dẫn chứng -> phân tích dẫn chứng .Người làm bài phải biết xuất phát từ đề bài (vấn đề cần chứng minh đến mức độ nào) để huy động một lượng dẫn chứng cho phù hợp .Biết sắp xếp tổ chức các dẫn chứng theo một hệ thống thích hợp để phát triển và phân tích hướng nội dung đó vào vấn đề cần chứng minh .
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy HS Viết nghị luận chứng minh :
I- Khái niệm: Chứng ming một vấn đề là phương pháp luận chủ yếu mà trong đó người viết dùng dẫn chứng nhằm sang tỏ một vấn đề . Để người đọc người nghe công nhận là đúng .Vấn đề chứng minh có thể là vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học .
II- Phương pháp :
Yêu cầu cần đạt được của một bài văn chứng minh xác nhận làm rõ vấn đề cần chứng minh là đúng .Muốn làm được vậy phải có dẫn chứng và dẫn chứng là phương tiện chủ yếu để hình thành bài văn .tất nhiên khi viết người làm bài phải có những giải thích nhỏ hoặc đưa thêm lí lẽ để phân tích dẫn chứng .
Vì vậy phương pháp cơ bản để làm một bài văn chứng minh là: Tìm dẫn chứng -> sắp xếp dẫn chứng -> phân tích dẫn chứng .Người làm bài phải biết xuất phát từ đề bài (vấn đề cần chứng minh đến mức độ nào) để huy động một lượng dẫn chứng cho phù hợp .Biết sắp xếp tổ chức các dẫn chứng theo một hệ thống thích hợp để phát triển và phân tích hướng nội dung đó vào vấn đề cần chứng minh .
Ba khâu tìm dẫn chứng sắp xếp dẫn chứng phân tích đãn chứng có mối liên qun hộ trợ và bổ sung cho nhau nhằm làm sáng rõ vấn đề cần chứng minh .Diều quan trọng đầu tiên là người làm bài phải tìm được những dẫn chứng thuyết phục .Những dẫn chứng đó phải chính xác tiêu biểu toàn diện, sát hợp với vấn đề cần chứng minh :
Chính xác :dẫn chứng phải đúng ,tráng nhầm lẫn nhất là dẫn chứng thơ văn .
Tiêu biểu : dẫn chứng phản ánh đúng bản chất sự vật sự việc mà ai cũng biết có giá trị phổ biến .
Toàn diện :dẫn chứng nêu đủ các mặt trên nhiều bình diện khác nhau .
Sát hợp : đúng với đề bài với vấn đề cần chứng minh .
Vậy tìm dẫn chứng ở đâu ? dẫn chứng được lấy trong cuộc sống , trong các tác phẩm văn học bao gồm sự kiện ,số liệu hiện tượng, nhân chứng ,danh ngôn,thơ văn …
+ Khi tìm dẫn chứng cần đi theo tringf tự sau :
Tìm hiểu đề bài xem đề bài yêu cầu chứng minh vấn đề gì ? vấn đề đó bao gồm những nội dung gì?với nội dung ấy thì tìm dẫn chứng đâu cho sát hợp ?
Tìm dẫn chứng cho từng nội dung cụ thể rồi lựa chọn dẫn chứng theo yêu cầu .(Dẫn chứng nên vừa đủ tránh thiếu không có sức thuyết phục thừa sẽ loảng vấn đề).
Sau khi tìm đủ dẫn chứng chúng ta phải sắp xếp theo một trình tự hợp lý .Bước tiếp theo là phân tích dẫn chứng để làm rõ ý từng phần và cuối cùng là sáng rõ vấn đề cần chứng minh .Bản thân các dẫn chứng chưa đủ sức thuyết phục .Nếu ta chỉ đưa dẫn chứng ra để đó thì mới dừng lại ở liệt kê .Bởi vậy người làm bài phải biết phân tích dẫn chứng nhằm tăng sức thuyết phục cho các dẫn chúng đó .Trong từng đoạn văn phải đảm bảo sự thống nhất giữa ý cơ bản và dẫn chứng ,lý lẽ tránh sự khập khễnh .
Ngôn ngữ trong bài văn phải chính xác trong sáng có giá trị gợi cảm cao .
Một số lưu ý :- Đề của bài văn chứng minh sau phần nêu vấn đề thường là những câu nói, câu ca dao, câu tục ngữ, một câu thơ hay một nhận định …v.v…Đến phần nêu phương pháp nghị luận thường hay dùng các từ như: hãy chứng minh, làm rõ, làm sáng tỏ,hãy chứng tỏ…
-Khi sử dụng dẫn chứng văn học phải ghi đầy và chính xác theo đúng qui tắc chính tả. Khi dẫn chứng văn phải bỏ trong ngoặc kép , dẫn chứng thơ phải dùng dấu hai chấm xuống dòng .
III- Cách làm bài:
Mở bài:Thông thường mở bài của bài văn chứng minh có hai bước :
Bước một: dẫn dắt vấn đề (nêu xuất xứ, mục đích của vấn đề cần chứng minh.
Bước hai:Giới thiệu vấn đề cần chứng minh (nêu câu trích dẫn trong đề bài),nêu giới hạn nếu cần.
(Có nghĩa là học sinh trả lời hệ thống câu hỏi:Vấn đề đó được rút ra từ đâu? Nói hoặc viết trong hoàn cảnh nào?Viết hoặc nói nhằm mục đích gì? Nội dung yêu cầu của đề ra sao? Dẫn chứng được phép đưa ra trong phạm vi nao? )
Thân bài:
Giải thích những khái niệm ,giải thích nội dung vấn đề (nếu có) Nếu những câu có nhiều tầng nghĩa thì phải chuyển về nghĩa bóng .
Chứng minh nội dung vấn đề:
-Chứng minh ý nhỏ 1: đưa dẫn chứng ra ,phân tích dẫn chứng ….
-Chứng minh ý nhỏ 2: đưa dẫn chứng ra phân tích dẫn chứng …
c- .V.V…
3- Kết bài:Tóm tắt vấn đề đã chứng minh,khẳng định vấn đề đó là đúng. Nhấn mạnh ý nghĩa tầm quan trongjcuar vấn đề, có thể liên hệ , rút ra bài học .
File đính kèm:
- Cach lam bai van chung minh.doc