1. Tổ chức dạy học
a. Chương trình môn giáo dục công dân (GDCD) có 35 tiết được thực hiện trong 37 tuần của năm học. Sở GDĐT đã căn cứ trên khung PPCT của Bộ, chi tiết hóa việc thực hiện dạy học phù hợp với địa phương.
b. Những bài bố trí 2 tiết, không quy định nội dung cụ thể cho từng tiết, giáo viên căn cứ vào đặc điểm của học sinh và tình hình thực tế ở địa phương liên quan đến chương trình để phân phối nội dung cho hợp lý.
Có thể phân phối nội dung một cách cân đối cho các tiết, cũng có thể dạy phần lớn nội dung trong những tiết đầu, tiết cuối dạy phần còn lại và luyện tập, thực hành vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống thực tiễn.
c. Các tiết thực hành, ngoại khoá thực hiện như sau:
- Nội dung tiết thực hành, ngoại khoá được thống nhất theo từng năm học dưới sự chỉ đạo chuyên môn của phòng Giáo dục và Đào tạo dựa trên những vấn đề về đạo đức, pháp luật của địa phương như:
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn;
+ Những vấn đề đạo đức và pháp luật của địa phương tương ứng với các bài đã học;
+ Những vấn đề giáo dục cho học sinh ở địa phương như: trật tự an toàn giao thông; giáo dục môi trường; phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, tệ nạn xã hội;
+ Những gương người tốt, việc tốt, những học sinh chăm ngoan, vượt khó, học giỏi;
+ Các hoạt động chính trị của địa phương.
- Nội dung tiết thực hành, ngoại khóa có thể thay đổi từng năm.
- Hình thức thể hiện: tổ chức trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tế nhà trường, có thể đi tham quan, tổ chức thi tìm hiểu; có thể mời cán bộ, chuyên gia đến nói chuyện, trao đổi
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3212 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề cụ thể của môn giáo dục công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
1. Tổ chức dạy học
a. Chương trình môn giáo dục công dân (GDCD) có 35 tiết được thực hiện trong 37 tuần của năm học. Sở GDĐT đã căn cứ trên khung PPCT của Bộ, chi tiết hóa việc thực hiện dạy học phù hợp với địa phương.
b. Những bài bố trí 2 tiết, không quy định nội dung cụ thể cho từng tiết, giáo viên căn cứ vào đặc điểm của học sinh và tình hình thực tế ở địa phương liên quan đến chương trình để phân phối nội dung cho hợp lý.
Có thể phân phối nội dung một cách cân đối cho các tiết, cũng có thể dạy phần lớn nội dung trong những tiết đầu, tiết cuối dạy phần còn lại và luyện tập, thực hành vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống thực tiễn.
c. Các tiết thực hành, ngoại khoá thực hiện như sau:
- Nội dung tiết thực hành, ngoại khoá được thống nhất theo từng năm học dưới sự chỉ đạo chuyên môn của phòng Giáo dục và Đào tạo dựa trên những vấn đề về đạo đức, pháp luật của địa phương như:
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn;
+ Những vấn đề đạo đức và pháp luật của địa phương tương ứng với các bài đã học;
+ Những vấn đề giáo dục cho học sinh ở địa phương như: trật tự an toàn giao thông; giáo dục môi trường; phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, tệ nạn xã hội;
+ Những gương người tốt, việc tốt, những học sinh chăm ngoan, vượt khó, học giỏi;
+ Các hoạt động chính trị của địa phương.
- Nội dung tiết thực hành, ngoại khóa có thể thay đổi từng năm.
- Hình thức thể hiện: tổ chức trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tế nhà trường, có thể đi tham quan, tổ chức thi tìm hiểu; có thể mời cán bộ, chuyên gia đến nói chuyện, trao đổi…
d. Đối với các tiết ôn tập học kì, giáo viên cần căn cứ đặc điểm tình hình thực tế để thiết kế giáo án, xây dựng nội dung ôn tập phù hợp với trình độ của học sinh, đảm bảo ôn tập đủ kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu. Cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị trước nội dung ôn tập ở nhà để tiết ôn tập trên lớp có thể phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
2. Phương pháp và hình thức dạy học.
a. Cần kết hợp sáng tạo các phương pháp truyền thống (thuyết giảng, vấn đáp, trực quan,…) với các phương pháp hiện đại (động não, thảo luận nhóm, đóng vai, tình huống, giải quyết vấn đề, dự án…) để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo hứng thú học tập cho học sinh. Sử dụng hợp lí hình thức học cá nhân, theo nhóm, theo lớp; hình thức dạy học trong lớp, ngoài lớp, ngoài trường.
b. Tích hợp một cách hợp lý vào bài học các nội dung cần giáo dục cho học sinh như: trật tự an toàn giao thông; giáo dục môi trường; phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, tệ nạn xã hội…
c. Cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng với giáo dục tinh thần tự giác, trung thực tham gia các hoạt động học tập, thái độ đối với mọi người, các tổ chức, các sự kiện với nghĩa vụ của bản thân, tiến bộ đạt được trong ý thức công dân, trong hành vi tuân thủ kỉ luật, pháp luật để thực hiện mục tiêu môn học.
3. Kiểm tra, đánh giá
- Trong năm học 2008-2009, Bộ GDĐT đã chỉ đạo các trường học, cơ quan quản lí giáo dục tập trung đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện mục tiêu môn Giáo dục công dân. Năm học 2009-2010 các cơ sở GD vẫn tiếp tục triển khai tập trung thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện mục tiêu môn Giáo dục công dân theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
- Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Khi ra đề kiểm tra (dưới 1 tiết, 1 tiết, học kỳ) phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của học sinh.
- Đề kiểm tra yêu không dừng lại ở học thuộc bài mà phải nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thể hiện thái độ đúng; biết vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế; biết liên hệ kiến thức với thực tiễn cuộc sống, thể hiện được kỹ năng diễn đạt, biểu đạt thái độ, trình bày ý kiến của bản thân.
- Kiểm tra, đánh giá không chỉ qua bài viết của học sinh với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà còn thông qua tinh thần tự giác, trung thực tham gia các hoạt động học tập, thái độ đối với mọi người, tổ chức, sự kiện, đối với nghĩa vụ của bản thân, tiến bộ đạt được trong ý thức của công dân, trong hành vi tuân thủ kỷ luật, pháp luật .
- Có thể kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh.
4. Thiết bị, phương tiện dạy học
Tận dụng các trang thiết bị được cung cấp như đèn chiếu, băng hình, tranh ảnh, giấy khổ lớn…; tích cực làm đồ dùng dạy học đơn giản như các biểu bảng, sơ đồ, tranh ảnh, phiếu học tập... Tuy nhiên, quá trình dạy học cần sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học một cách hợp lý, không lạm dụng, không được thay thế vai trò của người thầy trong quá trình dạy học. Các thiết bị, phương tiện là điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, làm tăng tính hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn GDCD.
LỚP 6
Cả năm: 35 tuần x 1 tiết/ tuần = 35 tiết
Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết/ tuần =18 tiết
Học kỳ II: 17 tuần x 1 tiết/ tuần = 17 tiết
HỌC KỲ I
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
Tiết 1
Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Tiết 2, 3
Bài 2: Siêng năng, kiên trì.
Câu hỏi c (phần gợi ý truyện đọc)
Củng cố
Tiết 4
Bài 3: Tiết kiệm.
Tiết 5
Bài 4: Lễ độ.
Câu hỏi c (phần gợi ý truyện đọc)
Củng cố
Tiết 6
Bài 5: Tôn trọng kỷ luật.
Tiết 7
Bài 6: Biết ơn.
Tiết 8
Kiểm tra 1 tiết
Tiết 9
Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
Tiết 10
Bài 8: Sống chan hoà với mọi người.
Tiết 11
Bài 9: Lịch sự, tế nhị.
Nội dung mục a, b phần “Nội dung bài học”.
Bài tập a phần Bài tập.
- Dạy các biểu hiện của lịch sự, tế nhị
- Bổ sung một số ví dụ về hành vi giao tiếp thể hiện lịch sự, tế nhị : biết chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị ; thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng…
- Không yêu cầu HS làm
Tiết 12, 13
Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
Nội dung a, b, c phần “Nội dung bài học”.
- Chỉ cần nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
Tiết 14, 15
Bài 11: Mục đích học tập của học sinh
Bài tập d phần Bài tập.
Không yêu cầu HS làm
Tiết 16
Ôn tập học kỳ I
Tiết 17
Kiểm tra học kỳ I
Tiết 18
Các hình thức huy động nguồn tài chính của nhà nước (Chương trình về giáo dục chính sách pháp luật thuế trong trường học)
HỌC KỲ II
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
Tiết 19, 20
Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Tiết 21, 22
Bài 13: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tình huống 2 phần Tình huống.
- Bài tập b phần Bài tập.
- Đọc thêm
- Không yêu cầu HS
Tiết 23, 24
Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Bảng Thống kê tình hình tai nạn giao thông.
- Nội dung “Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn” phần Nội dung bài học.
- Cập nhật số liệu mới
- Đọc thêm
Tiết 25
Kiểm tra 45 phút
Tiết 26, 27
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập
Tiết 28, 29
Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Tiết 30
Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Tiết 31
Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Tiết 32
Ôn tập học kỳ II
Tiết 33
Kiểm tra học kỳ II
Tiết 34, 35
Thực hành, ngoại khóa
LỚP 7
Cả năm: 35 tiết/ 37 tuần
Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết/ tuần =18 tiết
Học kỳ II: 17 tuần x 1 tiết/ tuần = 17 tiết
HỌC KỲ I
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
Tiết 1
Bài 1: Sống giản dị.
Tiết 2
Bài 2: Trung thực.
Tiết 3
Bài 3: Tự trọng.
Câu hỏi gợi ý b phần Truyện đọc.
Không yêu cầu HS trả lời
Tiết 4
Bài 4: Đạo đức và kỷ luật
Cả bài
Hoạt động ngoại khóa
Tiết 5, 6
Bài 5: Yêu thương con người
Câu hỏi gợi ý b phần Truyện đọc.
Không yêu cầu HS trả lời
Tiết 7
Bài 6: Tôn sư trọng đạo
Tiết 8
Kiểm tra 45 phút
Tiết 9
Bài 7: Đoàn kết, tương trợ.
Câu hỏi gợi ý c phần Truyện đọc.
Không yêu cầu HS trả lời
Tiết 10
Bài 8: Khoan dung.
Tiết 11, 12
Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá.
Tiết 13
Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Tiết 14
Bài 11: Tự tin.
Tiết 15
Ôn tập học kỳ I
Tiết 16
Kiểm tra học kỳ I
Tiết 17
Đối với vùng 2 học bài: Bản chất của thuế (Chương trình về giáo dục chính sách pháp luật thuế trong trường học)
Tiết 18
Thực hành, ngoại khóa
HỌC KỲ II
Tiết 19, 20
Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch.
Tiết 21, 22
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Tiết 23, 24
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Phần Thông tin, sự kiện.
Cập nhật số liệu mới
Tiết 25, 26
Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá.
Câu hỏi gợi ý e phần Quan sát ảnh.
Bài tập a
Câu hỏi gợi ý b, d, đ phần Thông tin, sự kiện.
- Không yêu cầu HS trả lời
- Không yêu cầu HS làm
Tiết 27
Kiểm tra 45 phút
Tiết 28, 29
Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Thông tin 2 phần Thông tin, sự kiện.
- Sơ đồ phân công bộ máy nhà nước.
- Câu hỏi gợi ý b, c, d, đ phần Sơ đồ phân cấp Bộ máy nhà nước.
- Câu hỏi gợi ý b sau Sơ đồ phân công bộ máy nhà nước.
- Bài tập b, c, đ
- Đọc thêm
- Đọc thêm
- Không yêu cầu HS trả lời
- Không yêu cầu HS trả lời
- Không yêu cầu HS làm
Tiết 30, 31
Bài 17: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiết 32
Bài 18: Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
Tiết 33
Ôn tập học kỳ II
Tiết 34
Kiểm tra học kỳ II
Tiết 35
Thực hành, ngoại khóa
LỚP 8
Cả năm: 35 tiết/ 37 tuần
Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết/ tuần =18 tiết
Học kỳ II: 17 tuần x 1 tiết/ tuần = 17 tiết
HỌC KỲ I
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
Tiết 1
Bài 1: Tôn trọng lẽ phải.
Tiết 2
Bài 2: Liêm khiết.
Câu hỏi gợi ý b phần Đặt vấn đề.
Không yêu cầu HS trả lời
Tiết 3
Bài 3: Tôn trọng người khác.
Tiết 4
Bài 4: Giữ chữ tín.
Tiết 5
Bài 5: Pháp luật và kỷ luật.
Tiết 6
Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
Tiết 7
Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội.
Cả bài
Chuyển sang hoạt động ngoại khóa.
Tiết 8
Kiểm tra 45 phút.
Tiết 9
Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
Tiết 10
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
Tiết 11
Bài 10: Tự lập.
Tiết 12, 13
Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
Tiết 14, 15
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Tiết 16
Ôn tập học kỳ I
Tiết 17
Kiểm tra học kỳ I
Tiết 18
Đối với vùng 2 học bài: Chức năng của thuế (Chương trình về giáo dục chính sách pháp luật thuế trong trường học)
HỌC KỲ II
Tiết 19
Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội.
Tiết 20
Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Tiết 21
Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Tiết 22
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
Tiết 23
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
Tiết 24
Kiểm tra 45 phút
Tiết 25, 26
Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Tiết 27
Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Tiết 28, 29
Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiết 30, 31
Bài 21: Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tiết 32
Ôn tập học kỳ II
Tiết 33
Kiểm tra học kỳ II
Tiết 34, 35
Thực hành, ngoại khóa
LỚP 9
Cả năm: 35 tiết/ 37 tuần
Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết/ tuần =18 tiết
Học kỳ II: 17 tuần x 1 tiết/ tuần = 17 tiết
HỌC KỲ I
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
Tiết 1
Bài 1: Chí công vô tư.
Tiết 2
Bài 2: Tự chủ.
Tiết 3
Bài 3: Dân chủ và kỷ luật.
- Câu hỏi gợi ý b phần Đặt vấn đề.
- Bài tập 3
- Không yêu cầu HS trả lời
- Không yêu cầu HS làm
Tiết 4
Bài 4: Bảo vệ hoà bình.
Mục 3 phần Nội dung bài học.
- Đọc thêm
Tiết 5
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Tiết 6
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển.
Tiết 7
Kiểm tra 45 phút.
Tiết 8, 9
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tiết 10, 11
Bài 8: Năng động, sáng tạo.
Tiết 12
Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Câu hỏi gợi ý a phần Đặt vấn đề.
Không yêu cầu HS trả lời
Tiết 13, 14
Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên.
Cả bài
Chuyển sang hoạt động ngoại khóa
Tiết 15
Ôn tập học kỳ I.
Tiết 16
Kiểm tra học kỳ I.
Tiết 17, 18
Đối với vùng 2 học bài: Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường (Chương trình về giáo dục chính sách pháp luật thuế trong trường học)
HỌC KỲ II
Tiết 19, 20
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Cả bài
Tiết 19; Cập nhật thông tin, số liệu mới
Tiết 20: Hoạt động ngoại khóa
Tiết 21, 22
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
Tiết 23
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Tiết 24, 25
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Bài tập 4
Không yêu cầu HS làm
Tiết 26
Kiểm tra 45 phút.
Tiết 27, 28
Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân.
- Khái niệm về từng loại trách nhiệm pháp lí
- Bài tập 3
- Không nêu định nghĩa về từng loại trách nhiệm pháp lí hình sự, hành chính, dân sự, kỉ luật. Khi dạy về các loại vi phạm pháp luật thì gắn luôn với các loại trách nhiệm pháp lí tương ứng.
- Không yêu cầu HS làm
Tiết 29, 30
Bài 16: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Bài tập 4
- Bài tập 6
Không yêu cầu HS làm
Tiết 31
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Tiết 32
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Tiết 33
Ôn tập học kỳ II
Tiết 34
Kiểm tra học kỳ II
Tiết 35
Thực hành, ngoại khóa
File đính kèm:
- GDCD.doc