I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi gống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
51 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng Văn 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi gống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
------------------------
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết
- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt,
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
------------------------
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ.
- Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ.
Lư ý: Học sinh đã học về cấu tạo từ ở Tiểu học
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện, phân biệt được:
+ Từ và tiếng
+ Từ đơn và từ phức
+ Từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo của từ.
------------------------
GIAO TIẾP, VĂN BẢN
VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.
------------------------
THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của Thánh Gióng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
------------------------
TỪ MƯỢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là từ mượn
- Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm từ mượn.
- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
- Nguyên tắc từ mượn trong tiếng Việt.
- Vai trò của từ mượn trng hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
- Viết đúng những từ mượn.
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
- Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
------------------------
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
Đặc điểm của văn bản tự sự
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể truyện, sự việc, người kể.
------------------------
SƠN TINH, THUỶ TINH
(Truyền thuyết)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
------------------------
NGHĨA CỦA TỪ
(Truyền thuyết)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là nghĩa của từ.
- Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản.
- Biết dùng từ đúng nghĩa trong nói, viết và sửa các lỗi dùng từ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa của từ.
- Cách giải thích nghĩa của từ.
2. Kỹ năng:
- Giải thích nghĩa của từ.
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
------------------------
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.
- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Vai trò của sự việc trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
2. Kỹ năng:
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự,
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề tài cụ thể.
------------------------
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
(Truyền thuyết)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Truyền thuyết địa danh.
- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Kể lại được truyện.
------------------------
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Yêu cầu về sự thống nhất trong một văn bản tự sự.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự.
2. Kỹ năng:
Tìm chủ đề, dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.
------------------------
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được biểu đạt trong đề)
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
------------------------
SỌ DỪA
(Truyện cổ tích)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu hiểu biết về thể loại truyện cổ tích.
- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Sọ Dừa.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về thể loại truyện cổ tích
- Một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật mang lốt xấu xí.
- Nội dung, ý nghĩa của truyện.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Nắm được các sự việc chính của truyện.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.
------------------------
TỪ NHIỀU NGHĨA
VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
- Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt câu có từ dượcdùng với nghĩa gốc, từ dượcdùng với nghĩa chuyển.
Lưu ý: Học sinh đã học về từ nhiều nghĩa ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
------------------------
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn bản tự sự.
- Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiẻu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
------------------------
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.
- Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết cách đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
------------------------
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận ra các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
- Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
- Cách chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
- Dùng từ chính xác khi nói, viết.
------------------------
EM BÉ THÔNG MINH
(Truyện cổ tích)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Em bé thông minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Kể lại một câu truyện cổ tích.
------------------------
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
- Biết cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
- Cách chữa lỗi do dùng tư không đúng nghĩa.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa.
- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ.
------------------------
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Lập dàn bài nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.
- Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kỹ năng:
- Lập dàn bài kể chuyện.
- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp.
------------------------
CÂY BÚT THẦN
(truyện cổ tích Trung Quốc)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Cây bút thần.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi.
- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại câu chuyện.
---------------------
DANH TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của danh từ.
- Nắm được các tiểu loại danh từ : danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
Lưu ý : Học sinh đã học về danh từ ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm danh từ:
+ Nghĩa khái quát của danh từ.
+ Đăc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).
2. Kỹ năng:
- Nhận biết danh từ trong văn bản.
- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
- Sử dụng danh từ để đặt câu.
- -----------------------
NGỒI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).
- Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
- Đăc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
- Vận dụng ngôi kể vào đọc - hiểu văn bản tự sự.
------------------------
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
- Phân tích các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được câu chuyện.
-----------------------
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
- Kể “xuôi”, kể “ngược” theo nhu cầu thể hiện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hai cách kể - hai thứ tự kể: kể “xuôi”, kể “ ngược”
- Điều kiện cần có khi kể “ngược”
2. Kỹ năng:
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
------------------------
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
------------------------
THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi.
ĐEO NHẠC CHO MÈO
(Truyện ngụ ngôn)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bổ sung kiến thức về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Đeo nhạc cho mèo.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số đặc điểm tiêu biểu của truyện ngụ ngôn.
- Nội dung, ý nghĩa của truyện.
2. Kỹ năng:
-Đọc - hiểu truyện ngụ ngôn theo đặc trưng của thể loại.
- Nắm được các sự việc chính của truyện.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.
------------------------
DANH TỪ
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được định nghĩa của danh từ.
Lưu ý : Học sinh đã học về danh từ riêng và quy tắc viết hoa danh từ riêng ở tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
------------------------
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Biết trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân,
2. Kỹ năng:
- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
------------------------
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG.
(Truyện ngụ ngôn)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân,tay,tai,mắt,miệng.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân,tay,tai,mắt,miệng.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
------------------------
CỤM DANH TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm của cụm danh từ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nghĩa của cụm danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Kỹ năng:
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
------------------------
LUYỆN TẬP XÂY DỤNG BÀI TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
- Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.
- Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật và sự việc được kể trong chuyện đời thường.
- Chủ đề, dàn bài , ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
2. Kỹ năng:
- Làm bài văn kể chuyện đời thường.
------------------------
TREO BIỂN
(Truyện cười)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về chuyện cười.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Treo biển.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cười Treo biển.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại câu chuyện.
------------------------
LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
(Truyện cười)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ hơn về thể loại truyện cười.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười của truyện.
- Kể lại được truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong Lợn cưới áo mới.
- Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính chất khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cười.
- Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện.
- Kể lại câu chuyện.
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.
- Biết cách dùng số từ, lượng từ trong khi nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm số từ và lượng từ :
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ :
+ Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
------------------------
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kỹ năng:
- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
------------------------
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu đặc điểm thể loại của các chuyện dân gian đã học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dan gian đã học.
2. Kỹ năng:
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
------------------------
CHỈ TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết, nắm đươc ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm chỉ từ:
- Nghĩa khái quát của chỉ từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ:
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được chỉ từ.
- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.
------------------------
LUYỆN TÂP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỞNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ vai trò của tưởng tưởng trong kể chuyện.
- Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kỹ năng:
- Tự xây dựng được bài kể chuyên tưởng tượng.
- Kể chuyện tưởng tượng.
------------------------
CON HỔ CÓ NGHĨA
(Lan Trì kiến văn lục - VŨ TRINH)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyện trung đại.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa.
- Hiểu, cảm nhận một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện trung đại.
- Ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.
- Nét đặc sắc của truyện: kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “Con hổ có nghĩa”.
- Kể lại được truyện.
------------------------
ĐỘNG TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của động từ.
- Nắm được các loại động từ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm động từ:
+ Ý nghĩa khái quát của động từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ,chức vụ ngữ pháp của động từ).
- Các loại động từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
------------------------
CỤM ĐỘNG TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm của cụm động từ.
Lưu ý: Học sinh đã học về động từ ở Tiểu học
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng cụm động từ.
------------------------
MẸ HIỀN DẠY CON
(ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC
và TỬ AN TRẦN LÊ NHÂN biên dịch)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Mẹ hiền dạy con.
- Hiểu cách viết truyện gần với viết kí, viết sử ở thời trung đại.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
- Những sự việc chính trong truyện.
- Ý nghĩa của truyện.
- Cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép nghệ thuật) ở thời trung đại.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.
- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được truyện.
---------------
File đính kèm:
- NOI_DUNG_CHUAN_KTKN_VAN_6.doc