Nội dung ôn tập hè môn Văn

I- Tìm hiểu chung:

 1. Thế nào là TM?

 TM là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm , tính chất , nguyên nhân, của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Þ - Về đặc điểm: cung cấp tri thức khách quan, phổ thông về đối tượng.

- Về phương pháp: định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê số liệu, so sánh

- Về phương thức: trình bày, giới thiệu, giải thích.

 2. Yêu cầu của một bài văn TM:

- Phải tìm hiểu kĩ và định rõ phạm vi tri thức về đối tượng cần TM.

- Tri thức cung cấp phải khách quan, xác thực và hữu ích cho con người.

- Cách trình bày phải chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

II- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh:

 1. a) Các biện pháp nghệ thuật ở đây là các hình thức kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa, hư cấu các hình thức như vè

 Ví dụ : Ở lớp 8, TM là trình bày, giới thiệu, giải thích về đặc điểm, công dụng, tính chất, chức năng về đối tượng như TM về cái bàn thì Còn lên lớp 9 thì sẽ nâng cao hơn là chúng ta cũng TM về cái bàn nhưng chúng ta biến nó trở nên có tâm hồn, tính cách, biết nói năng, biết hành động để tự nó nói về nó.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập hè môn Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP HÈ Phần I : VĂN THUYẾT MINH: I- Tìm hiểu chung: 1. Thế nào là TM? TM là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm , tính chất , nguyên nhân, … của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Về đặc điểm: cung cấp tri thức khách quan, phổ thông về đối tượng. Về phương pháp: định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê số liệu, so sánh … Về phương thức: trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Yêu cầu của một bài văn TM: Phải tìm hiểu kĩ và định rõ phạm vi tri thức về đối tượng cần TM. Tri thức cung cấp phải khách quan, xác thực và hữu ích cho con người. Cách trình bày phải chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. II- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh: 1. a) Các biện pháp nghệ thuật ở đây là các hình thức kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa, hư cấu các hình thức như vè … Ví dụ : Ở lớp 8, TM là trình bày, giới thiệu, giải thích về đặc điểm, công dụng, tính chất, chức năng … về đốùi tượng như TM về cái bàn thì … Còn lên lớp 9 thì sẽ nâng cao hơn là chúng ta cũng TM về cái bàn nhưng chúng ta biến nó trở nên có tâm hồn, tính cách, biết nói năng, biết hành động … để tự nó nói về nó. b) Trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật để TM thì điều quan trọng là phải biết phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, vận dụng các phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh để khơi gợi cảm thụ về đối tượng và làm cho đối tương được TM hiện lên sinh động, hấp dẫn. Û Lưu ý : Các biện pháp nghệ thuật chỉ có tác dụng bổû trợ, phụ trợ, làm cho VBTM thêm sống động, hấp dẫn, dễ nhớ chứ không thay thế được bản chất của kiểu VBTN. Nói cách khác, các biện pháp nghệ thuật chỉ là tấm áo khoác bên ngoài, còn cốt lõi vẫn là cung cấp cho người đọc, người nghe những tri thức khách quan về đối tượng. 2. a) Miêu tả trong VBTM nhằm mục đích là làm cho đối tượng được miêu tả hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận. So sánh miêu tả trong VB văn học với miêu tả trong VBTM: Miêu tả trong VB văn học Miêu tả trong VBTM Nhằm phục vụ cho việc xây dựng tính cách, cá tính của đối tượng hoặc tái hiện tình huống. Nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh về vấn đề tri thức, khách quan, khoa học. III- Bài tập vận dụng: Đề : Hãy vận dụng các biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả để thuyết minh vềà cây bút bi. DÀN Ý: Đặc vấn đề: Giới thiệu chung về cây bút bi (ở đây nó tự giới thiệu về mình – “Tôi …) Giải quyết vấn đề: Giới thiệu về họ hàng, chủng loại, nguồn gốc nhà bút bi : đông, nhiều ; xưa … , nay… Hình dáng, cấu tạo của họ hàng nhà bút nói chung và của tôi nói riêng. Vỏ (nhìn bề ngoài) của tôi như thế nào? Bên trong (ruột viết) của tôi như thế nào? Mực của tôi màu gì? Ngòi làm bằng gì? Cấu tạo ra sao? Công dụng của họ hàng nhà bút bi : dùng để vẽ tranh, vẽ phong cảnh … nhưng chủ yếu là để giúp cho các bạn HS học tập. Cảm nhận của tôi về đối tượng sử dụng mình : trong suốt thời gian cùng các bạn HS học tập, ấn tượng đầu tiên của tôi về các bạn là hầu hết các bạn đều sử dụng tôi vào mục đích học tập, ghi chép để nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có một số bạn HS sử dụng tôi vào những việc vô bổ như viết, vẽ bậy lên tường, lên bàn, viết những điều không hay vào giấy đểû chọc ghẹo các bạn khác… Theo tôi, đó là những việc không nên, không có ích … Kết thúc vấn đề: Điều mong ước của tôi : Tôi mong ước một điều là những người sử dụng tôi mà đặc biệt là các bạn HS hãy biết trân trọng tôi, biết sử dụng tôi vào những việc có ích. & Bài tập về nhà: Vận dụng các biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả để thuyết minh về cái xe đạp ---------------------- o O o ------------------------- Phần II : VĂN TỰ SỰ I- Miêu tả trong văn tự sự: Trong VB tự sự, yếu tố miêu tả đóng một vai trò rất quan trọng. Tự sự là kể lại diễn biến của sự việc ; miêu tả là tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con ngời bằng hình ảnh … Tuy nhiên , nếu chỉ kể lại diễn biến của sự việc một cách đơn thuần thì câu chuyện được kể sẽ rất khô khan, kém hấp dẫn. Nói cách khác, nếu chỉ kể bằng cách liệt kê diễn biến của sự việc thì ta mới chỉ trả lời cho câu hỏi : “Việc gì đã xảy ra?”. Vậy trong VB tự sự, việc miêu tả cụ thể về cảnh vật, hiện tượng, con người … sẽ làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi cảm. Nói cách khác, việc sử dụng yếu tố miêu tả trong VB tự sự là ta không chỉ trả lời cho câu hỏi “Việc gì đã xảy ra” mà còn trả lời cho câu hỏi “Sự việc đó xảy ra như thế nào”. Ví dụ : VB “Lão Hạc” của Nam Cao. II- Miêu tả nội tâm trong văn tự sự: 1. Phân biệt miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình với miêu tả nội tâm: Miêu tả hoàn cảnh, ngại hình Miêu tả nội tâm Đối tượng là cảnh vật, hiện tượng, con người với chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ, lời nói, màu sắc … Đó là những gì có thể quan sát trực tiếp được. è Miêu tả bên ngoài Đối tượng là những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vật … Đó là những gì không thể quan sát một cách trực tiếp từ bên ngoài, nhưng có thể tự quan sát, chiêm nghiệm được. è Miêu tả bên trong. 2. Mối quan hệ giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình với miêu tả nội tâm: Giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình với miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau: Nhiều khi miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. VD : “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.” Việc miêu tả tâm trạng bên trong, người đọc hiểu được hình thức bên ngoài. VD : “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”. 3. Vai trò, tác dụng của miêu tả nội tâm: Trong VB tự sự, miêu tả nội tâm có vai trò rất quan trọng, nó góp phần vào việc xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên trong tác phẩm sinh động, đồng thời nó cũng góp phần thể hiện nội dung tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. III- Bài tập vận dụng: Đề : Hãy ghi lại tâm trạng của em khi em được tuyên dương là Học sinh giỏi của trường trong Lễ tổng kết cuối năm? DÀN Ý: A- Đặc vấn đề: Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Tâm trạng chung của mình lúc đó. B- Giải quết vấn đề: Không gian, thời gian diễn ra sự việc. Quang cảnh, không khí của buổi lễ Tổng kết. Tâm trạng em lúc đó? Diễn biến của buổi lễ : Buổi lễ mở đầu như thế nào? Lời phát biểu của thầy cô, của đại biểu để lại cho em ấn tượng gì? Tâm trạng của em như thế nào khi đến phần tuyên dương và phát thưởng cho HS? Khi nghe mình có tên trong danh sách HS được tuyên dương, em cảm thấy như thế nào? Khi lên nhận thưởng, mọi ánh mắt của thấy cô, của các bạn nhìn em ra sao? Cảm giác của em lúc đó? Em thầm ước điều gì? Buổi lễ kết thúc trong không khí như thế nào? Tâm trạng của em khi đó? Kết thúc vấn đề: Buổi lễ Tổng kết và danh hiệu đạt được trong năm học có ý nghĩa như thế nào đối với em? & Bài tập về nhà: Nhân diệp đầu xuân em cùng gia đình đi thăm mộ người thân. Ghi lại tâm trạng của em lúc đó. ---------------------- o O o ------------------------- PHẦN III: VĂN NGHỊ LUẬN Đề1 : Suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao. Tìm hiểu đề: Kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Vấn đề nghị luận : nghị luận về nhân vật văn học. Hình thức nghị luận : Nhận xét, đánh giá. Dàn ý: Đặt vấn đề: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Giới thiệu vị trí của nhân vật trong tác phẩm. Nêu nhận xét chung về nội dung - nghệ thuật của tác phẩûm. Giải quyết vấn đề: A: Khái quát: B: Phân tích: 1. Lão Hạc là người giàu tình cảm: - Vợ mất sớm, người con trai đi xa, sống một mình trong túp lều xiêu vẹo với con chó Vàng – nó là con vật để lão gợi nhớ về đứa con trai. Bao nhiêu tình thương lão dồn cho cả nó. - Thương con Vàng cũng có nghĩa là thương con trai, nên lão chia cho nó từng miếng ăn, dù cuộc sống của lão rất đạm bạc, cực khổ “Lão ăn gì cũng chia cho nó cùng ăn... lão cho nó ăn trong một cái bát như một nhà giàu” - Lão chờ mong đứa con trong tuyệt vọng. Lão kể lể, tâm tình với ông giáo. ð Con chó Vàng là sợi dây buộc chặt, là cầu nối tình cảm của lão với đứa con đáng thương 2. Lão là người sống âm thầm, cô đơn trong cảnh nghèo hàn nhưng rất thanh cao, trong sạch và không muốn phiền lụy đến ai: - Lão sống lặng lẽ với nghề làm thuê, làm mướn - Lão tìm đến ông giáo để thở than cho vơi bớt niềm thương nhớ con ; khi có thư của con về, lão lại tìm đến ông giáo đểû nhờ xem hộ. Nhận được tin con, lão mừng lắm. Nhưng rồi lão lại nghĩ “nó là người của người ta rồi” và lại ngậm ngùi, âm thầm đau khổ. - Sống trong cảnh nghèo nàn, thiếu thốn nhưng lão Hạc vẫn sống lương tiện, trong sạch. Nhưng cũng bỡi sống trong cảnh đó nên cuộc sống của lão cứ chìm sâu vào đáy tận cùng của XH (ăn khoai, chế được món gì ăn món nấy …) - Lão từ chối sự giúp đỡ của người khác “từ chối một cách gần như là hách dịch”. à Lão thà cam chịu sốùng cảnh thiếu thốn, cùng cực để giữ cho được nhân cách trong sạch , thanh bần. - Lão gom góp những gia sản cuối cùng đem gởi hết cho ông giáo … Lão biết không thể tránh khỏi vòng tay của số mệnh, cho nên lão đã chuẩn bị chu đáo cho phần cuối cùng của đời mình. - Lão tự kết liễu đời mình bằng bã chó C: Tổng hợp (Đánh giá, nhận xét) : Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao xây dựng trong rác phẩm của mình mộït nhân vật là một ông lão già với cảnh nghèo xơ xác để viết. Đấy chính là cách mà tác giả dựng lại một bức tranh hiện thực về cảnh sống khốn cùng của người dân trong XH đương thời. Sống trong XH ấy, người dân phải cam chịu cảnh khốn cùng, bế tắc … Để tồn tại được trong cái XH ấy, người nông dân chỉ còn có cách : đứng lên phản kháng lại XH ; lưu manh hóa bản chất của mình và tự kết liễu đời mình … Với nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã... Kết thúc vấn đề : - Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc niềm xúc động lớn lao bỡi nhân cách và tâm hồn thanh cao, thánh thiện. - Với truyện “Lão Hạc”, Nam Cao đã khẳng định một điều rằng ông là một cây bút có đóng góp quan trọng trong dòng VH hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. ------------------ o O o ------------------- ĐỀ 2: Cảm nhận của em khi học xong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan (SGK Văn 7 – Tập 1). DÀN Ý CHI TIẾT: I- Đặt vấn đề: Thiên nhiên trên quê hương Việt Nam có vẻ đẹp mộng mơ và chan hòa sức sống. Chính vì vậy mà thiên nhiên luôn là nguồn đề tài vô tận của thi ca với sắc lung linh huyền diệu, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Thiên nhiên, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ khi họ mang một nỗi niềm tâm sự u hoài. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là một trong những trường hợp như thế… II- Giải quyết vẫn đề: Cảm nhận chung về bài thơ: Bao trùm toàn bộ bài thơ là một khung cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà cùng với nỗi buồn cô đơn thầm lặng của tác giả. Đọc bài thơ, em cảm thấy mình như lạc vào một không gian yên ắng, tĩnh mịch với cảm giác vắng lặng, buồn buồn. Với Bà Huyện Thanh Quan, tả cảnh chỉ là để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết của bà về quá khứ vàng son. Cảm nhận chi tiết : Hai câu đề: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Hai câu đầu của bài thơ đã gợi lên một nỗi buồn xa vắng, hoang dã: Không gian: Đèo Ngang với cỏ, cây, đá, lá, hoa. Thời gian: Lúc “bóng xế tà” – Từ tà diễn tả một khái niệm sắp tàn lụi, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Thời gian vào buổi xế chiều là quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải. Cảnh vật đã buồn lại càng trống vắng thêm bỡi từ chen ở câu 2, nó làm cho em cảm nhận được sự hoang vắng của Đèo Ngang lúc chiều tà. è Cảnh tuy mang sức sống hoang dã nhưng vẫn đượm vẻ hắc hiu, tiêu điều. Theo em, đó là do hồn người phả vào cảnh vật và làm cho nó trở nên như vậy. Hai câu thực: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” Hai câu thực đã tả cụ thể hơn cảnh vật Đèo Ngang. Cùng với thiên nhiên, nơi đây đã xuất hiện con người và cuộc sống của con người. Trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy nhà chợ lác đác ở bên sông. Hai từ láy lác đác, lom khom được đưa lên đầu câu thơ như nhấn mạnh thêm nỗi u hoài cho khung cảnh ở nơi đây. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho khung cảnh trên sông dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt ; Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ của nơi này. Hai câu luận: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Đèo Ngang lúc này được cảm nhận bằng âm thanh, nhưng không phải là âm thanh của con người mà là của con chim cuốc, chim đa đa. Từ ghép đau lòng, mỏi miệng gợi cảm giác tha thiết, ray rứt ; Từ nhớ nước, thương nhà là tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ. è Nghệ thuật chơi chữ và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ chính là nỗi niềm hoài cổ của tác giả. Cách mượn cảnh để tả tình của tác giả thật là đôïc đáo. Hai câu kết: Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. “Trời, non, nước” : Vũ trụ thì rộng lớn, bao la, xung quanh tác giả giờ đây là cả một bầu trời với núi, với sông. Tất cả khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng. “Một mảnh tình riêng” : Là thế giới nội tâm, là nỗi buồn và nỗi cô đơn vời vợi. “Ta với ta” : Một mình đối diện với chính mình. (Liên hệ với bài thơ “bạn đến chơi nhà “ của Nguyễn Khuyến) è Tất cả đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của tác giả. Qua hai câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương. Đứng trước khung cảnh Đèo Ngang, nhà thơ chỉ là mộ cái chấm nhỏ trên cái nền không gian rộng lớn, đang đối diện với chính mình cùng với một nỗi niềm hoài cổ đang ấp ủ trong tâm trạng trống vắng, cô đơn. Tổng hợp: “Qua Đềo Ngang” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình độc đáo. Đọc bài thơ, em hiểu sâu sắc và thấm thía hơn về tình cảm của một nhà thơ nữ trong XH thời xưa, giúp em thêm yêu quý hơn về đất nước và con người Việt Nam … III- Kết thúc vấn đề: Em tin rằng “Qua Đèo Ngang” là một bài thơ hay và sẽ bất tử cùng với thời gian, bỡi ở đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người và tấm lòng trắc ẩn về thời cuộc cùng với tài năng xuất chúng của thi sĩ – Bà Huyện Thanh Quan. ---------------------- Hết ----------------------- PHẦN TIẾNG VIỆT: I- Từ vựng: Sự phát triển của từ vựng: Ngôn ngữ của một dân tộc không ngừng phát triển theo sự phát triển của XH. Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở của nghĩa gốc. Hai phương thức phát triển chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ. Hai cách phát triển của từ vựng là : tạo rtừ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Ví dụ : 1. Từ “kinh tế”trong bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của Phan Bội Châu có nghĩa là : kinh bang tế thế – cứu nước giúp đời. Đó là hoài bạo cứu nước của những người yêu nước. Ngày nay ta không hiểu nghĩa của từ này như thế. Từ “mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác”. Mẫu câu : x + tặc: AIDS, ma-ket- ting … 2. Thuật ngữ: 3. Trau dồi vốn từ. II- Ngữ pháp : Khởi ngữ: Liên kết câu: Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý: Các thành phần biệt lập: III- Hoạt động giao tiếp: (Hội thoại) Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói đúng và đủ nội dung giao tiếp. Phương châm về chât: Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật và không có bằng chứng xác thực Phương châm quan hệ: Phải nói đúng vào đề tài đang hội thoại. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tôn trọng người đối thoại, không phân biệt người đó là ai, thuộc tầng lớp XH nào. IV- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp: V- Các bài Tổng kết, Ôn tập, Kiểm tra, Chương trình đại phương …

File đính kèm:

  • docNoi dung On tap he.doc
Giáo án liên quan