Nội dung ôn tập học kỳ II môn: Ngữ văn

I/ Phần văn học :

ỹ Cần nắm vững các khái niệm về thể loại văn học, về nghệ thuật và nội dung cơ bản của từng văn bản. Từ đó, biết nêu cảm nhận về tác phẩm.

ỹ Các văn bản cần học thuộc :

+ Bài học đường đời đầu tiờn :

ã Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết lại kiêu căng, xốc nổi. Do bày trũ trờu trọc Cốc nờn đó gõy ra cỏi chết thảm thương cho Dế Choắt , Dế mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mỡnh .

ã Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tớnh tạo hỡnh.

+ Sông nước Cà Mau :

ã Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dó. Chợ Năm Căn là hỡnh ảnh của cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.

ã Bức tranh thiờn nhiờn và cuộc sống ở vựng Cà Mau hiện lờn vừa cụ thể, vừa bao quỏt thụng qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phỳ của tỏc giả.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập học kỳ II môn: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II Môn : Ngữ Văn ******* I/ Phần văn học : Cần nắm vững các khái niệm về thể loại văn học, về nghệ thuật và nội dung cơ bản của từng văn bản. Từ đó, biết nêu cảm nhận về tác phẩm. Các văn bản cần học thuộc : + Bài học đường đời đầu tiên : Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết lại kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu trọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt , Dế mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình . Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. + Sông nước Cà Mau : Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh của cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả. + Bức tranh của em gái tôi : Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy : Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất. + Vượt thác : Bài văn miêu tả cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng của con người lao động trên nề cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động. + Buổi học cuối cùng : Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc và nêu chân lí : “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù …”. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. + Đêm nay Bác không ngủ : Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ. Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động. + Lượm : Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong công xây dựng hình tượng nhân vật. + Lao xao : Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả bài văn đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê II/ Phần Tiếng Việt : Các bài cần học thuộc : + Phó từ : Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Phó từ gồm hai loại lớn : Phó từ đứng trước động từ, tính từ : Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tình từ như : Quan hệ thời gian Mức độ Sự tiếp diễn tương tự Sự phủ định Quan hệ thời gian Sự cầu khiến VD : Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Phó từ đứng sau động từ, tính từ : Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa như : Mức độ Khả năng Kết quả và hướng Kết quả và hướng VD : Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím . + So sánh : So sánh là đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc kia có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sanh gồm : Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh); Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sanh với sự vật, sự việc nói ở vế A); Từ ngữ chỉ phương diện so sánh; Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh) Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều : Các từ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt Vế B có thể đảo ngược lên vế A cùng với từ so sánh. Từ SS Vế B Vế A VD : Trẻ em như búp trên cành Có hai kiểu so sánh : So sánh ngang bằng; So sánh không ngang bằng VD : So sánh ngang bằng : Có chiếc lá tựa như mũi tên nhọn => Có chiếc lá : Vế A ; tựa như : Từ SS ; Mũi tên nhọn : Vế B So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động ; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. + Nhân hoá : Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Có ba kiểu nhân hoá thười gặp là : 1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật 2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. 3. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. VD : Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. + Ẩn dụ : Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là : Ẩn dụ hình thức Ẩn dụ cách thức Ẩn dụ phẩm chất Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác VD : Người cha mái tóc bạc => Kiể ẩn dụ phẩm chất + Hoán dụ : Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là : Lấy một bộ phận để gọi toàn thể Láy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật }Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng VD : Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. + Các thành phần chính của câu : Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý tron vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ . VD : Chẳng bao lâu, / tôi / đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng Vị ngữ Chủ ngữ Trạng ngữ Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi Làm gì ?, Làm sao ?, Như thế nào ? hoặc Là gì ? Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tình từ, danh từ hoặc cụm danh từ. Câu có thể có một vị ngữ hoặc nhiều vị ngữ. Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái, … được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai ?, Con gì ? hoặc Cái gì ? Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. + Câu trần thuật đơn : Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. Câu trần thuật đơn có từ “là” : Trong câu trân thuật có từ là : Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ), … cũng có thể làm vị ngữ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý như sau : Câu định nghĩa; Câu giới thiệu; Câu miêu tả; Câu đánh giá. Câu trần thuật đơn không có từ “là” : Trong câu trần thuật đơn không có từ là : Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động tù, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa. Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,… của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ. Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ. III/ Phần Tập Làm Văn : Dàn ý tả người : Mở Bài : Giới thiệu người miêu tả là ai trong gia đình ? Người đã nuôi dạy em nên người Người đã tạo ra em Đó là mẹ em Thân Bài : Tả ngoại hình : Tả bao quát : Độ tuổi : khoảng …… Dáng người : duyên dáng, uyển chuyển, như một cành mai, … Cách ăn mặc : giản dị, mẹ mặc những bộ váy trông rất xinh đẹp Tả chi tiết : Tóc ngắn hay tóc dài, óng ả, đen tuyền như …. Làn da : mềm mại, mịn màng như …. Khuôn mặt : bầu bĩnh, xinh xinh Vầng trán : cao thể hiện sự thông minh Đôi mắt : tròn, to, đen lay láy, long lanh như …. Mũi : cao có sông mũi làm nổi bật lên vẻ đẹp của mẹ Đôi môi : hồng, nhỏ, chúm chím. Má : có lúm đồng tiền Nụ cười : ngọt ngào như hoa mới nở Bàn tay : ân cần, dịu dàng, trìu mến. Tính nết : Đối với người thân : quan tâm, yêu thương, luôn là tấm gương tốt. Đối với hàng xóm ; vui vẻ, chia sẻ, giúp đỡ, tốt bụng Công việc thường ngày. Sở thích : Đọc sách, báo , …. Mơ ước, nguyện vọng, …. Kết bài : Tình cảm của em dành cho người thân. ------HẾT------

File đính kèm:

  • docNOI DUNG ON TAP HKII MON NGU VAN.doc
Giáo án liên quan