Nội dung trọng tâm chương trình Địa lí 12

Nội dung 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ

I. Kiến thức:

 1. Vị trí địa lí:

 - VN nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm ĐNA.

 - Tiếp giáp với nhiều nước trên đất liền và trên biển.

 - Hệ tọa độ địa lí: điểm cực Bắc, Nam, Đông và Tây.

 2. Phạm vi lãnh thổ:

 - Vùng đất

 - Vùng biển

 - Vùng trời

 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta:

 - Tự nhiên

 - Kinh tế

 - Văn hóa – Xã hội

 - An ninh – Quốc phòng

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung trọng tâm chương trình Địa lí 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG TRỌNG TÂM CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 dûc PHẦN I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Nội dung 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ I. Kiến thức: 1. Vị trí địa lí: - VN nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm ĐNA. - Tiếp giáp với nhiều nước trên đất liền và trên biển. - Hệ tọa độ địa lí: điểm cực Bắc, Nam, Đông và Tây. 2. Phạm vi lãnh thổ: - Vùng đất - Vùng biển - Vùng trời 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta: - Tự nhiên - Kinh tế - Văn hóa – Xã hội - An ninh – Quốc phòng II. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ, Atlat được vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới. - Biết được hình dạng của lãnh thổ Việt Nam. dûc Nội dung 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ I. Kiến thức: 1. Giai đoạn Tiền Cambri: - Giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. - Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất. ( khoảng 2 tỉ năm ) - Diễn ra trên phạm vi hẹp ( tập trung dãy Hoàng Liên Sơn & Trung Trung Bộ ) - Các điều kiện địa lí còn rất sơ khai & đơn điệu. 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo: - Diễn ra trong khoảng thời gian khá dài. ( khoảng 477 triệu năm ) - Có nhiều biến động mạnh trong lịnh sử phát triển tự nhiên nước ta. - Giai đoạn hình thành nhiều mỏ khoáng sản. - Lớp vỏ cảnh quan địa lí rất phát triển. - Đại bộ phận lãnh thổ đã được hình thành. 3. Giai đoạn Tân kiến tạo: - Diễn ra ngắn nhất bắt đầu cách đây 65 triệu năm và đến nay. - Chịu sự tác đông của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi của toàn cầu. - Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên. II. Kĩ năng: Đọc lược đồ, Atlat cấu trúc địa chất Việt Nam. Nội dung 3: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I. Kiến thức: 1. Đặc điểm chung của địa hình: - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp ( đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích – Núi cao chỉ chiếm 1% diện tích ) - Cấu trúc địa hình khá đa dạng + Phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: TB – ĐN và vòng cung - Địa hình của vùng nhiệt đới: xâm thực vùng đồi núi và bồi tụ ở hạ lưu sông - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. 2. Các khu vực địa hình: - Khu vực đồi núi: 4 vùng ( Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Nam ) - Khu vực đồng bằng: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. 3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình: - Khu vực đồi núi - Khu vực đồng bằng II. Kĩ năng: - Đọc lược đồ, Atlat tự nhiên Việt Nam - Xác định trên bản đồ, Atlat một số dãy núi, đỉnh núi, sông, cánh cung, cao nguyên, dûc Nội dung 4: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN I. Kiến thức: * Ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam: - Khí hậu - Địa hình và các hệ sinh thái ven biển - Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản phong phú - Thiên tai II. Kĩ năng: - Khai thác Atlat xác định hướng gió, bão,...trên Biển Đông - Xác định các mỏ dầu khí dûc Nội dung 5: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA I. Kiến thức: 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: - Tính chất nhiệt đới: nguyên nhân, biểu hiện - Lượng mưa, độ ẩm lớn: nguyên nhân, biểu hiện - Gió mùa: nguyên nhân, thời gian, thời gian hoạt động, tính chất, sự luân phiên 2. Biểu hiện tính chất qua các thành phần tự nhiên - Địa hình - Sông ngòi - Đất - Sinh vật 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống - Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp - Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống II. Kĩ năng: - Phân tích các bảng số liệu về khí hậu Việt Nam - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ khí hậu của một số địa điểm dûc Nội dung 6: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG I. Kiến thức: 1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam - Nguyên nhân - Đặc điểm về khí hậu, cảnh quan của lãnh thổ phía Bắc – phía Nam 2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây - Thiên nhiên vùng biển và thếm lục địa - Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển - Thiên nhiên vùng đồi núi 3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao - Nguyên nhân - Đặc điểm khí hậu, đất, sinh vật + Đai nhiệt đới gió mùa + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi + Đai ôn đới gió mùa trên núi 4. Các miền địa lí tự nhiên: - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ II. Kĩ năng: Khai thác Atlat các miền tự nhiên, các lát cắt phân biệt các miền tự nhiên dûc Nội dung 7: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG & BẢO VỆ TỰ NHIÊN I. Kiến thức: 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật: - Tài nguyên rừng: thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp bảo vệ - Đa dạng sinh học: thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp bảo vệ 2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất: - Hiện trạng sử dụng - Biện pháp bảo vệ 3. Bảo vệ môi trường: - Tình trạng mất cân bằng sinh thái - Tình trạng ô nhiễm môi trường 4. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: Nội dung của các chiến lược II. Kĩ năng: Phân tích các bảng số liệu PHẦN II. ĐỊA LÍ DÂN CƯ dûc Nội dung 8: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ & PHÂN BỐ DÂN CƯ I. Kiến thức: 1. Số dân & thành phần dân tộc: - Số dân, tình hình gia tăng dân số, cơ cấu dân số - Thành phần dân tộc ðThuận lợi và khó khăn 2. Phân bố dân cư: - Phân bố chưa hợp lí - Hậu quả 3. Chiến lược phát triển dân số và sử dụng nguồn lao động II. Kĩ năng: - Phân tích các bảng số liệu, biểu đồ SGK & Atlat - Tìm kiến thức trên Atlat, bản đồ dân số dûc Nội dung 9: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM & ĐÔ THỊ HÓA I. Kiến thức: 1. Nguồn lao động: - Lực lượng lao động - Đặc điểm lao động nước ta - Chất lượng lao động 2. Cơ cấu lao động: - Cơ cấu theo các ngành kinh tế - Cơ cấu theo thành phần kinh tế - Cơ cấu theo thành thị và nông thôn 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết: - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và nguyên nhân - Mối quan hệ “ Dân số – lao động – việc làm” - Hướng giải quyết 4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển KTXH - Tích cực - Tiêu cực II. Kĩ năng: PHẦN III. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ dûc Nội dung 10: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. Kiến thức: 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: - Nông – lâm – ngư nghiệp ( khu vực I ) - Công nghiệp – xây dựng ( khu vực II ) - Dịch vụ ( khu vực III ) 2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế: - Thành phần kinh tế Nhà nước - Kinh tế tư nhân - Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế: - Hình thành các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp, khu chế xuất - Phát huy thế mạnh của vùng phân hóa sản xuất - Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm II. Kĩ năng: dûc Nội dung 11: PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI I. Kiến thức: 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới; - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, địa hình, đất - Khai thác hiệu quả nhờ: giống, cơ cấu mùa vụ, thời vụ, chuyển dịch cơ cấu 2. Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa: - Đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền - Đặc điểm nền nông nghiệp hàng hóa 3. Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch: - Hoạt động nông nghiệp là chủ yếu của kinh tế nông thôn. - Kinh tế nông thôn nhiều thành phần: - Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa II. Kĩ năng: dûc Nội dung 12: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP I. Kiến thức: 1. Ngành trồng trọt: - Tỉ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp - Ngành sản xuất lương thực: + Diện tích tăng mạnh + Cơ cấu mùa vụ thay đổi + Năng suất tăng mạnh + Sản lượng tăng nhanh + Bình quân lương thực trên người tăng + Trở thành cây hàng hóa + ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước + ĐBSH là vùng sản xuất thứ 2 nhưng là vùng có năng suất cao nhất - Cây công nghiệp: + Diện tích gieo trồng tăng + Phân bố các cây công nghiệp lâu năm + Phân bố các cây công nghiệp hàng năm - Cây ăn quả: các loại cây ăn quả, phân bố, vùng trồng nhiều, 2. Ngành chăn nuôi: - Tỉ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp - Xu hướng nổi bật: sản xuất hàng hóa và trang trại - Sản phẩm không qua giết mổ chiếm tỉ trọng ngày càng cao - Lợn và gia cầm: + Đàn lợn: + Gia cầm: ðkhu vực nuôi nhiều - Gia súc ăn cỏ: + Trâu: + Bò: + Dê, cừu: ðkhu vực nuôi nhiều 3. Xu hướng chuyển dịch: - Ngành trồng trọt xu hướng giảm. Sản xuất lương thực giảm - Ngành chăn nuôi ngày càng tăng II. Kĩ năng: dûc Nội dung 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN & LÂM NGHIỆP I. Kiến thức: 1. Ngành thủy sản: - Thuận lợi: + Tự nhiên + Kinh tế - xã hội - Khó khăn - Tình hình phát triển: khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản 2. Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp: - Vai trò của ngành lâm nghiệp - Tài nguyên rừng vốn giàu có nhưng đang bị suy thoái + Rừng phòng hộ: + Rừng đặc dụng: + Rừng sản xuất - Tình phát triển và phân bố rừng nước ta - Biện pháp bảo vệ II. Kĩ năng: dûc Nội dung 14: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I. Kiến thức: 1. Các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: - Sự phân hóa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Các nhân tố kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử, 2. Các vùng nông nghiệp: 7 vùng nông nghiệp - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội - Trình độ thâm canh - Sản phẩm chuyên môn hóa 3. Xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; - Thay đổi theo 2 hướng chính + Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất + Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp - Phát triển kinh tế trang trại II. Kĩ năng: dûc Nội dung 15: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP & VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM I. Kiến thức: 1. Cơ cấu ngành công nghiệp: a. Cơ cấu theo ngành: - Đa dạng - Có sự chuyển dịch - Hướng hoàn thiện b. Cơ cấu công nghiệp phân hóa theo lãnh thổ: - Phân bố - Nguyên nhân có sự phân hóa c. Cơ cấu theo thành phần kinh tế: - Từ kết quả sau Đổi mới Đất nước ( 1986 ) - Xu hướng 2. Tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm: - Công nghiệp năng lượng + Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu ( than, dầu, khí đốt ) + Công nghiệp điện lực - Công nghiệp chế biến + Chế biến sản phẩm ngành trồng trọt + Chế biến sản phẩm ngành chăn nuôi + Chế biến thủy, hải sản II. Kĩ năng: dûc Nội dung 16: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. Kiến thức: 1. Khái niệm 2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp: - Các nhân tố bên trong ( vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện KTXH ) - Các nhân tố bên ngoài 3. Các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp: - Điểm công nghiệp - Khu công nghiệp - Trung tâm công nghiệp - Vùng công nghiệp II. Kĩ năng: dûc Nội dung 17: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN & PHÂN BỐ GIAO THÔNG VẬN TẢI, THÔNG TIN LIÊN LẠC I. Kiến thức: 1. Đặc điểm giao thông vận tải - Đường bộ : mạng lưới, các tuyến chính, vai trò của các tuyến giao thông bộ - Đường sắt: các tuyến chính - Đường sông: các hệ thống sông lớn - Đường biển: các tuyến và các cảng biển - Đường hàng không:tình hình phát triền và các sân bay 2. Thông tin liên lạc: - Đặc điểm - Các loại hình chính - Hạn chế và hướng phát triển II. Kĩ năng: dûc Nội dung 18: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN & PHÂN BỐ THƯƠNG MẠI & DU LỊCH I. Kiến thức: 1. Tình hình phát triển và thay đổi cơ cấu nội thương, ngoại thương: - Nội thương: - Ngoại thương: - Cán cân thương mại 2. Tài nguyên du lịch: - Tài nguyên du lịch tự nhiên - Tài nguyên du lịch nhân văn - Các điểm, trung tâm du lịch II. Kĩ năng: PHẦN IV. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ dûc Nội dung 19: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TD&MNBB I. Kiến thức: 1. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện: - Khai thác và chế biến khoáng sản: + Vùng giàu khoáng sản + Tên và nơi phân bố một số mỏ khoáng sản + Tình hình khai thác và sử dụng một số mỏ khoáng sản - Thủy điện: + Trữ năng + Tân các nhà máy đã,đang xây dựng và công suất 2. Trồng và chế biến cây CN, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới: - Thuận lợi: + Đất: feralit, phù sa cổ, phù sa ven song + Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng địa hình vùng núi. - Khó khăn: + Rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước vào mùa đông. + Mạng lưới cơ sở chế biến còn ít - Tình hình sản xuất: + Vùng có thế mạnh phát triển cây CN nhiệt đới và ôn đới. + Là vùng trồng chè lớn nhất cả nước + Các cây thuốc quý, cây ăn quả cận nhiệt 3. Chăn nuôi: - Điều kiện phát triển - Tình hình phát triển và phân bố một số vật nuôi 4. Kinh tế biển: - Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản - Phát triển du lịch - Phát triển giao thong ( cảng biển ) II. Kĩ năng: dûc Nội dung 20: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH ĐBSH I. Kiến thức: 1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng: - Các thế mạnh tự nhiên: + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc + Đất: phù sa màu mỡ, đất NN chiếm 51,2% của vùng + Nước:phong phú + Biển: phát triển NTTS, du lịch, giao thong + Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh, khí đốt - Các thế mạnh kinh tế - xã hội: + Nguồn lao động dồi dào, có trình độ tay nghề cao + Cơ sở vật chất, hạ tầng, kĩ thuật tốt + Thị trường tiêu thụ lớn + Nơi có lịch sử khai thác lâu đời, có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề + Mạng lưới đô thị phát triển dầy đặc có trung tâm kinh tế lớn HN, HP 2. Các hạn chế chủ yếu của vùng: - Dân số đông, mật độ dân số cao ( 1225 người/km2 ) - Nhiều thiên tai - Một số tài nguyên đang bị xuống cấp - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm - Quỹ đất NN đang bị thu hẹp, sức ép về việc làm 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: - Thực trạng: + KVI giảm mạnh, KVII, III tăng + Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. - Các định hướng chính: + Tiếp tục giảm KVI và tăng KVII,III đảm bảo tăng trưởng kinh tế, gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội. + Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành. II. Kĩ năng: dûc Nội dung 21: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BTB I. Kiến thức: 1. Thuận lợi của vùng: - Khí hậu: chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió phơn Tây Nam - Khoáng sản:có một số khoáng sản có giá trị - Rừng: có diện tích đứng thứ 2 - Sông: có S.Mã, S.Cả có giá trị thủy điện và giao thông - Địa hình và đất: + Đồng bằng: có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, đáng kể là đồng bằng Thanh – Nghệ – Tỉnh có đất phù sa màu mở + Vùng gò đồi trước núi: đất feralit, diện tích đồng cỏ thuận lợi phát triển trồng trọt và chăn nuôi. - Ven biển: phát triển nuôi, trồng đánh bắt thủy-hải sản và du lịch 2. Khó khăn: - Mức sống người dân còn thấp. - Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh - Cơ sở hạ tầng còn yếu 3. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp: - Điện tích rừng chiếm 20% cả nước, tập trung biên giới Việt – Lào - Có nhiều lâm sản quý - Vai trò của các lâm trường - Bảo vệ và phát triển vốn rừng 4. Khai thác tổng hợp thế mạnh về nông nghiệp trung du và đồng bằng ven biển: - Vùng gò đồi trước núi: thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc lớn - Đất badan: thuận lợi phát triển cây CN lâu năm - Các đồng bằng ven biển: có đất cát pha thuận lợi phát triển cây CN hàng năm 5. Phát triển ngư nghiệp: - Các tỉnh đều giáp biển: thuận lợi phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. - Đang phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn 6. Phát triển công nghiệp và các trung tâm công nghiệp: - Phát triển công nghiệp dựa trên một số tài nguyên khoáng sản và nguồn nguyên liệu nông – lâm – thủy sản. - Có một số nhà máy xi măng lớn - Các trung tâm công nghiệp lớn: Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Vinh, Huế 7. Xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông: - Các tuyến giao thông chính - Các cửa khẩu Quốc tế - Các cảng biển - Các sân bay II. Kĩ năng: dûc Nội dung 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI DHNTB I. Kiến thức: 1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài, - Các tỉnh đều giáp biển, có nhiều bãi biển đẹp [phát triển du lịch, NTTS - Rừng có nhiều lâm sản - Khoáng sản không nhiều - Sông ngắn dốc có tiềm năng thủy điện - Khí hậu khắc nghiệt 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: - Có vùng công nghiệp trọng điểm Miền Trung - Hậu quả chiến tranh - Nhiều đồng bào dân tộc ít người 3. Phát triển tổng hợp kinh tế biển: - Nghề cá + Biển nhiều tôm cá + Sản lượng tăng nhanh + Bờ biển có nhiều vũng, vịnh + Hoạt động chế biến hải sản ngày càng nhiều - Du lịch biển: + Có nhiều bãi biển đẹp nỗi tiếng + Có nhiều đảo - Dịch vụ hàng hải: + Có nhiều địa điểm xây dựng cảng biển + Các cảng biển lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất - Khai thác khoáng sản: + Dầu khí thềm lục địa + Sản xuất muối 4. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng: - Hình thành các chuỗi công nghiệp: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết - Các ngành chủ yếu:cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản và SX hàng tiêu dung - Xây dựng các nhà máy thủy điện, nối với đường dây 500 kV - Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - Phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông II. Kĩ năng: dûc Nội dung 23: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN I. Kiến thức: 1. Thuận lợi: - Đất: badan, feralit màu mỡ - Khí hậu: cận xích đạo và đai cao trên núi - Khoáng sản: có bôxit trữ lượng lớn - Có trữ năng thủy điện - Có nhiều văn hóa, phong tục tập quán độc đáo 2. Khó khăn: - Mùa khô kéo dài gây thiếu nước - Thưa dân, trình độ lao động thấp - Cơ sở hạ tầng yếu 3. Phát triển cây công nghiệp lâu năm: - Có đất badan - Khí hậu - Tình hình sản xuất và phát triển - Các cây chủ lực và phân bố - Các biện pháp nâng cao hiệu quả canh tác 4. Khai thác và chế biến lâm sản: - Rừng chiếm 36% diện tích, độ che phủ 60% diện tích lãnh thổ - Có nhiều lâm sản quý - Tình hình khai thác và xuất khẩu gỗ - Thực trạng và biện pháp khắc phục 5. Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi: - Tài nguyên nước trên các hệ thống sông - Các nhà máy thủy điện đã, đang xây dựng và phân bố - Ý nghĩa của các công trình thủy điện ( phát triển thủy lợi ) II. Kĩ năng: dûc Nội dung 24: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU ĐNB I. Kiến thức: 1. Điều kiện tự nhiên: - Thuận lợi: + Đất + Khí hậu + Biển + Rừng + Khoáng sản + Sông - Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô 2. Điều kiện kinh tế - xã hội: - Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam chú ý ô nhiễm môi trường - Có nguồn lao động dồi dào và có tay nghề cao nhưng còn thất nghiệp và thiếu việc làm. - Cơ sở hạ tầng phát triển nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu 3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu: * Trong công nghiệp - Cải thiện và phát triển nguồn năng lượng + Xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, máy phát chạy bằng dầu + Nối đường dây 500 kV - Nâng cao hoàn thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải - Mở rộng đầu tư nước ngoài * Trong nông, lâm nghiệp: - Vai trò và ý nghĩa của các công trình thủy lợi - Vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước nhưng phải chuyển đổi giống cây trồng - Bảo vệ rừng đặc biệt là các khu dự trữ sinh quyển, bảo tồn, vườn quốc gia * Tổng hợp kinh tế biển: - Phát triển du lịch - Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản - Khai thác dầu, khí thềm lục địa phát triển công nghiệp hóa dầu - Chú trọng môi trường II. Kĩ năng: dûc Nội dung 26: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ & CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐBSCL I. Kiến thức: 1. Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với phát triển kinh tế: - Thuận lợi: + Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước + Đất: phù sa ngọt, phèn, mặn, diện tích và phân bố các loại đất trên. + Khí hậu: cận xích đạo thể hiện rõ + Sông ngòi: mạng lưới song ngòi, kênh rạch chằng chịt + Sinh vật: diện tích rừng ngập mặn và nhiều loài cá, chim có giá trị + Biển: có nhiều bãi tôm cá + Khoáng sản: than bùn, đá vôi - Khó khăn: + Mùa khô kéo dài gây thiếu nước + Diện tích đất phèn, mặn còn lớn + Khoáng sản ít 2. Sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên: - Nước ngọt là vấn đề quan trọng nhất để cải tạo đất đặc biệt là vào mùa khô - Duy trì bảo vệ tài nguyên rừng - Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mùa vụ phá thế độc canh cây lúa - Khai thác kinh tế biển kết hợp khai thác các đảo và quần đảo - Cần chủ động sống chung với lũ II. Kĩ năng: dûc Nội dung 27: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM I. Kiến thức: 1. Vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm: - Có ý nghĩa quyết định nền kinh tế - Có tỉ trọng GDP lớn - Tốc độ phát triển kinh tế cao - Thu hút các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển 2. Thực trạng: - Tỉ trọng GDP của ba vùng trong GDP cả nước - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 3 vùng giai đoạn 2001 – 2005 với cả nước - Kim ngạch xuất khẩu - Cơ cấu GDP: KVII, III chiếm tỉ trọng cao 3. Đặc điểm 3 vùng kinh tế trọng điểm: - Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: + Giới hạn hành chính, diện tích, dân số, so với cả nước + Các thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội + Một số vấn đề cần tập trung giải quyết - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: + Giới hạn hành chính, diện tích, dân số, so với cả nước + Các thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội + Một số vấn đề cần tập trung giải quyết - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: + Giới hạn hành chính, diện tích, dân số, so với cả nước + Các thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội + Một số vấn đề cần tập trung giải quyết II. Kĩ năng:

File đính kèm:

  • dockien thuc trong tam.doc