Ôn phần Cơ Học

Câu 1: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03 m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?

Đáp số:

Câu 2: Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N.

a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô (bỏ qua lực cản của không khí).

b) Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi?

c) Khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi?

 

docx2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn phần Cơ Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn phần CƠ HỌC! Câu 1: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03 m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó? Đáp số: Câu 2: Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N. Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô (bỏ qua lực cản của không khí). Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi? Khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi? Câu 3: Bánh xe của 1 ô tô du lịch có bán kính 25cm. Nếu xe chạy với vận tốc 54 km/h và lấy thì số vòng quay của mỗi bánh xe trong 1h là bao nhiêu? (Biết chu vi đường tròn là: C = r.2.) Câu 4: Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ 2 đi quãng đường 7.5km hết 0.5h. Người nào đi nhanh hơn. Nếu 2 người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km? Câu 5: Hà Nội cách Đồ Sơn 120 km. Một ô tô rời Hà Nội đi Đồ Sơn với vận tốc 45km/h. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h xuất phát cùng lúc theo hướng ngược lại từ Đồ Sơn về Hà Nội. a) Sau bao lâu ô tô và xe đạp gặp nhau? (Tính luôn đơn vị km/h). Nơi gặp nhau cách Hà Nội bao xa? Câu 6: Hai bến M, N cùng ở bên 1 bờ sông và cách nhau 120 km. Nếu ca nô đi xuôi dòng từ M đến N thì mất 4 giờ. Nếu ca nô chạy ngược dòng từ N về M với lực kéo của máy như khi xuôi dòng thì thời gian chạy tăng thêm 2 giờ. (Tính luôn đơn vị km/h). Tính vận tốc của ca nô, của dòng nước? Tìm thời gian ca nô tắt máy đi từ M đến N? Câu 7: Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta thấy cầu như bị “trôi” ngược lại. Hãy giải thích vì sao ta có cảm giác đó? Câu 8: Một ô tô khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Biết lực cản lên ô tô bằng 0.25 lần trọng lượng của xe: Kể tên các lực tác dụng lên xe ô tô. Biểu diễn các lực trên theo tỉ xích 0.5cm ứng với 5000N. Câu 9: Người ta đưa 1 vật nặng lên độ cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ 2, kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp 2 lần độ cao h. Nếu bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì: Công thực hiện ở cách thứ 2 lớn hơn vì đường đi lớn gấp 2 lần. Công thực hiện ở cách thứ 2 nhỏ hơn vì lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn. Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn. Công thực hiện ở cách thứ nhất nhỏ hơn vì đường đi của vật chỉ bằng nửa đường đi của vật ở cách thứ 2. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau. Câu 10: Một cần trục nâng một vật nặng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là bao nhiêu? Câu 11: Một vật 0.5 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Hãy biểu diễn các vecto lực tác dụng lên vật. Vật được kéo chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang với lực kéo theo phương nằm ngang có cường độ 2N. Hãy biểu diễn các vecto lực tác dụng lên vật. Chọn tỉ xích 2N ứng với 1cm. VUI LÝ HỌC ! 1-Tại sao? Tại sao, khi em bé giữ chặt 1 đầu dây buộc vào 1 quả bóng bay thì quả bóng lại không bay lên được? Vì : Khi đó quả bóng đã chịu tác dụng của hai lực, đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của bàn tay. Tại sao, một chiếc bè nổi trên 1 dòng suối chảy xiết mà lại không bị trôi? Vì: Nó đã được buộc chặt vào 1 cái cọc bằng 1 sợi dây. Bè đã chịu sự tác dụng của 2 lực, một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do sợi dây tác dụng. Lấy 1 cái bút bi có lò xo, bấm cho đầu bút bi nhô ra rồi bấm cho đầu bút thụt vào , khi đó ta thấy điều gì? Giải thích: * Khi đầu bút nhô ra, lò xo bút bi bị nén lại nên tác dụng vào ruột bút cũng như vào thân bút lực đẩy. Ta cảm thấy lực này khi bấm nhẹ vào nút bấm. *Khi đầu bút bị thụt vào, lò xo bút bi vẫn còn bị nén (ít hơn so với trường hợp đầu) nên nó vẫn tác dụng vào ruột bút và thân bút lực đẩy. 2- Ánh sáng đom đóm có từ đâu? Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học. Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi. Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác. Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài. Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng. Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.

File đính kèm:

  • docxBT ON CO HOC .docx
Giáo án liên quan