1. Khái quát chung
- Diện tích: 101 nghìn km2
- Dân số : 11,6 triệu người (2003)
- Bao gồm 2 phần: Tây Bắc (4 tỉnh) và Đông Bắc (11 tỉnh).
- Vị trí địa lí: Đặc biệt quan trọng, nhất là có quan hệ với ĐBSH và các tỉnh phía Nam Trung Quốc, cũng như khả năng giao lưu với nước ngoài bằng đường biển.
- ĐKTN, TNTN: Có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, có khả năng phát triển cơ cấu kinh tế khá hoàn chỉnh. Vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta tạo tiền đề phát triển công nghiệp khai thác, chế biến KS, phát triển công nghiệp nặng. Khí hậu phân hoá đa dạng có mùa đông lạnh. Ngoài ra còn có tiềm năng lớn về kinh tế và du lịch biển.
- KTXH: Vùng thưa dân, mật độ dân số thấp dưới 300 người/km2, vùng núi dưới 100 người/km2. Là địa bàn phân bố nhièu dân tộc ít người, là cái nôi của cách mạng. Cơ sở vật chất có nhiều tiến bộ, mạng lưới giao thông đựơc đầu tư , nâng cấp
- Hạn chế: Địa hình đồi núi, khí hậu diễn biến thất thường. Thiếu lao động nhất là lao động lành nghề, nạn du canh du cư, CSHT còn nghèo, dễ bị xuống cấp.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Đại học môn Địa lí - Thương mại du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề phát triển thương mại và du lịch
1. Phân tích vai trò của thương mại trong nền kinh tế thị trường.
Hướng dẫn:
Thương mại bao gồm hai hoạt động chính là nội thương và ngoại thương.
Vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng và lợi thế, tăng cương vốn, tạo việc làm, phát triển KHKT, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Nhân tố hàng đầu trong phân công lao động theo lãnh thổ, nối thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
2. Những chuyển biến và tồn tại của hoạt động Ngoại thương nước ta?
Hướng dẫn:
* Hoạt động XNK đã có những chuyển biến mạnh mẽ
Những năm gần đây đã giảm nhập siêu, cán cân XNK đã cân đối hơn trước: 1990: XK 46.6%, NK 53.4 % đến 2002 là 49.6% và 50.4 %. Năm 1992 lần đầu tiên lần đầu tiên cán cân XNK nước ta cân đối, xuất siêu +40 triệu Rúp – USD. Hiện nay tuy vẫn nhập siêu nhưng chủ yếu là nhập TLSX.
Tổng giá trị XNK tăng mạnh: năm 1990 đạt 5.1 tỉ USD lên 23 tỉ USD năm 1999 và 45 tỉ USD năm 2003.
Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhanh, song giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn.
Về thị trường: ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO (11/2007), hiện nay nước ta đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (221 QG và VLT: XK sang 219 và nhập khẩu từ 151 QG, VLT). Hình thành các thị trường trọng điểm như Châu á, EU và Bắc Mĩ và các thị trường truyền thống trước đây (Nga, Đông Âu).
Chính sách: Mở rộng quyền tự chủ cho các ngành kinh tế các doanh nghiệp và các địa phương, tăng cường sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật.
Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu: vượt trội cả về quy mô, cơ cấu và thị trường:
+ Kim ngạch XK tăng từ 2.4 tỉ USD năm 1990 lên 20 tỉ USD năm 2003, vì thế kim ngạch XK bình quân đầu người đạt 246.4 USD/người. Hình thành các mặt hàng xuất khẩu chủ lựcdựa trên các thế mạnh lâu dài về tự nhiên, lao động, trước đây chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc mới qua sơ chế thì hiện nay tỉ lệ các mặt hằng đã qua chế biến đã tăng lên. Đến 2003 đã có 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đó là Dầu thô, dệt may, giày dét, thuỷ sản, gạo, điện tử, máy tính, sản phẩm gỗ, cà phê, cao su, thủ công mỹ nghệ, hạt tiêuvới kim ngạch trên 100 triệu USD/mặt hàng. Thị trường chính là Châu á - TBD (47.6%), Bắc Mĩ (22.1%), Châu Âu, Châu Đại Dương. Châu Phi hiện nay là một thì trường tiềm năng.
+ Kim ngạch nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu yăng từ 2.7 tỉ USD lên 25 tỉ USD. Các mặt hàng hiện nay chủ yếu là TLSX phục vụ cho CNH – HĐH đất nước. Mức tăng nhập khẩu phản ánh sự phục hồi và và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như phục vụ cho nhu cầu XK.
* Hạn chế:
Chưa có sự thay đổi mặt hàng xuất nhập khẩu: vẫn chủ yếu là nhập TLSX và vật tư, tỉ trọng xuất khẩu hàng chế biến hoặc qua tinh chế còn thấp và tăng chậm. Trong số các mặt hàng chế biến thì tỉ trọng gia công còn lớn. Vì thế kim ngạch trực thu thấp do phải dựa và nguyên liệu nhập (90-95% với hàng dệt may, 60% với hàng giày dép.
* Phương hướng:
Cần tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, áp dụng công nghệ mới để tăng chất lượng sản phẩm (dầu khí, hàng nông nghiệp nhiệt đới, thuỷ sản, công nghiệp nhẹ)
Tiếp tục mở rộng thị trường như các thị trường mói giàu tiềm năng như Châu Phi, Mĩ la Tinh. Hình thành các thị trường trọng điểm.
Tăng cường thay đổi cơ chế quản lý, hệ thống pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ, tăng cường kết cấu hạ tầng
Khai thác các lợi thế so sánh của nước ta để mở rộng khôí lượng và mặt hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim nhạch xuất khẩu, thu hoẹ khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu, hạn chế nệâp siêu
Vùng Kinh tế trung du miền núi bắc bộ
1. Khái quát chung
Diện tích: 101 nghìn km2
Dân số : 11,6 triệu người (2003)
Bao gồm 2 phần: Tây Bắc (4 tỉnh) và Đông Bắc (11 tỉnh).
Vị trí địa lí: Đặc biệt quan trọng, nhất là có quan hệ với ĐBSH và các tỉnh phía Nam Trung Quốc, cũng như khả năng giao lưu với nước ngoài bằng đường biển.
ĐKTN, TNTN: Có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, có khả năng phát triển cơ cấu kinh tế khá hoàn chỉnh. Vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta tạo tiền đề phát triển công nghiệp khai thác, chế biến KS, phát triển công nghiệp nặng. Khí hậu phân hoá đa dạng có mùa đông lạnh. Ngoài ra còn có tiềm năng lớn về kinh tế và du lịch biển.
KTXH: Vùng thưa dân, mật độ dân số thấp dưới 300 người/km2, vùng núi dưới 100 người/km2. Là địa bàn phân bố nhièu dân tộc ít người, là cái nôi của cách mạng. Cơ sở vật chất có nhiều tiến bộ, mạng lưới giao thông đựơc đầu tư , nâng cấp
Hạn chế: Địa hình đồi núi, khí hậu diễn biến thất thường. Thiếu lao động nhất là lao động lành nghề, nạn du canh du cư, CSHT còn nghèo, dễ bị xuống cấp..
2. Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện
a. Khoáng sản: phong phú nhất nước ta:
Than đá: trữ lượng 3,6 tỉ tấn, tập trung ở Quảng Ninh (90% cả nước), chất lượng than tốt. Ngoài ra còn có than nâu ở Lạng Sơn, Thái Nguyên. Sản lượng khai thác hàng năm trên 10 triệu tấn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, nhiệt điện.
Kim loại: Sắt (Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái), Thiếc (Tĩnh Túc), mangan (Cao Bằng, Tuyên Quang), chì, kẽm (Bắc Cạn), Bô xit (Lạng Sơn), đồng, vàng (Lài Cai): ð Khai thác, làm giàu quặng, luyện kim, chế tạo máy
Phi kim loại: Aptit (Lài Cai), đá vôi, sét, cao lanh, đất hiếm
ðCông nghiệp hoá chất, phân bón, VLXD.
b. Thuỷ năng:
Trữ lượng thủy điện của sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11MW, riêng sông Đà 6 MW).
Nguồn thuỷ năng đang đựơc khai thác, nhà máy thuỷ điện Thác Bà trên sông chảy có công suất 110 nhìn KW, Hoà Bình 1,9 triệu KW. Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La (CS 2,4 triệu KW), Tuyên Quang
3. Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
a. Điều kiện
Nhiều loại đất feralit trên đá phiến, đá vôi đất phù sa cổ, đất phù san ven thung lũng sông. Đất phân bố ở độ cao khác nhau thích hợp nhiều loại cây.
Khí hậu: có mùa đông lạnh phân hoá theo đai cao nên có thế mạnh phát triển cây trồng có nguồn gôc cận nhiệt và ôn đới.
b. Cây công nghiệp chủ yếu:
Chè: chiếm 60% diện tích cả nước, được trồng thành các vùng chuyên canh lớn ở hầu hết các tỉnh (Thái Nguyên, Yên Bái, Lài Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Mộc Châu)
Thuốc là: Lạng sơn, Cao Bằng
c. Cây dược liệu: Tam thất, đương quy, đỗ trọng, nhân sâm, hồi thảo quả trồng ở biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng và Hoàng Liên Sơn
d. Cây ăn quả, rau: Đào, lê, táo. Sa Pa là nơi sản xuất giống rau cho cả nước, trồng hoa
* Hạn chế: Rét đậm, rét hại, sương muối, cơ sơ công nghiệp chế biến còn hạn chế, đất dễ bị sauy thoái
4. Thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn
Điều kiện: có nhiều đồng cỏ tuy không lớn nhung cũng đủ để điều kiện để chăn nuôi trâu, bò, ngựa.
Bò sữa: ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
Trâu, bò thịt: 1,7 triệu con trâu (60% cả nước), 726 nghìn con bò (18% cả nước)
Lợn: 5 triệu con – 22% cả nước
5. Thế mạnh về kinh tế biển và du lịch
Giao thông: cảng Cái Lân
Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
Du lịch: Có nhiều thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Tam Đảo, hồ núi cốc, hò Ba Bể, Thác Bản Dốc. Nhiều di tích: Đền Hùng, Côn Sơn, Kiếp Bạc, Yên Tử, Điện Biên Phủ, Pắc Bó
File đính kèm:
- on_tap_dai_hoc_mon_dia_li_thuong_mai_du_lich_vung_trung_du_m.doc