Ôn tập giữa kỳ 1 môn Địa lý lớp 11

Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC:

- Hiện nay trên thế giới phân thành hai nhóm nước:

+ Nhóm nước phát triển có GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức cao.

+ Nhóm nước đang phát triển có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức thấp.

- Các nước có GDP/người khác nhau:

+ Các nước có GDP/người cao: Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia.

+ Các nước có GDP/người thấp: Các nước châu Phi, châu Á, Mĩ Latinh.

II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập giữa kỳ 1 môn Địa lý lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC: - Hiện nay trên thế giới phân thành hai nhóm nước: + Nhóm nước phát triển có GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức cao. + Nhóm nước đang phát triển có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức thấp. - Các nước có GDP/người khác nhau: + Các nước có GDP/người cao: Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia. + Các nước có GDP/người thấp: Các nước châu Phi, châu Á, Mĩ Latinh. II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC: Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự chênh lệch lớn về các chỉ số kt-xh: Tiêu chí Nhóm nước PT Nhóm nước đang PT GDP/ người Cao và rất cao aoThaps hơn mức TB của thế giới và thấp hơn nhiều ở các nước PT Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế Tỉ trọng khu vực III >70%, khu vực I rất nhỏ. Tỉ trọng khu vực I còn cao, khu vực III còn thấp <50%. Tuổi thọ Cao >75 tuổi Thấp, nhất là các nước châu Phi HDI Cao Thấp III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI Thời gian diễn ra Xuất hiện vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Đặc trưng Sự xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao với 4 trụ cột chính. Tác động - Làm xuất hiện nhiều ngành mới có hàm lượng KH-KT cao. - Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế: Giảm tỉ trọng khu vực I, II, tăng tỉ trọng khu vực III. - Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức. - Đặt thế giới trước nhiều vấn đề toàn cầu. Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 1. Khái niệm: (Sgk) 2. Nguyên nhân: Tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nhu cầu phát triển của từng nước, xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết. 3. Biểu hiện: - Thương mại thế giới phát triển mạnh: + Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Tổ chức WTO có vai trò lớn. - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh: Từ 1990 đến 2004 tăng hơn 5 lần. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu, các tổ chức tài chính quốc tế có vai trò lớn. - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: Các công ty có tiềm lực lớn chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. 4. Hệ quả của toàn cầu hoá a. Tích cực: - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ. - Tăng cường sự hợp tác giữa các nước. b. Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ 1.Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực: a. Nguyên nhân hình thành: Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới nên các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết lại với nhau. b. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: - Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR. - Các tổ chức liên kết tiểu vùng: Tiểu vùng sông Mê Kông, liên kết vùng Maxơ-Rainơ. 2.Hệ quả của khu vực hoá kinh tế: - Tích cực: + Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hiện đại hoá nền kinh tế. + Tăng cường tự do hoá thương mại, dịch vụ. + Mở rộng thị trường từng nước -> thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. - Tiêu cực: Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia. Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU I. DÂN SỐ Vấn đề Bùng nổ dân số Già hóa dân số Biểu hiện - Dân số thế giới tăng nhanh-> bùng nổ dân số - Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước PT. - Dân số thế giới đang già đi, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. - Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển. Hậu quả Gây sức ép lớn đối với kt-xh và TN-MT. - Thiếu hụt lực lượng lao động. - Chi phí xã hội lớn cho người già. Giải pháp Giảm tỉ lệ sinh. - Khuyến khích sinh đẻ. - Khuyến khích lao động nhập cư. II. MÔI TRƯỜNG: Một số vấn đề về môi trường toàn cầu: Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu - Trái Đất nóng lên. - Mưa axit. Lượng CO2 và các khí thải khác trong khí quyển tăng (Sản xuất CN, GTVT, sinh hoạt) - Băng tan-> Mực nước biển dâng gây ngập lụt nhiều nơi. - Thời tiết, khí hậu thất thường, thiên tai thường xuyên. - Giảm lượng CO2 trong sản xuất và sinh hoạt. - Trồng và bảo vệ rừng. 2. Suy giảm tầng ôzôn Tầng ôzôn bị mỏng dần và lỗ thủng ngày càng lớn. Các chất khí CFCs trong sản xuất công nghiệp. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng,sinh vật. - Cắt giảm lượng CFCS trong sản xuất và sinh hoạt. - Trồng nhiều cây xanh. 3. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương Nguồn nước ngọt, nước biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. - Chất thải từ sản xuất, sinh hoạt chưa qua xử lí. - Tràn dầu, rửa tàu, đắm tàu trên biển. - Thiếu nguồn nước ngọt, nước sạch sạch. - Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. - Xử lí chất thải trước khi thải ra. - Đảm bảo an toàn khai thác dầu và hàng hải. 4. Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị diệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ diệt chủng. Khai thác thiên nhiên quá mức. - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn gen quý, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu - Mất cân bằng sinh thái. - Xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên. - Triển khai luật bảo vệ rừng. III.MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC: - Xung đột tôn giáo, sắc tộc. - Khủng bố, bạo lực, chiến tranh biên giới. - Các bệnh dịch hiểm nghèo Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN: - Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng; Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và xa van. ->Gây khó khăng cho phát triển kt-xh (Thiếu nước, sa mạc hóa) - Có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật giàu có: +Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại màu, dầu mỏ, khí đốt, vàng và kim cương. +Rừng chiếm diện tích khá lớn. ->Khai thác không hợp lí làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị tàn phá =>Giải pháp: khai thác hợp lí tài nguyên và áp dụng biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI: Các vấn đề Dân cư Xã hội Đặc điểm - Tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên cao nhất TG - Tuổi thọ trung bình của dân cư thấp. - Đa số các nước có dân số đông - Xung đột sắc tộc tôn giáo thường xuyên xãy ra. - Dịch bệnh: HIV, Lao - Trình độ dân trí thấp, còn nhiều hủ tục lạc hậu. - HDI rất thấp. Ảnh hưởng Gây sức ép lớn cho kt-xh-mt. Gây khó khăn cho phát triển kinh tế. Giải pháp Giảm tỉ lệ sinh. Sự giúp đở của cộng đồng quốc tế. III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ: Đặc điểm - Đa số các nước châu Phi nghèo, kinh tế kém phát triển. - Gần đây kinh tế có khởi sắc, tốc độ tăng GDP khá cao và ổn định. Nguyên nhân - Do sự thống trị lâu dài của thực dân. - Trình độ quản lí non yếu. - Chính trị, xã hội không ổn định. - Điều kiện tự nhiên khó khăn. Giải pháp - Kêu gọi sự giúp đở cộng đồng quốc tế. - Phát triển giáo dục, y tế. - Đào tạo cán bộ quản lí. Tiết 2- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Vấn đề Tự nhiên Dân cư và xã hội Đặc điểm - Giàu tài nguyên khoáng sản: kim loại và nhiên liệu - Rừng phong phú - Khí hậu nóng ẩm, phân hóa đa dạng. - Đất trồng màu mỡ. - Dân số đông, tăng nhanh. - Dân cư nghèo, chênh lệch giàu nghèo lớn. - Đô thị hóa tự phát mạnh mẽ. Đánh giá - Thuận lợi phát triển CN khai thác, nông nghiệp nhiệt đới. - Khai thác và phân bổ tài nguyên không hợp lí. - Mâu thuẫn xã hội gay gắt. - Khó khăn giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ 1.Thực trạng: - Tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều. - Quy mô nền kinh tế có sự chênh lệch lớn giữa các nước. - Nợ nước ngoài nhiều. 2.Nguyên nhân: - Tình hình chính trị, xã hội thiếu ổn định. - Các thế lực phong kiến, Thiên chúa giáo bảo thủ cản trở sự phát triển. - Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. - Nợ nước ngoài còn nhiều. Tiết 3- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á KHU VỰC TRUNG I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á: Khu vực Tây Nam Á Trung Á Diện tích 7,0 triệu km2 5,6 triệu km2 Vị trí địa lí - Nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á-Âu-Phi. - Giáp với ÂĐD, ĐTH, Biển Đỏ, Biển Đen - Nằm ở trung tâm của châu Á - Giáp với nhiều khu vực của Châu Á và châu Âu. Ý nghĩa của vị trí địa lí Có vị trí chiến lược quan trọng về kt-ct-qs. Là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây. Đặc điểm tự nhiên - Có khí hậu khô nóng. - Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán h.mạc - Nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên. - Khí hậu lục địa khô hạn. - Cảnh quan nhiều thảo nguyên, h. mạc - Dầu khí, vàng, muối mỏ, urani. Đặc điểm dân cư và xã hội - Là cái nôi văn minh thế giới. - Đa số dân cư theo đạo Hồi. - Xung đột, chiến tranh, khủng bố thường xuyên . - Đa dân tộc, mật độ dân số thấp. - Phần lớn dân cư theo đạo Hồi - Chính trị thiếu ổn định. * Hai khu vực có cùng điểm chung là: -Cùng có vị trí địa lí - chính trị chiến lược quan trọng. - Cùng có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên và các tài nguyên khác. - Khí hậu khô hạn - Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á 1.Vai trò cung cấp dầu mỏ: - Cả hai khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, riêng Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng của thế giới. - Tây Á và Trung Á có khả năng xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. - Khu vực Tây Nam Á chiếm 40% lượng dầu xuất khẩu thế giới => đây là nguyên nhân chính tạo nên sự bất ổn định của khu vực. 2.Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố: a.Thực trạng: - Xung đột dai dẳng giữa người Ả-Rập và Do Thái. - Các cuộc tranh giành tài nguyên đất đai, nguồn nước, khoáng sản. - Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, các lực lượng khủng bố phát triển. b.Nguyên nhân: - Do tranh chấp quyền lợi : Đất đai, tài nguyên, môi trường sống. - Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử. - Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi. c.Hậu quả: - Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác. - Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển. - Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.

File đính kèm:

  • docBài 1.doc