Buổi 1. 1. Kiểm tra 45 phút.
2. Ôn tập về số tự nhiên và phân số.
Buổi 2. Ôn tập về số thập phân và số đo đại lượng.
Buổi 3 . Ôn tập về các phép tính với các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
Buổi 4. Ôn tập hình học: Ôn tập về tính chu vi, diện tích và thể tích của một số hình.
Buổi 5. Ôn tập về giải toán:
- Tìm số trung bình cộng.
- Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tìm hai số biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó.
Buổi 6. 1. Ôn tập về giải toán:
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài toán về tỉ số phần trăm.
- Bài toán về chuyển động đều.
- Bài toán có nội dung hình học.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập hè môn toán 5 lên 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch ôn tập lớp 5 LÊN LớP 6 hè năm 2012
Buổi 1. 1. Kiểm tra 45 phút.
2. Ôn tập về số tự nhiên và phân số.
Buổi 2. Ôn tập về số thập phân và số đo đại lượng.
Buổi 3 . Ôn tập về các phép tính với các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
Buổi 4. Ôn tập hình học: Ôn tập về tính chu vi, diện tích và thể tích của một số hình.
Buổi 5. Ôn tập về giải toán:
- Tìm số trung bình cộng.
- Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tìm hai số biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó.
Buổi 6. 1. Ôn tập về giải toán:
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài toán về tỉ số phần trăm.
- Bài toán về chuyển động đều.
- Bài toán có nội dung hình học.
2. Kiểm tra 45 phút.
Buổi 1.
Kiểm tra 45 phút và ôn tập về số tự nhiên, phân số.
i. mục tiêu.
- HS làm bài kiểm tra 45 phút, qua đó giáo viên nắm được chất lượng của HS sau thời gian nghỉ hè.
- Ôn tập cho HS nắm lại các kiến thức cơ bản về số tự nhiên và phân số.
ii. Nội dung.
Phần 1. Đề bài kiểm tra 45 phút.
Bài 1: Đọc, viết số (theo mẫu).
Viết số
Đọc số
21 305 687
Hai mươi mốt triệu ba trăm linh năm nghìn sáu trăm tám mươi bảy.
5 978 600
Năm trăm triệu ba trăm linh tám nghìn.
Một tỉ tám trăm bảy mươi hai triệu.
Bài 2: Tính.
a. . b. . c. 16,88 + 9,76 + 3,12. d. 72,84 + 17,16 + 82,84.
Bài 3: Tìm x biết:
a. x + 4,72 = 9,18. b. x - = . c. + x = 2. d. 9,5 - x = 2,7.
Bài 4: Một khu vườn trồng cây ăn quả hình chữ nhật có chiều rộng 80m, chiều dài bằng chiều rộng.
Tính chu vi khu vườn đó.
Tính diện tích khu vườn đó bằng mét vuông, bằng hécta.
Bài 5: Hãy tính: và so sánh với biết b = a + 1.
Đáp án.
Bài 1:
a. 5 978 600: Năm triệu chín trăm bảy mươi tám nghìn sáu trăm.
b. 500 308 000.
c. 1 872 000 000.
Bài 2: a. . b. . c. 29,76. d. 172,84.
Bài 3: a. 4,46. b. . c. . d. 6,8.
Bài 4: a. Chiều dài: 120m.
b. Chu vi: 400m. Diện tích: 9600m2 = 0,96 ha.
Bài 5: Ta có = (vì b = a + 1 nên b - a = 1)
Phần 2. ôn tập về số tự nhiên, phân số.
Bài 1: Viết vào chỗ trống để được:
a. Ba số tự nhiên liên tiếp: 899, , 901; ., 2010, 2011.
b. Ba số lẻ liên tiếp: 2011, ,
Bài 2: Viết một chữ số thích hợp vào chỗ trống để có số:
a. 34 chia hết cho 3. b. 46 chia hết cho 9.
c. 37 chia hết cho cả 2 và 5. d. 28 chia hết cho cả 3 và 5.
Bài 3: Cho 4 chữ số: 0, 1, 2, 3. hãy viết:
- Số bé nhất gồm 4 chữ số đó.
- Số lớn nhất gồm 4 chữ số đó.
Bài 4: So sánh các phân số:
a. và . b. và . c. và . d. ; và . e. và .
Bài 5: Một bạn tính tích: 2 3 5 7 11 13 17 19 23 29 31 37 = 3999.
Không tính tích, em hãy cho biết bạn tính đúng hay sai, tại sao.
Bài 6: Hãy chứng tỏ rằng một số chia hết cho 2 khi hàng đơn vị của số đó là 0, 2, 4, 6 hoặc 8.
Bài 7: Cho số không chia hết cho 5. Hãy chứng tỏ rằng số chia cho 5 có số dư bằng số dư của phép chia d cho 5.
Bài 8: a. Giá trị một phân số sẽ thay đổi thế nào nếu ta thêm vào tử số một số bằng mẫu số và giữ nguyên mẫu số.
b. Giá trị một phân số sẽ thay đổi thế nào nếu ta thêm vào tử số một số bằng tử số và giữ nguyên mẫu số.
Bài 9: Cho phân số . Hãy tìm số tự nhiên c sao cho khi thêm c vào tử số và giữ nguyên mẫu số, ta được phân số mới có giá trị bằng .
Hướng dẫn giải và đáp số.
Bài 5: Ta có 2 5 = 10. Gọi tích các số còn lại là A thì A.5 phải có tận cùng là 0, vậy bạn đã làm sai.
Bài 6: Xét số = + d = . 10 + d = .5.2 + d. Vì .5.2 chia hết cho 2 (vì .)
Bài 7: Lí luận tương tự như bài 6.
Bài 8: a. Tăng thêm 1.
b. Gấp hai lần.
Bài 9: Ta có: hay + suy ra c = 4.
Buổi 2. Ôn tập về số thập phân và số đo đại lượng.
i. mục tiêu.
- HS ghi nhớ lại các kiến thức về số thập phân: Cấu tạo số, so sánh hai số
- HS ghi nhớ lại các kiến thức về đo độ dài, đo khối lượng, đo diện tích, đo thể tích, đo thời gian.
- Vận dụng được các kiến thức vào làm bài tập.
ii. Nội dung.
Đề bài.
Bài 1. Đọc số thập phân, nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó: 63,42; 99,99; 81,325; 7,081.
Bài 2. Viết số thập phân có:
a. Tám đơn vị, sáu phần mười, năm phần trăm . (8,65)
b. Bảy mươi hai đơn vị, bốn phần mười, chín phần trăm, ba phần nghìn. (72,493)
Bài 3. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 4,5; 4,23; 4,505; 4,203.
Bài 4. Tìm một số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống: 1,1 < < 0,2.
Bài 5. Điền số thích hợp vào chỗ trống.
1827m = ..kmm = .,..km.
34dm = .m dm = ., .m
2065g = .kg..g = .., ..kg.
3576m = .km.
53cm = .m
5360kg = .tấn.
675g = .kg.
Bài 6. a. Trong bảng đơn vị đo diện tích:
- Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền.
b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2
= .. hm2
1 hm2
= .. dam2
= .. km2
1 dam2
= . m2
= .. hm2
1m2
= . dm2
= . dam2
1dm2
= . cm2
= . m2
1cm2
= mm2
= dm2
1mm2
= cm2
c. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là hecta: 65 000m2; 9,2km2. (1ha = 1hm2 = 10 000m2, 1a = 1dam2 = 100m2 = 0,01 ha).
Bài 7. a. Trong bảng đơn vị đo thể tích:
- Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền.
b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Tên
Kí hiệu
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
Mét khối
m3
1m3 = dm3 = . cm3.
Đề xi mét khối
dm3
1dm3 = cm3 ; 1dm3 = 0, .m3.
Xăng ti mét khối
cm3
1cm3 = 0, ..dm3.
Bài 8. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 150m, chiều rộng bằng chiều dài. Trung bình cứ mỗi a của thửa ruộng đó thu được 60kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tấn thóc.
Bài 9. Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước đo trong lòng bể là: dài 3m, rộng 2m, cao 1,5m. 80% thể tích của bể đang chứa nước. Hỏi:
a. Trong bể có bao nhiêu nước. b. Mức nước trong bể cao bao nhiêu mét.
Bài 10. Điền số thích hợp vào chỗ trống.
a. 2 năm 6 tháng = .. tháng. b. 3 phút 40 giây = . giây. c. 144 phút = giờ phút.
Bài 11. Một ô tô dự định đi hết quãng đường AB dài 300km. Ô tô đó đi với vận tốc 90km/h và đã đi được 1 giờ. Hỏi ô tô đã đi được bao nhiêu phần trăm quãng đường AB.
Bài 12. Cho hai số thập phân: 14,78 và 2,87. Hãy tìm số A sao cho thêm A vào số nhỏ, bớt A ở số lớn, ta được hai số có tỉ số là 4.
Bài 13. Hùng cắt sợi dây thép dài 22,19m thành hai đoạn mà đoạn ngắn bằng đoạn dài. Tính chiều dài mỗi đoạn dây.
Hướng dẫn giải đáp số.
Bài 6. a. Gấp 100 lần. b. Bằng .
Bài 7. a. Gấp 1000 lần. b. Bằng .
Bài 8. Tính diện tích của thửa ruộng sau đó đổi ra đơn vị a và tính khối lượng thóc thu được.
Bài 9. Tính thể tích của bể sau đó tính 80% thể tích của bể ta được thể tích của nước trong bể.
Ta có: 3 x 2 x chiều cao của nước = 80% thể tích của bể (thể tích của nước) từ đó suy ra chiều cao của nước.
Bài 11. Ta có: 1 giờ = giờ. Quãng đường ô tô đã đi là: 90. = 135 km.
Phần trăm quãng đường ô tô đã đi là: = 45%.
Bài 12. Tổng hai số đã cho là: 17,65. Khi thêm và bớt số A vào hai số thì tổng hai số vẫn là 17,65.
Vì tỉ số của hai số là 4 nên số lớn bằng 4 lần số nhỏ. Vậy ta có 17,65 chính là 5 lần số nhỏ.
Số nhỏ (sau khi thêm A) là: 17,65 : 5 = 3,53. Số A cần tìm là: 3,53 - 2,87 = 0,66.
Bài 13. Đoạn ngắn bằng đoạn dài nghĩa là đoạn dài chia thành 4 phần thì đoạn ngắn có 3 phần như thế. Sợi dây thép được chia thành số phần bằng nhau là: 3 + 4 = 7 (phần).
Chiều dài mỗi phần là: 22,19 : 7 = 3,17 (m).
Đoạn ngắn: 9,51 m, đoạn dài: 12,68m.
Buổi 3. Ôn tập các phép tính với các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
i. mục tiêu.
- HS làm được các bài toán liên quan đến số tự nhiên, phân số, số thập phân.
ii. Nội dung.
Đề bài.
Bài 1. Tính: a. 895,72 + 402,68 - 634,87. b. . c. . d. .
Bài 2. Tính:
a. . b. 100% + 28,4% - 36,7%. c. 25 : . d. .
Bài 3. Không thực hiện phép tính, nêu dự đoán kết quả tìm x:
a. x + 9,68 = 9,68. b. . c. x 9,85 = x. d. x x = . e. x 7,99 = 7,99
Bài 4. Vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được thể tích của bể, vòi thứ hai mỗi giờ chảy được thể tích của bể. Hỏi cả hai vòi cùng chảy vào bể trong một giờ thì được bao nhiêu phần trăm thể tích của bể.
Bài 5. Một ô tô và một xe máy đi ngược chiều nhau. Ô tô đi từ A với vận tốc 44,5 km/h, xe máy đi từ B với vận tốc 32,5 km/h. Sau 1 giờ 30 phút ô tô và xe máy gặp nhau tại C. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km.
Bài 6. Một thuyền máy đi ngược dòng sông từ bến B đến bến A. Vận tốc của thuyền máy khi nước yên lặng là 22,6 km/h và vận tốc của dòng nước là 2,2 km/h. Sau 1 giờ 30 phút thì thuyền máy đến bến A.
Tính độ dài quãng sông AB.
Bài 7. Tính nhanh biểu thức sau:
a. . b. .
Bài 8. Năm công nhân đào 3 ngày mỗi ngày làm 8 giờ thì được 24m3 đất. Hỏi 7 công nhân đào 4 ngày mỗi ngày làm 10 giờ thì được bao nhiêu mét khối đất (năng suất mọi người như nhau).
Bài 9. Tìm x trong biểu thức sau: .
Hướng dẫn và đáp án.
Bài 1. a. 663,53. b. . c. . d. .
Bài 2. a. 3. b. 91,7%. c. 55. d. .
Bài 3. a. x = 0. b. x = 0. c. x = 0. d. x = . e. x = 1.
Bài 4. Ta có: + = = 50%.
Bài 5. AB dài: (32,5 + 44,5).1,5 = 115,5 km.
Bài 6. Tính vận tốc ngược dòng. AB dài 30,6 km.
Bài 7. Nhận thấy: ; ; .suy ra = 1 - = .
Bài 8. Sử dụng kết quả bài 5 phần bài kiểm tra ở buổi 1.
Bài 9. Tính trong ngoặc tròn được kết quả sau đó tính lần lượt theo thứ tự ta được x = 2
Buổi 4. Ôn tập về tính chu vi, diện tích và thể tích của một số hình.
i. mục tiêu.
- HS nắm được các công thức tính chu vi, diện tích một số hình: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.
- Vận dụng được các kiến thức vào làm bài tập.
ii. Nội dung.
1. Một số công thức tính.
1.1. Hình chữ nhật có chiều dài a và chiều rộng b. Chu vi: P = (a + b).2. Diện tích: S = a.b.
1.2. Hình vuông có cạnh dài a. Chu vi: P = a.4. Diện tích: S = a.a.
1.3. Hình bình hành có cạnh a và đường cao tương ứng là h: Diện tích: S = a.h.
1.4. Hình thoi có hai đường chéo là m và n: Diện tích: S = .
1.5. Hình tam giác có cạnh a và đường cao tương ứng là h: Diện tích: S = .
1.6. Hình thang có đáy a và đáy b, đường cao h: Diện tích: S = .
1.7. Hình tròn có bán kính r. Chu vi: C = r.2.3,14. Diện tích: S = r.r.3,14.
1.8. Hình hộp chữ nhật dài a, rộng b, cao c:
Sxq = (a + b).2.c. Stp = Sxq + Sđáy.2. Thể tích: V = a.b.c.
1.9. Hình lập phương có cạnh a:
Sxq = a.a.4. Stp = a.a.6. Thể tích: V = a.a.a.
2. Đề bài.
Bài 1. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có vẽ sơ đồ một mảnh đất hình thang với kích thước đáy lớn là 6cm, đáy bé là 4cm, đường cao 4cm. Tính diện tích mảnh đất đó bằng mét vuông, bằng a. (ĐS 20a)
Bài 2. Một hình vuông cạnh 10cm có diện tích bằng diện tích một hình tam giác có chiều cao 10cm. Tính cạnh đáy hình tam giác. (ĐS 20 cm).
Bài 3. Tính diện tích hình vuông có chu vi là 60cm. (ĐS 225 cm2)
Bài 4. Một hình bình hành có đáy 8cm, chiều cao 12cm. Một hình thoi có hai đường chéo là 8cm và 12cm. Hỏi hình nào có diện tích bé hơn và bé hơn bao nhiêu xăngtimet vuông.
(Hình thoi bé hơn 48cm2)
Bài 5. Một căn phòng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 3,8m và chiều cao 4m. Hỏi căn phòng đó chứa được bao nhiêu lít không khí. (ĐS 91 200 lít)
Bài 6. Một phòng học hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, rộng 4,5m, cao 3,8m. Người ta quét vôi trần nhà và 4 bức tường. Biết rằng diện tích các cửa bằng 8,6m2, hãy tính diện tích cần quét vôi.
Hướng dẫn: Tính tổng diện tích xung quanh và diện tích trần nhà rồi trừ đi diện tích các cửa.
ĐS: 98,2m2.
Bài 7. Một bể nước hình hộp chữ nhật dài 1,5m, rộng 0,8m, cao 1m. Người ta gánh nước đổ vào bể, mỗi gánh được 30 lít. Hỏi phải đổ vào bao nhiêu gánh nước bể mới đầy. (ĐS 40 gánh)
Bài 8. Một bể nước hình hộp chữ nhật có thể tích 1,44m3. Đáy bể có chiều dài 1,5m, rộng 1,2m.
a. Tính chiều cao của bể. (ĐS cao 0,8m)
b. Người ta mở vòi nước chảy vào bể, mỗi phút được 18 lít. Hỏi sau bao lâu mực nước trong bể bằng chiều cao của bể. (ĐS 64 phút)
Bài 9. Một hình tròn có bán kính 8 cm và một hình tròn có bán kính 10 cm có chung với nhau một phần diện tích là 20cm2. Tính diện tích phần còn lại của hai hình tròn.
Hướng dẫn: Tính tổng diện tích hai hình sau đó trừ đi 2 lần diện tích chung (vì đã được tính hai lần khi tính diện tích mỗi hình). ĐS 474,96cm2.
Buổi 5. Ôn tập về giải toán.
i. mục tiêu. HS ôn tập và nắm được cách giải các dạng toán:
- Tìm số trung bình cộng.
- Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tìm hai số biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó.
ii. Nội dung.
Bài 1. Một ôtô đi trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi được 40km, giờ thứ hai đi được 45km, giờ thứ ba đi được quãng đường bằng nửa quãng đường đi trong hai giờ đầu. Hỏi trung bình mỗi giờ ôtô đi được bao nhiêu km. (ĐS: 42,5km/h).
Bài 2. An được kiểm tra ba bài toán, tính điểm trung bình là 9. Hỏi điểm mỗi bài kiểm tra của An là điểm nào, biết rằng có một bài điểm 7. (ĐS: 7; 10; 10).
Bài 3. Một đội trồng cây có 45 người, trong đó số nam bằng số nữ. Hỏi đội đó có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ.
Hướng dẫn giải.
- Tổng số phần bằng nhau: 5 phần.
- Số nam: (45 : 5).2 = 18. Số nữ: 27.
Bài 4. Một ô tô cứ đi 100km thì tiêu thụ hết 15l xăng.
a. Ô tô đó đã đi được 80 km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng.
b. Biết hiện tại ô tô còn 10 lít xăng, hỏi ô tô có đủ xăng để đI thêm quãng đường 67 km được không.
ĐS: a. 12 lít. b. Không đủ.
Bài 5. 8 người đào một đoạn mương trong 7 ngày mới xong. Hỏi muốn đào xong đoạn mương đó trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người (sức làm của mỗi người như nhau).
Hướng dẫn: Làm trong 1 ngày cần: 56 người. Làm trong 4 ngày cần: 14 người.
Bài 6. Trên hình vẽ bên, diện tích mảnh đất hình tam giác ABC bé hơn diện tích mảnh đất hình tứ giác CDEA là 50m2. Tỉ số diện tích của hai mảnh đất đó là . Tính diện tích cả khu đất hình ABCDE.
Hướng dẫn giải. B
- Tính hiệu số phần bằng nhau: 2 phần.
- Diện tích hình tam giác: (50 : 2).3 = 75 m2. A C
- Diện tích hình tứ giác: 125m2. Từ đó tính tổng.
Bài 7. Hai ô tô xuất phát từ A và B cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. D
Quãng đường AB dài 162km. Sau 2 giờ chúng gặp nhau. E
a. Tìm vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc của ô tô đi từ A bằng vận tốc ô tô đi từ B.
b. Điểm gặp nhau ở cách A bao nhiêu km.
Bài 8. Quãng đường AB dài 60km. Có hai ô tô cùng xuất phát một lúc ở A và B, đi cùng chiều về phía C. Sau 4 giờ ô tô đi từ A đuổi kịp ô tô đi từ B.
a. Tìm vận tốc mỗi ô tô, biết tỉ số vận tốc của hai ô tô là .
b. Biết ô tô đi từ A đuổi kịp ô tô đi từ B tại điểm C. Tính quãng đường BC.
Hướng dẫn giải.
- Hiệu vận tốc của hai ô tô: 60 : 4 = 15 (km/h).
- Vận tốc ô tô từ B: 15 : (4 - 3).3 = 45 (km/h). Vận tốc ô tô từ A: 60 (km/h). BC = 180km.
Bài 9. Vận tốc ca nô khi nước yên lặng
Buổi 6. Ôn tập về giải toán (tiếp).
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài toán về tỉ số phần trăm.
- Bài toán về chuyển động đều.
- Bài toán có nội dung hình học.
2. Kiểm tra 45 phút.
File đính kèm:
- giao an day on he mon toan 5 len 6.doc