Ôn tập hóa học lớp 8a

1. Trình bày tính chất vật lý và tính chất hóa học của ôxi.

a) Tính chất vật lý

Ôxi là chất khí không màu không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí.

Ôxi hóa lỏng ở -1830 C, ôxi lỏng có màu xanh nhạt

b) Tính chất hóa học

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập hóa học lớp 8a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HÓA HỌC 8 Trình bày tính chất vật lý và tính chất hóa học của ôxi. Tính chất vật lý Ôxi là chất khí không màu không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí. Ôxi hóa lỏng ở -1830 C, ôxi lỏng có màu xanh nhạt Tính chất hóa học Tác dụng với đơn chất Tác dụng với lưu huỳnh Lưu huỳnh cháy trong ôxi tạo ra lưu huỳnh điôxit (khí sunfurơ) SO2. PTHH S + O2  SO2 Tác dụng với photpho Photpho cháy trong ôxi tạo ra điphotpho pentaôxit (P2O5). PTHH 4P + 5O2 2P2O5 Tác dụng với đơn chất kim loại Sắt cháy trong ôxi tạo ra ôxit sắt từ. PTHH 3Fe + 2O2 Fe3O4 Tác dụng với hợp chất Mêtan cháy trong ôxi tạo ra khi cacbonic và hơi nước (tỏa ra nhiều nhiệt). PTHH CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Ôxit là gì? Có máy loại ôxit? Kể ra? Cho ví dụ? Ôxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là ôxi. Phân loại: có 2 loại Ôxit axit: là ôxit của nguyên tố phi kim và có axit tương ứng. VD: SO2 có axit tương ứng là H2SO3 (axit sunfurơ). Ôxit bazơ: là ôxit của nguyên tố kim loại và có bazơ tương ứng. VD: MgO có bazơ tương ứng là Mg(OH)2. Thế nào là phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng ôxi hóa – khử, phản ứng thế? Viết phương trình phản ứng minh họa? Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu VD: C + O2 CO2 Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. VD: 2H2O 2H2 + O2 Phản ứng ôxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự ôxi hóa và sự khử. VD: CuO +H2 Cu + H2O Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. VD: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Nguyên liệu điều chế khí ôxi trong phòng thí nghiệm? Viết phương trình phản ứng minh họa. Nguyên liệu: kali pemanganat (KMnO4) PTHH 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2‹ hoặc kali clorat (KClO3) PTHH 2KClO3 2KCl + 3O2 ðKết luận: trong phòng thí nghiệm khí ôxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu ôxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat, kali clorat. Nguyên liệu điều chế ôxi trong công nghiệp? Viết phương trình minh họa. Nguyên liệu: điện phân nước. PTHH 2H2O 2H2 + 3O2 So sánh cách điều chế khí ôxi trong phòng thí nghiệm với trong công nghiệp về: nguyên liệu, giá thành, sản lượng. Điều chế khí ôxi trong phòng thí nghiệm Nguyên liệu: khó tìm, đắt. Giá thành: đắt tiền. Sản lượng: ít. Điều chế khí ôxi trong công nghiệp Nguyên liệu: dễ tìm, rẻ. Giá thành: rẻ tiền Sản lượng: nhiều. Nêu các cách thu khí ôxi? Giải thích vì sao thu được theo cách trên? Có 2 cách thu khí ôxi: +Đẩy nước: do ôxi ít tan trong nước. +Đẩy không khí: do ôxi nặng hơn không khí. Tính chất vật lý, tính chất hóa học của hidrô? Tính chất vật lý Hidrô là chất khí không màu không mùi không vị, tan ít trong nước, nhẹ nhất trong các chất khí. Tính chất hóa học Tác dụng với ôxi Hidro tác dụng với ôxi tạo ra nước. PTHH 2H2 + O2 2H2O Tác dụng với đồng (II) ôxit (CuO) Dẫn khí hidrô đi qua bột CuO nung nóng thu được kim loại đồng và nước. PTHH H2 + CuO H2O + Cu ðKết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, khí hidrô không những kết hợp được với đơn chất khí ôxi mà còn kết hợp được với ôxi trong một số ôxit kim loại. Hidrô có tính khử. Trong các phản ứng này đều tỏa nhiệt. Nguyên liệu điều chế khí hidrô trong phòng thí nghiệm? Viết phương trình phản ứng minh họa? Nguyên liệu điều chế khí hidrô trong phòng thí nghiệm là kim loại (Zn, Al, Fe, ...) và dung dịch axit (HCl, H2SO4, ...). PTHH Zn + 2HCl ZnCl2 + H2‹ 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + H2‹ Nguyên liệu điều chế khí hidrô trong công nghiệp? Viết phương trình phản ứng minh họa? Điện phân nước PTHH 2H2O 2H2‹ + O2‹ Dùng cacbon khử ôxi trong nước PTHH C + 2H2O CO2 + H2‹ Tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước? Tính chất vật lý Nước là chất không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hóa rắn ở 00C. khối lượng riêng là 1g/ml (ở 40C). Hòa tan được nhiều chất rắn (đường, muối ăn, ...), chất lỏng (cồn, axit, ...), chất khí (HCl, NH3, ...). Tính chất hóa học Tác dụng với kim loại Nước tác dụng với một số kim loại (K, Na, Ca, Ba, Li) ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch bazơ (KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, LiOH) đồng thời giải phóng khí hidrô. PTHH 2Na + 2H2O 2NaOH + H2‹ Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Tác dụng với ôxit kim loại (ôxit bazơ) Nước tác dụng với một số ôxit kim loại (K2O, Na2O, CaO, BaO, Li2O) tạo ra dung dịch bazơ (KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, LiOH) PTHH CaO + H2O Ca(OH)2 (canxi hidroxit) Tác dụng với ôxit phi kim (ôxit axit) Nước tác dụng với một số ôxit axit (CO2, P2O5, N2O5, SO2, ...). Nước tạo ra dung dịch axit. PTHH SO2 + H2O H2SO3 Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Nêu khái niệm phân tử axit? Có mấy loại axit? Cho ví dụ? Khái niệm: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hidrô liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidrô này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. Phân loại: có 2 loại Axit có ôxi: H2SO3, H2SO4, H2CO3, ... Axit không có ôxi: HCl, H2S, ... Nêu khái niệm phân tử bazơ? Có mấy loại bazơ? Cho ví dụ? Khái niệm: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidrôxit. Phân loại: có 2 loại Bazơ tan trong nước: KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, LiOH Bazơ không tan trong nước: Al2(OH)3, Zn(OH)2, ... Nêu khái niệm phân tử muối? Có mấy loại muối? Kể ra? Cho ví dụ? Khái niệm: Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Phân loại: có 2 loại Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidrô có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. VD: Al2(SO4)3, NaCl, ZnCl2, CuSO4, ... Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hidrô chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. VD: NaHSO4, NaHCO3, Ca(HCO3)2, ... Nêu khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch? Cho ví dụ? Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác tạo thành dung dịch. Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. VD: Cho đường vào nước, khuấy nhẹ. Đường tan trong nước tạo thành dung dịch đường, đường là chất tan, nước là dung môi. Nêu khái niệm dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa. Nêu cách chuyển đổi dung dịch NaCl bão hòa thành dung dịch NaCl chưa bão hòa và ngược lại. Ở nhiệt độ thích hợp: Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. Cho thêm dung môi (nước) vào dung dịch NaCl bão hòa để chuyển thành dung dịch NaCl chưa bão hòa. Cho thêm chất tan (muối ăn NaCl) vào dung dịch NaCl chưa bão hòa để chuyển thành dung dịch NaCl bão hòa. Trình bày tính tan trong nước của axit, bazơ, muối? Axit: Hầu hết các phân tử axit tan trong nước chỉ trừ H2SiO3 (axit silixic). Bazơ: Hầu hết các phân tử bazơ không tan trong nước trừ KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, LiOH Muối: Tất cả các muối Na, K đều tan. Hầu hết các muối clorua đều tan trừ bạc clorua (AgCl2Œ). Tất cả các muối nitrat đều tan. Hầu hết các muối sunfit, photphat đều không tan trừ muối của Na, K. Hầu hết các muối sunfat đều tan trừ BaSO4, PbSO4. Nêu khái niệm độ tan? Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất khí, chất rắn. Độ tan (ký hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành một dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất Đối với chất rắn Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng khi tăng nhiệt độ. Đối với chất khí Độ tan của các chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí sẽ tăng khi tăng áp suất và giảm nhiệt độ. Nêu khái niệm và công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch. Khái niệm: Nồng độ phần trăm của dung dịch (ký hiệu C%) là số gam chất tan có trong 100g dung dịch. Công thức tính trong đó: mct : khối lượng chất tan mdd : khối lượng dung dịch mdd = mct + mdm Nêu khái niệm và công thức tính nồng độ mol của dung dịch? Khái niệm: Nồng độ mol của dung dịch (ký hiệu CM) cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch. Công thức tính: trong đó: n : số mol chất tan (mol). V : thể tích dung dịch (lít).

File đính kèm:

  • docOn tap Hoa hoc 8 HKII.doc