Ôn tập học kì 01 Vật lý 9

Câu 1. Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên ba lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi.

B. Tăng 3 lần.

C. Không thể xác định chính xác được.

D. Giảm 3 lần.

Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1 A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 16 V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,2 A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

A. Hiệu điện thế U = 17 V.

B. Hiệu điện thế U = 19,2 V.

C. Hiệu điện thế giảm đi 0,2 V tức U = 15,8 V.

D. Hiệu điện thế tăng thêm 0,2 V tức U = 16,2 V.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập học kì 01 Vật lý 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN. ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM Câu 1. Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên ba lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào? A. Không thay đổi. B. Tăng 3 lần. C. Không thể xác định chính xác được. D. Giảm 3 lần. Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1 A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 16 V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,2 A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu? A. Hiệu điện thế U = 17 V. B. Hiệu điện thế U = 19,2 V. C. Hiệu điện thế giảm đi 0,2 V tức U = 15,8 V. D. Hiệu điện thế tăng thêm 0,2 V tức U = 16,2 V. Câu 3. Đơn vị cuả điện trở là A. Vôn B. Oát. C. Ôm. D. Ampe. Câu 4. Chọn phép đổi đơn vị đúng. A. 0,0023MΩ = 230Ω = 0,23kΩ. B. 1kΩ = 1 000Ω = 0,01MΩ. C. 1Ω = 0,01kΩ = 0,0001MΩ. D. 0,5MΩ = 500kΩ = 500 000Ω. Câu 5. Điện trở của vật dẫn là đại lượng A. đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật. B. tỷ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật và tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật. C. đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật. D. tỷ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật. Câu 6. Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Đáp án: - Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. - Hệ thức của định luật Ôm: , trong đó I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn, đo bằng ampe (A); U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, đo bằng vôn (V); R là điện trở của dây dẫn, đo bằng ôm (Ω). Câu 7. Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào là sai? A. I = U/R B. R= U/I C. I = U.R D. U= I.R Câu 8. Dựa vào công thức R = U/I có bạn phát biểu như sau: "Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua dây". Theo bạn phát biểu này đúng hay sai? A. Đúng. Vì điện trở của dây dẫn được tính bằng công thức R = U/I. B. Sai. Vì điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua dây, không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. C. Sai. Vì điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây, không phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua dây. D. Sai. Vì điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua dây, không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. Câu 9. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 3A khi hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là 30V. a. Tính điện trở của dây dẫn. b. Đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế là 20V. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn? ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP Câu 1. Xét đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp. Hệ thức đúng là: A. U = U1 = U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2 B. U = U1 + U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2. C. U = U1 + U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2. D. U = U1 = U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2. Câu 2. Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là 12V ba điện trở đều bằng 5Ω. Hiệu điện thế giữa hai điểm P và Q là bao nhiêu khi K đóng? A. 4V B. 8V C. 12V D. 0V Câu 3. Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B 12V ba điện trở đều bằng 5Ω. Hiệu điện thế giữa hai điểm P và Q là bao nhiêu khi K mở? A. 12V B. 4V C. 0V D. 8V Câu 4. Cho mạch điện như hình vẽ biết UAB = 84V, R1 = 400Ω, R2 = 200Ω. Hãy tính UAC và UCB? A. UAC = 40V, UCB = 44V B. UAC = 50V, UCB = 34V C. UAC = 60V, UCB = 24V. D. UAC = 56V, UCB = 28V Câu 5. Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được hiệu điện thế định mức 6V. Phải mắc ba bóng đèn theo kiểu nào vào hai điểm có hiệu điện thế 18V để chúng sáng bình thường? A. Ba bóng đèn mắc nối tiếp. B. Ba bóng đèn mắc song song. C. Hai bóng mắc song song, cả hai mắc nối tiếp với bóng thứ ba. D. Hai bóng mắc nối tiếp, cả hai mắc song song với bóng thứ ba. Câu 6. Cho hai điện trở, R1 = 20W chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 2A và R2 = 40W chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp R2 là A. 210V B. 120V C. 90V D. 80V Câu 7. Cho các sơ đồ mạch điện sau: Sơ đồ nào hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp? A. Không có. B. Các sơ đồ 2 và 3. C. Sơ đồ 1. D. Các sơ đồ 1, 2 và 3 ĐOẠN MẠCH SONG SONG Câu 1. Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song? A. I = I1+I2+...+In B. U = U1 = U2=...= Un C. R= R1+R2+...+Rn D. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở của đoạn mạch mắc song song? A. Trong đoạn mạch mắc song song, tổng cường độ dòng điện của các mạch rẽ bằng cường độ dòng điện trong mạch chính. B. Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế của các mạch rẽ luôn bằng nhau. C. Trong đoạn mạch mắc song song, điện trở tương đương của cả mạch luôn nhỏ hơn các điện trở thành phần. D. Trong đoạn mạch mắc song song, tổng hiệu điện thế của các mạch rẽ bằng hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch. Câu 3. Cho các sơ đồ mạch điện sau: Sơ đồ nào hai điện trở R1 và R2 mắc song song? A. Không có. B. Các sơ đồ 2 và 3 C. Sơ đồ 1 D. Các sơ đồ 1, 2 và 3 Câu 4. Cho đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 25Ω, R2 = R3 = 50Ω mắc song song với nhau. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế không đổi U = 37,5V. Dòng điện qua các điện trở R1, R2, R3 và qua mạch chính lần lượt là. A. I1 = 1,5A; I2 = I3 = 0,5A; I = 2,5A. B. I1 = 1,5A; I2 = I3 = 0,85A; I = 3,2A. C. I1 = 1A; I2 = I3 = 0,75A; I = 2,5A. D. I1 = 1,5A; I2 = I3 = 0,75A; I = 3A. Câu 5. Hai điện trở R1 = 10Ω, R2 = 20Ω, R1 chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5A; còn R2 chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A; có thể mắc song song hai điện trở trên vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa bằng bao nhiêu? A. 15V B. 10V C. 40V D. 30V Câu 6. Cho các sơ đồ mạch điện sau. Giả sử R1 > R2. Số chỉ của ampe kế bằng nhau ở các mạch điện có sơ đồ nào? A. Không có (số chỉ của ampe kế khác nhau ở 4 sơ đồ). B. Các sơ đồ 3 và 4. C. Các sơ đồ 1 và 4. D. Các sơ đồ 2 và 3. Câu 7. Cho các sơ đồ mạch điện sau. Giả sử R1 > R2 Số chỉ của ampe kế nhỏ nhất ở mạch điện có sơ đồ nào? A. Sơ đồ 2 B. Sơ đồ 3. C. Sơ đồ 4. D. Sơ đồ 1 Câu 8. Ba điện trở có giá trị bằng nhau, lần lượt được mắc vào mạch theo các sơ đồ hình vẽ sau. Điện trở tương đương của mạch nào có giá trị nhỏ nhất? A. Sơ đồ c. B. Cả ba sơ đồ C. Sơ đồ b D. Sơ đồ a Câu 9. Ba điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu chuyển sang cùng mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch chính thay đổi thế nào? A. Giảm 9 lần. B. Tăng 9 lần. C. Tăng 3 lần. D. Giảm 3 lần. Câu 10. Ba điện trở giống nhau có cùng giá trị 6Ω. Hỏi phải mắc chúng như thế nào để có điện trở tương đương bằng 4Ω? A. Hai điện trở song song với nhau, cả hai cùng nối tiếp với điện trở thứ ba. B. Cả ba điện trở mắc song song. C. Hai điện trở mắc nối tiếp nhau, cả hai cùng song song với điện trở thứ ba. D. Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM Câu 1. Cho mạch điện như hình 3. U = 9 V, R1 =1,5 Ω và hiệu điện thế hai đầu điện trở R2 là 6V. Cường độ dòng điện trong mạch là. A. 6A. B. 4A. C. 10A. D. 2A. Câu 2. Mạch điện tam giác là mạch điện gồm ba điện trở mắc như hình vẽ. Giả sử R = R1 = R2 = R3. Nếu nối hai cực của nguồn điện vào hai điểm A, B (điểm C không nối vào đâu cả) thì điện trở tương đương Rtđ của mạch có giá trị A. Rtđ = 3R. B. Rtđ = 2R. C. Rtđ = một giá trị khác. D. Rtđ = R. Câu 3. Có ba điện trở R1 > R2 > R3 được mắc với nhau thành một mạch điện. Đoạn mạch này được nối với nguồn điện có hiệu điện thế U. Xét 4 trường hợp sau Đặt Un và In là hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua điện trở thứ n (với n = 1, 2, 3). Nếu U1 + U2 + U3 = U thì mạch điện có cách mắc như thế nào trong số các trường hợp được nêu? A. Sơ đồ A. B. Sơ đồ D. C. Sơ đồ C. D. Sơ đồ B. Câu 4. Có ba điện trở R1 > R2 > R3 được mắc với nhau thành một mạch điện. Đoạn mạch này được nối với nguồn điện có hiệu điện thế U. Xét 4 trường hợp sau Đặt Un và In là hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua điện trở thứ n (với n = 1, 2, 3). Nếu U1 = U2 = U3 = U thì mạch điện có cách mắc như thế nào trong số các trường hợp được nêu? A. Sơ đồ A B. Sơ đồ B. C. Sơ đồ D D. Sơ đồ C Câu 5. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = 2Ω, R2 = 4Ω, R3 = 4Ω, R4 = 6Ω vôn kế chỉ 6V, hiệu điện thế giữa hai điểm AB là: A. 6V B. 2V C. 21V D. 24V Câu 6. Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế với ba điện trở khác nhau. Dựa vào đồ thị hãy cho biết thông tin nào sau đây là đúng khi so sánh giá trị của các điện trở? A. R1 R1 > R3. C. R1 = R2 = R3 D. R1 > R2 > R3 SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN Câu 1. Để xác định sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây dẫn cần phải: A. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng loại vật liệu. B. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau. C. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có cùng tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau. D. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, có tiết diện khác nhau và được làm từ cùng loại vật liệu. Câu 2. Một dây dẫn bằng đồng dài l1 = 20m có điện trở R1 và một dây dẫn bằng nhôm dài l2 = 5m có điện trở R2, so sánh nào dưới đây đúng? A. R1 = 4R2. B. R1 > 4R2. C. R1 < 4R2. D. Không đủ điều kiện để so sánh R1 và R2 Câu 3. Một dây dẫn bằng đồng dài có điện trở , một dây dẫn khác cũng làm bằng đồng có cùng tiết diện voeis dây thứ nhất có chiều dài và điện trở . Biết rằng khi cho dòng điện có cường độ I qua hai dây thì hiệu điện thế ở hai đầu dây thứ 2 gấp 5 lần hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây thứ nhất. Chiều dài của đoạn dây thứ 2 là: A. . B. . C. . D. . Câu 4. Khi đặt một hiệu điện thế 12 V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì cường độ dòng điện qua nó có cường độ 1, 5 A. Hỏi hiều dài dây dẫn để quấn cuộn dây này là bao nhiêu? biết rằng loại dây dẫn này nếu dài 6m có điện trở là . A. l = 12 m B. l = 18 m C. l = 24 m D. l = 8 m Câu 5. Một dây nhôm đồng chất có tiết diện đều, dài 5m được cắt làm hai đoạn. Đoạn thứ nhất dài l1 = 3m, đoạn thứ hai dài l2 = 2m. Biết điện trở của dây nhôm là 1Ω. Tính điện trở của mỗi đoạn dây A. R1 = 0,5Ω ; R2 = 0,3Ω B. R1 = 0,8Ω ; R2 = 0,4Ω C. R1 = 0,6Ω ; R2 = 0,4Ω D. R1 = 0,6Ω ; R2 = 0,5Ω SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN Câu 1. Xét hai dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng loại vật liệu, khi tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn: A. tăng gấp 3 lần. B. tăng gấp 9 lần. C. giảm đi 3 lần. D. không thay đổi. Câu 2. Hai dây dẫn làm bằng nhôm dài bằng nhau. Dây thứ nhất có điện trở là 0,5Ω. Nếu đường kính tiết diện dây thứ nhất gấp 1,5 lần dây thứ hai thì điện trở của dây thứ hai là bao nhiêu? A. 1,075Ω B. 1,125Ω C. 1,25Ω D. 1,5Ω Câu 3. Dây dẫn có dạng sợi hình trụ tròn được làm bằng một vật liệu nhất định. Hãy thiết lập mối quan hệ giữa điện trở của dây với đường kính d của tiết diện. A. R1/R2 = (d2/d1)2 B. R1/R2 = d2/d1 C. R1/R2 = d1/d2 D. R1/R2 = (d1/d2)2 Câu 4. Hai đoạn dây bằng đồng cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là và . Hệ thức nào dưới đây đúng? A. B. C. . D. Cả ba hệ thức trên đều đúng SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN Câu 1. Để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn thì cần so sánh điện trở của các dây dẫn có A. Chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các loại vật liệu khác nhau. B. Chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các loại vật liệu khác nhau. C. Chiều dài khác nhau, tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu. D. Chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu. Câu 2. Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6W.m. Điện trở của dây dẫn là A. 0,16W. B. 1,6W. C. 16W. D. 160W. Câu 3. Hai dây điện trở bằng nhôm, dây thứ nhất dài gấp đôi (l1 = 2l2) và có đường kính tiêt diện cũng gấp đôi dây thứ hai (d1 = 2d2). Hãy so sánh điện trở của hai dây. A. R1 = 2R2 B. R1 = R2 C. R1 = 3R2 D. R1 = R2/2 Câu 4. Một dây nikêlin tiết diện đều có điện trở 110Ω, chiều dài 5,5m. Tính tiết diện của dây biết trở suất của dây là 0,4.10-6Ωm. A. 0,03cm2. B. 0,03mm2. C. 0,02cm2. D. 0,02mm2. Câu 5. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn? A. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ. B. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. C. Điện trở dây dẫn không phụ thuộc vào bản chất của dây. D. Điện trở dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. BIẾN TRỞ - ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT Câu 1. Trên hình vẽ là sơ đồ mạch điện có biến trở, khi dịch chuyển con chạy về bên phải thì độ sáng của bóng đèn sẽ như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Độ sáng của bóng đèn tăng dần. B. Lúc đầu độ sáng của bóng đèn giảm sau đó tăng dần. C. Độ sáng của bóng đèn không thay đổi. D. Độ sáng của bóng đèn giảm dần. Câu 2. Điều nào sau đây đúng khi nói về biến trở? A. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh dòng điện trong mạch. B. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh nhiệt độ của điện trở trong mạch. C. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. D. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh hiệu điện thế trong mạch. Câu 3. Khi dịch chuyển con trỏ hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi theo? A. Tiết diện dây dẫn của biến trở. B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở. C. Nhiệt độ của biến trở. D. Chiều dài dây dẫn của biến trở. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ CÔNG THỨC ĐIỆN TRỞ Câu 1. Dùng một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 4m, tiết diện 0,4mm2 nối hai cực của một nguồn điện thì dòng điện qua dây có cường độ 2A. Biết rằng điện trở suất của dây đồng là 1,7.10-8W.m. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là: A. 0,36V. B. 0,32V. C. 3,4V. D. 0.34V. A M R0 Hình 3 N C A B Câu 2. Cho mạch điện như hình vẽ (hình 3); MN = 1m là một dây dẫn đồng chất tiết diện đều có điện trở R = 10W; R0 = 3W. Hiệu điện thế UAB = 12V. Khi con chạy ở vị trí mà MC = 0,6m. Tính điện trở của đoạn mạch MC của biến trở. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC và số chỉ của ampekế. A V U R Rx Hình 1 Câu 3. Cho mạch điện có sơ đồ (hình 1.22) trong đó dây nối, ampekế có điện trở không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Hai đầu mạch được nối với hiệu điện thế U = 9V. a) Điều chỉnh biến trở để vôn kế chỉ 4V thì khi đó ampekế chỉ 5A. Tính điện trở R1 của biến trở khi đó? b) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở R2 bằng bao nhiêu để vôn kế chỉ có số chỉ 2V? Đáp án Vì vôn kế có điện trở rất lớn, mạch có dạng R nt Rx. a) Điện trở của biến trở khi đó: R1 = = 1W. Điện trở R = = 0,8W b) Để vôn kế chỉ 2V. A V U R Rx Hình 1 Cường độ dòng điện trong mạch là: I' = = 2,5A. Giá trị của biến trở lúc đó là: R2 = = 2,8W Câu 4. Điện trở của dây dẫn bằng đồng dài 240 m, tiết diện . Biết rằng điện trở suất của đồng là . Gấp dây này làm hai rồi nối hai đầu hai đầu gấp vào hai điểm A, B, sau đó đặt vào hai đầu A, B một hiệu điện thế U = 25,5 V. Hỏi cường độ dòng điện trong mạch chính khi đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau? A. 2,5 A B. 2,5 mA C. 25 A D. 0,25 A Câu 5. Một bóng đèn khi mắc vào mạng điện có hiệu điện thế là 110V thì cường độ dòng điện qua đèn là 0,5A và đèn sáng bình thường. Nếu sử dụng trong mạng điện có hiệu điện thế 220V thì phải mắc nối tiếp với đèn một điện trở là bao nhiêu? A. 220Ω B. 200Ω C. 150Ω D. 300Ω Câu 6. Có ba điện trở R = 4Ω giống nhau ghép thành một bộ rồi mắc vào hiệu điện thế 6V. Trong các cách mắc, tại mạch chính thu được giá trị cường độ dòng điện I = 1A thì đúng với sơ đồ mạch điện nào? A. Sơ đồ b B. Sơ đồ c C. Sơ đồ a D. Sơ đồ d. CÔNG SUẤT ĐIỆN Câu 1. Trên hai bóng đèn lần lượt có ghi 120V - 600W ; 120V - 75W. Khi mắc chúng nối tiếp vào mạng điện 220V thì bóng nào sáng hơn? A. Hai bóng sáng mờ như nhau. Câu 2. Công thức không dùng để tính công suất điện là A. P = R.I2 B. P = U.I C. P = D. P = U.I2 Câu 3. Trên vỏ một máy bơm nước có ghi 220 V - 750 W. Cường độ dòng điện định mức của máy bơm có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau? A. Một giá trị khác B. I = 0,341 A C. I = 0,341 A. D. I = 3,41 A E. I = 34,1 A Đ Rb + - Hình 1 Câu 4. Cho mạch điện như hình 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 9V, trên bóng đèn Đ có ghi 6V- 3W. Để đèn sáng bình thường, trị số của biến trở Rb là: A. 3W. B. 9W. C. 6W. D. 4,5W. Câu 5. Một bóng đèn có ghi: 6V-3W a) Cho biết ý nghĩa của con số ghi trên đèn? b) Tìm cường độ định mức chạy qua đèn và điện trở của đèn? c) Mắc đèn này vào hai điểm có hiệu điện thế 5V, tính công suất tiêu thụ của đèn? Đáp án a) Con số ghi trên đèn chỉ các giá trị định mức của đèn khi đèn hoạt động bình thường Uđm = 6V; Pđm = 3W. b) Cường độ dòng điện định mức của đèn: A Điện trở của đèn khi nó sáng bình thường: c) Khi mắc đèn vào hai điểm có hiệ điện thế 5V Cường độ dòng điện qua đèn là: A ≈ 0,417A Công suất tiêu thụ của đèn là P = U.I = W (Có thể tính theo công thức khác P = W) ĐIỆN NĂNG - CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN Câu 1. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết: A. Thời gian sử đụng điện của gia đình. B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. C. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng. D. Công suất điện mà gia đình sử dụng. Câu 2. Mỗi ngày, một bóng đèn 220V - 60W thắp trung bình 5 giờ với hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) là. A. 9000J. B. 9kW.h. C. 9kJ. D. 32400W.s. Câu 3. Một người đang sử dụng bóng đèn tròn dây tóc 75W. Người này thay bằng bóng đèn ống 60W. Trung bình mỗi ngày thắp sáng 10h. Số đếm của công tơ giảm bớt bao nhiêu mỗi tháng? Cho 1 tháng = 30 ngày. A. 4,5kWh. B. 1,5kWh. C. 15kWh. D. Một đáp số khác Câu 4. Một bàn là điện có ghi 220V - 800W được mắc vào một mạch điện. Biết cường độ dòng điện qua bàn là bằng 2A. Hãy tính hiệu điện thế của mạch điện. A. 240V B. 220V C. 110V D. 121V Câu 5. Nêu sự chuyển hoá năng lượng khi bếp điện, bàn là điện, động cơ điện, quạt điện hoạt động? Đáp án - Khi cho dòng điện chạy qua các thiết bị điện như bàn là, bếp điện thì điện năng làm cho các thiết bị này nóng lên. Trong những trường hợp này thì điện năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng. - Khi cho dòng điện chạy qua các thiết bị điện như động cơ điện, quạt điện, thì điện năng làm cho các thiết bị này hoạt động. Trong những trường hợp này thì điện năng đã chuyển hóa thành cơ năng. BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG Câu 1. Hãy chọn câu phát biểu đúng. A. Đèn sáng bình thường khi công suất tiêu thụ của đèn lớn hơn công suất định mức của đèn. B. Đèn sáng bình thường khi công suất tiêu thụ của đèn bằng công suất định mức của đèn. C. Cả 3 phương án là không đúng. D. Đèn sáng bình thường khi công suất tiêu thụ của đèn nhỏ hơn công suất định mức của đèn. Câu 2. Có bốn điện trở R1, R2, R3, R4 được ghép với nhau và nối với hai cực của một nguồn điện theo sơ đồ hình vẽ. Cho biết R1= 100Ω, R2 = 200Ω, R3 = 200Ω, R4 = 400Ω. Hỏi điện trở nào có công suất tỏa nhiệt lớn nhất? A. R1 B. R4 C. R3 D. R2 Câu 3. Giữa hai đầu một mạch điện có hiệu điện thế không đổi 220V, người ta mắc song song hai bóng đèn. Cường độ dòng điện qua hai bóng đèn lần lượt là 2A và 0,5A. So sánh công suất tiêu thụ của hai bóng đèn. A. P1 = 3P2 B. P1 = 4P2 C. P1 = 2P2 D. P1 = P2 Câu 4. Một máy bơm nước hoạt động với công suất 250W trong 2h và một bếp điện hoạt động với công suất 1 000W trong 1h. Hỏi hai dụng cụ này sử dụng lượng điện năng tổng cộng là bao nhiêu? A. A = 1 500Wh B. A = 1 500kW C. A = 1 500kWh D. A = 1 500MWh Câu 5. Một bàn là điện tiêu thụ một điện năng 396kJ trong thời gian 12 phút. Tính cường độ dòng điện qua bàn là và điện trở của nó khi làm việc. Biết rằng hiệu điện thế của bàn là bằng 220V A. 2,5A ; 88Ω B. 2,5A ; 44Ω C. 2,5A ; 22Ω D. 2A ; 88Ω Câu 6. Cho hai bóng đèn : bóng 1 loại 220 V - 40 W và bóng 2 loại 220 V - 100 W. Nhận xét nào sau đây là đúng khi mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220 V ? A. Hai bóng đèn sáng như nhau. B. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 1 nhỏ hơn hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 2. C. Cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn 2. D. Cả hai bóng đèn đều sáng bình thường. Câu 7. Có ba bóng đèn, một bóng ghi (110V - 100W), hai bóng còn lại ghi (110V - 50W). Hỏi có thể mắc ba bóng đèn này vào lưới điện 220V theo sơ đồ nào dưới đây để các bóng vẫn sáng bình thường? A. Cả ba hình B. Hình b C. Hình a D. Hình c ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ Câu 1. Công thức nào để tính nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo? A. Q = I2Rt B. Q = 4,18I2Rt C. Q = 0,24I2Rt D. Q = 2,4I2Rt Câu 2. Hai điện trở R1 = 24Ω, R2 = 8Ω mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V trong thời gian 1 phút. Tính nhiệt lượng tỏa ra của mạch điện. A. 270J B. 280J C. 250J D. 260J Câu 3. Nếu đồng thời giảm điện trở của đoạn mạch, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đi một nửa, thì nhiệt lượng toả ra trên dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần? A. 8 lần B. 2 lần C. 16 lần D. 6 lần Câu 4. Trong mạch điện dưới đây gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp như hình vẽ. Tỉ số nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở được biểu diễn bằng công thức nào dưới đây? A. Q1/Q2 = R2/R1 B. Q1/Q2 = I2/I1 C. Q1/Q2 = I1/I2 D. Q1/Q2 = R1/R2 Câu 5. Hai đầu một điện trở R đặt một hiệu điện thế 220V trong thời gian 305s. Biết nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn là 335 200J. Tính điện trở R của dây. A. ≈ 40Ω B. ≈ 34Ω C. ≈ 54Ω D. ≈ 44Ω Câu 6. Với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng đến nhiệt độ cao, còn dây đồng nối với bóng đèn thì hầu như không nóng lên, vì: A. dây tóc bóng đèn có điện trở rất lớn nên toả nhiệt nhiều còn dây đồng có điện trở nhỏ nên toả nhiệt ít. B. dòng điện qua dây tóc lớn hơn dòng điện qua dây đồng nên bóng đèn nóng sáng. C. dòng điện qua dây tóc bóng đèn đã thay đổi. D. dây tóc bóng đèn làm bằng chất dẫn điện tốt hơn dây đồng. Câu 7. Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 3m, tiết diện 0,068 mm2 và điện trở suất 1,1.10-6 Wm. Được đặt vào hiệu điện thế U = 220V và sử dụng trong thời gian 15 phút. a. Tính điện trở của dây. b. Xác định công suất của bếp? c. Tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong khoảng thời gian trên? SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN Câu 1. Hãy giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện? Đáp án - Chỉ làm thí nghiệm với U < 40 V, vì hiệu điện thế này tạo ra dòng điện có cường độ nhỏ, nếu chạy qua cơ thể người thì cũng không gây nguy hiểm. - Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng theo tiêu chuẩn quy định, nghĩa là các vỏ bọc này phải chịu được dòng điện định mức cho mỗi dụng cụ điện. - Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện để đảm bảo tự động ngắt mạch khi có sự cố xảy ra. Chẳng hạn khi bị đoản mạch thì cầu chì sẽ kịp nóng chảy và tự động ngắt mạch trước khi dụng cụ điện bị hư hỏng. - Thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện gia đình, vì nó có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi sử dụng, cần kiểm tra xem các bộ phận tiếp xúc với tay và cơ thể đã đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn quy định hay chưa. Câu 2. Nêu lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng? Các biện pháp cơ bản để sử dụng tiết kiệm điện năng? Đáp án - Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng : + Giảm chi tiêu cho gia đình; + Các dụng cụ được sử dụng lâu bền hơn; + Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải; + Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất. - Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng + Lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp; + Sử dụng điện trong thời gian cần thiết (tắt các thiết bị khi đã sử dụng xong hoặc dùng chế độ hẹn giờ). NAM CHÂM VĨNH CỬU Câu 1. Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau. Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra ? Chọn phương án trả lời đúng. A. Tất cả đúng. B. Nếu đưa từ cực Bắc của nam châm thứ nhất lại gần từ cực Nam của nam châm thứ hai, chúng sẽ hút nhau. C. Nếu đưa từ cực Bắc của nam châm thứ nhất lại gần từ cực Bắc của nam châm thứ hai, chúng sẽ đẩy nhau. D. Nếu đưa từ cực Nam của nam châm thứ nhất lại gần từ cực Nam của nam châm thứ hai, chúng sẽ đẩy nhau. Câu 2. Một thanh nam châm A và một thanh thép B giống hệt nhau về hình dạng và kích thước. Trong các cách đặt dưới đây, cách đặt nào giúp phân biệt được thanh nam châm và thanh thép ? A. Cách d B. Cách b C. Cách a D. Cách c Câu 3 a. Có thể coi Trái Đất là nam châm được không? Nếu có thì cực của nó thế nào? b. Có hai

File đính kèm:

  • docon vat ly hkI lop 89.doc