Ôn tập học kì 2 Địa lý 10

I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LÃNH THỔ

1.Vị trí địa lí:

- - Nằm ở phía bắc của lục địa Á- Âu. Đất nước trải dài từ Đông Âu đến Bắc Á.

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc và Đông giáp với hai đại Dương lớn

+ Phía Tây và Tây Nam giáp 14 nước,biển caxpi,biển BanTích, biển Đen

+ Liên bang Nga có đường biên giới dài xấp xỉ chiều dài đường xích đạo, hơn 40.000km, đất nước trải dài trên nhiều múi giờ, giáp với nhiều quốc gia (14 nước Á Âu. Đường biên giới giáp với các quốc gia sau: Na Uy, Phần Lan,Estonia, Latvia, Belarus , Ukraina,Gruzia ,Azerbaijan ,Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên. Tỉnh Caliningrat nằm biệt lập phía tây giáp với Ba Lan và Lít – va.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì 2 Địa lý 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LÃNH THỔ 1.Vị trí địa lí: - Nằm ở phía bắc của lục địa Á- Âu. Đất nước trải dài từ Đông Âu đến Bắc Á. - Tiếp giáp: + Phía bắc và Đông giáp với hai đại Dương lớn + Phía Tây và Tây Nam giáp 14 nước,biển caxpi,biển BanTích, biển Đen + Liên bang Nga có đường biên giới dài xấp xỉ chiều dài đường xích đạo, hơn 40.000km, đất nước trải dài trên nhiều múi giờ, giáp với nhiều quốc gia (14 nước Á Âu. Đường biên giới giáp với các quốc gia sau: Na Uy, Phần Lan,Estonia, Latvia, Belarus , Ukraina,Gruzia ,Azerbaijan ,Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên. Tỉnh Caliningrat nằm biệt lập phía tây giáp với Ba Lan và Lít – va. . Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới.(S = 17.1 triệu km²). Đánh giá: + Là cầu nối giữa châu Á và châu Âu. + Có thể giao lưu dễ dàng với các nước châu Phi, Mĩ. + Đất nước rộng lớn khó kiểm soát. + Giao thông Đông Tây khó khăn.. - Trải dài trên 11 múi giờ, giáp 14 quốc gia. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng. Thuận lợi phát triển kinh tế Biển. Giao lưu về kinh tế, văn hoá, xã hội...với các nước trên thế giới. Các bờ biển thuộc các biển Baltic và biển Đen của Nga có đường giao lưu ra đại dương ít trực tiếp và rắm rối hơn so với các bờ biển thuộc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, nhưng cả hai đều có vai trò quan trọng. Biển Ban tích cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 9 quốc gia có chung bờ biển này cũng như giữa phần lục địa chính của Nga với tỉnh Kaliningrad. Thông qua eo biển nằm trong Đan Mạch, và giữa nó với Thụy Điển thì biển Ban tích thông ra biển Bắc và Đại Tây Dương về phía tây và bắc của nó. Biển Đen cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 5 quốc gia khác có chung bờ biển, thông qua các eo biển Dardanelles và Marmora liền kề với Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để nối vào Địa Trung Hải với nhiều quốc gia có bờ biển ở đó và thông qua kênh đào Suez để sang Ấn Độ Dương và eo biển Gibraltar để sang Đại Tây Dương. Biển Caspi, hồ nước mặn lớn nhất thế giới, không có đường giao thông với biển cả a/ Địa hình: =Địa hình Liên bang Nga cao về phía đông và thấp về phía tây. Sông Ênítxây chia Liên Bang Nga thành hai phần: * Phía Tây: chủ yếu là đồng bằng và vùng trũng , gồm: - Đồng bằng Đông Âu cao. Toàn bộ đồng bằng Đông Âu thực chất là một miền đồi lượn sóng thoải, gồm các vùng đất cao hoặc đồi thoải xen với các vùng đất thấp hoặc các thung lũng rộng màu mỡ,thích hợp phát triển lương thực - thực phẩm, chăn nuôi phát triển. - Đồng bằng Tây Xibia nhiều đầm lầy, nhưng có nhiều dầu mỏ, khí đốt - Dãy Uran: giàu khoáng sản, thuận lợi cho phát triển công nghiệp Đồng bằng Tây xibia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành ở miền Nam. - Phía đông: Phần lớn là núi và cao nguyên. Khu vực này không thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhưng tập trung nhiều rừng, khoáng sản. b/ Khoáng sản: Giàu có về chủng loại và trữ lượng. Thuận lợi lớn cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên gặp nhiều khó khăn trong khai thác. =-== Rất ít quốc gia trên thế giới có thể so sánh với Nga về sự giàu có của tài nguyên khoáng sản. Nhiều loại tài nguyên của Liên bang Nga có trữ lượng đứng đầu thế giới hoặc chiếm tỉ lệ lớn ( đứng đầu thế giới về than đá, quặng đồng, kali; đứng thứ hai về dầu mỏ, quặng sắt, khí đốt,ngoài ra còn có than, kim cương, vàng, kẽm, thiếc, wonfram, uranium). c/ Rừng: Diện tích đứng đầu thế giới, ( chiếm 20% với 886 triệu ha) được gọi là "lá phổi của châu Âu". Trong đó rừng khai thác là 764 triệu ha, chủ yếu là rừng taiga.. Rừng cung cấp nguồn lâm sản lớn. Rừng ở Nga đứng thứ hai chỉ sau Rừng mưa Amazon về khối lượng hấp thụ carbon dioxide. Những cánh rừng Nga sản xuất ra một khối lượng lớn ôxy không chỉ cho châu Âu mà cho toàn thế giới. Động vật ở Nga rất phong phú với 266 loài có vú, 780 loài chim,... Tổng cộng 415 loài thú đã được đưa vào sách Đỏ Nga vào năm 1997 và hiện đang được bảo vệ. D. Khí hậu: Khí hậu ôn đới chiếm phần lớn diện tích, phía Bắc có khí hậu cận cực, phần phía Nam có khí hậu cận nhiệt. Đại bộ phận có khí hậu ôn đới. 80% khí hậu lảnh thổ Liên Bang Nga nằm trong các đới khí hậu ôn đới, phía tây ôn hòa hơn phía đông lục địa. Phần phía bắc thuộc đới khí hậu cực và cận cực – lạnh giá gần như quanh năm, 4% diện tích lảnh thổ phía nam thuộc đới khí hậu cận nhiệt. Khí hậu Có sự phân hóa mạnh (B-N, Đ-T). Khí hậu Liên bang Nga được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố xác định.Diện tích lãnh thổ to lớn và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu và vùng châu Á . Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt - mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại Siberia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới. Những vùng nội địa là những nơi khô nhất. e. Sông,Hồ: Nga có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Nhiều sông lớn có giá trị lớn về thuỷ điện (Eânítxây, Ôbi, Lêna, Vônga). Hồ Baican sâu nhất thế giới. Sông ngòi có nhiều giá trị kinh tế. Có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo. -Liên bang Nga có 2,5 triệu dòng sông với dự trử thủy năng lớn tới 320 triệu kw tập trung ở vùng Xibia, thuộc lưu vực các con sông Ênitxay, Ôbi, Leena, Angara. Nga còn có nhiều hồ với tổng số 3 triệu ha tự nhiên và nhân tạo, Baican là hồ nổi tiếng nhất. Sông, hồ ở Nga mang lại giá trị kinh tế rất cao. ðLiên Bang Nga có nhiều thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa ngành. hình thành cảnh quan thiên nhiên đa dạng (Lãnh thổ rộng lớn nằm trên hai châu lục Á – Âu) mở rộng quan hệ quốc tế kinh tế chính trị văn hóa (Đường biên giới dài) - Khó khăn: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, nhiều vùng có khí hậu giá lạnh, khô hạn, tài nguyên lại phân bố ở những nơi khó khai thác, vận chuyển khó khăn trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng III/ DÂN CƯ & XÃ HỘI 1/ Dân cư - Dân số đông, 2005: 143 triệu người, đứng thứ 8 trên thế giới. - Dân số giảm do tỷ suất sinh thấp, nhiều người ra nước ngoài sinh sống nên thiếu nguồn lao động. - Thành phần dân tộc đa dạng Là nước nhiều dân tộc trên 100 dân tộc, 80% là gốc Nga. (Nga, Chuvát, Tácta, Bátxkia). - Dân cư phân bố không đồng đều: tập trung đông ở phía Tây, thưa thớt ở phía Đông. - Liên bang Nga có tiềm lực lớn về khoa học, văn hoá, kiến trúc - Hàng đầu thế giới về ngành khoa học cơ bản. - Trình độ dân trí cao. -Tỉ suất gia tăng tự nhiên âm (-0.7% năm 2005) -dân số có xu hướng giảm, tỉ suất gia tăng tự nhiên âm, -0,5%(2005), kết cấu giới tính có sự chênh lệch rõ ràng -Dân cư phân bố không đồng đều tập trung đông ở phía tây, 70% dân số sống ở các thành phố trong các thành phố lớn 2.Xã hội -Nga có nhiều kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới Kết luận: Liên Bang Nga là quốc gia đông dân trên Thế Giới, có trình độ học vấn cao, đội ngũ khoa học, kĩ sư lành nghề, nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị. ->Thuận lợi cho LBN tiếp thu thành tựu KH-KT Thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài III.Kinh tế: 1.Tổng quan về kinh tế. a.Liên bang Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết : Cách mạng tháng 10 thành công, Nga là thành viên của liên bang Xô viết và đóng vai tò chính để tạo dựng liên bang xô viết trở thành siêu cường kinh tế. Kinh tế liên xô đạt nhiều thành tựu như: tốc độ tăng trưởng cao (chủ yếu theo chiều rộng), nhiều ngành vươn lên nhất nhì thế giới va tở thành cường quốc hùng mạnh với giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 20% của thế giới, đời sống nhân dân ổn định, đất nước thanh bình. Trong các thành tựu này Nga đóng góp chủ yếu. b.Thời kì đầy khó khăn , biến động ( thập niên 90 của thế kỷ XX ) : Sau 60 năm đat nhiều thành tựu rực rỡ, nền kinh tế của Liên Xô cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX gặp nhiều khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm chỉ còn 3%, nợ nước ngoài nhiều, lạm phát đến 2 con số, hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân có nhiều khó khăn, đồng Rúp bị ''đô la hóa'', ngân hàng không có tiền... ðCuối năm 1991, Liên Bang Xô Viết tan rã, hình thành ''Cộng đồng các quốc gia độc lập – SNG'', 8/12/1991 cộng hòa Liên Bang Nga thành lập. ~ Nguyên nhân : do cơ chế sản xuất cũ , đường lối kinh tế thiếu năng động , không đáp ứng nhu cầu thị trường , tiêu hao vốn lớn , sản xuất kém hiệu quả . c. Nước Nga mười năm sóng gió (cả thập kỉ 90 của thế kỉ XX) Sau khi tách khỏi Liên Bang Xô Viết, Nga cũng như các quốc gia cộng hòa khác bước vào thời kì sóng gió. Cuối thập kỉ 90 Liên bang Nga rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội toàn diện., khó khăn : tốc độ tăng GDP âm , sản lượng các ngành giảm , nợ nước ngoài nhiều (160 tỉ USD năm 1999), đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị xã hội bất ổn, vai trò cường quốc suy giảm, d.Chiến lược kinh tế mới và thành tựu đạt được (từ sau năm 2000 đến nay – 2005) Chiến lược kinh tế mới: chương trình kinh tế mới được thực hiện giữa năm 2000: Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5%, ổn định đồng Rúp, kiềm chế lạm phát, nâng cao đời sống nhân dân, mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á, đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi dân tộc Nga, chia lãnh thổ hành chính Nga thành vùng liên bang, Lấy lại vị trí cường quốc Những thuận lợi: giàu tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực lớn về dân số và lao động, tiềm lực khoa học kĩ thuật cao, tiềm lực về kinh tế, cường quốc hùng mạnh về quân sự và các thành tựu xã hội đã đạt được ðlà điều kiện thuận lợi Thành tựu: Chính trị xã hội ổn định Sản lượng các ngành kinh tế tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm đầu của thế kỉ XXI Dự trữ ngoại tệ tăng, đến tháng 6/2006 Nga đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài (160 tỉ USD nguyên là nợ của Liên Xô cũ), Nga có tổng dự trữ ngoại tệ đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (2005). Tổng kim ngạch ngoại thương ngày càng tăng, trong quan hệ buôn bán Nga luôn ở vị thế xuất siêu. Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, GDP đầu người tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp – 5,2%, công nghiệp – 34,1%, dịch vụ - 60,7% (2005) +Lạm phát và nợ nước ngoài giảm: Năm 2005, tỷ lệ lạm phát là 10,9%, thấp nhất trong 7 năm qua. 6 tháng đầu năm 2006, tỷ lệ lạm phát là 6,6%. Thu nhập của người dân đã tăng nhanh hơn tốc độ trượt giá. Nếu so với thời điểm 1999 thì Chính phủ Nga đã cơ bản giải quyết nợ lương, lương hưu trung bình tăng gần 90%, lương thực tế tăng gần gấp đôi, bước đầu cải thiện được đời sống người dân, thu nhập thực tế của dân tăng gấp 1,5 lần (4 tháng đầu năm 2006 thu nhập bình quân đầu người tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2005), thất nghiệp giảm gần 1/3. +Thu hút đầu tư nước ngoài tăng: Mấy năm gần đây, Nga đúc rút bài học kinh nghiệm từ "liệu pháp sốc", tìm kiếm con đường cải cách phù hợp với kinh tế trong nước và nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh tế, tích cực tạo ra hệ thống kinh tế thị trường. Sau 15 năm cải cách, môi trường kinh tế Nga đã có sự cải thiện rõ rệt, vì thế càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2005, vốn đầu tư nước ngoài vào Nga đạt 26,1 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2004. +Nợ nước ngoài: Năm 2005, nợ nước ngoài của Nga là 215,3 tỷ USD. Đến ngày 21-8-2006, Nga đã trả hết 21,3 tỷ USD nợ của 18 nước thành viên Câu lạc bộ Paris. Nga dự kiến trả hết số nợ thời Liên Xô cũ trong năm 2006. +Tỷ giá hối đoái: Ruble Nga/ USD có tỷ giá là 29,169 (2001), 31,349 (2002), 30,692 (2003), 28,814 (2004), 28,284 (2005). +Chính sách tiền tệ: Từ ngày 1-7-2006 Nga đã thực hiện thả nổi tỷ giá trao đổi đồng ruble, hủy bỏ mọi hạn chế về lưu thông vốn. Nga được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường từ năm 2002 ?thuận lợi cho Liên Bang Nga hội nhập kinh tế quốc tế. e.Triển vọng kinh tế Nga những thập niên đầu thế kỉ XXI Triển vọng đến năm 2020 nền kinh tế Nga vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng chắc rằng tốc độ tanưg trưởng không cao bằng thời kì phục hồi kinh tế. Tốc độ tăng GDP là 5%. Cơ cấu kinh tế sẽ có sự thay đổi mạnh, tương lai của đất nước, chất lượng kinh tế của Nga trong thế kỉ XXI phụ thuộc trước tiên vào sự tiến bộ các ngành dựa trên công nghệ cao và mang hàm lượng trí tuệ. Nong nghiệp nông thôn sẽ được hiện đại hóa mạnh. Nga sẽ đứng vào các nước có tổng GDP trên 1000 tỉ USD. Dự trữ ngoại tệ và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Ngân hàng thế giới đánh giá tới năm 2020 Liên Bang Nga sẽ là một trong năm nước đứng đầu thế giới về mở cửa cho trao đổi thương mại – kinh tế - văn hóa và khoa học – kĩ thuật. Mở rộng chiến lược hợp tác chặt chẽ với các nước châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Asean..), đẩy mạnh khai tác vùng phía Đông Xibia của đất nước. Trong hai thập niên tới, Liên Bang Nga vẫn có tiềm lực cho sự bảo tồn và phát triển vị thế của một quốc gia có ảnh hưởng, rồi tăng dần lên là một cường quốc có khả năng tác động lớn đến chính trường quốc tế và nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Liên Bang Nga còn 1 số vấn đê cần giải quyết: phân hóa giàu nghèo, xu hướng li khai, còn xuất khẩu nguyên liệu thô.. Các ngành kinh tế : a. Công nghiệp : Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế . Thuận lợi +Có cơ sở nguyên liệu vững chắc. siêu cường năng lượng +Trình độ KHKT cao. Nga có tiềm năng kinh tế rất lớn. Chiếm Nga có. Nga. Sản lượng điện của Nga chiếm 12% tổng sản lượng điện toàn cầu. Hiện nay Tổ hợp nhiên liệu - năng lượng Nga là một trong những tổ hợp quan trọng nhất và phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Nga, chiếm khoảng 1/4 GDP, 1/3 sản lượng công nghiệp và 1/2 nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Ngoài dầu mỏ, khí đốt và vàng, Nga có sản lượng khai thác kim cương đứng đầu thế giới. Sản lượng kim cương của Nga đạt 33,019 triệu cara, trị giá 1,676 tỷ USD. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng : + Công nghiệp truyền thống : khai thác khoáng sản , năng lượng , luyện kim , khai thác gỗ và sản xuất bột giấy . + Công nghiệp hiện đại : điện tử-tin học , hàng không , vũ trụ , quân sự . Công nghiệp mũi nhọn: khai thác dầu khí, hằng năm mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Liên bang Nga là nước khai thác dầu thô nhiều nhất trên thế giới ngoài OPEC. . Phân bố : + Các trung tâm công nghiệp phân bố tập trung ở đồng bằng Đông Âu , Tây Xi-bia , dọc các tuyến giao thông quan trọng . Hiện trạng: +Công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong GDP. +Tăng trưởng công nghiệp cao. +Lực lượng lao động giảm. +Công nghiệp nặng chiếm ¾ giá trị. +Các ngành công nghiệp: Tình hình phát triển : + Sản lượng nhiều sản phẩm công nghiệp tăng . + Công nghiệp dầu khí là ngành mũi nhọn , đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên . + Là cường quốc về công nghiệp vũ trụ , nguyên tử , công nghiệp quốc phòng Công nghiệp than: Sản lượng than trung bình 300 triệu tấn Tập trung ở: Cudơnet, Pechoki, Nam Iakutxkơ, ngoại ô Matxcơva.. Công nghiệp dầu hỏa: -Dầu lửa chiếm 42% cán cân năng lượng của Nga, 50% sản lượng khai thác phục vụ xuất khẩu. -Công nghiệp dầu lửa thường xuyên được quan tâm phát triển. Hiện nay Nga là nước có sản lượng sản xuất dầu mỏ đứng thứ hai thế giới (sau Arâp). Năm 2004 là 458,7 triệu tấn tăng 123,1 triệu tấn so với năm 2001 ; năm 2007 sản xuất trung bình 9,97 triệu thùng/ngày. -Tập trung chủ yếu ở vùng Uran và Tây Xibia. - Ngoài ra, Nga còn quan tâm phát triển khai thác khí đốt ở Tây Xibia. Năm 2007, Nga sản xuất 656,2 tỷ m3 gas tự nhiên trong đó xuất khẩu 182 tỷ m3 gas. Công nghiệp điện. -Nga là nước sản xuất điện hàng thứ 4 thế giới, nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng thứ 5 thế giới, nhà máy thuỷ điện lớn đã được xây dựng ở vùng châu Âu của Nga, Vùng châu Á của Nga cũng có một số nhà máy thuỷ điện lớn, tuy nhiên, tiềm năng thuỷ điện vĩ đại của Siberia và Viễn Đông Nga phần lớn vẫn chưa được khai thác. -Các nhà máy có công suất lớn xây dựng bên các sông Ănggara, Bratxcơ, sông Ênixây, Cubsep, Vônga...đều có công suất từ 2,5 – 5 triệu kWh. Năm 2007 sản lượng điện là 1000 tỷ kWh. - Nga là nước đầu tiên phát triển lò phản ứng hạt nhân dân sự và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Hiện tại, Nga là nhà sản xuất điện hạt nhân đứng thứ 4, Năng lượng hạt nhân đang phát triển nhanh chóng tại Nga, với mục tiêu tăng tổng thành phần năng lượng hạt nhân từ mức 16.9% hiện nay lên 23% vào năm 2020. Chính phủ Nga có kế hoạch chi 127 tỷ rubles ($5.42 triệu) cho một chương trình liên bang để phát triển việc sản xuất năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo. Khoảng 1 nghìn tỷ ruble ($42.7 triệu) đã được chi từ ngân sách liên bang cho việc phát triển năng lượng hạt nhân và phát triển công nghiệp trước năm 2015. Nga vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về công nghệ hạt nhân và là một thành viên của dự án lò phản ứng hạt nhân quốc tế. Công nghiệp luyện kim. -Có từ lâu đời. -Hiện nay mỗi năm Liên bang Nga sản xuất từ 55 – 60 triệu tấn thép, đứng thứ tư trên thế giới (sau Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ). -Các cơ sỏ luyện kim đen tập trung chủ yếu ở Cudơbat (Tây Xibia), ở các thành phố vùng Uran (chiếm 1/5 sản lượng gang thép của cả nước) và vùng trung tâm. Công nghiệp chế tạo máy. -Chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và tạo ra sức mạnh của Nga. -Gồm các ngành nổi tiếng và uy tín như: tàu vũ trụ, vệ tinh, tên lửa, máy bay chiến đấu, máy bay dân dụng, động cơ, thiết bị điện, máy công cụ, máy kéo... -Công nghiệp sản xuất ô tô, các phương tiện vận tải khác, các thiết bị và máy điện tử tuy được chú trọng nhưng công nghệ còn lạc hậu, số lượng sản phẩm chưa nhiều. -Năm 2001, khối lượng sản xuất của ngành chế tạo máy đạt 30,96 tỷ USD, vượt 8,5% so với năm 2000. -Sản xuất vũ khí chiến tranh là ngành công nghiệp lâu đời, có vị thế trên thế giới. Năm 2001, Nga xuất khẩu vũ khí đạt giá trị trên 4 tỷ USD và hiện Nga đang có quan hệ hợp tác quân sự với 67 quốc gia, trong đó Ấn Độ chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu. -Tập trung các cơ sở chế tạo máy: Matxcơva, Xanh Pêtecbua, Xaratôp, Vôngagrat, Cuôcxcơ... Công nghiệp hóa chất. -Phát triển theo hướng đẩy mạnh xây dựng các cơ sở lọc dầu, các nhà máy sản xuất phân bón và dược phẩm. -Năm 2001, ngành công nghiệp hóa chất và hóa dầu đạt giá trị 10,56 tỷ USD tăng 6,6% so với năm 2000. -Phân bố ở: vùng Trung tâm, Pavônđe, Uran, Tây Xibia. Sản xuất vật liệu xây dựng: đang phát triển ở Nga, mỗi năm sản xuất trên 60 triệu tấn xi măng. Công nghiệp khai thác chế biến gỗ: -Giữ vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp. -Nước Nga chiếm 20% sản lượng lâm sản toàn cầu và đạt giá trị xuất khẩu lâm sản vào năm 2000 là 3,3 tỷ USD, năm 2001 là 4,3 tỷ USD. Hiện nay, khối lượng gỗ xuất khẩu và giấy của Nga chiếm 66% lượng sản xuất. Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm phân bố nhiều trong nước, các sản phẩm đáng kể gồm: vải bông, vải lanh, hàng may từ lông thú, rượu Vôtka, rượu vang, trứng cá hồi qua chế biến, bột mì. Hạn chế : về thiết bị máy móc, công nghệ, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh... 2. Nông nghiệp : cũng là ngành giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga. Điều kiện thuận lợi : quỹ đất nông nghiệp lớn , khí hậu ôn đới và cận nhiệt . Lực lượng lao động nhiều. Phân bố : chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu , đồng bằng Tây Xi-bia -Hiện trạng: +Tỉ lệ lao động và tỉ trọng GDP trong nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Năm 2004, đóng góp 5,2%GDP, sử dụng 12,3% nguồn lao động với mức tăng trưởng 2,9% ; năm 2007, đóng góp 4,8% GDP và sử dụng 18,8% nguồn lao động. +Hình thức: Trang trại tập thể. Liên hợp nông – công nghiệp. ðHiệu quả chưa cao. +Trồng trọt: ngũ cốc, lúa mì, củ cải đường, lanh, hướng dương, nho... +Chăn nuôi chiếm 50% giá tri sản lượng nông nghiệp: nuôi bò (khoảng 60 triệu con), cừu (khoảng 50 triệu con)... Nông sản chủ yếu : lúa mì , củ cải đường , cây ăn quả , bò , cừu , lợn Sản lượng nhìn chung tăng: sx lương thực 78,2 triệu tấn và XK 10 triệu tấn (2005 -Hạn chế: +Máy móc, thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp. +Thiếu vốn đầu tư, thị trường nội địa chưa được bảo vệ vững chắc, quan hệ kinh tế chưa được thay đổi triệt để. 3.Dịch vụ: -Chưa phát triển mạnh, chưa tạo động lực phát triển kinh tế. -Cơ cấu lao động ít. -Các ngành chưa phong phú. -Thời gian gần đây có xu hướng tăng trưởng cao. -Năm 2007 đóng góp 56% GDP và sử dụng 60,5% nguồn lao động. Matxcơva , Xanh-Pêtecpua là trung tâm dịch vụ lớn Giao thông vận tải: khá phát triển. Maxcơva là đầu mối giáo thông quan trọng của Nga. Giao thông phát triển đủ loại hình , đang được nâng cấp -Đường không: +Khá phát triển. +Hãng máy bay lớn: Aerô – flôt. +Năm 2007 có: 1260 sân bay các loại, gồm 601 sân bay có đường bay được trải nhựa hoặc bêtông, máy bay lên xuống dễ dàng và có 47 sân bay trực thăng. -Đường sắt: Hệ thổng đường sắt xuyên Xibia và BAM đóng vai trò quan trọng trong phát triển Đông Xibia + Thủ đô Moscow với hệ thống xe điện ngầm +Có 87.157 km, gồm 86.200 km có đường rộng 1.520m, trong đó 40.300km được điện hóa. -Đường bộ: có 871.000km, trong đó 738.000km được trải nhựa và 29.000km đường cao tốc (2007). -Đường ống: Hiện nay, Nga sở hữu hệ thống đường ống dẫn dầu và gas tự nhiên lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2007, Nga có 158.699km đường ống dẫn gas, 72.347km đường ống dẫn dầu thô và 13.658km đường ống dẫn dầu tinh chế. -Đường thủy: +Có 102.000km đường thủy. +Đường thủy phát triển chủ yếu ở: sông Vônga, kênh Vônga Đôn; Nước Nga còn có nhiều kênh đào nối liền sông Vônga với các biển như Bạch Hải, Ban Tích, Hắc Hải, Adôp và hồ Caxpi, trong đó 72.000km nối giữa phần Nga châu Âu với biển Ban Tich, biển Trắng, biển Caxpi, biển Adôp và biển Đen. +Năm 2007 Nga có 1.130 đội tàu trọng tải từ 1.000GRT trở lên và 110 tàu ghi tên các nước khác. +Các hải cảng lớn và quan trọng là: Xanh Pêtecbua, Ackhanghenxcơ, Muarơman, Vlađivôxtôc, Nakhôka... -Thông tin liên lạc: +Cũng khá phát triển. +Số điện thoại cố định: 40,1triệu (2005). +Số thuê bao di động: 150triệu (2006). +Số nguời sử dụng internet: 25.689triệu. +Có 323 trạm radio phát sóng AM và 1500 trạm phát sóng FM, có 7.306 trạm phát sóng truyền hình, 50.000 đường cáp cho các cuộc gọi quốc tế, có 1.000 công ty viến thông. Ngoại thương: Kinh tế đối ngoại rất quan trọng : + Giá trị xuất khẩu tăng , là nước xuất siêu . + Hơn 60% hàng xuất khẩu là nguyên liệu , năng lượng . +Những năm đầu cải cách gặp nhiều khó khăn. +Từ năm 1995 đến nay, giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục. Trở thành nước xuất siêu. So với năm 1995, năm 2004 giá tị xuất nhập khẩu của Nga tăng 3,15 lần và thặng dư thương mại tăng 2,71 lần. Năm 2007 giá trị xuất – nhập khẩu của Nga là 625,4 tỷ USD tăng 2,1 lần và giá trị thặng dư tăng 2,2 lần so với năm 2004. -Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 245 tỷ USD .Các mặt hàng xuất khẩu: chủ yếu là nguyên nhiên liệu: dầu lửa và các sản phẩm dầu lửa, gas tự nhiên, gỗ và các sản phẩm gỗ, kim loại, hóa chất, vũ khí và phương tiện chiến tranh. Các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu .Các nước đối tác: Hà Lan (12,3%), Italia (8,6%), Đức (8,4%), Trung Quốc (5,4%), Uraina (5,1%), Thổ Nhĩ Kì (4,9%), Thụy Sĩ (4,1%) (năm 2006). .Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa. -Nhập khẩu: .Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc và phương tiện thiết bị giao thông, hàng tiêu dùng, dầu thô, phương tiện đi lại, chất dẻo, hóa chất, bột mì, thịt, đường, kim loại sơ chế .Các nước đối tác: Đức (13,9%), Trung Quốc (9,7%), Uraina (7%), Nhật Bản (5,9%), Hàn Quốc (5,1%), Hoa Kỳ (4,8%), Pháp (4,4%), Italia (4,3%) (năm 2006). Du lịch: Có tiềm năng du lịch lớn . Các ngành dịch vụ khác phát triển . Các trung tâm dịch vụ lớn : Mat-xco-va , Xanh-pe-tec-pua +Thuận lợi: .Có tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn. .Kết cấu hạ tầng phát triển. .Nền kinh tế phát triển. .Môi trường đầu tư thuận lợi. +Những năm gần đây Liên bang Nga có nhiều điều kiện phát triển du lịch. +Năm 2004 Nga được các chuyên gia Tổ chức du lịch thế giới đánh giá là cường quốc du lịch. +Tỉ trọng thu nhập từ du lịch chiếm 9%GDP, khoảng 11tỷ USD. +Thu hút 5,3 triệu lao động, chiếm 7,7% lực lượng lao động cả nước. +Giai đoạn 2000 – 2007 số lượt khách hàng năm đến Nga là 21,1 triệu người. +Năm 2005, 2006 Nga đứng thứ 10 các nuớc trên thế giới về số lượng khách quốc tế đến. +Hạn chế: do lượng khách du lịch tăng nên giá các dịch vụ quá cao và tăng liên tục làm giảm sự hấp dẫn đối với du khách. +Một số điểm du lịch hấp dẫn: Các vùng kinh tế của Liên Bang Nga 12 vùng kinh tế, những vùng nầy không đồng đều về tiềm năng kinh t

File đính kèm:

  • docgiao an hay 2012.doc