Câu 1:Nêu chủ đề (thông điệp) bao trùm vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”- Lưu Quang Vũ
-Qua tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi càng quý hơn.
-Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
-Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý .
Câu 2: Nhận xét cách xây dựng cốt truyện độc đáo ( tình huống truyện ) trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ?
-Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo- thơ mộng của thuyền biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền “thơ mộng” đó.
-Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh hình ảnh người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng “đòn của ông chồng”, Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính chất người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đầu) và hiểu thêm chính mình.
-Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.
47 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập hti tôt nghiệp môn Văn 12 - Trung tâm giáo dục thường xuyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN LÝ THUYẾT 2 ĐIỂM
Câu 1:Nêu chủ đề (thông điệp) bao trùm vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”- Lưu Quang Vũ
-Qua tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi càng quý hơn.
-Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
-Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý .
Câu 2: Nhận xét cách xây dựng cốt truyện độc đáo ( tình huống truyện ) trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ?
-Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo- thơ mộng của thuyền biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền “thơ mộng” đó.
-Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh hình ảnh người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng “đòn của ông chồng”, Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính chất người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đầu) và hiểu thêm chính mình.
-Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.
Câu 3: Trình bày cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Lỗ Tấn ?
-Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân
-Quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.
-Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược).
-Mồ côi cha lúc 13 tuổi
-Học giỏi,nhận học bổng sang Nhật học nghành y ở Tiên Đài.
-Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào.
-Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
-Ông quan niệm rất tích cực:chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần .
-Mục đích viết văn của Lỗ Tấn: ông muốn dùng ngòi bút của mình để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.ông đã hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai .
-Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
- Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao.
-Bác Hồ rất thích đọc và tìm hiểu về Lỗ Tấn
- Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của TQ, năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới.
Câu 4: Nêu ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu ?
Nhan đề "Thuốc"
+ Thuốc, nguyên văn là "Dược", phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn, động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn.
+ Nhan đề truyện có nhiều nghĩa.
+ Là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc phản khoa học.
+Thấy được tình trạng tê liệt, u mê, lạc hậu, ...vv của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ
+Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cách mạng chưa thật sự gắn bó sâu sắc .
+Tác giả mong muốn tìm ra một phương thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh tinh thần này, nhằm đưa nhân dân Trung Quốc thoát khỏi tình trạng lạc hậu,để tiến lên phía trước
Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
+ “Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín.
+ Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc.
+Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.
+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng - một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân... Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang...) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.... Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh.
+Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
Câu 5: Nhận xét về ý nghĩa của chi tiết về nghĩa địa và con đường mòn ?
-Nghĩa địa của những người chết chém hoặc chết tù ở phía bên tay trái ,còn nghĩa địa của những người chết nghèo ở phía tay phải .Như vậy,những người chết chém,chết tù chôn chung một khu.Nghĩa là người ta không phân biệt người làm cách mạng,làm chính trị vì nhân dân với kẻ trộm cướp,giết người.Họ cho rằng tất cả đều là giặc .
-Nghĩa địa của người chết chém và chết nghèo chỉ cách nhau một con đường mòn.Hình ảnh con đường mòn được nhắc đến trong văn của Lỗ Tấn, để diễn tả một thói quen, nếp nghĩ,một kiểu ứng xử.Như vậy,con đường mòn không chỉ là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới của lòng người, định kiến lâu đời trong xã hội .
-Bà mẹ của Hạ Du và mẹ của bé Thuyên,cả hai cùng chung nỗi đau mất con, nhưng giữa họ dường như bị ngăn cách bởi một không gian vô hình, dù rằng đến cuối truyện,họ dần vượt qua khoảng ngăn cách đó .
Câu 6: Nhận xét về không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du ?
+ Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa thu, mua xuân có ý nghĩa không tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có 3 cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà.... Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết Thanh minh - mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm, hi vọng về mộtcuộc sống mới tốt hơn,tươi sáng hơn trong tương lai .
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
+ Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan.
Câu 7: Trình bày tiểu sử và sự nghiệp của Mikhain SôlôKhôp .
-SôlôKhôp là nhà văn Nga lỗi lạc, sinh(1905 – 1984), xuất thân trong một gia đình nông dân, thuộc tỉnh Rôxtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông.
-Ông tham gia cách mạng sớm như thư kí ủy ban trấn,trưng thu lương thực .
-Cuối năm 1922,ông lên Mát-xcơ-va làm nhiều nghề để kiếm sống và thực hiện ước mơ viết văn của mình
-Ham mê đọc sách và tự tìm tòi,học hỏi .
-Năm 1925,ông trở về quê,bắt tay vào viết tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”-cuốn tiểu thuyết tâm huyết của nhà văn .
-Năm 1926,ông đã có một số truyện ngắn được xuất bản .
-Năm 1932,được bầu vào đảng viên đảng cộng sản Liên Xô .
-Năm 1939,được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô .
-Những năm chiến tranh vệ quốc, ông tham gia vào Hồng Quân với tư cách là phóng viên báo Sự Thật .
-Ông rất gắn bó với con người và cảnh vật quê hương trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Chính vì thế tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông.
-Sôlô Khốp là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ông thấu hiểu được những nỗi khổ đau và số phận con người trong cuộc chiến tranh. Chính điều này đã tạo ra một bước ngoặc trong các sáng tác của ông.
-Ông coi sứ mệnh cao cả nhất của nghệ thuật là ca ngợi nhân dân-người lao động, nhân dân-người xây dựng, nhân dân anh hùng.
-Sôlô Khôp được trao tặng giải thưởng nô ben về văn học năm 1965.
-Các tác phẩm tiêu biểu:Những truyện ngắn sông Đông, Sông Đông êm đềm(tác phẩm được viết năm 1925-1940,gồm 4 quyển-8 phần) , Số phận con người ,Thảo nguyên xanh
Câu 7: Ý nghĩa bao trùm tác phẩm “SỐ PHẬN CON NGƯỜI”
- Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp có cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Nhưng anh vẫn thể hiện được nét tính cách Nga kiên cường và nhân hậu:
* Tính cách kiên cường :
+ Trong chiến tranh, anh chịu quá nhiều bất hạnh. Sau chiến tranh, anh lại sống trong cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi để kiếm sống. Nhưng anh vẫn không thốt một lời than vãn, không suy sụp tinh thần, không sa ngã, không rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.
+ Với bản lĩnh cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu thắm thiết, anh trở thành chỗ dựa vững chắc cho bé Vania (bố mẹ đã chết trong chiến tranh).
Tấm lòng nhân hậu :
+ Xôcôlôp nhận nuôi bé Vania từ tính thương “Với niềm vui không lời tả xiết” không tính toán, vụ lợi
+ Yêu thương, chăm sóc chu đáo cho Vania hơn cả người cha đối với con.
+ Những mất mát, đau thương, anh âm thầm chịu đựng “nhiều đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”, không cho bé Vania biết, vì sợ em buồn .
Hai số phận bất hạnh đặt cạnh nhau, đã kết hợp với nhau, biết nương tựa vào nhau để vươn lên và không ngừng hi vọng vào cuộc sống là phẩm chất tuyệt vời của những con người chân chính.
Câu 8: Nội dung tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn:
Phản ánh sự u mê ,tê liệt của nhân dân TQ trước cách mạng Tân Hợi, sự lạc hậu về chính trị của quần chúng đối với người làm cách mạng và bi kịch của người cách mạng tiên phong Hạ Du.
Mối quan hệ giữa quần chúng và nhân dân chưa thực sự gắn bó
Tác giả mong muốn tìm ra một phương thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh tinh thần này, nhằm đưa nhân dân Trung Quốc thoát khỏi tình trạng lạc hậu,để tiến lên phía trước .
Câu 9: Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề nào? Tại sao cuối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ ? Nêu tên 3 tác phẩm của ông.
- Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề: Hàng hải với ước mong mở rộng tầm mắt – học nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho tổ quốc – học nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo như bố ông.
- Đang học y khoa ở Tiên Đài (Nhật), ông đột ngột đổi nghề Vì: Một lần xem phim, ông thấy người TQ khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp cho Nga (chiến tranh Nga –Nhật), ông giật mình, nghĩ rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Dân chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương chữa trị.
Câu 10: Trình bày vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp HÊMINGUÊ
-Hêminguê là nhà văn Mĩ nổi tiếng, sinh(1899-1961), trong gia đình trí thức khá giả, là người từng đoạt giải Nobel về văn học.
-Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm, sống giản dị, gần gũi quần chúng và từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh.
-Hêminguê là một cây bút xông xáo không mệt mỏi.Từng làm báo và phóng viên mặt trận .
-Ông là người đề xướng ra nguyên lí “Tảng băng trôi” (Đại thể là nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý, nghệ thuật độc thoại nội tâm, kết hợp biểu tượng, ẩn dụ).
-Sáng tác của ông để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới .
-Ông viết nhiều đề tài:chiến tranh, những trận đấu bò,săn thú dữ,đấu quyền Anh, dù viết về Châu Phi hay Châu Mĩ,ông đều nhằm ý đồ: “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người” .
-Năm 1954,ông nhận giải thưởng Noben về văn học .
-Năm 1961,ông tự sát
-Các tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí ,Mặt trời vẫn mọc, Ông già và biển cả, Chuông nguyện hồn ai.
Câu 11: Em hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi”
-Hêminguê lấy hình ảnh tảng băng trôi phần nổi ít, phần chìm nhiều đặt ra yêu cầu đối với tác phẩm văn chương phải tạo ra “ ý tại ngôn ngoại” .
- Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý.
-một trong những biện pháp chủ yếu thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi” là độc thoại nội tâm kết hợp dùng ẩn dụ, biểu tượng.
Câu 12: Nêu ý nghĩa hình tượng con cá kiếm
-Hình tượng con cá kiếm được phát biểu trực tiếp qua ngôn từ của người kể chuyện, đặc biệt là qua những lời trò chuyện của ông lão với con cá ta thấy ông lão coi nó như một con người. Chính thái độ đặc biệt, khác thường này đã biến con cá thành “nhân vật” chính thứ hai bên cạnh ông lão, ngang hàng với ông. Con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng.
-Nó là đại diện cho hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu cho vẻ đẹp , tính chất kiên hùng vĩ đại của tự nhiên. Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ.
-Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.
Câu 13: Nhan đề truyện Vợ Nhặt
-Tên truyện kích thích sự chú ý của người đọc.Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi,có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, mà là nhặt được vợ .
-Tên truyện gợi lên số phận , cảnh ngộ của con người.Số phận nghèo khó của gia đình Tràng,Thị, dân trong xóm Ngụ Cư.Anh Tràng nhặt vợ như người ta nhặt được rơm rác ngoài đường.
-Gía trị rẻ rúng, tình cảnh tủi nhục của người nghèo trong nạn đói năm 1945
-Sự cưu mang , đùm bộc,giúp đỡ nhau của những người cùng chung cảnh ngộ. Tình cảm nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm .
Câu 14: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu
-Những cánh rừng xà nu bạt ngàn ở Tây Nguyên là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả với những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyện.Mang đậm đà khí vị không khí Tây Nguyên thời chống Mĩ .
-Rừng xà nu là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, cụ thể là dân làng Xôman với những con người ưu tú như cụ Mết, Tnú,Dít,Mai,...vv.
-Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu thật hùng vĩ, với sức sống mãnh liệt,sự sinh sôi nảy nở không ngừng,bất chấp đạn đại bác của giặc bắn phá mõi ngày.Qua đó,nó biểu tượng cho tinh thần quật khởi của nhân dân Tây Nguyên quyết vượt lên đau thương,theo đảng làm cách mạng.
-Nhan đề rừng xà nu còn gợi lên chủ đề tác phẩm, cũng như cảm hứng sử thi, bi tráng của thiên truyện đặc sắc này .
Câu 16: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
-Tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lí của tác giả Nguyễn Minh Châu.Với ngôn từ giản dị của đời thường.Truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời .
-Tác phẩm mang lại cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống và con người. Một cách nhìn đa diện , nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng
-Nội dung truyện mở ra những nghịch lí của đời thường.Một trưởng phòng muốn có một tấm lịch có cảnh thuyền và biển vào buổi sớm có sương mờ.Một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài năng chụp được một bức ảnh như ý,cảnh thuyền và biển thật đẹp, có lẫn hình ảnh con người ngồi trên thuyền đang từ ngoài xa tiến vào bờ vào buổi sáng có sương mờ.Bên cạnh bức ảnh tuyệt đẹp đó là cảnh người đàn ông vũ phu đánh vợ .
-Truyên mang đến cho người đọc suy nghĩ về nhiều mặt của cuộc sống: Đó là vấn đề miếng cơm, manh áo, vấn đề đông con, vấn đề bạo hành trong gia đình .
Câu 17: Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Ai đã đặt tên cho dòng sông là một câu hỏi gợi sự chú ý của mọi người về cái tên đẹp của con sông: sông Hương, sông thơm.
- Là cái cớ để nhà văn tìm hiểu, lí giải vẻ đẹp của con sông:
+Bằng huyền thoại: Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm.Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bên bờ sông đã nấu 100 loài hoa đổ xuống sông cho làn nước thơm mãi mãi. Huyền thoại ấy đã trả lời cho câu hỏi ai đã đặt tên cho dòng sông. Cách lí giải gợi niềm biết ơn đối với những người có công khai phá ra miền đất này.
+Bằng chính nội dung bài kí: chất thơ của con sông rất phù hợp với tên gọi của nó.
-Tình yêu, lòng tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước
Câu 18: Nêu ý nghĩa tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt?
- Tóm tắt tình huống: Trong tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân xây dựng một tình huống truyện độc đáo, tình huống nằm ngay trong nhan đề của truyện - tình huống nhặt vợ của anh cu Tràng. Anh cu Tràng - một người dân xóm ngụ cư nghèo, xấu nhặt được vợ qua 2 lần quen biết. Lần thứ nhấtTràng đang gò lưng kéo xe thóc cho Liên đoàn lên Tỉnh, hắn hò một câu cho đỡ nhọc. Chủ ý của hắn không muốn ghẹo cô nào. Nhưng mấy cô ả cứ đẩy thị ra, thế là thị ra đẩy xe bò cho Tràng. Lần thứ 2, khi Tràng dang uống nước ở cổng chợ Tỉnh, thị chạy lại mắng sưng sỉa vào mặt Tràng. Tràng không nhận ra người quen vì hôm nay thị rách quá. Sau đó Tràng mời thị ăn bánh đúc, thị ăn một chặp 4 bát bánh đúc…rồi theo Tràng về làm vợ.
- Đây là một tình huống éo le, vừa vui lại vừa buồn. Nó có ý nghĩa làm nổi bật nội dung tư tưởng của truyện:
+Tố cáo tội ác của Thực dân Pháp và Phát Xít Nhật gây ra nạn đói năm 1945 làm cho hơn 2 triệu người chết đói, phơi bày số phận bi thảm của con người.
+Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo: đói gần kề cái chết người ta vẫn luôn cưu mang và giúp đỡ lẫn nhau,vẫn luôn hướng tới hạnh phúc.
Câu 19: Nêu ý nghĩa của tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ?
Tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức của Phùng. Có ba lần Phùng nhận thức.
+Lần thứ nhất: Phùng phát hiện ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp - bức tranh chiếc thuyền vó bè trên biển trong sương sớm. Lúc ấy Phùng nhận thức một điều: bản thân cái đẹp chính là đạo đức.
+Lần thứ hai: Phùng phát hiện ra cảnh bạo lực trong gia đình người phụ nữ hàng chài. Phùng nhận thức: nguyên nhân của bạo lực gia đình chính là cái đói nghèo, bạo lực gia đình là nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho người phụ nữ và sự mặc cảm cho những đứa trẻ.
+Lần thứ ba: Phùng chứng kiến cách giải quyết của Đẩu - khuyên người đàn bà hàng chài li hôn, điều này không hợp lý. Phùng nhận thức: pháp luật phải gắn liền với cuộc sống.
- Qua đó, tác giả muốn gửi thông điệp cho người đọc bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng, cuộc sống .
Câu 21:Trình bày ngắn gọn các tập thơ của Tố Hữu ?
Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những năm 1940 cho đến sau này.
a. Tập thơ Từ ấy(1937 – 1946). gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1937 – 1946). Tác phẩm được chia làm ba phần:
- Máu lửa (27 bài) được viết trong thời kì đấu tranh của Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình…
- Xiềng xích (30 bài) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng.
- Giải phóng (14 bài) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng.
-Những bài thơ tiêu biểu: Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,…
b. Tập thơ Việt Bắc (1947-1954)
- Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những cung bậc cảm xúc tiêu biểu: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước.
- Những bài thơ tiêu biểu: Phá đường, Việt Bắc, Bà mẹ Việt Bắc, Bầm ơi, Ta đi tới,…
c. Gió lộng (1955-1961):
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
+ Phong trào đấu tranh chống Mĩ - Ngụy ở miền Nam.
- Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xã hội tốt đẹp. Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân.
- Những bài thơ tiêu biểu: Trên miền Bắc mùa xuân, Thù muôn đời muôn kiếp không tan, Mẹ Tơm, bài ca mùa xuân 1961,…
d. Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1972-1977)
Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc. Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh.
Câu 22: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
- Một nền văn học thống nhất chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ chính trị và cổ vũ chiến đấu.
- Một nền văn học hướng về đại chúng trước hết là công nông binh.
+ Công nông binh (nhân dân lao động) là động lực của cách mạng và kháng chiến, trong sản xuất và chiến đấu.
+Một nền văn học nói về họ và vì họ, phản ánh tâm tư, tình cảm, ước mơ, nguyện vọng của họ.
+Hình ảnh con người mới, cuộc sống mới trong thơ văn.
-Một nền văn học đậm đặc khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Đề cập những đề tài có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
+ Những hình tượng anh hùng, những tính cách, sự tích anh hùng mang tầm vóc thời đại. Giọng điệu anh hùng ca.
+Lạc quan trong máu lửa, tin tưởng mãnh liệt vào tương lai tươi sáng và chiến thắng.
Câu 23: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1975 ®Õn hÕt thÕ kØ XX
1. Qu¸ tr×nh ph¸t triÓn vµ nh÷ng thµnh tùu
- Hai chÆng ®êng ph¸t triÓn
+1975 – 1986 : ChuyÓn tiÕp (tr¨n trë, t×m ®êng)
+Tõ 1986 trë ®i : §æi míi
* Nh÷ng dÊu hiệu (đặc điểm)chÝnh cña sù ®æi míi
-Thiªn vÒ tÝnh thÕ sù vµ híng néi ; tõ cao réng ®i vµo chiÒu s©u c¸ nh©n chñ thÓ s¸ng t¹o.
-ChÊt nh©n v¨n, nh©n b¶n béc lé vµ thÓ hiÖn trong th©n phËn nh©n vËt
-C¸ thÓ ho¸ h¬n vÒ ph¬ng ph¸p, ®a d¹ng h¬n phong c¸ch, më réng c¸ch thøc, thñ ph¸p nghÖ thuËt, t¹o lËp ng«n tõ.
-Cã sù ®æi míi, sù trë l¹i trong ®æi míi cña c¸c t¸c gi¶ tríc 1975. §· xuÊt hiÖn mét lùc lîng nhµ v¨n sau 1975 mµ xu híng næi tréi lµ cè g¾ng t×m tßi ®æi míi, ®Õn nçi cã trêng hîp cã tÝnh quyÕt liÖt.
-XuÊt hiÖn xu híng thÞ trêng, ngo¹i lai.
2. Mét sè thµnh tùu bíc ®Çu
-VÒ néi dung v¨n häc, thµnh tùu ®¸ng ghi nhËn lµ sù ®æi míi c¸ch nh×n, ph¶n ¸nh, c¶m nhËn ; lÊy c¸ nh©n (cuéc sèng, sè phËn) vµ bèi c¶nh g¾n víi nhu cÇu c¸ nh©n lµm trôc xoay chÝnh. VÒ nghÖ thuËt lµ sù ®a d¹ng trong ph¬ng ph¸p, thñ ph¸p
- §· cã nh÷ng t¸c gi¶, t¸c phÈm ®îc ghi nhËn (th¬/trêng ca, v¨n xu«i, kÞch. Lµ nh÷ng trêng hîp võa truyÒn thèng võa ®æi míi ; g¾n víi d©n téc, héi nhËp víi quèc tÕ, tiÕng lßng nhµ v¨n hßa víi tiÕng nãi x· héi. Thanh Th¶o, H÷u ThØnh, Xu©n Quúnh, NguyÔn Duy, TrÇn NhuËn Minh, Y Ph¬ng,...(th¬). NguyÔn Minh Ch©u, Lª Lùu, NguyÔn Kh¶i, NguyÔn Kh¾c Trêng, NguyÔn Huy ThiÖp, B¶o Ninh,...(v¨n xu«i), Lu Quang Vò (kÞch)
Câu 24: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài TÂY TIẾN – Quang Dũng .
-“Tây Tiến” là bài thơ hay của Quang Dũng và cũng là bài thơ hay của thơ ca thời chống Pháp.
-“Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN
-Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về Thanh Hóa.
-Lính Tây Tiến phần đông là sinh viện, học sinh Hà Nội.
-Quang Dũng từng làm đại đội trưởng ở đó từ khi mới thành lập đến cuối năm 1948, sau khi rời đơn vị, chuyển sang đơn vị khác. Nhớ đơn vị cũ, ông viết bài thơ “NHỚ TÂY TIẾN”. Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được in lại và đổi tên “TÂY TIẾN”.
Câu 25: Trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu ?
- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị thể hiện nồng nhiệt tự hào lý tưởng cách mạng, đời sống cách mạng của nhân dân ta.
- Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Khuynh hướng sử thi, cái tôi trữ tình – cái tôi chiến sĩ mang tầm vóc hoành tráng, màu sắc lịch sử được diễn tả bằng bút pháp lãng mạn, hình tưởng thơ kì vĩ, tráng lệ.
- Nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng. Thơ liền mạch, nhất khí tự nhiên, giọng tâm tìn
File đính kèm:
- On tap Van 12 GDTX thi TN.doc