Ôn tập lý thuyết và nâng cao kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm Vật Lí 8

Vật lý là môn học đòi hỏi sự yêu cầu cao về tư duy logic cũng như khả năng tính toàn, vì thế để có thể hiểu được sâu sắc hơn về nội dung lý thuyết và kĩ năng làm bài tập cho học sinh, chúng tôi đã biên soạn bộ sách “Ôn luyện lý thuyết và nâng cao kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm” gồm các cuốn 6,7,8 và 9.

Bộ sách đã tổng kết những phần trọng yếu của lý thuyết, bổ xung những lời giải thích xác đáng về lý thuyết giúp học sinh hiểu rõ hơn về các định luật, định lí vật lí.

 

doc211 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập lý thuyết và nâng cao kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm Vật Lí 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP LÍ THUYẾT VÀ NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8 Tháng 11 năm 2007 Lời nói đầu Vật lý là môn học đòi hỏi sự yêu cầu cao về tư duy logic cũng như khả năng tính toàn, vì thế để có thể hiểu được sâu sắc hơn về nội dung lý thuyết và kĩ năng làm bài tập cho học sinh, chúng tôi đã biên soạn bộ sách “Ôn luyện lý thuyết và nâng cao kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm” gồm các cuốn 6,7,8 và 9. Bộ sách đã tổng kết những phần trọng yếu của lý thuyết, bổ xung những lời giải thích xác đáng về lý thuyết giúp học sinh hiểu rõ hơn về các định luật, định lí vật lí. Và có thể ứng dụng được và nắm bắt chắc kiến thức đã học được, chúng tôi đưa ra những câu hỏi nhằm đáp ứng với phần lý thuyết và câu hỏi dạng bài tập trắc nghiệm có tính toán, trong đó có những bài toán khó để học sinh có thể hiểu và rèn luyện để trở thành học sinh khá và giỏi. Những bài tập có yêu cầu tính toán và hiểu thấu đáo lý thuyết nhưng lại có yêu cầu trình bày ngắn gọn và rõ ràng, đó là kỹ năng cơ bản của làm bài tập trắc nghiệm. Những kỹ năng này giúp học sinh sẽ làm quen và tự tin hơn trong các kì thi trắc nghiệm mà bộ giáo dục và đào tạo sẽ đưa ra. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi vẫn còn những điểm chưa hoàn chỉnh. Kính mong quý vị độc giả đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả. Mục lục Chương 1: CƠ HỌC .7 Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC8 Tóm tắt lý thuyết ...8 Bài kiểm tra trắc nghiệm.10 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...12 Bài 2. VẬN TỐC KHI CHUYỂN ĐỘNG.....14 Tóm tắt lý thuyết .14 Bài kiểm tra trắc nghiệm..16 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...18 Bài 3. CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU..........21 Tóm tắt lý thuyết .21 Bài kiểm tra trắc nghiệm23 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.......27 Bài 4. BIỂU DIỄN LỰC.....31 Tóm tắt lý thuyết .31 Bài kiểm tra trắc nghiệm.32 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.......34 Bài 5. SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH....35 Tóm tắt lý thuyết .35 Bài kiểm tra trắc nghiệm.36 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...39 Bài 6 .LỰC MA SÁT.......41 Tóm tắt lý thuyết .41 Bài kiểm tra trắc nghiệm44 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...47 Bài 7. ÁP LỰC VÀ ÁP SUẤT.........50 Tóm tắt lý thuyết .50 Bài kiểm tra trắc nghiệm.52 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...54 Bài 8. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG VÀ BÌNH THÔNG NHAU...57 Tóm tắt lý thuyết .57 Bài kiểm tra trắc nghiệm59 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...63 Bài 9. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN66 Tóm tắt lý thuyết .66 Bài kiểm tra trắc nghiệm67 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...69 Bài 10. LỰC ĐẨY ACSIMET.....71 Tóm tắt lý thuyết .71 Bài kiểm tra trắc nghiệm73 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...75 Bài 11. ĐO LỰC ĐẨY ACSIMET...........77 Tóm tắt lý thuyết .77 Bài kiểm tra trắc nghiệm78 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...79 Bài 12. SỰ NỔI CỦA VẬT TRÊN CHẤT LỎNG.................80 Tóm tắt lý thuyết .80 Bài kiểm tra trắc nghiệm81 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...83 Bài 13. CÔNG CƠ HỌC84 Tóm tắt lý thuyết .84 Bài kiểm tra trắc nghiệm.85 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...88 Bài 14. ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG – HIỆU SUẤT...........90 Tóm tắt lý thuyết .90 Bài kiểm tra trắc nghiệm91 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...94 Bài 15. CÔNG SUẤT.........97 Tóm tắt lý thuyết .97 Bài kiểm tra trắc nghiệm98 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm...101 Bài 16. CƠ NĂNG – THẾ NĂNG – ĐỘNG NĂNG 103 Tóm tắt lý thuyết .103 Bài kiểm tra trắc nghiệm...105 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.107 Bài 17. SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG.109 Tóm tắt lý thuyết ...109 Bài kiểm tra trắc nghiệm..110 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.113 Bài 18. TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: CƠ HỌC..115 Tóm tắt lý thuyết ...115 Bài kiểm tra trắc nghiệm...118 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm....121 Chương 2: NHIỆT HỌC...125 Bài 19. CẤU TẠO CỦA CÁC CHẤT126 Tóm tắt lý thuyết ...126 Bài kiểm tra trắc nghiệm..127 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.129 Bài 20. CHUYỂN ĐỘNG CỦA NGUYÊN TỬ VÀ PHÂN TỬ.130 Tóm tắt lý thuyết ...130 Bài kiểm tra trắc nghiệm...131 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.134 Bài 21. NHIỆT NĂNG – NHIỆT LƯỢNG.136 Tóm tắt lý thuyết ...136 Bài kiểm tra trắc nghiệm..138 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.140 Bài 22. DẪN NHIỆT – KHẢ NĂNG DẪN NHIỆT .....142 Tóm tắt lý thuyết ...142 Bài kiểm tra trắc nghiệm..144 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.146 Bài 23. ĐỐI LƯU VÀ BỨC XẠ NHIỆT.....147 Tóm tắt lý thuyết ....147 Bài kiểm tra trắc nghiệm..148 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.150 Bài 24. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG...151 Tóm tắt lý thuyết ...151 Bài kiểm tra trắc nghiệm..153 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.....157 Bài 25. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT.....161 Tóm tắt lý thuyết ...161 Bài kiểm tra trắc nghiệm..162 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.....165 Bài 26. NĂNG SUẤT TOẢ NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU......170 Tóm tắt lý thuyết ...170 Bài kiểm tra trắc nghiệm...172 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.175 Bài 27. SỰ BẢO TOÀN CƠ VÀ NHIỆT TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT.179 Tóm tắt lý thuyết ...179 Bài kiểm tra trắc nghiệm..181 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.183 Bài 28. ĐỘNG CƠ NHIỆT...184 Tóm tắt lý thuyết ...184 Bài kiểm tra trắc nghiệm..186 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.188 Bài 29. TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC...190 Tóm tắt lý thuyết ...190 Bài kiểm tra trắc nghiệm..194 Hướng và trả lời bài tập trắc nghiệm.198 Tài liệu tham khảo ..........206. CHƯƠNG 1 CƠ HỌC Hàng ngày chúng ta đều thấy vô số những ô tô, xe máy, con người, đi lại trên đường, vậy chúng chuyển động là do nguyên nhân thế nào. Khi bị tác động thì chúng chuyển động thế nào? Để có thể biết mọi vật xung quanh chuyển động nhanh hay chậm ta phải tính thế nào? Đó là nội dung ta cùng nghiên cứu trong chương cơ học BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC TÓM TẮT LÝ THUYẾT. 1. Chuyển động và đứng yên Để so sánh một vật chuyển động hay đứng yên người ta phải lấy một vật làm mốc. Và so sánh vị trí của vật với mốc : - Nếu vị trí ( hay khoảng cách ) bị thay đổi thì đó là đang chuyển động so với mốc. - Nếu vị trí không thay đổi thì đó là đứng yên. 2. Tính tương đối của của chuyển động và đứng yên. Ta có thể nhận thấy rằng, chuyển động là so với mốc. Như ô tô đang chuyển động so với mốc là các cây cột bên lề đường hay người đứng ở ven đường, nhưng so với người ngồi trên ô tô thì cảm giác ô tô đứng yên, và những người ngồi xung quanh cũng đứng yên. Vậy nếu mốc là người ngồi trong ô tô thì rõ ràng ô tô là đứng yên. Một ví dụ khác, Trái Đất quay quanh mặt trời, vậy nếu lấy mặt trời làm mốc chuyển động trong không gian, thì trái đất đang chuyển động. Nhưng trái đất là quá lớn so với con người, nên đối với con người thì trái đất coi như là đang đứng yên. TÓM TẮT LÝ THUYẾT. Vậy rõ ràng một vật là chuyển động hay đứng yên thì phải nói là nó so với mốc chuyển động nào. Có thể là chuyển động với mốc này nhưng lại là đứng yên với mốc khác. Chuyển động hay đứng yên là có tính chất tương đối. 3. Tính chất của các chuyển động. Mỗi chuyển động ta quan sát thấy vị trí của nó so với mốc luôn thay đổi, nhưng khoảng cách thì lại có thể không. Những chuyển động như tàu hoả, ô tô, máy bay,.. thì thường đi theo đường thẳng, chuyển động của quả bóng khi bị đá, của quả cầulông thì lại theo một đường cong, còn những điểm trên bánh xe hay đầu kim đồng hồ so với tâm của nó lại chạy vòng quanh. Đó là những chuyển động thẳng, chuyển động cong hay chuyển động tròn mà ta thường gặp ( còn nhiều dạng chuyển đồng khác). Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. 4. Yêu cầu kiến thức. - Thế nào là chuyển động, thế nào là đứng yên? - Mốc chuyển động là gì? - Các chuyển động so với mốc khác nhau thì có giống nhau không? Tại sao nói chuyển động có tính tương đối. - Thế nào là chuyển động cơ học? - Các dạng hình học thường gặp khi một vật chuyển động so với mốc. - Khoảng cách chuyển động người ta thường đo bằng đơn vị mét. Ngoài ra còn có các đơn vị khác như: 1000mm = 1m, 100cm = 1m; 10dm = 1m, 1km = 1000m. Để so sánh khoảng cách người ta phải đổi ra cùng một loại đơn vị. BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM. Bài 1.1 So với cây bên đường, vật nào là không chuyển động? A. Ô tô đang đi B. Người đang chạy thể dục C. Hòn đá D. Người đi xe đạp 2) Khi nói chiếc ô tô trên đường đang chuyển động là nói với mốc A. Người lái xe B. Khách ngồi trong xe C. Các bộ phận của xe D. Cột điện bên đường 3) Vị trí nào được coi là đứng yên? A. Trái Đất so với Mặt Trời B. Trái Đất so với con người C. Con người so với Mặt Trời D. Mặt Trăng so với Trái Đất 4) Có một mốc cố định, một vật thế nào được gọi là đứng yên. A. Khoảng cách luôn thay đổi B. Vị trí luôn thay đổi C. Vị trí không thay đổi D. Phụ thuộc vào thước đo Bài 1.2 1) Phát biểu nào sau đây là không chính xác A. Một vật được gọi là chuyển động thì chuyển động với mọi mốc B. Mốc chuyển động phải là một điểm cố định C. Mốc chuyển động không bao giờ chuyển động D. Chuyển động luôn theo đường thẳng hoặc đường tròn. 2) Khi lấy mốc chuyển động của ô tô là cột cây số và mốc là người đi xe đạp trên đường, khi đó: A. Khoảng cách dịch chuyển luôn bằng nhau B. Khoảng cách dịch chuyển khác nhau C. Vị trí tương đối là như nhau D. Kết quả của hai chuyển động về tính hình học không so sánh được. 3) Phát biểu nào dưới đây không đúng A. Ô tô đứng yên so với hành khách trên xe B. Hòn đá bên đường chuyển động so với người đi xe máy C. Ngôi nhà chuyển động so với người đi bộ D. Ngôi nhà chuyển động so với con đường. 4) Khi tàu hoả bên đường đang đi, người ta nói câu nào là không đúng A. Tàu hoả đang thực chuyển động cơ học B. Tàu hoả chỉ có thể chuyển động cơ học theo đường thẳng C. Tàu hoả đứng yên so với người lái D. Tàu hoả chuyển động so với người đi bộ bên đường. Bài 1.3 1) Một chiếc xuồng máy đang chạy trên sông, mô tả bào sau đây là chính xác. A. Xuồng máy đang chuyển động B. Xuống máy chuyển động so với người lái xuồng C. Xuồng máy chuyển động so với cây mọc bên sông D. Xuồng máy chuyển động so với các bộ phận của xuồng 2) Người ta nói một người đang đạp xe chuyển động trên đường, khi đó người ta nói mốc chuyển động là: A. Những cây bên đường hoặc con đường đó. B. Những người đang đi ô tô trên đường C. Người lái xe đạp hoặc chính chiếc xe đạp D. Với bất kì vật gì 3) Phát biểu nào sau đây là không đúng A. Chuyển động của kim đồng hồ là chuyển động tròn so với tâm đồng hồ B. Chuyển của lưỡi cưa khi cưa là chuyển động thẳng C. Người lái xe là đứng yên so với xe D. Chuyển động của Trái đất quanh mặt trời là chuyển động thẳng 4) Phát biểu nào sau đây là không đúng A. Đơn vị độ dài là met (m), kilô mét (km), mili met (mm) B. Đơn vị đo thời gian khi di chuyển là giờ (h), phút, giây (s) C. Đơn vị đo quãng đường đi là Hez(Hz), kilô Hez (kHz) D. Chuyển động của một vật là so với cột mốc. HƯỚNG DẪN VÀ TRẢ LỜI BÀI TẬP TRẴC NGHIỆM Bài 1.1 1) So với mốc chuyển động là cây bên đường, hòn đá đứng yên. Chọn C. 2) Khi nói chiếc xe là đứng yên đối với hành khách trên xe, tài xế và các bộ phận của xe, nhưng là đang chuyển động đối với cột điện bên đường. Chọn D. 3) Mặt đất là quá lớn so với con người, chuyển động của nó so với con người được coi là đứng yên. Chọn B. 4) Có một mốc chuyển động, vật được coi là đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi ( chuyển động tròn vị trí thay đổi nhưng khoảng cách với tâm luôn không đổi ) Chọn C. Bài 1.2 1) Mốc chuyển động ta chọn để so sánh chuyển động phải là một vật cố định, ví dụ như nếu ô tô đang chạy và ta chọn làm mốc chuyển động, những chuyển động xung quanh phải so sánh với ô tô, không được so sánh với những vật khác. Câu B là chính xác. Chọn B. 2) Một ô tô trên đường chọn mốc là cột cây số bên đường, và chọn mốc chuyển động là người đang đi xe đạp thì khoảng cách và dịch chuyển là khác nhau, và dạng hình học của hai chuyển động cũng khác nhau. Chọn A. 3) Ngôi nhà so với con đường luôn đứng yên. Chọn D. 4) Tàu hoả chuyển động cơ học theo nhiều đoạn đường có hình dạng khác nhau không chỉ theo đường thẳng. Chọn B. Bài 1.3 1) Một xuồng máy đang chạy trên sông, người ta nói xuồng đang chuyển động là nói chuyển động của xuồng so với lòng sông, bờ sông hoặc những cây mọc bên sông. Chọn C. 2) Người ta nói một người đang đạp xe trên đường chuyển động là nói chuyển động so với mốc là cây bên đường hoặc con đường đang đi. Chọn A. 3) Chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời không phải là đường thẳng mà là một đường elip ( một đường tròn bị méo ). Chọn D. 4) Đơn vị đo quãng đường là độ dài tính bằng mét(m), kilô mét (km), chứ không phải là Hez ( đơn vị đo tần số ). Chọn C. BÀI 2: VẬN TỐC KHI CHUYỂN ĐỘNG TÓM TẮT LÝ THUYẾT. Vận tốc của chuyển động. Mỗi vật chuyển động so với mốc thì khoảng cách và vị trí luôn bị thay đổi, vậy mức độ thay đổi của khoảng cách và vị trí đó trong một đơn vị thời gian được gọi là vận tốc. Vậy vận tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động so với mốc. Lưu ý: Trái đất chuyển động quanh mặt trời có vận tốc nhanh nhưng người ở trên trái đất lại có cảm giác trái đất đứng yên (vận tốc bằng ). Công thức tính vận tốc và đơn vị của vận tốc. Như đã biết, vận tốc là sự biến đổi của khoảng cách so với mốc trong một đơn vị thời gian, vậy công thức được tính v = . Với : v là vận tốc s là khoảng cách đã chuyển động ( quãng đường ). t là thời gian thực hiện chuyển động. Nhận thấy, khoảng cách có thể được tính bằng km, m, dm, cm hoặc mm. và thời gian được tính bằng giờ (h), phút, hoặc giây (s). Vậy rõ ràng tuỳ vào đơn vị của quãng đường và thời gian ta có các đơn vị đo vận tốc khác nhau như: km/h, km/s, mm/ s,.. TÓM TẮT LÝ THUYẾT. Tuỳ vào độ lớn vận tốc ta sẽ chọn đơn vị cho hợp lý: như ánh sáng sẽ là km/s. Với ô tô, xe máy là km/h. Từ công thức tính vận tốc tác có thể biến đổi để có các công thức khác như sau: Tính độ dài quãng đường đi của vật với vận tốc v và thời gian t: S = v. t Tính thời gian chuyển động cần thiết đi được quãng đường S với vận tốc là v: Để so sánh thời gian, người ta phải đổi ra cùng một loại đơn vị tính (thứ nguyên), cụ thể như sau: 1h (giờ ) = 60 phút = 3600 s ( giây ) 3. Yêu cầu kiến thức. - Độ lớn của vận tốc đặc trưng gì cho chuyển động? - Công thức tính vận tốc. Người ta thường sử dụng những đơn vị nào khi đo vận tốc của chuyển động. - Công thức tính chiều dài quãng đường - Công thức tính thời gian chuyển động. - Khi so sánh hoặc tính toán quãng đường, vận tốc và thời gian cần phải quy đổi ra cùng một loại đơn vị như thế nào. BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM. Bài 2.1 1) Mức độ thay đổi khoảng cách hoặc vị trí của một vật so với một vật mốc trong một thời gian gọi là: A. Vận tốc B. Chuyển động C. Chuyển động cơ học D. Khoảng cách dịch chuyển 2) Đơn vị của khoảng cách dịch chuyển nào dưới đây là không đúng A. Kilô mét B. Xăngti mét C. Mili mét D. Kilo hez 3) Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc A. km/h B.mm/s C. cm.phút D. dm/phút 4) Vận tốc nào không được coi là bằng 0. A. Mặt trăng so với Mặt Trời B. Người lái xe so với xe C. Trái Đất so với con người D. Ngôi nhà so với cửa sổ. Bài 2.2 1) Một vận động viên trong 1 giờ chạy được 7,2km, vận tốc của vận động viên đó là: A. 200m/phút B. 120m/phút C. 2,5m/s D. 3m/s 2) Một quả bóng đá chuyển động với vận tốc 7m trong 2 giây, một người đạp xe với vận tốc 6 km một giờ, và một con cá bơi 200m trong 1 phút, hãy sắp xếp đứng thứ tự vận tốc tăng dần. A. Người đạp xe, con cá bơi, quả bóng đá. B. Quả bóng đá, người đạp xe, con cá bơi C. Con cá bơi, người đạp xe, quả bóng đá D. Người đạp xe, quả bóng đá, con cá bơi. 3) Một người đi xe đạp với vận tốc 5km/h, sau 24phút người đó đi được quãng đường là: A. 2200m B.2000m C. 1800m C.2100m 4. Một ô tô đi trên đường với vận tốc 40km/h, sau khi đi được quãng đường là 100km, thời gian ô tô đã đi là: A. 120 phút B. 140 phút C. 150 phút D. 180 phút Bài 2.3 1) Một người đi máy bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng cách là 1800km, mất thời gian là hai giờ, Vậy máy bay đã bay với vận tốc là bao nhiêu? A. 800km/h B. 1100km/h C. 1000km/h D. 900km/h 2) Một gia đình đi về thăm quê bằng ô tô đi từ Hà Nội về Hà Tây, ô tô chạy với vận tốc 35km/h, thời gian để về đến nhà là 1h15 phút, vậy quãng đường mà gia đình đó đã đi là: A. 43,75km B. 47,75km C. 40,75km D.45,75km 3) Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi 170m trong một phút và người thứ hai đi 7,5km hết 30 phút. Vậy A. Hai người đi nhanh như nhau B. Người thứ nhất đi nhanh hơn C. Người thứ hai đi nhanh hơn D. Tuỳ thuộc vào đơn vị tính để so sánh. 4) Hai người đi xe đạp cùng khởi hành tại một điểm, người thứ nhất đi với vận tốc 12km/h, người thứ hai đi với vận tốc 15km/. Vậy sau 1h30phút, khoảng cách giữa hai người là: A. 3km B. 3,5 km C. 4km D. 4,5 km HƯỚNG DẪN VÀ TRẢ LỜI BÀI TẬP TRẴC NGHIỆM Bài 2.1 1) Mức độ thay đổi khoảng cách hay vị trí của một vật đối với một mốc theo thời gian được gọi là vận tốc. Chọn A. 2) Kilo Hez là đơn vị đo của tần số. Chọn D. 3) Đơn vị cm.phút không phải là đơn vị đo vận tốc. Chọn C. 4) Vận tốc quay của Trái Đất so với con người được coi là bằng 0 ( Nếu Trái Đất so với Mặt Trăng hay Mặt Trời sẽ có vận tốc rất lớn ). Chọn C. Bài 2.2 1) Ta cần quy đổi vận tốc của vận động viên đó ra các đơn vì khác để so sánh: 7,2 km/h = (7,2. 1000)m / 60 phút = 120m/phút = 120m/60 giây = 2m/s. Vậy chỉ có đáp án B là đúng. Chọn B. 2) Ta cần đổi các vận tốc ra cùng một thứ nguyên( đơn vị ) để so sánh tốc độ nhanh hay chậm. Vận tốc của quả bóng: 7m / 2 giây = 3,5m/s Vận tốc của người đi xe đạp: 6,3km/h = (6,3. 1000)m/ (3600)s = 1,75m/s Vận tốc của con cá: 200m/ phút = 200m/60s = 3,3m/s Vậy thứ tự vận tốc tăng dần là: Người đi xe đạp, con cá bơi và quả bóng đá. Chọn A. 3) Một người đi với vận tốc v = 5km/h = 5000km/60phút, sau thời gian t=24 phút người đó đi được quãng đường theo công thức. Chọn B. 4) Ô tô đi với vận tốc v = 40km/h, quãng đường đi được S = 100km. Khi đó thời gian ô tô đã đi tính theo công thức: Chọn C. Bài 2.3 1) Khoảng cách từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh S = 1800km, thời gian máy bay bay là t = 2h, vậy vận tốc của máy bay được tính: Chọn D. 2) Vận tốc của ô tô gia đình đó đi v = 35km/h, thời gian ô tô đi là 1h15 phút = 1,25h. Vậy quãng đường mà gia đình đó đã đi: Chọn A. 3) Ta tính vận tốc của từng người một, người thứ nhất đi quãng đường S = 170m mất 1 phút, vậy vận tốc là: Người thứ hai đi S = 7,5km trong thời gian t = 30 phút = 0,5h, vậy vận tốc của người đó đi Vậy người thứ hai đi nhanh hơn người thứ nhất. Chọn C. 4) Người thứ nhất đi với vận tốc v1 = 12km/h, người thứ hai đi với vận tốc v2=15km/h, cùng đi khoảng thời gian t = 1giờ 30 phút = 1,5h. Quãng đường người thứ nhất đi: Quãng đường người thứ hai đi được: Khoảng cách của hai người khi đó là S = S2 – S1 = 22,5 – 18 = 4,5km. Chọn D. BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU TÓM TẮT LÝ THUYẾT. 1. Chuyển động đều và không đều. Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian. Từ đó nhận thấy, trong một khoảng thời gian như nhau thì lúc bắt đầu chuyển động đều hay sau đó đều đi được một khoảng cách là bằng nhau. Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian, có thể thấy vận tốc lúc tăng, lúc giảm hoặc tăng liên tục và giảm liên tục trong một thời gian. 2.Vận tốc trung bình của chuyển động. Thực tế có thể nhận thấy rằng, có rất ít có chuyển động đều, mà hầu đều là chuyển động không đều, vậy vận tốc của nó liên tục thay đổi, ta phải mô tả vận tốc của chuyển động thế nào cho phù hợp mà không ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Khi vật chuyển động từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình, ta nhận thấy chuyển động đó mất một thời gian, và sẽ tương đương với một vận tốc đều cũng mất thời gian đó để đi hết quãng đường. Đó là vận tốc trung bình của chuyển động. TÓM TẮT LÝ THUYẾT. Trong đó : S là tổng quãng đường vật chuyển động t là tổng thời gian vật chuyển động Ví dụ: Một ô tô đi một quãng đường là 50km. 24km đầu tiên đi với vận tốc 30k/h, 26km tiếp theo đi với vận tốc là 40km/h. vậy vận tốc trung bình mà ô tô đi trên cả quãng đường là bao nhiêu? Ta tính thời gian ô tô đi trong 20km đầu tiên t1 = = 0,8h = 48 phút Thời gian ô tô đi trong 26km tiếp theo là: t2 = = 0,65h = 39 phút Tổng thời gian đi là t = t1 + t2 = 48 + 39 = 87 phút Vận tốc trung bình của ô tô sẽ là: vTB = (km/phút ) = ≈ 34,5 ( km/h ). 3. Yêu cầu kiến thức. - Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều. - Vận tốc trung bình của chuyển động là gì, được tính thế nào. BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM. Bài 3.1 1) Một vật chuyển động quay vòng tròn vận tốc không đổi quanh một tâm được gọi là: A. Chuyển động tròn đều B. Chuyển động thẳng đều C. Chuyển động tròn không đều D. Chuyển động thẳng không đều 2) Một bánh xe chuyển động trên một đường thẳng trong những khoảng thời gian bằng nhau nhưng khoảng cách đi được là khác nhau, chuyển động của cả chiếc xe là A. Chuyển động thẳng đều B. Chuyển động tròn đều C. Chuyển động thẳng không đều D. Chuyển động tròn không đều 3) Một vận tốc tương đương với đi cả quãng đường trong cùng một thời gian được gọi là A. Vận tốc nhanh dần đều B. Vận tốc trung bình C. Vận tốc không đều D. Vận tốc chậm dần đều 4) Một hòn đá được ném thẳng đứng từ đất lên, cứ sau một khoảng thời gian bằng nhau vận tốc của nó lại giảm một lượng bằng nhau, vậy vận tốc của hòn đá được gọi là: A. Vận tốc không đều B. Vận tốc nhanh dần đều C. Vận tốc trung bình D. Vận tốc chậm dần đều Bài 3.2 1) Một người đi bộ với vận tốc trung bình từ điểm A đến điểm B là 4,5km/h. Một người đi ngược lại từ B đến A với vận tốc trung bình là 3,5km. Quãng đường AB dài 2km, vậy sau hai người sẽ gặp nhau sau một khoảng thời gian: A. 10 phút B. 20 phút C. 25 phút D. 15 phút. 2) Một người đạp xe đi đi từ A đến B dài 5,1km với vận tốc trung bình là v1=6km/h, tiếp theo người đó đi từ B đến điểm C dài 7km với vận tốc trung bình v2 = 8km/h. Vậy vận tốc trung bình người đó đi từ A đến C là: A. 6, 5 km/h B. 7 km/h C. 7,5 km/h D. 6,8 km/h 3) Một người đi xe máy đầu tiên với vận tốc 30km/h trong 20 phút, sau đó đi với vận tốc trung bình 35km/ trong 45 phút. Quãng đường người đó đã đi được là: A. 36,25km B. 30 km C. 32,5km D. 35km 4) Quả lắc đồng hồ treo tường ở trong nhà chuyển động với vận tốc A. Chậm dần đều B. Nhanh dần đều C. Không đều D. Tròn đều. Bài 3.3 1) Một chiếc canô đi với vận tốc v = 30km/h trên một dòng sông có vận tốc của nước chảy là vn = 1,5km/h.Canô đi ngược dòng từ A đến B có chiều dài 3km. Vậy khi đến B thì canô đã đi một khoảng thời gian là: A. 6phút 20giây B. 6 phút C. 6phút 30 giây D. 6 phút 10 giây 2) Quãng đường AB dài 12km, một người đi từ A đến B và một người đi ngược lại bắt đầu từ B. Người thứ nhất đi với vận tốc 30km/h, người thứ 2 cần đi với vận tốc bao nhiêu để sau 10 phút hai người sẽ gặp nhau. A. 40km/h B. 45km/h C. 42km/h D. 44km/h 3) Một người đạp xe quãng đường MN dài 7km, người đó đạp xe với vận tốc 8,4km/h. Gió thổi người đi với vận tốc 0,6km/h. Người đi cùng chiều với gió. Thời gian để người đi hết quãng đường là: A. 45 phút B. 40 phút C. 48 phút D. 42 phút 4) Một người đạp xe liên tục đoạn đường AB dài 2km với vận tốc 10 km/h. Sau đó tiếp tục trên đoạn đường BC dài 3,6 km với vận tốc 12 km/h. Cuối cùng người đó đi nốt đoạn đường CD dài 2,7 km với vận tốc 9 km/h. Vận tốc trung bình người đó đi trên cả quãng đường là: A. 10,5 km/h B. 10,735 km/h C. 10,375 km/h D. 10, 10,55 km/h Bài 3.4 1) Một người đi trên đoạn đường S1 mất thời gian là t1, và một người đi trên đoạn đường S2 mất thời gian là t2. Vậy vận tốc trung bình của hai người này được tính bằng công thức: A. B. C. D. 2) Một người đi bộ trên đoạn đường 2km với vận tốc 2,5m/s, sau đó người đó lại đi tiếp 1,5km với vận tốc 2m/s. Vậy vận tốc trung bình người đó đi trên cả quãng đường là: A. 2,06m/s B. 2,26m/s C. 2,16m/s D. 2,46m/s 3) Một vận động viên đi xe đạp, nửa quãng đường đầu tiên đạp với vận tốc v1= 28km/h, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc bao nhiêu biết rằng vận tốc trung bình của người đó đi được là vTB = 26km/h A. 23km/h B. 24 km/h C. 25km/h D. 25km/h 4) Một người đi xe máy trên một đoạn đường, ban đầu đi với vận tốc trung bình v1 = 36km/h được 9km, sau đó đi với vận tốc trung bình v2 = 30km/h được 12km. Vậy thời gian người đó đi cả quãng đường là: A. 48 phút B. 50 phút C. 45 phút D. 52 phút HƯỚNG DẪN VÀ TRẢ LỜI BÀI TẬP TRẴC NGHIỆM Bài 3.1 1) Một vật chuyển động quay tròn với vận tốc không đổi quanh một tâm gọi là chuyển động tròn đều. Chọn A. 2) Khi chuyển động với khoảng thời gian bằng nhau nhưng khoảng cách đi được là khác nhau trên một đường thẳng, chuyển động của cả xe là chuyển động thẳng không đều. Chọn C. 3) Một vận tốc tương đương để di hết quãng đường trong cùng một khoảng thời gian gọi là vận tốc trung bình. Chọn B. 4) Hòn đá được ném thẳng đứng lên, cứ sau một khoảng thời gian bằng nhau vận tốc của nó lại giảm đi một lượng bằng nhau thì đó là vận tốc của chuyển động

File đính kèm:

  • docBai thi trac nghiem Vat Ly 8.doc
Giáo án liên quan