Ôn tập môn Ngữ văn 12 (nâng cao)

Quê: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Thuở thiếu thời có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung, đến khi tham gia hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc.

- Cha: cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ: Hoàng Thị Loan.

- Lúc nhỏ: người học chữ Hán ở nhà, sau đó học tỊ TRƯỜNG QuỐC học Huế và có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh.

- Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.

- Từ 1919 đến 1945, Người hoạt động ở nhiều nước: Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan .

- Ngày 2-9-1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinnh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Từ tháng 1/ 1946 đến khi qua đời, Người giữ cương vị là Chủ tịch nước

- năm 1990, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hung giải phóng dân tộcViệt Nam, nhà văn hoá lớn”

Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, người còn để lại một di sản văn học vô cùng quí báu.

 

doc55 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập môn Ngữ văn 12 (nâng cao), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn 12 nâng cao (Những bước lên lớp của một giáo án chưa thiết kế) Bài 1: TÁC GIẢ NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH Hoạt động của T-H Nội dung kiến thức cơ bản Những nét chính về tiểu sử NAQ- HCM? Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc- Hồ CHí Minh? Phong cahs nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh? I-Vài nét về tiểu sử: - ( sinh 19/5/ 1890- mất 2/9/ 1969) - Quê: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - Thuở thiếu thời có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung, đến khi tham gia hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. - Cha: cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ: Hoàng Thị Loan. - Lúc nhỏ: người học chữ Hán ở nhà, sau đó học tỊ TRƯỜNG QuỐC học Huế và có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh. - Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. - Từ 1919 đến 1945, Người hoạt động ở nhiều nước: Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan…. - Ngày 2-9-1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinnh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Từ tháng 1/ 1946 đến khi qua đời, Người giữ cương vị là Chủ tịch nước - năm 1990, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hung giải phóng dân tộcViệt Nam, nhà văn hoá lớn” Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, người còn để lại một di sản văn học vô cùng quí báu. II- Sự nghiệp văn học 1- Quan điểm sang tác: - Người coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng góp phần đấu tranh và phát triển xã hội. - Người luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc. Người căn dặn nhà văn “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hung hồn” hiện thực phong phú của đời sống cách mạng” và nên “chú ý phát huy cốt cách của dân tộc” và “giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt” - Người luôn chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn nghệ, Vì vậy, khi cầm bút, Người luôn đặt câu hỏi “Viết cho ai?” (đối tượng), viết để làm gì? (Mục đích), viết cái gì (nội dung), viết thế nào? (hình thức). Chính vì vậy những tác phẩm của Người thường có nội dung sâu sắc và nghệ thuật đa dạng. 2- Di sản văn học a- Văn chính luận: - Người viết với mục đích đấu tranh chính trị tấn công vào tr\cj diện kẻ thù, thức tỉnh giác ngộ quần chúng thể hiện những nhiệm vụ cách mnagj qua những chặng đường lịch sử. - Những năm đầu của thế kỉ XX, với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Nười đã có nh\ngx áng văn chính luận sắc sảo in trên: Báo người cùng khổ, Đời sống thợ thuyền… - Tác phẩm tiêu biểu: + Bản án chế độ thực dân Pháp: Nói lên nỗi khổ của Người bản xứ, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, thức tỉnh người dân nô lệ chống áp bức bóc lột. + Tuyên ngôn độc lập: Phản ánh khát vọng độc lập và cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam đến ngày chiến thắng. + Ngoài ra, Người còn để lại tác phẩm như: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Di chúc (1969). b- Truyện và kí: - Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc cô đọng, sang tạo, độc đáo và mang đậm chất hiện đại. Têu biểu các tác phẩm như: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923)… - Ngoài ra, Người còn viết một số tác phẩm như: Nhật kí chìm tàu (1931), Giấc ngủ mười năm (1944), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963). c- Thơ ca: - Là lĩnh vực tiêu biểu nhất trong di sản văn học của Người với các tác phẩm tiêu biểu như: Nhật kí trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài), Thơ chữ Hán (36 bài). * Nhật kí trong tù: Được sáng tác trong khi Người bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch (từ 29/8/1942 đến 10/9/1943). *) Giá trị nội dung: - NKTT trước hết là tập thơ có giá trị hiện thực sâu sắc. Nhiều bài thơ đã ghi lại một cách chân thực bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch cũng như xã hội TQ năm 1942- 1943 (Lai Tân, Đánh bạc, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương…). - NKTT còn là bức chân dung tinh thần tự hoạ của người tù- thi sĩ- chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh: + Một tâm hồn yêu thương tha thiết, trân trọng những kiếp người bị đày đoạ đau khổ (Một người tù cờ bạc vừa chế, người bạn tù thổi sáo, Phu Làm đường…). + Một tinh thần lạc quan kiên cường bất khuất (Bốn tháng rồi, Giải đi sớm…). + Một phong thái ung dung thoải mái, một tâm hồn mềm mại, tinh tế nhạy cảm mọi biến thái của thiên nhiên và long người (Chiều tối, Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh, ngắm trăng, Mới ra tù tập leo núi…). + Một tâm hồn luôn khát khao tự do, một tấm long yêu nước mãnh liệt luôn hướng về quê hương đất nước với nỗi nhớ da diết và lo lắng bồn chồn (Không ngủ được, Nhớ bạn, Tức cảnh, Đêm thu…). + Một tầm nhìn xa trông rộng luôn hướng về tương lai tươi sang (Trời hửng, Nghe tiếng giã gạo…). *) Giá trị nghệ thuật: NKTT là tập thơ giàu giá trị nghệ thuật, phong cách đa dạng, độc đáo với nhiều giọng điệu, nhiều bút pháp khác nhau. Nét nổi bật của NKTT là sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và tinh thần hiện đại, là sự hoà quyện giữa tâm hồn thi sĩ và tư thế người chiến sĩ. 3- Phong cách nghệ thuật: - Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo và đa dạng mà thống nhất có sự kết hợp hài hoà gi\ã truyền thống và hiện đại, giữa chính trị và văn chương, gi\ã tư tưởng và nghệ thuật. + Văn chính luân: Ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng giàu sức thuyết phục, giàu tính chiến đấu, đa dạng về bút pháp. + Truyện và kí: Mang đậm chất trí tuệ, sáng tạo và hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, vừa thâm thuý. + Thơ ca: Thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh vừa cổ điển, vừa hiện đại, có sự hài hoà độc đáo giữa chất trữ tình và chất “thép”, gi\ã sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc. + thơ ca: Thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hoà hợp giữa chất trữ tình và chất “thép”, giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc. - Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số tác phẩm Người viết trong thời kì hoạt động cách mnagj bí mật ở chiến khu Việt Bắc (1941- 1945) và trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946- 1954). Những tác phẩm này càng cho thấy một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của con người và tạo vật, kết hợp được chất trữ tình cách mạng với cảm hứng anh hung của thời đại (Tin thắng trận, Tặng Bùi Công, Cảnh khuya, Lên núi…). - Điểm nổi bật trong thơ Bác là hình ảnh nhân vật trữ tình “mang nặng nỗi nước nhà”, nhưng phong thái vẫn ung dung tự tại, tâm hồn luôn hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng luôn làm chủ hoàn cảnh với niềm tin vào tương lai tất thắng của cách mạng dù trên bước đường còn nhiều gian nan thử thách. KẾT LUẬN Thơ văn Hồ Chí Minh là một di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng của Người. Văn thơ Hồ Chí Minh có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, hơn thế nó còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần dân tộc. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng) Hoạt động của T-H Nội dung kiến thức cơ bản Những nét cơ bản về tác giả? Hoàn cảnh ra đời bài viết? Hãy xác định bố cục của văn bản và nêu ý chính của từng phần? “trong lúc này là lúc nào? Mở đầu bài viết, tác giả nêu ngay vấn đề mà mình đang bức xúc? Đó là vấn đề gì? Cách nêu vấn đề độc đáo ở chỗ nào? đáng lẽ phải: có nghĩa là gì? Tác giả giải thích lí do của hiện tượng đó như thế nào? Cách diễn đạt theo lối so sánh bằng hình ảnh đó có tác dụng như thế nào? Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có nhìn nhận như thế nào về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Ông đã diễn đạt những nhận định đó bằng lời lẽ ra sao? Nói đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kể đến những sáng tá thuộc thể loại nào và làm rõ những giá trị của những sáng tác ấy? Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phân tích những mặt nào của truyện Lục Vân Tiên? Khi phân tích những mặt đó, tác giả đã có những kiến giải mỡi mẻ như thế nào? I- Đọc- hiểu khái quát: 1- Tác giả Phạm Văn Đồng: - (1906- 2000), nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX, quê Đức Tân- Mộ Đức- Quảng Ngãi. - Là một nhà hoạt động cách mạng, nhà văn hoá lớn. Tiếng nói của ông trên nhiều lĩnh vực có giá trị định hướng, mang ý nghĩa phương pháp luận rất đúng đắn. 2- Bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”: - Là một bài nghị luận văn học khá mẫu mực đặt ra và giải quyết vấn đề nhìn nhận và đánh giá một tác gia văn học * Hoàn cảnh ra đời - Nhân dịp kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1963), cố thủ tướng đã viết bài để nêu ra vấn đề: Cần nhìn nhận và đánh giá đúng Nguyễn Đình Chiểu để đặt ông vào vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam. Bài viết được đăng trên tạp chí văn học tháng 7- 1963 - Mở đầu bài viết tác giả cho rằng ngôi sao sáng của Nguyễn Đình Chiểu “đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này”. => “trong lúc này”: - Năm 1963, miền nam dưới chính thể gia đình Ngô Đình Diệm, những người kháng chiến cũ bị đàn áp dã man. Nhân dân miền nam không thể ngồi yên chờ chết, đã nhất tề nổi dậy dành quyền làm chủ. Sự việc mở đầu bằng phong trào đồng khởi. Phong trào lan nhanh lan nhanh khắp các tỉnh miền Nam giành được nhiều thắng lợi và cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến của nhân dân. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước diễn ra sôi nổi ở cả hai miền Nam, bắc. - Để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân, dân miền Nam trong thời kì nước sôi lửa bỏng, nhân dân miền Bắc tổ chức kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn nhất được nhân dân Nam bộ ngưỡng mộ. Với nhãn quan chính trị sáng suốt, cùng với sự hiểu biết đầy đủ về con người và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đặt ra vấn đề, xem xét lại những nhận định, đánh giá chưa thoả đáng về Nguyễn Đình Chiểu lâu nay. + Ông phê phán những nhận định sai lệch về truyện “Lục Vân Tiên”. + Ông phân tích rõ về giá trị của thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt ông đề cao tâm hồn trong sáng và cao quí của nhà thơ yêu nước này. 3- Bố cục: - Đây là một bài nghị luận văn học. Bố cục gồm 3 phầm MB-TB-KB. * MB: từ đầu = > “cách đây một trăm năm”: nêu vấn đề: Ngôi sao nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ ra phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc. * TB: => “Núi sông còn gánh hai vai nặng nề”: làm sáng tỏ vấn đề được nêu ở đề bài bằng 3 bộ phận: - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ (nhận định tổng quát về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu). - Giá trị to lớn của thơ văn yêu nước của Nguyeenc Đình Chiểu. - Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “Lục Vân Tiên”. * KB: Còn lại Khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sĩ yêu nước, đời sống của ông là một tấm gương sáng. II- Đọc- hiểu chi tiết: 1- Phần nêu ra vấn đề: * Cách nhìn nhận về nguyễn Đình Chiểu đáng có vấn đề: - Tác giả nêu vấn đề một cách trực tiếp và thẳng thắn: còn có những ý kiến nhìn nhận, đánh giá về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chưa đúng với những gì ông đã có. => Ý đó được diễn đạt một cách hình ảnh về ngôi sáng nguyễn Đình Chiểu “đáng lẽ phải sảng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này”. “Đáng lẽ phải”: có nghĩa là thực tế chúng ta đang nhìn nhận chưa đúng về nguyễn Đình Chiểu. - Tác giả đã giải thích lí do của hiện tượng đó: + Lí do thứ nhất: chưa có một phương pháp luận đúng đắn trong nhìn nhận về một tác gia văn học “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìn và càng thấy sáng, Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.” = > Cách diễn đạt theo lối so sánh bằng hình ảnh đó khiến cho ý trừu tượng trở nên dễ hiểu, nhẹ nhàng hơn (vì tác giả đang phê phán). + Chưa có sự hiểu biết đầy đủ về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu “Có người chỉ biết nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu văn Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít hiểu thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.”. => Cố Thủ tướng đã phê phán một cách nhẹ nhàng và thấm thía sai lầm của giới nghiên cứu văn học và dư luận xã hội vào những năm 60 ở thế kỉ trước. 2- Phần thân bài: a- Nhìn nhận tổng quát về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: - Cố Thủ tướng PVĐ đã nhận định về con người và cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu bằng những lời khẳng định mạnh mẽ “Một nhà thơ yêu nước’, “một tấm gương anh dung”; ‘một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn”. - Cố Thủ tướng đã nhận định thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu như sau: + “Tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống lại bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên xâm lược nước ta”; + “Những tác phẩm đó, ngoài giá trị văn nghệ, còn quí giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quí lạ thường của tác giả và ghi lại lịch sử một thời khổ nhục nhưng vĩ đại”. - Có thể nói, Cố Thủ tướng đã đánh giá rất cao con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Điều cần chú ý ở đây là Cố Thủ tướng đã có một cái nhìn, vừa có chiều sâu triết lí, vừa rất đôn hậu. Đó là hoàn cảnh đất nước Nguyễn Đình Chiểu sống và hoàn cảnh riêng của bản thân nhà thơ. b- Phân tích giá trị thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu: Nói đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kể đến những sáng tá thuộc thể loại: Văn tế và Thơ Đường luật. Phần này được tác giả trình bày 3 ý: - Đầu tiên là nhận định tổng quát về giá trị nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Tác giả cho rằng thơ văn yêu nước của cụ Đồ Chiểu đã làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ suốt 20 năm trời, từ sau năm 1680. - Tiếp đến là tác giả nêu giá trị những bài văn tế: đó là những bài ca ca ngợi những anh hung tận trung với nước và là những lời than khóc sót thương những liệt sĩ đã hi sinh vì dân vì nước. + Những bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu có giá trị nội dung to lớn vì “đã diễn tả sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hung cứu nước”. + Cách nhìn mới mẻ của Phạm Văn Đồng về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: ông đem so sánh với tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để đề cao giá trị và cho rằng “Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang” - Sau đó, tác giả nói tới những bài thơ Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu. Phạm văn Đồng coi đó là “Những đoá hoa, những hòn ngọc rất đẹp”=> Bài Xúc cảnh là một ví dụ điển hình. Những đoá hoa, những hòn ngọc rất đẹp đó cùng với những bông hoa của một thời buổi oanh liệt và đau thương của các nhà thơ, nhà văn khác (Phan Văn trị, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa… T51) đã tạo nên dòng văn thơ yêu nước chống Pháp trong nền văn học Việt Nam. c- Kiến giải mới mẻ về tác phẩm Lục Vân Tiên: - Tác phẩm Lục Vân Tiên là một tác phẩm văn học nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu. Nói đến Nguyễn Đình Chiểu ta nhớ ngay đến truyện Lục Vân Tiên. Ở đầu bài viết, tác giả đã nêu ra hiện tượng có nhiều người đã “hiểu LVT khá thiên lệc về nội dung và về văn”. => Phần này, tác giả đã phản bác lại cách hiêu thiên lệch đó bằng cách phân tích 3 mặt của tác phẩm: giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và sức hấp dẫn của tác phẩm. *) Về giá trị nôi dung của LVT: + Tác giả đã khẳng định đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quí ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa. Tác giả đã kiến giải điều đó bằng quan niệm lịch sử rất sâu sắc và chặt chẽ “Tất nhiên những giá trị luôn lí mà NĐC ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm chúng ta thì có phần lỗi thời” => Như vậy, tác giả đã thừa nhận sự “lỗi thời” của những giá trị luôn lí trong các tác phẩm và cho rằng đó là đương nhiên do hạn chế cảu lịch sử. Nhưng đặt nó vào hoàn cảnh lịch sử mà Nguyễn Đình Chiểu sống thì những bài học luôn lí được đề cao trong tác phẩm LVT là điều cần thiết và xứng đáng được trân trọng. + Cố Thủ Tướng cho rằng những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật tích cực trong truyện LVT là những phẩm chất cần có của con người ở bất cứ thời đại nào: “Nguyễn Đình Chiểu cũng như nhiều bậc hiền triết ngày xưa ở phương Tây hoặc phương Đông vẫn để lại cho đời sau những điều giáo huấn đáng quý trọng”. + Quan điểm đó được giải thích rõ ràng “Các nhân vật của LVT: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng… là những người đáng kính, đáng yêu, trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một long, mặc dầu khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn. Họ là những nhân vật của một thuở đã qua… nhưng họ là những con người có ruột gan, xương thịt. Họ sống trong một xã hội cũng như biết bao xã hội từ xưa tới nay, có người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian, có nhiều đau khổ, bất công, họ đã đấu tranh không khoan nhượng chống mọi gian dối, bất công và họ đã thắng. Họ là những tấm gương dũng cảm” => Cắt nghĩa và lí giải các nhân vật trong truyeenn như vậy đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ và sâu sắc của tác giả PVĐ, một cái nhìn có chiều sâu triết học và tấm lòng nhân hậu. *) Về văn chương của “Lục Vân Tiên” cũng được Phạm Văn Đòng cắt nghĩa lí giải mới mẻ và rất sâu sắc, thấu tình đạt lí. Ông cho rằng LVT có đôi chỗ sai xót về văn chương là có thể thông cảm được, bởi 3 lẽ: + Thứ nhất; đây là chuyện ‘kể”, chuyện “nói”, tác giả cố ý viết lối văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian. + Lẽ thứ hai: Phải nhớ rằng Nguyễn Đình Chiểu vì mù nên chỉ đọc cho người khác viết, và như vậy thật khó sửa chữa và duyệt lại nguyên bản. + Lẽ thứ ba: “Đến nay chẳng ai biết nguyên bản ấy là bản nào! Và hiện nay mấy bản sao mà người ta căn cứ đều có chỗ khác nhau”. Nói cách khác, truyện LVT là tác phẩm ở tình trạng “tam sao thất bản’- theo cách nói dân gian và theo cách nói của các nhà nghiên cứu văn học là có vấn đề về văn bản học. Sau khi lí giải như trên, tác giả khẳng định “dẫu sao đôi chỗ sai xót về văn chương không thể làm giảm đi giá trị nghệ thuật của bản trường ca thật hấp dẫn từ đầu đến cuối. * Về sức hấp dẫn của truyện LVT, cố Thủ tướng không cần dài dòng vì đó là sự thật hiển nhiên không ai không thừa nhận. Tác giả chỉ nói ngắn gọn“trong dân gian miền nam người ta thích truyện LVT, người ta say sưa kể LVT không chỉ về nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của LVT”. Có thể nói cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có cái nhìn mới mẻ về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và ông đã trình bày bằng một lối cắt nghĩa lí giải sâu sắc, thấu tình đạt lí, bởi thế bài viết có tính chất thuyết phục rất lớn, giúp các thế hệ sau có được hiểu biết đầy đủ về Nguyễn Đình chiểu để yêu mến và kính trọng ông hơn. 4- Củng cố: - Các luận điểm của bài viết. 5- Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đô- xtôi- ép-xki (X. Xvai-gơ) Mấy Ý NGHĨ VỀ THƠ Nguyễn Đình Thi Hoạt động của T-H Nội dung kiến thức cơ bản Những nét tiêu biểu về tác giả? Hoàn cảnh ra đời bài tiểu luận? Những vấn đề mà NĐT đưa ra trong bài tiểu luân? (T: Mở rộng) Thời bấy giờ (1948- 1949) đã có những quan niệm thế nào về thơ? Nguyễn Đình Thi đã phản bác lại ra sao? Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã có quan niệm về đặc trưng của thơ như thế nào? Theo Nguyễn Đình Thi, nhà thơ đã giãi bày những cảm xúc, tình cảm và tư tưởng của mình bằng những yếu tố nào của hình thức nghệ thuật thơ? Nguyễn Đình thi quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần? Tại sao như vây? Phần GV mở rộng. Ngày nay, quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi có còn giá trị không? Vì sao/ I- Đọc- hiểu khái quát: 1- Tác giả: - Nguyễn Đình Thi là một thanh niên trí thức yêu nước tham gia cách mạng từ trước 1945 và từng tham gia khởi nghĩa cách mạng tháng tám 1945, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ. Ông từng tham gia những cương vị trọng yếu trong Hội nhà văn, Hội lien hiệp văn học- nghệ thuật Việt Nam. - Ông là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: âm nhạc, sân khấu, văn học. Riêng về văn học, Nguyễn Đình Thi vừa làm thơ, vừa viết tiểu thuyết, vừa viết kịch, vừa viết phê bình, nghiên cứu. Lĩnh vực nào ông cũng có tác phẩm nổi tiếng. 2- Bài tiểu luận “Mấy ý nghĩ về thơ”: - Viết 1949. (Tiểu luận: là một bài không dài lắm bàn về một vấn đề gì đó có tính chất thời sự). Đây là một bài tham luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trình bày trước hội nghị tranh luận về văn nghệ được tổ chức tháng 9-1949 về quan niệm thơ của ông (nhân lúc hội nghị tranh luận về thơ không vần của Nguyễn Đình thi trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp). Đó là thời kì mà nền văn nghệ mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang tìm đường để phục vụ kháng chiến. - Ở bài tiểu luận này, NĐTđã bày tỏ suy nghĩ và quan niệm của ông về các khía cạnh sau đây của thơ: + Định nghĩa về thơ. + Đầu mối của thơ. + Hình ảnh của thơ. + Chữ và tiếng trong thơ. + Nhịp điệu của thơ. + Đường đi của thơ. + Vấn đề thơ tự do và thơ không vần. => ta có thể xếp 7 khía cạnh trên thành 3 vấn đề sau đây của thơ: - Đặc trưng về nội dung của thơ. - Đặc trưng về hình thức của thơ. - Vấn đề về thơ tự do và thơ không vần. II- Đọc- hiểu chi tiết: 1- Phản bác lại những quan niệm phiến diện về thơ: - Vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp khi mà nền văn nghệ mới bắt đầu xây dựng, đã có những quan điểm phổ biến sau đây về thơ: + Thơ là những lời đẹp, những đề tài đẹp. + Thơ khác với thể văn khác ở chỗ là thơ in sâu vào trí nhớ. => Nguyễn Đình Thi cho rằng: Quan niệm thơ là những lời đẹp không chính xác DC: Thơ Hồ Xuân Hương toàn là những lời “nôm na mach qué” được truyền tụng mãi, Nguyễn Du đã có những câu thơ đâu phải là lời đẹp “Thoắt trông lờn lợt màu da- ăn gì to lớn đẫy đà làm sao”. - Còn có ý kiến cho rằng “Thơ khá với các thể văn khác ở chỗ in sâu vào trí nhớ”. => Nguyễn Đình Thi bác bỏ ý kiến đó bằng giọng văn có màu sắc hài hước: “Nhưng những nhận xét tài tình trên đây của nhà phê bình vẫn chưa cắt nghĩa được vì sao thơ có hiệu quả làm cho người ta nhớ. Và có những cái ta rất nhớ, ví dụ như những công thứ toán học, nhưng lại không phải thơ” => Phản bác như vậy là rất sắc sảo. 2- Quan niệm về đặc trưng của thơ: Thao Nguyễn Đình thi, nguồn gốc và nội dung đặc trưng của thơ là: - Thơ bắt nguồn từ tâm hồn con người, khi con người có một sự rung chuyển khác thường, do một sự va chạm nào đó với thế giới bên ngoài, lúc đó thơ ra đời. - Thơ chứa đựng cảm xúc và suy nghĩ của con người khi đụng chạm với cuộc sống. Nói cách khác, nội dung của thơ là cảm xúc, tình cảm và tư tưởng. Tư tưởng của thơ nằm trong cảm xúc, tình cảm, vì bất cứ cảm xúc, tình cảm nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. - Tác giả đã diễn đạt rất tài tinhg những ý nghĩ của mình bằng lối văn nghị luận giàu tính biểu cảm “toé lleen những nơi giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, trước hết là cảm xúc. Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn” (T56). 2- Quan niệm về đặc trưng hình thức của thơ: - Trước hết “thơ không phải là phiên dịch ý tình bằng hình ảnh”. Hình ảnh trong thơ không phải là những hình ảnh cầu kì mà phải là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn ta trước một cảnh huống hay trạng thái nào đó. - Thực tế sáng tác thơ của Nguyễn Đình Thi ở thời kì kháng chiến chống pháp cũng như sau đó đã chứng tỏ qun niệm của ông về thơ là đúng đắn. Thơ ông có những hình ảnh mới lạ đều lấy trong đời thực: Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gia đâm nát trời chiều. […] Nước Việt Nam ta từ trong máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà. (Đất nước- Nguyễn Đình Thi) - Chữ và tiếng trong thơ là một yếu tố nữa của hình thức nghệ thuật. Nguyễn Đình Thi đã chỉ ra những đặc trưng của chữ và tiếng trong thơ “ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng sáng động đậy” => Và nó tạo nên sức mạnh cho thơ. - Nhịp điệu của thơ: Nhịp điệu của thơ là yếu tố hình thức không thể thiếu ở thơ. Nguyễn Đình Thi quan niệm “Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm, mà còn là thứ “nhịp điệu bên trong nhịp điệu của hình ảnh, tình tứ, nói chung là tâm hồn”. 3- Vấn đề thơ tự do, thơ không vần: Dạo ấy, 1949 khi thảo luận về thơ của Nguyễn Đình Thi đã có những ý kiến khác nhau: Việt Nam, hãy để cho tìm tòi, thử thách của thực tại trả lời. Ông phủ nhận “Không có v

File đính kèm:

  • docvan 12 NC1.doc