Ôn tập Ngữ văn 12 - Các tác giả Việt Nam

Nam Cao (1917-1951), ông tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình trung nông ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Quê ông là một vùng đồng chiêm trũng, xưa kia nghèo đói, nạn cường hào ác bá lộng hành.

Trước Cách mạng tháng 8, ông sống bằng nghề viết văn và làm gia sư, một cuộc sống vất vưởng, lam lũ

Năm 1943, ông tham gia hội Văn hoá cứu quốc. Sau CMT8 Nam Cao lên Việt Bắc, ông tham gia kháng chiến và làm công tác tuyên truyền văn nghệ

Năm 1951, trên đường vào công tác tại Liên khu III ông bị giặc phục kích và sát hại

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Ngữ văn 12 - Các tác giả Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NAM CAO I-CUỘC ĐỜI Tiểu sử Nam Cao (1917-1951), ông tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình trung nông ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Quê ông là một vùng đồng chiêm trũng, xưa kia nghèo đói, nạn cường hào ác bá lộng hành. Trước Cách mạng tháng 8, ông sống bằng nghề viết văn và làm gia sư, một cuộc sống vất vưởng, lam lũ Năm 1943, ông tham gia hội Văn hoá cứu quốc. Sau CMT8 Nam Cao lên Việt Bắc, ông tham gia kháng chiến và làm công tác tuyên truyền văn nghệ Năm 1951, trên đường vào công tác tại Liên khu III ông bị giặc phục kích và sát hại Đặc điểm con người Nam Cao là con người khiêm nhường, lạnh lùng, ít nói nhưng có một đời sống nội tâm phong phú Nam Cao thường hay day dứt, hối hận về những sai lầm và nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, vị kỉ, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp Nam Cao gắn bó sâu nặng với quê hương và cuộc sống của người dân nghèo Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế thích đề lên những khái quát triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết II-SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC Nam Cao là nhà văn, sáng tác ở cả hai giai đoạn Trước CMT8 Nhà văn hiện thực xuất sắc, sáng tác của ông tập trung vào 2 đề tài + Người nông dân nghèo Phản ánh và thể hiện số phận của những người nông dân nghèo khổ bị đẩy vào con đường tha hoá Lên ác tội ác của thực dân PK, sự tàn bạo của xã hội thối nát đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện Nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân dù họ bị đẩy đến bước đường cùng Tác phẩm tiêu biểu : Lão Hạc, Chí Phèo, Một đám cưới… + Người trí thức nghèo Nam Cao đã làm nổi bật bi kịch tinh thần của người trí thức có ý thức sâu sắc về đời sống, có ước mơ, có khát vọng cao đẹp về nghệ thuật nhưng lại bị gánh nặng “áo cơm ghì sát đất” đẩy vào cảnh chết mòn về tâm hồn và sống cảnh đời thừa Tác phẩm tiêu biểu : Sống mòn, Đời thừa, Trăng sáng… Sau CMT8 Nam Cao tham gia kháng chiến, trở thành nhà văn cách mạng, ông sáng tác phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến Nam Cao có một quan niệm rất đúng đắn “Sống rồi hãy viết” Ông để lại 1 số tác phẩm : Đôi mắt (1948), Nhật kí ở rừng (1948), chuyện biên giới (1950) III-QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT Theo Nam Cao văn học phải thể hiện sâu sắc hiện thực cuộc sống, nhà văn không được trốn tránh cuộc đời. “Phải đứng trong lao khổ mở hồn ra để đón những vang động của đời” Bản chất của văn chương là sự sáng tạo” Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp nhưng người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và biết sáng tạo những gì chưa có”( Đời thừa ) Tác phẩm văn chương đích thực phải cógiá trị nhân đạo sâu sắc “phải ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, làm cho người gần người hơn” Nhà văn phải có lương tâm và trách nhiệm, phải nghiêm túc và có ý thức cao của người cầm viết “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” Văn học hiện thực không chỉ mô tả cuộc sống mà còn giải thích, phân tích cuộc sống theo quy luật : hoàn cảnh xã hội quyết định tâm lí và tính cách của con người Vấn đề “đôi mắt” cũng là quan niệm sáng tác của Nam Cao. Nhà văn phải có “đôi mắt” tình thương mới thấy được bản chất tốt đẹp của cong người IV- PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Truyện của Nam Cao vừa sâu sắc về trí tuệ, vừa giàu chất trữ tình. Nam Cao sắc sảo trong việc khám phá và diễn tả quá trình tâm lí phức tạp của nhân vật Nam Cao có cách trần thuật linh hoạt, biến hoá, cốt truyện rất chặt chẽ Ngôn ngữ chân thực, góc cạnh nhưng tinh tế Luôn thay đổi giọng điệu Tính triết lí sâu sắc NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH I-CUỘC ĐỜI Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969), sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, quê tại làng Sen, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời niên thiếu tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác. Người là vĩ lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, là nhà văn hoá lớn Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước Năm 1919, Người đưa đến Hội nghị Vécxây (Pháp) bản “Yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng, tự do” Năm 1920, Người dự Đại hội Tua Năm 1925, Người thành lập : Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông Năm 1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Năm 1941, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng để đưa Cách mạng Việt Nam tới thắng lợi Ngày 2 – 9 – 1945 , Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó, Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ giành độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2 – 9 – 1969 Năm 1990, UNESCO suy tôn Hồ Chí Minh là “ Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn ” II- QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Vì thế mà nhà văn là người chiến sĩ và văn chương là vũ khí chiến đấu Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý tới đối thượng thưởng thức, vì thế khi sáng tác bao giờ Người cũng đặt câu hỏi : Viết cho ai?, viết để làm gì?, viết cái gì và viết như thế nào?. Văn chương trong thời đại CM phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ Người quan niệm văn chương phải có tính chân thật. Phải giữ gìn bản sắc dân tộc và sự trong sáng của Tiếng Việt III- SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC Văn chính luận : đấu tranh trực diện với kẻ thù, tuyên truyền và kêu gọi đấu tranh CM, khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc + Đặc điểm : lập luận chặt chẽ, lôgic, lí lẽ sắc bén, thuyết phục và dẫn chứng chính xác, tiêu biểu + Tác phẩm tiêu biểu : Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Truyện và kí : + Đặc điểm : ngắn gọn, cô động, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, ý tưởng thâm thuý, có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại + Tác phẩm tiêu biểu : Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc Thơ ca : sáng tác trong nhiều hoàn cảnh + Đặc điểm : ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, cổ điển - hiện đại, thể hiện tình và thép + Tác phẩm tiêu biểu : Nhật kí trong tù (134 bài), thơ chữ Hán ( 36 bài ), thơ ca kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ IV- PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Văn Chương của Hồ Chí Minh có sự kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn học, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tư tưởng và nghệ thuật Ngắn gọn, trong sáng, giản dị Sáng tạo, linh hoạt trong sử dụng hình thức thể loại, ngôn ngữ NHẬT KÍ TRONG TÙ Hoàn cảnh ra đời : Ngày 8 – 2 – 1941, sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo CM giải phóng dân tộc. Ngày 13 – 8 – 1942, NAQ lúc này lấy tên là HCM lên đường đi TQ với danh nghĩa đại biểu của VN độc lập đồng minh hội và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN, để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, ngày 29 – 8 – 1942, vừa tới Túc Vinh, một thị trấn thuộc huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây thì Người bị cảnh sát TGT bắt giữ vì bị tình nghi là “ Hán gian”. Chúng giam cầm và dày đoạ Người rất dã man trong mười ba tháng, giải qua gần 30 nhà giam của 13 huyện. Trong điều kiện bị giam cầm, chờ đợi ngày được thả, HCM đã làm thơ để giải trí đồng thời bày tỏ ý chí và trang trải nỗi lòng Đến ngày 10 – 9 – 1943 Người được thả tự do và tập nhật kí kết thúc Đặc điểm : Gồm 134 bài thơ chữ Hán Về thời gian , trong 10 tháng ở tù, bốn tháng đầu tác giả viết 102 bài, chín tháng còn lại làm chỉ có 31 bài Về thể loại, 126 bài là thất ngôn tuyệt cú, còn 8 bài làm theo thể khác Về đề tài, tập thơ có 4 đề tài chính : Những hiện tượng ngang trái trong xã hội và trong tù, Những nỗi niềm và tâm trạng của nhà thơ, Những giãi bày về nhiệm vụ snag TQ, Những bài thơ thù tiếp Về nội dung: NKTT phản ánh chân thực hiện thực xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù TGT. Đây chính là xã hội TQ thời TGT thu nhỏ NKTT thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phong phú của Hồ Chí Minh (về phương diện này NKTT được coi là bức chân dung tinh thần tự hoạ của con người Hồ Chí Minh) Lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước là sự rung cảm tinh tế trước những biến thái tinh vi của thiên nhiên và con người Ý chí kiên cường, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan làm chủ hoàn cảnh và vượt lên hoàn cảnh Về nghệ thuật: Yếu tố cổ điển mà hiện đại Ngắn gọn, cô đọng mà hàm súc Thể hiện ở thể thơ, tứ thơ, hình ảnh mang tính chất ước lệ, bút pháp tả cảnh, tả tình (miêu tả cảnh vật bằng vài nét chấm phá nhưng toát lên cái hồn của tạo vật). Thơ Người luôn có sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng XUÂN DIỆU I-CUỘC ĐỜI 1- Tiểu sử Xuân Diêu (1916 – 1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Ông thân sinh của thi sĩ là một nhà nho, quê ở xã Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đồ Nghệ vào dạy học ở tỉnh Bình Định, lấy bà hai người vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước và sinh ra Xuân Diệu Xuân Diệu lớn lên ở Quy NHơn, học hết bậc thành chung thì ra Hà Nội, rồi vào Huế học tiếp. Tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức một thời gian ở Sở Đoan Mĩ Tho, Nam Bộ, nhưng chủ yếu hoạt động văn học Xuân Diệu bắt đầu có thơ đăng báo từ năm 1935, 1936. Ông nổi tiếng như một “nhà thơ mới nhất” ( Hoài Thanh) và đầy tài năng từ năm 1937, nhất là từ khi xuất bản Thơ thơ (1938) và Phấn thông vàng (1939) Xuân Diệu tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước CMT8. Từ đó cuộc đời ông gắn bó với cách mạng và nên văn học CM. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng nhưng đóng góp to lớn nhất của XD đối với đất nước vẫn là tư cách một nhà thơ, nhà văn. Ông để lại ngót 50 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. XD xứng đáng được xem là 1 nghệ sĩ lớn, 1 nhà văn hoá lớn. Năm 1983, ông được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Công hoà dân chủ Đức. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng HCM về văn học và nghệ thuật năm 1996 2- Con người ( những yếu tố tác động đến hồn thơ XD ) Gia đình và quê hương XD sinh ra trong một gia đình cha là một ông đồ Nho, đậu tú tài kép quê ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh vào Tuy Phước, Bình Đình lấy bà hai người vạn Gò Bồi và sinh ra Xuân Diệu Sinh ra ở quê mẹ - một vùng biển với những cơn gió nồm Nam. Chính thiên nhiên đã tắm mát hồn thơ XD Là con vợ lẽ, sớm phải xa mẹ, chịu nhiều hắt hủi. XD luôn khao khát tình thương và sự cảm thông XD học tập ở cha – 1 ông đồ xứ Nghệ sự cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại, kiên trì và nghiêm túc trong lao động sáng tạo nghệ thuật, học ở mẽ lòng nhân ái bao dung Bản thân và thời đại XD là một trí thức Tây học, ông tiếp thu, kế thừa yếu tố hán học từ cha và học tập phát huy các yếu tố Tây học từ văn học lãng mạn Pháp Sinh ra và lớn lên trong một thời đại với nhiều biến động + Trước CM XD mang nỗi buồn của ng dân trong cảnh ngộ đất nước mất chủ quyền, mang tâm trạng buồn của ng dân mất nước, mang thân phận của một ng mất chủ quyền + Sau CM – khí thế sôi nổi của CMT8, Kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ đã tạo cảm hứng cho XD, ông tìm thấy niềm vui trong cuộc sống kháng chiến của nhân dân Những yếu tố gia đình, quê hương, bản thân và thời đại đã tác động và tạo nên một hồn thơ XD rất độc đáo, đa dạng, phong phú về đề tài và giọng điệu II- SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông hoàng của thơ tình yêu Sự nghiệp sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn + Trước CMT8 Xuân Diệu là 1 nhà thơ lãng mạn, một cây bút tiêu biểu của phong trào thơ mới “Ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), một hồn thơ “khao khát giao cảm với đời (Nguyễn Đăng Mạnh) Thơ XD thể hiện một tình yêu mãnh liệt với cuộc đời, một XD thiết tha, nồng nàn với cuộc sống nhưng đồng thời cũng là một XD bi quan, chán nản, cô đơn Đặc sắc nghệ thuật : Thơ XD thể hiện được cái tôi cá nhân độc đáo, ông chú trọng trong việc dùng từ đặt câu bằng những từ ngữ, những hình ảnh rất độc đáo, rất “Tây” Thơ XD phong phú về đề tài, ông cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan. Ông lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn cho vẻ đẹp của thiên nhiên XD viết nhiều về đề tài tình yêu. Tình yêut rong thơ ông là một khu vườn đủ hương sắc : có tình yêu mãnh liệt nồng nàn, có tình yêu e ấp, rụt rè nhưng cũng có cả tình yêu tuyệt vọng. Ông cảm nhận tình yêu bằng cả tâm hồn và thể xác Ngôn ngữ trogn thơ XD vừa táo bạo, mới mẻ vừa đặc sắc, tinh tế Tác phẩm tiêu biểu : Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945) + Sau CMT8 XD là nhà thơ Cách mạng, ông đến với cuộc sống của nhân dân, của kháng chiến, ông tìm được niềm vui trong cuộc sống của nhân dân, của đất nước “tôi cùng xương, cùng thịt với nhân dân tôi/ cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu” Thơ XD thể hiện niềm vui của CMT8, của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và công cuộc xây dựng đất nước. Ông viết thơ để ca ngợi Bác, ca ngợi Đảng, ca ngợi cuộc sống lớn của nhân dân Đặc sắc nghệ thuật : Thơ XD phong phú về đề tài, giọng điệu, ông học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, ngôn ngữ trong thơ ông giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc, XD chú ý đến giọng điệu, đến ngôn từ, hình ảnh, đến tính nhạc trong thơ Tác phẩm tiêu biểu : Riêng chung (1960), Hồn tôi đôi cánh (1967), Ngọn quốc kì (1946) - Ngoài sáng tác thơ, XD còn là nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, ông nổi tiếng với “Phấn thông vàng” (1939), “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” NGUYỄN TUÂN I-CUỘC ĐỜI 1- Tiểu sử - Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. - Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khoá phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam (1929). Sau đó ít lâu, ông lại bị tù vì “xê dịch” qua biên giới không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn - Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm ba mươi của thế kỉ XX, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm có phong cách độc đáo : Một chuyến đi, Vang bóng một thời… - Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị - CMT8 thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nên văn học mới. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông mất năm 1987 tại Hà Nội - Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong ohú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. Ông là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật 1996 2- Con người - Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc cao. Lòng yêu nước của ông có những nét riêng : yêu Tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ, gắn bó với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. - Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển cao, ông là con người rất mực tài hoa, là nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp và am hiểu nhiều lĩnh vực nghệ thuật II- SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC Ông sáng tác ở cả hai giai đoạn + Trước CMT8 Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn, sáng tác của ông tập trung vào 3 đề tài chính : Chủ nghĩa xê dịch Đời sống truỵ lạc Vẻ đẹp vang bóng Tác phẩm tiêu biểu : Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi, Vang bóng một thời… + Sau CMT8 Nguyễn Tuân hoà mình vào cuộc sống kháng chiến của nhân dân, tham gia kháng chiến, tham gia cách mạng. Nguyễn Tuân trở thành nhà văn Cách mạng. Sáng tác của Nguyễn Tuân phản ánh cuộc sống kháng chiến, cuộc sống lao động của nhân dân, của đất nước, nhân vật chính là người chiến sĩ, chị dân công, người lao động… Tác phẩm tiêu biểu : Tuỳ bút sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi III-PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Mỗi bài viết của Nguyễn Tuân thể hiện một cá tính sáng tạo độc đáo + Trước CMT8 Cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân thể hiện ở một chữ “ngông”, ông thích nói những điều ngược đời, gai góc như muốn trêu ghẹo thiên hạ (cái ngông dựa trên ý thức tài năng) + Sau CMT8 Cá tính của Nguyễn Tuân thể hiện ở sự tiếp cận hiện thực, phát hiện những điều mới mẻ ở cách dùng từ đặt câu Mỗi bài viết chứng tỏ Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân luôn tiếp cận sự vật, sự việc, con người ở góc độ thẩm mĩ, văn hoá Ông quan sát, miêu tả sự vật, sự việc bằng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật văn hoá khác nhau Nguyễn Tuân là nhà văn thích những cảm giác, những cảnh tượng gây ấn tượng mạnh, ông là nhà văn của những tính cách phi thường, những cảm giác mạnh mẽ, những phong cảnh tuyệt mĩ Nguyễn Tuân có vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng. Ông am hiểu nhiều lĩnh vực nghệ thuật TỐ HỮU I-CUỘC ĐỜI - Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông thân sinh là một nhà nho nghèo, tuy không đỗ đạt và phải chật vật để kếim sống bắng nhiều nghề nhưng lại yêu thơ và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Từ thủơ nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế. Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm mười hai tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế - Năm 1938, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương - Năm 1939, Tố Hữu bị bắt giam tại nhà lao Thừa Thiên, rồi lần lượt bị giam ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên - Năm 1942, ông vượt ngục rồi tiếp tục hoạt động cách mạng - CMT8, Tố Hữu làm Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa ở Huế - Từ năm 1946-1986, luôn giữ những cương vị trọng yếu trong Đảng và Nhà nước - Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật - Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người thi sĩ luôn thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp Cách mạng. II-SỰ NGHIỆP VĂN HỌC - Con đường thơ của Tố Hữu khác hẳn với con đường của các nhà thơ mới, vì nó gắn liền với lí tưởng cộng sản và cuộc đấu tranh cách mạng - Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn cảu cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ + Tập thơ Từ ấy (1937-1946) là chặng đường đấu mười năm thơ TH, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ gáic ngộ qua thử thách đến trưởng thành cảu người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc xã hội VN. Gồm 3 phần : Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng + Tập thơ Việt Bắc (1947-1954) là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tập thơ hướng vào con người quần chúng kháng chiến với một nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc và đại chúng. Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi + Tập thơ Gió lộng (1955-1961) khai thác những nguồn cảm hứng lớn, những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần cảu con gnười Việt Nam đường thời : niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em + Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977) là chặng đường thơ TH trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước cho tới ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ trong cuộc chiến đấu quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc + Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, hướng tới những quy luật phổ quát và kiếm tìm những giá trị bến vững III- PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị Thơ Tố Hữu tràn đầy cảm hứng lãng mạn, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết - giọng của tình thương mến Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc

File đính kèm:

  • docTAC GIA.doc
Giáo án liên quan