Ôn tập ngữ Văn 9

A. Mục tiêu cần đạt

 - Giúp HS ôn luyện các phép tu từ trong Tiếng Việt.

 - Vận dụng các phép tu từ trong bài văn thuyết minh

B. Lên lớp

I. Lí thuyết:

 1. Phép so sánh

 2. Phép nhân hoá.

 3. Phép ẩn dụ.

 4. Phép hoán dụ.

 5. Phép chơi chữ.

 6. Phép nói giảm nói tránh.

 7. Phép nói quá.

 8. Phép tương phản.

 9. Phép điệp ngữ

 10. Câu hỏi tu từ.

 

doc119 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập ngữ Văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 ôn tập kiến thức ngữ văn A. Mục tiêu cần đạt - Giúp HS ôn luyện các phép tu từ trong Tiếng Việt. - Vận dụng các phép tu từ trong bài văn thuyết minh B. Lên lớp I. Lí thuyết: 1. Phép so sánh 2. Phép nhân hoá. 3. Phép ẩn dụ. 4. Phép hoán dụ. 5. Phép chơi chữ. 6. Phép nói giảm nói tránh. 7. Phép nói quá. 8. Phép tương phản. 9. Phép điệp ngữ 10. Câu hỏi tu từ. II. Luyện tập: Bài tập 1: Xác định và nêu tác dụng của các phép tu từ trong các trường hợp sau: a. Trăng như cái liềm vàng giữa đồng sao b. Năm qua thắng lợi vẻ vang Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to c. "Chao ôi ! Mong nhớ ! ôi mong nhớ: Một cánh chim thu lạc cuối ngàn " (Xuân - CLV) d. Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. ( Ca dao) e. Trên quê hương quan họ Một làn nắng cũng mang điệu dân ca. ( Phó Đức Phương) g. Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi! Nhện hỡi, nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi! Sao hỡi nhớ ai sao mờ? ( Ca dao) h. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( “ Bài ca vỡ đất” Hoàng Trung Thông) GV chia nhóm cho HS làm và trình bày. Bài tập 2: Viết đoạn văn trình bày tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau: Ôi, có chi anh được về với Huế Không đợi trưa nay, phượng nở với cờ Về với phá Tam Giang, như con Chích, con Chuồn dưới bể Về với rừng lá bến tuần lợp nón bài thơ (Bài ca quê hương - TốHữu) *GVHD: Đọc kĩ khổ thơ và tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Xác định phép tu từ trong khổ thơ và tìm hiểu tác dụng của nó. Viết thành đoạn văn diễn dịch. *HS viết bài và trình bày trong lớp. *GV nhận xét và đánh giá. Bài tập 3: Viết đoạn văn thuyết minh về cây phượng trên sân trường em trong đó có sử dụng một số phép tu từ trên. GVHD: *Xác định đối tượng thuyết minh: Đối tượng thuyết minh: Thuyết minh về loài cây ( cây phượng). Phạm vi: Trên sân trường em. * Tìm hình ảnh và phép tu từ phù hợp: Gọi tên cây: bác phượng( nhân hoá) Miêu tả các bộ phận của cây: + Thân phượng bạc phếch vì nắng gió -> như khoác chiếc áo nâu đã bạc màu. + Lá phượng: nhỏ xíu như chiếc móng tay em bé; cành phượng như bàn tay vẫy vẫy dưới ánh mặt trời thật duyên dáng + Hoa phượng: Đỏ như chùm hoa lửa , như những chiếc đèn lồng thắp sáng cả một góc sân trường. Yêu cầu: HS viết thành đoạn văn và trình bày. GV chữa và đánh giá. Bài tập 4: Viết đoạn văn phân tích tác dụng của các phép tu từ được dùng trong bài thơ “ Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu. Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm đạy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng, càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! ( Tố Hữu) *Yêu cầu HS đọc kĩ bài thơ; tìm các phép tu từ; phân tích tác dụng của các phép tu từ đó- viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. *Về nhà: Ôn tập văn thuyết minh. tiết 2 ôn tập văn thuyết minh Thuyết minh về đồ dùng A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS ôn luyện kĩ năng viết bài văn thuyết minh về đồ dùng B. Lên lớp: I. Lý thuyết: H: Thế nào là thuyết minh ? H: Bố cục của bài văn thuyết minh ? H: Dàn ý đại cương của bài văn thuyết minh ? II. Luyện tập: Bài tập 1: Thuyết minh về một đồ vật gắn bó với tuổi thơ em. *HD tìm hiểu đề: - Thể loại: Kiểu bài văn thuyết minh về đồ vật. - Đối tượng: đồ vật gắn bó với tuổi thơ em( chiếc bút, quyển sách, chiếc cặcp sách) - Phạm vi: Đồ dùng. *HD lập dàn ý: Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: giới thiệu chiếc bút. Khái quát cảm nghĩ của em về chiếc bút. Thân bài: * Giới thiệu về lịch sử của chiếc bút: Từ thời nguyên thuỷ: con người đã dùng cành cây vạch xuống đất, vách núi những kí hiệu để nhận đường đi và báo tin cho những người trong bộ lạc của minh những điều cần thiết hoặc họ dùng dao khắc lên thân cây, tảng đá để đánh dấu mốc thời gian.. Thời phong kiến: Con người đã biết chế tạo những chiếc bút bằng lông ngỗng viết lên vỏ cây tre hoặc giấy để ghi lại những biến cố trong lịch sử hoặc những kinh nghiệm trong đời sống nhằm lưu giữ tri thức của loài người. Khi các ngành thủ công chế tác kim laọi ra đời: con người đã chế tạo ra các loại bút có thân bút bằng gỗ, kim loại, nhựa và vì thế bút có nhiều chủng loại và công dụng khác nhau *Giới thiệu cấu tạo của bút: Bút chì hay bút máy, bút bi…đều có 3 bộ phận. Ngòi bút: có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng đều dùng để viết( ngòi bút mực, bút máy, bút bi) Thân bút: là phần người viết cầm để viết cũng được làm bằng nhựa, kim loại hay gỗ Nắp bút: là bộ phận dùng để bảo quản ngòi bút * Giới thiệu công dụng của bút: Đối với các cô bé , cậu bé học trò, học sinh sinh viên : bút là đồ dùng thân thuộc nhất giúp các bạn ghi chép lại kiến thức bài cô giảng Đối với nhà khoa học thì bút giúp họ ghi lại những khám phá, phát minh tiến bộ nhằm phục vụ lợi ích của con người Đối với người chiến sĩ: bút giứp họ ghi chép những điều mới lạ trên mỗi chặng đường hành quân và viết những lá thư chan chứa nghĩa tình cho người thân Đối với người thầy thuốc: Bút giúp họ ghi lại quá trình theo dõi người bệnh và kê đơn thuốc chữa cho người bệnh Đối với nhà thơ, nhà văn: Ghi lại những cảm xúc sâu sắc nhất đem lại những giây phút sảng khoái cho người đọc Đối với người nông dân, công nhân: ghi lại kinh nghiệm sản xuất và kết quả lao động Đối với các hoạ sĩ, nhạc sĩ: Ghi lại những sản phẩm tinh thần làm thoả mãn đời sống tinh thần cho con người => Bút là thứ đồ dùng cần thiết, gắn bó và có công dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. * Giới thiệu cách bảo quản bút: Bút chì: người dùng phảI giữu gìn để ngòi khỏi gãy và luôn gọt hơi nhọn cho dễ viết Bút lông: Viết xong phải rửa ngòi và căm vào lọ để cho khô và sạch Bút quản gỗ: luôn lau cho ngòi sạch và đậy nắp cho khỏi gai ngòi. Bút mực và bút máy: Chấm và bơm mực vừa đủ để mực khỏi ra tay, đậy nắp bút để bảo quản ngòi. c. Kết bài: Đánh giá vai trò và giá trị của bút đối với mỗi chúng ta( người dùng và người sản xuất) Khẳng định cảm xúc với đồ vật( chiếc bút). *Yêu cầu: HS viết bài và trình bày. GV chữa bài và đánh giá chung. Bài tập 2: Thuyết minh về chiếc quạt. HD : - Thể loại: Thuyết minh về đồ vật. - Đối tượng: Chiếc quạt. - Phạm vi: Đồ dùng gia đình. HD lập dàn ý: Mở bài: Giới thiệu về chiếc quạt. Khái quát về công dụng và cảm xúc về đồ vật ( chiếc quạt). Thân bài: * Giới thiệu về lịch sử của chiếc quạt: - Từ xa xưa con người đã dùng chiếc mo cau làm quạt. + Dùng nan tre để đan quạt nan. + Dùng giấy và nan tre để làm nên những chiếc quạt bằng giấy có thể gấp lại được trông rất đẹp và tiện lợi. + Dùng lông chim để làm những chiếc vừa nhẹ lại vừa mềm mại duyên dáng. Khi khoa học kĩ thuật phát triển và phát minh ra nguồn điện: + Chế tạo ra những chiếc quạt có cánh bằng nhựa, kim loại và chạy bằng động cơ + Quạt gồm có nhiều chủng loại: to, nhỏ tuỳ theo người dùng; quạt bàn, quạt cây, quạt treo tường, quạt treo trên trần nhàdựa vào các đặc điểm đó người ta đặt tên các loại quạt… * Đặc điểm cấu tạo của chiếc quạt: chiếc quạt gồm nhiều bộ phận và mõi bộ phận có nhiệm vụ riêng để phục vụ tiện lợi nhất cho con người + Quạt mo cau, lá cọ: Dù được làm bằng 1 chiếc mo cau hoặc tàu lá cọ thì cũng có phần để cầm và phần tạo gió + Quạt nan: Có cán để cầm quạt, có phần tạo gió và được đan thành nhiều loại có hình dáng khác nhau: hình bán nguyệt, hình tròn, hình trái tim + Quạt giấy: Có hình tam giác, có bộ phận để cầm quạt; có hơn chục nan và được gắn với nhau bằng loại giấy mỏng nhiều màu, khi không dùng có thể gấp lại được + Quạt điện: được chạy bằng động cơ, tạo gió mạnh hay nhẹ tuỳ theo người dùng lựa chọn ; quạt có bộ phận tạo gió là những chiếc cánh mỏng có thể làm bằng nhựa hoặc kim loại; để bảo vệ người dùng loại quạt này thường có bộ phận bảo vệ cánh quạt được làm như chiếc lồng nhỏ; những chiếc cánh đó được gắn một động cơ phía sau và được bảo vệ bằng vỏ nhựa; Phần dưới là thân quạt ( độ ngắn dài tuỳ ý người sản xuất và dùng( quạt cây, quạt bàn, quạt tường, quạt trần) * Công dụng: Đem lại những luồng gió mát cho con người vào những ngày hè oi ả bảo đảm sức khoẻ cho mọi người trong lúc lao động cũng như khi nghỉ ngơi * Cách sử dụng: - Các loại quạt mo, quạt nan, quạt giấy: phải dùng tay và sức người để quạt - Quạt cây, quạt bàn, quạt tường, quạt trần: dùng động cơ điện * Cách bảo quản: - Các loại quạt làm bằng chất liệu như lá cây, mo cau, tre khi dùng xong phải giữ khô; khi quạt phảI nhẹ nhàng không gấp hoặc vo lại - Các loại quạt chạy bằng động cơ: Khi dùng phải điều chỉnh điện hợp lí, khi không dùng phảI tắt quạt và phải lau sạch và tra dầu bảo vệ động cơ c.Kết bài: Đánh giá vai trò của chiếc quạt đối với đời sống con người. Cảm xúc của em về chiếc quạt trong gia đình *Yêu cầu: Dùng các yếu tố nghệ thuật và miêu tả để thuyết minh về chiếc quạt. VD: - Quạt tự giới thiệu về mình ( nghệ thuật nhân hoá) - Dùng yếu tố miêu tả những chiếc quạt giấy, quạt lông chim( quạt của các nghệ sĩ múa, chèo, tuồng, hoặc của vua chúa ngày xưa). *HS viết hoàn chỉnh và chữa. Tiết 3 Cảm thụ văn học. A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS củng cố kĩ năng dựng đoạn văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Tích hợp với văn thuyết minh để giới thiệu về tác giả B. Lên lớp: I. Lý thuyết: 1. Thế nào là đoạn văn? 2. Các bước tạo lập văn bản? 3. Kiểu đoạn văn và cách xây dựng đoạn? a. Đoạn văn diễn dịch? b. Đoạn văn qui nạp? c. Đoạn văn móc xích? d. Đoạn văn song hành? e. Đoạn văn tổng phân hợp. 4. Cách giới thiệu tác giả của văn bản? II. Luyện tập: BàI tập 1: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu. HD: * Đoạn văn diễn dịch: - Câu mở đầu: Giới thiệu về tác giả và kháiquát cảm xúc về bài thơ - Các câu thân đoạn(khai triển): + Nêu và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Cách dùng các tính từ chỉ màu sắc ; dùng yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm; dùng thể thơ lục bát với ngôn ngữ giản dị mà có sức gợi cảm + Trình bày cảm nhận sâu sắc về nội dung của bài thơ: Tiếng lòng của người tù cách mạng đối với quê hương; niềm khát khao tự do; tình yêu quê hương đất nước thiết tha - Câu kết: Khẳng định lại giá trị nghệ thuật và nội dung của bàithơ và liên hệ HS trình bày thành đoạn văn diễn dịch và chuyển thành đoạn văn qui nạp. GV chữa bàivà nhận xét. Bài tập 2 : Trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh. *HD tìm hiểu đề: Thể loại: Biểu cảm về tác phẩm văn học. Đối tượng biểu cảm: Văn bản “ Quê hương”. Phạm vi: Văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ( thơ Tế Hanh). * HD tìm ý: - Nghệ thuật: + Thể thơ: Tự do, nhịp thơ nhẹ nhàng, tha thiết; ngôn ngữ thơ mộc mạc mà đằm thắm. + Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. + Kết hợp nhuần nhị các biện pháp tu từ để tạo bức tranh sinh động về quê hương: Miêu tả kết hợp với biểu cảm; dùng nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hoá và dùng tcác động từ mạnh khiến cho hình ảnh thơ lung linh rực rỡ; kết hợp tả thực và liên tưởng tạo sự gắn bó giữa sự vật và con người làm nên vẻ đẹp bình dị mà sống động của bức tranh quê hương. - Nội dung: + Cách giới thiệu làng chài vừa bình dị lại vừa sâu lắng cảm xúc nhớ quê. + Hình ảnh làng chài trong buổi sáng đẹp trời khi những chàng trai ra khơI đánh cá thật đẹp đẽ và khoẻ khoắn->hồn quê hương được gửi gắm qua hình ảnh cánh buồm vừa quen thuộc lại thật thiêng liêng… + Hình ảnh quê hương khi đoàn thuyền đánh cá trở về thât nhộn nhịp gợi không khí náo nức của người dân sau ngày lao động mệt nhọc và niềm vui của họ trước thành quả lao động của mình. + Hình ảnh con thuyền đã trở thành biểu tượng của quê hương…. đó là khám phá mới mẻ của Tế Hanh và chính gình ảnh đó tạo nên nét riêng trong thơ ông… *Tư liệu tham khảo: bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh. VD: - Giới thiệu: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôilà một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng. - Nhớ về quê hương với những hình ảnh thân thuộc: Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết. *Yêu cầu : HS viết thành bàivăn hoàn chỉnh và chữa bài. Bài tập 3: Trình bày cảm nghĩ của em về văn bản “ Nước Đại Việt ta” – trích “ Bình Ngô đại cáo” của nhà thơ Nguyễn Trãi. *HD tìm hiểu đề bài: Thể loại: biểu cảm. Đối tượng : Văn bản “ Nước Đại Việt ta”. Phạm vi: Trích “ Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi.( Văn học trung đại Việt Nam) * HD tìm ý: Nét đặc sắc về nghệ thuật? ý nghĩa sâu sắc của văn bản? Tư tưởng tình cảm của tác giả? Cảm xúc của em khi tiếp nhận văn bản? *HD lập dàn bài. a. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm- khái quát về tác giả, tác phẩm. Nêu cảm xúc khi đọc văn bản. b. Thân bài: * Giới thiệu khái quát toàn bộ tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo”- áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi. * Phân tích và đánh giá các yếu tố nghệ thuật của văn bản: - Thể thơ , ngôn ngữ thơ, âm hưởng của bài thơ: Thể thơ biền ngẫu, ngôn ngữ thơ vừa dung dị vừa trang trọng thể hiện khí thế và niềm vui chiến thắng của cả dân tộc sau kháng chiến chống quân Minh-> âm hưởng bài thơ dạt dào, hào sảng thể hiện niềm tự hào dân tộc… - Kết hợp phương thức tự sự và biểu cảm-> hiện thực của cuộc chiến và cảm hứng lãng mạn của người chiến thắng - Cách dùng từ ngữ , kiểu câu - Bố cục của bài viết chặt chẽ mà khúc chiết * Nội dung và ý nghĩa của văn bản: - Tổng kết lại quá trình khởi nghĩa Lam Sơn - Khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc, cuộc chiến - Miêu tả khí thế tiến công kẻ thù và những thất bại thảm hại của chúng. - Niềm vui chiến thắng và tư tưởng nhân nghĩa -> Văn bản được coi như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta + Chú ý so sánh với văn bản “ Sông núi nước Nam”-> ý thức tự tôn dân tộc và tư tưởng nhân nghĩa của người Việt c. Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về văn bản. Liên hệ. *Yêu cầu: HS viết bài hoàn chỉnh . *GV củng cố lại cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học để chuẩn bị tâm thế cho HS tiếp thu kiểu bài nghị luận văn học. *Về nhà: Ôn lý thuyết kiểu bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Tiết 4 Thuyết minh về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử Thuyết minh về di tích lịch sử ở địa phương em. I. Lý thuyết: Thuyết minh về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh? * Yêu cầu: làm nổi bật vẻ đẹp và ý nghĩa của di tích lịch sử. -HS phải quan sát, miêu tả, bình luận đánh giá, nêu cảm xúc đối với di tích đó. *GV định hướng: - Giới thiệu chung về khu di tích. - Thuyết minh về vị trí địa lí, đặc điểm địa hình địa thế - Miêu tả từ bao quát đến cụ thể và nêu ý nghĩa của khu di tích đối với người dân địa phương và dân tộc VN - Dùng nghệ thuật so sánh, dùng số liệu và yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh cùng cảm xúc của người viết. *HS lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh. *GV cho các em trình bày và đánh giá. Yêu cầu: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở quê em. *HS thảo luận tự đặt đề và tìm hiểu đề; tìm ý và lập dàn ý cho bài văn. II. Luyện tập: Bài tập 1: Đồ Sơn là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng của quê hương em. *Hướng dẫn tìm hiểu đề: - Thể loại: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Đối tượng: Đồ Sơn. *Hướng dẫn tìm ý: - Vị trí địa lí của khu danh lam thắng cảnh Đồ Sơn : Bãi biển đẹp nổi tiếng của thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố 20 km - Tầm quan trọng của khu nghỉ mát nổi tiếng: + Là cửa ngõ của thành phố , là nơi ghi bao chiến cong thầm lặng của quân dân Hải Phòng trong kháng chiến chống Mĩ.( xuất phát của những con tàu không số và khởi nguồn của đường Hồ Chí Minh trên biển). + Là nơi thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước , góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương - Vẻ đẹp của khu nghỉ mát Đồ Sơn + Con đường ra khu nghỉ mát? + Khu I,II và III. + Cảnh quan nơi đây? núi non, biển cả và tấm lòng người dân miền biển? + Cảnh bãi biển ?( đông vui, ồn ào, náo nhiệt trên bãi tắm, khu vui chơi) *Yêu cầu HS lập dàn ý . *HS thảo luận và trình bày dàn ý. GV nhận xét và chữa dàn ý. *Về nhà: Hoàn chỉnh bài viết- buổi học sau GV chữa bài viết cho HS. Bài tập 2: Thuyết minh về khu di tích lịch sử Đền Nghè. *Tìm hiểu bài: - Thể loại: Thuyết minh về di tích lịch sử. - Đối tượng thuyết minh: Khu di tích lịch sử Đền Nghè. *Hướng dẫn tìm ý: - Lịch sử của ngôi đền: Xây dựng từ thời gian? Thờ ai? Người đó có vai trò thế nào với địa phương. + Đền Nghè là nơi thờ bà Nữ tướng Lê Chân , một nữ tướng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng ngưới có công dựng lên Trang an Biên- tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay. - Vị trí và tầm quan trọng của ngôi đền: + Ngôi đền nằm trên con đương nhỏ mang tên Lê Chân, ngay giữa trung tâm thành phố +Ngôi đền linh thiêng và thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước- được nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử của địa phương là niềm tự hào của người dân đất cảng. - Qui mô của khu di tích( kiến trúc của khu di tích): Cổng chính? Ngôi Đền có kết cấu? - Vẻ đẹp của cảnh quan nơi đây? nét độc đáo của công trình kiến trúc Đền Nghè? Vẻ tinh xảo của các hoa văn trên tường, mái và pho tượng? - Không khí ngôi đền vào dịp tết lễ? - Tấm lòng thành kính của người dân hải Phòng mỗi khi đến thắp hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc? - Cảm xúc của em khi đến thăm khu di tích này? - Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn khu di tích? - Em sẽ giới thiệu với quí khách từ phương xa tới về ngôi đền ra sao? *HS thảo luận và trình bày dàn ý trước lớp. * GV nhận xét đánh giá và chữa bài. *Về nhà : HS làm bài hoàn chỉnh- Buổi học sau GV cho HS trình bày và chữa bài. Tiết 4 Luyện tập tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS rèn luyện khả năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Ôn tập các nội dung về phép liên kết câu, đoạn văn. B. Lên lớp: I. Lý thuyết: Đặc điểm của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm? cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm? II. Luyện tập: Bài tập 1: Thay lời Bé Hồng, em hãy kể lại cuộc trò chuyện của bé với bà cô. *Tìm hiểu đề: - Thể loại: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Nội dung: Cuộc trò chuyện của bé Hòng với bà cô. - Phạm vi: Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng. *Tìm ý và lập dàn ý: - Xác định ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất- người kể xưng tôi( em đóng vai nhân vật Hòng để kể lại). - HS dựa vào văn bản “Trong lòng mẹ” để lập dàn ý. - HS trình bày dàn ý và viết bài hoàn chỉnh tại lớp. - GV chữa bài. Bài tập 2: Tưởng tượng được gặp gỡ, trò chuyện với chị Dậu sau khi chị đánh người nhà lí trưởng. *Tìm hiểu đề: - Thể loại: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Nội dung: Tâm trạng của Dậu trong và sau khi đánh người nhà lí trưởng. - Phạm vi: Văn bản “Tức nước vỡ bờ’ *Tìm ý và lập dàn ý: GV dùng hệ thóng câu hỏi giúp HS tìm ý cho bài văn. Dàn ý I. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ ( xây dựng tình huống cuộc gặp gỡ với nhân vật chị Dậu) - Cảm xúc khi gặp gỡ nhân vật. II. Thân bài: * Giới thiệu về nhân vật chị Dậu trong cuộc gặp gỡ: - Hình dáng, khuôn mặt, làn da, ánh mắt, giọng nói, cử chỉ và xúc cảm của nhân vật trong cuộc gặp gỡ. - Cuộc trò chuyện giữa hai người: (Xây dựng lồi thoại phù hợp với nhân vật nhằm diễn tả tâm trạng của nhân vật sau khi phản kháng mãnh liệt đối với giai cấp thống tội- dùng yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm) - Cảm xúc của người kể chuyện? III. Kết bài: - Cảm nghĩ của mình về nhân vật sau cuộc gặp gỡ và trò chuyện? - Liên hệ với tâm trạng và số phận của người dân sống dưới chế độ cũ. *GV yêu cầu HS viết bài hoàn chỉnh. * Chữa bài. Bài tập 3: Hãy tưởng tượng được gặp gỡ và trò chuyện với nhà văn Nam Cao để trao đổi về vẻ đẹp tâm hồn của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn. * Tìm hiểu đề: - Thể loại: Tự sự kết hợp với miêu tả vfa biểu cảm. - Nội dung: Cuộc trò chuyện với nhà văn trao đổi về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Lão Hạc. - Phạm vi: Truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao. * Tìm ý: - Xây dựng tình huống : Gặp gỡ nhà văn Nam Cao trong kháng chiến chống Pháp hoặc trong giấc mơ. - Dáng vẻ của nhà văn và cảm xúc của ông khi gặp gỡ và trao đổi về nhân vật trong truyện ngắn của ông. - Cuộc trò chuyện: em và nhà văn kể lại và đánh giá, nêu suy nghĩ về nhân vật lão Hạc xoay quanh các sự việc trong truyện ngắn của nhà văn. + Dùng ngôn ngữ đối thoại để bàn và diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của Lão Hạc. + Dùng yếu tố miêu tả để làm nổi bật hình dáng, nét mặt và nổi khổ tâm của Lão hạc về việc bán cậu Vàng và vì không có tiền cưới vợ cho con. + Dùng yếu tố biểu cảm để thể hiện sự đồng cảm của mình với nhà văn trước số phận của người nông dân sống dưới chế dộ thực dân phong kiến. - Từ thái độ, tình cảm của Nam Cao, em đánh giá về sự thành công của tác phẩm- tính nhân văn trong tác phẩm cũng như cái nhìn và tấm lòng nhân hậu của nhà văn trước thời cuộc. -> Sự đóng gớp của Nam Cao đối với nền văn học và góp phần thức tỉnh người nông dân trong xã hội đương thời *HS thảo luận và lập dàn ý- GV chữa. *Về nhà hoàn chỉnh bài viết. Tiết 5 Ôn tập tổng hợp GV hệ thống toàn bộ kiến thức phần Tiếng Việt- Tập làm văn và Văn bản. Ra đề tổng hợp cho H luyện tập. Phần I: Trắc nghiệm khách quan: GV cho đoạn văn trích trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh - yêu cầu HS xác định( Đoạn mở đầu của văn bản) Tác giả, tác phẩm Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn ? Yếu tố làm nên chất thơ của đoạn văn? Các từ láy được sử dụng trong đoạn? Viết đoạn văn nêu cảm nhận về tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường> Phần II: Tự luận( HS chọn một trong hai đề sau): Đề bài 1: Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ tiểu biểu của ông trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Đề bài 2: Tưởng tượng được gặp gỡ và trò chuyện với nhà thơ Tố Hữu trao đổi về bài thơ “Khi con tu hú”. 2. Kiểm tra đánh giá kết quả ôn tập trong hè. Chuyên đề về dạng bài cảm thụ văn học. Bài tập 1: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật “Tôi” trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. *GV hướng dẫn HS tìm ý: - Tâm trạng của nhân vật tôi mỗi khi mùa thu đến?( nhớ về lần đầu tiên đi học). - Cảm xúc của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường? - Tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe tiếng trống vào lớp? - Tâm trạng trước và khi vào lớp? -> Cảm giác, cảm xúc bỡ ngỡ, hồi hộp, âu lo và niềm vui sướng trong ngày đầu tiên đi học… *HS dựng đoạn văn diễn dịch và trình bày. Bài tập 2: Cảm nhận của em về những yếu tố làm nên chất thơ trong truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. *GV định hướng: - Những hình ảnh miêu tả thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật. - Phép tu từ so sánh đặc sắc góp phần làm nên chất thơ cho văn bản. * Xác định và phân tích các yếu tố làm nên chất thơ trong văn bản : a. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. - Dùng phép so sánh ngang bằng để diễn tả niềm vui rạo rực trào dâng trong lòng mỗi khi nhớ lại kỉ niệm trong sáng của tuổi thơ ngày đầu tiên đi học. -> Còn hình ảnh so sánh nào đẹp hơn, rực rỡ hơn hình ảnh cành hoa tươi nở dưới ánh mặt trời của buổi sớm mùa thu trong trẻo , mây trắng bòng bềnh trôi trên biển trời xanh biếc=> Sức gợi cảm mạnh mẽ, phù hợp với niềm vui rạo rực phơi phới của tuổi thơ. b. “ Tôi có ngay cái ý nghĩ…thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” - So sánh ngang bằng: ý nghĩ non nớt, bòng bột của các cậu học trò ngây thơ nhẹ nhàng, thoáng qua như áng mây lơ lửng trên bầu trời đang bay nhanh qua đỉnh núi gióng ý nghĩ của trẻ thơ chợt đến rồi đi-> trẻ thơ đâu nghĩ suy nhiều và sâu sắc => tâm hồn thơ dại đáng yêu của con trẻ => Các so sánh trên thật cụ thể, sinh động và phù hợp với tuổi thơ bởi hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, nhẹ nhàng…Phải là người hiểu và trân trọng, cảm thông với trẻ thơ mới diễn tả tâm trạng của họ chính xác và gợi cảm như vậy. 3. “ Trước mắt tôi…như cái đình làng Hoà ấp “ - So sánh ngang bằng: So sánh 2 sự vật cụ thể đó là ngôi trường và ngôi đình làng-> sự trân trọng, mến yêu cùng niềm tự hào về ngôi trường của trẻ thơ bởi với họ còn ngôi nhà nào lớn và thiêng liêng hơn ngôi đình làng của họ nữa. d. “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời cao rọng muón bay , nhưng còn ngập ngừng e sợ” - So sánh ngang bằng mà độc đáo: so sánh những cậu học trò bé nhỏ với những chu chim non đang tập bay thật phù hợp và sinh động- con chim non đứng bên bờ tổ khát khao khám phá và làm chủ chân trời cao rộng , muốn bay nhưng còn ngập ngừng vì sợ mình chưa đủ sức bay cao bay xa tựa các cậu bé đang đứng trước ngưỡng cửa của tương lai rộng mở mà vẫn ngập ngừng vì chưa đủ tự tin…-> Sự âu lo của trẻ thơ trước bước ngoặt của cuộc đời. => Bằng các so sánh độc đáo, phù hợp vơpí tâm trạng của tuổi thơ, Thanh Tịnh giúp người đọc hiểu thêm về nét hồn nhiên của trẻ thơ cùng tâm trạng của họ lần đầu tiên đi học để từ đó gợi trong ta những cảm xúc nhẹ nhàng mà sâu lắng về tuỏi t

File đính kèm:

  • docday them.doc