Ôn tập ngữ Văn 9 - Học kỳ II

A. NGỮ PHÁP

BÀI 1: Khởi ngữ

 Câu 1: Thế nào là khởi ngữ ?

- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ như: về, đối với. Đó là dấu hiệu phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ trong câu.

- Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ “thì”.

 Câu 2: Đặt câu có khởi ngữ.

VD: Đối với mình thì lòng nhân ái là một đức tính không thể thiếu được của con người.

BÀI 2: Các thành phần biệt lập:

 Thành phần biệt lập: Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần tình thái, cảm thán, gọi – đáp, phụ chú là những thành phần biệt lập.

 Câu 1: Thế nào là thành phần tình thái?

- TPTT được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (có lẽ, chắc, hình như )

- Ví dụ: Hình như, trời sắp mưa

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập ngữ Văn 9 - Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - HỌC KỲ II A. NGỮ PHÁP BÀI 1: Khởi ngữ · Câu 1: Thế nào là khởi ngữ ? - Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. - Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ như: về, đối với. Đó là dấu hiệu phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ trong câu. - Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ “thì”. · Câu 2: Đặt câu có khởi ngữ. VD: Đối với mình thì lòng nhân ái là một đức tính không thể thiếu được của con người. BÀI 2: Các thành phần biệt lập: ¯ Thành phần biệt lập: Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần tình thái, cảm thán, gọi – đáp, phụ chú là những thành phần biệt lập. · Câu 1: Thế nào là thành phần tình thái? - TPTT được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (có lẽ, chắc, hình như … ) - Ví dụ: Hình như, trời sắp mưa · Câu 2: Thế nào là thành phần cảm thán? - TPCT được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (buồn, vui, mừng, giận...) - Ví dụ: Trời ơi, cái lọ hoa bị vỡ rồi! · Câu 3: Thế nào là thành phần gọi – đáp? - TPGĐ được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. - Ví dụ: - Này, mấy cậu đi đâu vậy? - À, bọn mình đi đá banh. · Câu 4: Thế nào là thành phần phụ chú ? - TPPC được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - TPPC thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi còn được đặt sau dấu hai chấm. - Ví dụ: Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam, là nơi tôi được sinh ra. BÀI 3: Liên kết câu và đoạn văn: ¯ Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. v Về nội dung: - Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề). - Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc) v Về hình thức: Có thể được liên kết bằng một số biện pháp chính sau: Phép lặp từ ngữ: · Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước. - VD: Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. (Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ) 2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: · Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. - VD: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao – Chí Phèo) 3. Phép thế : · Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước - Đại từ thay thế: đây, đó, ấy, thế, kia, vậy... nó, hắn, họ... - Tổ hợp “danh từ + chỉ từ”: cái này, việc ấy, điều đó... - Các yếu tố được thay thế có thể là: danh từ, động từ, tính từ, hoặc cụm chủ - vị. VD: Nghe anh gọi, con bé giật mình. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Phép nối: · Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. Các từ ngữ dùng trong phép nối thường đứng trước chủ ngữ gồm có: - Quan hệ từ: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, vì, nế, tuy, để... - Tổ hợp “quan hệ từ + đại từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế, thế thì, vậy nên... - Những tổ hợp kiểu quán ngữ: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, vả lại, hơn nữa, với lại... - Các kiểu quan hệ phép nối thường gặp là: bổ sung, nguyên nhân (và hệ quả), điều kiện, nghịch đối (và nhượng bộ), mục đích, thời gian. - Ví dụ: Anh ấy đi du học cách đây hai năm. Vì vậy, chúng tôi không còn gặp nhau nữa. BÀI 4: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý: Thế nào là nghĩa tường minh? Cho ví dụ. · Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. VD: Tấm vải này trình bày hoa văn rất đẹp. 2. Thế nào là hàm ý? Cho ví dụ · Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp 0bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Ví dụ: A: - Tối nay hai đứa mình đi xem phim? B: - Mình chưa làm xong bài văn. Ž (Tối nay mình bận làm bài, không đi được) A: - Đành vậy! BÀI 5: Tổng kết ngữ pháp I. Danh từ, động từ, tính từ: Ý nghĩa khái quát Khả năng kết hợp Chức vụ cú pháp thường đảm nhiệm Kết hợp về phía trước Từ loại Kết hợp về phía sau Chỉ người, vật, hiện tưởng, khái niệm những, các, một, mỗi, mọi... Danh từ này, kia, ấy, đó, nọ... Chủ ngữ Chỉ các hành động, trạng thái của vật. hãy, đừng, chớ, đã, đang, sẽ, vừa, mới, cũng, còn... Động từ rồi … Vị ngữ (thành tố chính ở vị ngữ) Chỉ đặc điểm, tính chất của vật, hành động, trạng thái. vẫn, còn, đang, rất, quá, hơi... Tính từ lắm, quá… Vị ngữ (thành tố chính ở vị ngữ) II. CÁC TỪ LOẠI KHÁC Số từ Đại từ Lượng từ Chỉ từ Phó từ Quan hệ từ Trợ từ Tình thái từ Thán từ Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất.. được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Là từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Là những từ chuyên đi kèm với ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT. Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả … giữa các bộ phận câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, của người nói hoặc dùng để gọi đáp. III. PHÂN LOẠI CỤM TỪ: Cụm danh từ Cụm động từ Cụm tính từ Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Hoạt động trong câu giống như một danh từ. Là loại tổ hợp từ do động từ làm trung tâm kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Hoạt động trong câu giống như một động từ. Là loại tổ hợp từ do tính từ làm trung tâm kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Hoạt động trong câu giống như một tính từ. IV. HỆ THỐNG CÂU TIẾNG VIỆT Câu đơn Câu đặc biệt Câu ghép Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. + Câu trần thuật đơn có từ là + Câu trần thuật đơn không có từ là. Là câu không cấu tạo theo mô hình CN – VN thường dùng để: nêu lên thời gian, nơi chốn, liệt kê, thông báo, bộc lộ cảm xúc, gọi đáp. Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu. Các vế thường được nối với nhau theo hai cách: dùng từ nối hoặc không dùng từ nối. B. TẬP LÀM VĂN: Nghị luận văn học - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích (Nghị luận về nhân vật văn học). C. VĂN: BÀI 1: Bàn về việc đọc sách (Chu Quang Tiềm) · Theo ý kiến của Chu Quang Tiềm trong “Bàn về đọc sách”, hãy cho biết tầm quan trọng của việc đọc sách? Chúng ta cần có cách đọc sách như thế nào? - Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. - Cần kết hợp đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm. BÀI 2: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) · Qua bài “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi, em hiểu văn nghệ là gì? Tác dụng của văn nghệ đối với con người? - Văn nghệ là mối dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. - Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. BÀI 3: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan) · Để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì? - Cần nhìn rõ cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt: + Cái mạnh của con người Việt Nam là gì? g Thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kỳ chống ngoại xâm. + Cái yếu cần khắc phục của con người Việt Nam là gì? g Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt qui trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Vì vậy, chúng ta cần phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ việc nhỏ. BÀI 4: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lít Ten) - Tóm tắt nội dung của văn bản “Chó sói và cừu...” (HS tự tóm tắt) - Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông, H. Ten đã nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. BÀI 5: “Con cò” của Chế Lan Viên · Câu 1: Trình bày khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên? - Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của con người. - Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc. · Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên. Nội dung chính các đoạn. Đại ý. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967) của Chế Lan Viên. · Câu 3: Trình bày tiểu sử nhà thơ Chế Lan Viên. - Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập “Điêu tàn”. Với hơn 50 năm công tác, có nhiều tìm tòi sáng tạo và những tập thơ gây được nhiều tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). BÀI 6: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải · Câu 1: Trình bày khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? - Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời. - Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. · Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Nội dung chính các đoạn. Đại ý. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời (tháng 11 / 1980). · Câu 3: Trình bày tiểu sử nhà thơ Thanh Hải - Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mỹ, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. BÀI 7: “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. · Câu 1: Trình bày khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần vào lăng viếng Bác. - Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. · Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác. Nội dung chính các đoạn. Đại ý. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976, khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. · Câu 3: Trình bày tiểu sử nhà thơ Viễn Phương - Viễn Phương tên là Phan Thanh Viễn, sinh 1928 quê ở An Giang, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. BÀI 8: “Sang thu” của Hữu Thỉnh · Câu 1: Trình bày khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - Biến chuyển của thiên nhiên nhẹ nhàng mà rõ rệt lúc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. - Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm. · Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ Sang thu. Nội dung chính các đoạn. Đại ý. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài Sang thu được sáng tác vào gần cuối năm 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” · Câu 3: Trình bày tiểu sử nhà thơ Hữu Thỉnh? - Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh 1942 quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc. Nhập ngũ năm 1963 vào binh chủng Tăng – Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ôâng tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn VN khoá III, IV, V. Từ năm 2000, là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. BÀI 9 “Nói với con” của Y Phương · Câu 1: Trình bày khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ: - Qua lời nói với con, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Những tình cảm, suy nghĩ trên đã được nhà thơ thể hiện bằng cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, vẫn giàu chất thơ. · Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ. Nội dung chính các đoạn. Đại ý. Xuất xứ: Bài thơ trích trong tập “Thơ Việt Nam 1945 – 1985” XB: 1987 · Câu 3: Trình bày tiểu sử tác giả: - Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ năm 1968. Năm 1981 công tác tại Sở Văn hóa – Thông tin Cao Bằng, năm 1993 ông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. BÀI 10: “Mây và sóng” của R.Ta.go · Câu 1: Giới thiệu khái quát nghệ thuật, nội dung bài thơ: - Nghệ thuật: Hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. - Bài thơ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. · Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ. Nội dung chính các đoạn. Đại ý. Hoàn cảnh sáng tác: Được viết bằng tiếng Ben – gan, in trong tập thơ Si-su, xuất bản năm 1909 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản 1915. · Câu 3: Trình bày vắn tắt tiểu sử tác giả: - Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-gan, xuất thân trong một gia đình quý tộc, về sau vì tư tưởng tiến bộ, ông đã bị khai trừ ra khỏi đẳng cấp ấy. - Ông làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia hoạt động chính trị và xã hội. - Ta-go đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ. Với tập “Thơ Dâng”, ông là nhà văn đầu tiên của châu Á nhận giải thưởng Nôben về văn học (1913). - Thơ Ta-go thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình triết lí nồng đượm. BÀI 11: “Bến quê”â của Nguyễn Minh Châu · Câu 1: Trình bày khái quát nội dung, nghệ thuật truyện. - Truyện chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị gần gũi, bình dị của cuộc sống và quê hương. - Truyện thành công nổi bật ở sự miêu tả tâm lý tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu cảm, cách xây dựng tình huống, trần thuật tâm trạng của nhân vật. - Xuất xứ: Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản năm 1985. · Câu 2: Tóm tắt truyện: - Nhĩ từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, vào cuối đời bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo. Từ cửa sổ nơi giường bệnh, Nhĩ đã phát hiện ra vùng đất bên kia sông một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ lạ thường. Cũng chính những lúc này, Nhĩ mời cảm nhận hết được tình yêu thương và sự hy sinh thầm lặng của vợ. - Nhĩ khao khát được một lần đặt chân lên bãi bờ bên kia sông, cái miền đất thật gần gũi nhưng đã trở nên quá xa xôi với anh, anh nhờ người con trai thực hiện ước mơ của mình, nhưng vì không hiểu ý anh, người con đã sà vào một trò chơi bên vệ đường. Từ đó Nhĩ đã chiêm nghịêm được cái quy luật đầy vẻ nghịch lý của đời người: “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình...”. Khi con đò ngang cập bến, Nhĩ đã dùng hết sức tàn của mình chỉ để thúc giục đứa con đừng để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. · Câu 3: Trình bày tiểu sử tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) quê ở Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, gia nhập quân đội từ khi kháng chiến chống thực dân Pháp 1950 và sau đó trở thành nhà văn. Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Sau 1975, sáng tác của ông -đặc biệt là truyện ngắn - đã thể hiện những tìm tòi đổi mới quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000). BÀI 12: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê · Câu 1: Trình bày khái quát nội dung, nghệ thuật truyện: - Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. - Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách dẫn truyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện NNSXX được viết năm 1971 trong lúc cuộc kháng chiến của dân tộc ta đang diễn ra gay go và ác liệt. · Câu 2: Tóm tắt truyện: - Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Gồm có hai cô gái rất trẻ là Định và Nho còn tổ trưởng là chị Thao. - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm, họ phải luôn bình tĩnh đối mặt với thần chết. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng ba cô gái luôn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Phương Định nhân vật chính là nhân vật kể chuyện, là cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên, luôn nhớ về kỷ niệm tuổi thiếu nữ với gia đình với thành phố. Cuối truyện, tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật chủ yếu là Phương Định, trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng chăm sóc của hai đồng đội. · Câu 3: Trình bày tiểu sử tác giả: - Lê Minh Khuê, sinh năm 1949 quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào những năm 1970. là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau 1975, tác phẩm của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

File đính kèm:

  • docOn tap van 9 HK II.doc
Giáo án liên quan