Ôn tập Ngữ văn lớp 5

Bài 1

Bài tập luyện số 1

Bài 1. Trong từ “đồng bào” thì tiếng “đồng” có nghĩa là gì? Tìm những từ có tiếng “đồng” với nghĩa như trên ?

Bài 2: Xếp các từ sau vào 3 cột: Từ láy, từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp:

Nhỏ nhẹ, nho nhỏ, nhỏ nhắn, mong ngóng, mong mỏi, mong đợi, học hỏi, học lỏm, tươi tắn, tươi vui, tươi tốt, bạn bọ, anh cả, anh em, yêu thương, anh rể, chị dâu.

Bài 3: Điền các từ : xanh biếc, xanh lơ, xanh xao, xanh ngắt, xanh um, xanh rờn vào các câu sau đây:

a. Hàng cây .bên sông

b. Tường quét vôi màu .

c. Trời thu

c. Khuôn mặt .hốc hác

e. Cây cối mọc .

g. Lúa con gái .

Bài 4. Chỉ rõ chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau đây:

a. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép

b. Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới

c. Mặt biển sáng trong và dịu êm

d. Mặt trời lên và mặt biển sáng lấp lánh

e. Lác đác lá vàng rơi

g. Trắng long lanh một cơn mưa tuyết.

h. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi.

Bài 6. Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất.

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6150 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập Ngữ văn lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 Bài tập luyện số 1 Bài 1. Trong từ “đồng bào” thì tiếng “đồng” có nghĩa là gì? Tìm những từ có tiếng “đồng” với nghĩa như trên ? Bài 2: Xếp các từ sau vào 3 cột: Từ láy, từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp: Nhỏ nhẹ, nho nhỏ, nhỏ nhắn, mong ngóng, mong mỏi, mong đợi, học hỏi, học lỏm, tươi tắn, tươi vui, tươi tốt, bạn bọ, anh cả, anh em, yêu thương, anh rể, chị dâu. Bài 3: Điền các từ : xanh biếc, xanh lơ, xanh xao, xanh ngắt, xanh um, xanh rờn vào các câu sau đây: a. Hàng cây…………….bên sông b. Tường quét vôi màu …………….. c. Trời thu…………………… c. Khuôn mặt……………..hốc hác e. Cây cối mọc……….. g. Lúa con gái………………. Bài 4. Chỉ rõ chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau đây: a. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép b. Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới c. Mặt biển sáng trong và dịu êm d.. Mặt trời lên và mặt biển sáng lấp lánh e. Lác đác lá vàng rơi g. Trắng long lanh một cơn mưa tuyết. h.. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi. Bài 6. Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất. Bài tập luyện số 1 Bài 1. Trong từ “đồng bào” thì tiếng “đồng” có nghĩa là gì? Tìm những từ có tiếng “đồng” với nghĩa như trên? Bài 2: Xếp các từ sau vào 3 cột: Từ láy, từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp: Nhỏ nhẹ, nho nhỏ, nhỏ nhắn, mong ngóng, mong mỏi, mong đợi, học hỏi, học lỏm, tươi tắn, tươi vui, tươi tốt, bạn bọ, anh cả, anh em, yêu thương, anh rể, chị dâu. Bài 3: Điền các từ : xanh biếc, xanh lơ, xanh xao, xanh ngắt, xanh um, xanh rờn vào các câu sau đây: a. Hàng cây…………….bên sông b. Tường quét vôi màu …………….. c. Trời thu…………………… c. Khuôn mặt……………..hốc hác e. Cây cối mọc……….. g. Lúa con gái………………. Bài 4. Chỉ rõ chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau đây: a. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép b. Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới c. Mặt biển sáng trong và dịu êm d.. Mặt trời lên và mặt biển sáng lấp lánh e. Lác đác lá vàng rơi g. Trắng long lanh một cơn mưa tuyết. h.. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi. Bài 6. Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất Bài chữa Câu 1 : Tiếng « đồng » có nghĩa là « cùng », « chung ». Những từ có tiếng « đồng » với nghĩa như trên : đồng nghĩa, đồng lòng, đồng chí, đồng hương, đồng niên, đồng môn.... Câu 2 : Từ láy Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp Nho nhỏ, nhỏ nhắn, tươi tắn Học lỏm, anh rể, chị dâu. Nhỏ nhẹ, mong ngóng, mong mỏi, mong đợi, học hỏi, tươi vui, tươi tốt, bạn bè, anh em, yêu thương Câu 3 : Điền từ : a. Xanh biếc ; b.Xanh lơ ; c. Xanh ngắt ;d. Xanh xao ;e.Xanh um ;g. Xanh rờn Bài 4 : Chỉ rõ chủ ngữ, vị ngữ trong những câu văn sau : - Tiếng mưa rơi/ lộp độp, tiếng chân người chạy / lép nhép CN 1 VN1 CN2 VN2. -. Mưa// rơi lộp độp, mọi người //gọi nhau í ới CN  VN1 CN1 VN2 c. Mặt biển/ sáng trong và dịu êm CN VN d.. Mặt trời/ lên (và) mặt biển/ sáng lấp lánh CN1 VN1 CN2 VN2 e. Lác đác// lá vàng rơi VN CN g. Trắng long lanh/ một cơn mưa tuyết. VN CN h.. Đẹp vô cùng /Tổ quốc ta ơi =============================== Bài 2 TỪ ĐƠN - TỪ GHÉP - TỪ LÁY A. Tóm tắt lý thuyết Từ là một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa dùng để đặt câu I.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng (VD: sách, bút, điện, trăng...) II. Từ ghép là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại lại thành một ý nghĩa chung. VD: Sông núi, sách vở, xe đạp, bạn học. * Phân loại từ ghép: có hai loại - Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó là nghĩa của các từ đơn tạo thành theo quan hệ song song (hợp nghĩa), nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng. VD: Núi sông/ sông núi, thay đổi/ đổi thay, mạnh khoẻ/ khoẻ mạnh, vui sướng/ sướng vui; ông cha / cha ông; đau khổ/ khổ đau, quần áo/ áo quần, nhà cửa / cửa nhà, -Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép có sự phân biệt về nghĩa so với các từ cùng loại (tức là có chung một tiếng nào đó), nghĩa cụ thể hơn. VD: hạt thóc, bà nội, thợ mộc… III. Từ láy : là gồm hai hay nhiều tiếng trong đó có một bộ phận của tiếng được lặp lại hoặc cả tiếng được lặp lại. VD: Đẹp đẽ (tiếng gốc là “đẹp”, tiếng láy là “đẽ ”); lướng vướng (tiếng gốc là “vướng”, tiếng láy là “lướng”.) * Phân biệt các kiểu từ láy: Trong tiếng việt có bốn kiểu từ láy - Láy tiếng: các tiếng láy hoàn toàn giống nhau VD: Xanh xanh, ngời ngời, gâu gâu.. - Láy âm: bộ phận phụ âm đầu các tiếng láy giống nhau VD: khó khăn, hăm hở, rì rào… - Láy vần: bộ phận vần của các tiếng láy giống nhau VD: lom khom, bồn chồn, lim dim… - Láy cả âm và vần: bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được láy lại (chỉ khác nhau về âm điệu) VD: khít khịt, dửng dưng, rười rượi.. * Phân biệt các dạng từ láy: có 3 dạng khác nhau: - Láy đôi: từ láy có hai tiếng: dào dạt, lơ mơ… - Láy ba: từ láy có 3 tiếng: Sạch sành sanh, dửng dừng dưng… - Láy tư: Từ láy có 4 tiếng: Hớt hơ hớt hải, lúng ta lúng túng… + Láy từng đôi một: quần quần áo áo, cười cười nói nói… * Nghĩa của từ láy: Nghĩa của từ láy rất phong phú, nhưng có hai dạng cơ bản sau đây: + Nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của tiếng gốc VD: xanh xao> xanh; đoàng đoàng > đoàng; lạnh lẽo> lạnh…. + Nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc: VD: xinh => xinh xinh ; đỏ => đo đỏ; đẹp => đèm đẹp + Nghĩa phong phú, tinh tế hơn… so với nghĩa của tiếng gốc B. Luyện tập: Bài 1: Tìm hai từ ghép và hai từ láy nói về đức tính của một học sinh giỏi. Đặt hai câu, với mỗi câu dùng một từ vừa tìm được? Tìm từ láy nghĩa mạnh thêm so với từ gốc: buồn, vuông, tròn, nhanh. Bài 2: a.Dùng gạch sổ để phân biệt các từ đơn, từ ghép, từ láy trong các dòng của đoạn thơ sau đây: “Tính các cháu ngoan ngoãn. Mặt các cháu xinh xinh Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành” b. Chọn từ thích hợp (đỏ chói, đỏ bừng, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ ửng) điển vào các câu sau: - Được thầy khen, Lâm…………………..mặt vì xúc động - Mặt trời…………........nhô lên mặt biển - Cô em mặc chiếc áo……………trông rất đẹp - Chân trời…………………….lúc bình minh - Hoa phượng ………………….cả một góc phố. Bài 3: Trong những từ ghép sau đây, từ nào có nghĩa phân loại? Từ nào có nghĩa tổng hợp? Nhà sàn, ăn uống, máy bay, tươi cười, thợ hàn, mưa gió, cây mai, sách vở, nhạc sĩ, cha mẹ, bà ngoại, xanh đỏ. Với các từ sau đây, em hãy tạo thành từ ghép và từ láy: nóng, múa, xấu, đẹp. Hãy phân tích các từ sau đây thành hai loại từ và cho biết vì sao em lại phân ra như vậy? Rầm rập, đỏ thắm, bảo vệ, đất nước, chiêm chiếp, xinh đẹp, máy may, ngoằn ngoèo, hoa hồng, chót vót, non nước, đủng đỉnh, gập ghềnh. Bài 4: a. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau và cho biết chúng thuộc loại từ láy nào? Con cò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đong đưa… Bút nghiên lất phất hạt mưa Bút chao gợn nước tây hồ lăn tăn. b. Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ sau và cho biết các từ láy ấy gợi tả điều gì ở chú bé liên lạc, từ đó em hình dung chú bé liên lạc như thế nào? Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Bài 5: Điền các từ: xanh biếc, nổi tiếng, chói chang, thoáng đãng vào chỗ trống thích hợp: “Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát…………………vào bậc nhất của nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời……………………..và không gian……………………….. mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời…………………mùa hè. Bài 6: Viết một đoạn văn tả cảnh đêm trăng quê hương có sử dụng ít nhất 2 từ láy. ( Gạch chân chỉ rõ) C. Bài tập về nhà: 1. Học thuộc lại lý thuyết và làm lại các bài tập 2. Đề tập làm văn số 1: Hãy viết một bài văn miêu tả, tả lại một cô giáo đã dậy em trong những năm trước đây mà em yêu quý nhất. Bài chữa (bài 2) Bài 1: a. - Hai từ ghép: cố gắng, sáng dạ - Hai từ láy: chăm chỉ, cần cù. b. Buồn => buồn bã; vuông => vuông vắn; tròn => tròn trĩnh; nhanh => nhanh nhẹn. Bài 2: a. “Tính/ các/ cháu/ ngoan ngoãn./ Mặt/ các/ cháu/ xinh xinh/ Mong /các/ cháu/ cố gắng/ Thi đua/ học/ và/ hành/” Đỏ bừng, đỏ chói, đỏ thắm, đỏ ửng, đỏ rực Bài 3: Trong những từ ghép sau đây, từ nào có nghĩa phân loại? Từ nào có nghĩa tổng hợp? Nhà sàn, ăn uống, máy bay, tươi cười, thợ hàn, mưa gió, cây mai, sách vở, nhạc sĩ, cha mẹ, bà ngoại, xanh đỏ. Với các từ sau đây, em hãy tạo thành từ ghép và từ láy: nóng, múa, xấu, đẹp. Từ đơn Từ ghép Từ láy Nóng Múa Xấu Đẹp Nóng nực Múa hát Xấu tốt Đẹp tươi mập mạp múa may xấu xa đẹp đẽ Hãy phân tích các từ sau đây thành hai loại từ : Từ ghép Từ láy Đỏ thắm, bảo vệ, đất nước, xinh đẹp, máy may, hoa hồng, non nước Rầm rập, chiêm chiếp, ngoằn ngoèo, chót vót, đủng đỉnh, gập ghềnh. Bài 4: a. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau và cho biết chúng thuộc loại từ láy nào? Con cò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đong đưa… Bút nghiên lất phất hạt mưa Bút chao gợn nước tây hồ lăn tăn. b. Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ sau và cho biết các từ láy ấy gợi tả điều gì ở chú bé liên lạc, từ đó em hình dung chú bé liên lạc như thế nào? Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Những câu thơ trên là những nét vẽ đầy ấn tượng về Lượm, chú đội viên liên lạc. Khi miêu tả ngoại hình nhân vật Lượm, một chú bé liên lạc, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng các từ láy có khả năng gợi hình rất rõ. Trong bốn từ láy dùng để tả dáng vẻ bên ngoài của chú bé, thì “Loắt choắt”, “thoăn thoắt” có sự gợi tả đặc biệt. “Loắt choắt” vừa gợi lên dáng vóc nhỏ bé và gầy đến mức như teo lại (do nghĩa của yếu tố gốc loắt choắt tạo nên) nhưng lại vừa gợi ra sự nhanh nhẹn, tinh khôn. Những từ láy đứng liên tiếp trong những câu thơ bốn chữ đã gợi lên một cái gì nhanh nhẹn, tươi trẻ của một chú bé liên lạc nhỏ bé nhưng nhí nhảnh, tinh khôn và tháo vát. Các từ láy đó đặt cuối câu thơ, liên kết thành hai cặp vần cách (1 với 3, 2 với 4) khiến đoạn thơ thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, chan chứa một tình cảm yêu thương tha thiết của nhà thơ. Bài 5: Điền các từ: “Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian thoáng đãng mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè Bài 3 TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH A. Tóm tắt lý thuyết. 1. Từ tượng thanh Những từ mô phỏng tiếng người, tiếng loài vật hoặc các tiếng động gọi là từ tượng thanh, phần lớn từ tượng thanh là từ láy - Từ tượng thanh mô phỏng tiếng người: khúc khích, thì thào… - Từ tượng thanh mô phỏng tiếng loài vật: chiêm chiếp, líu lo.. - Từ tượng thanh mô phỏng tiếng động : loảng xoảng, lách cách… 2. Từ tượng hình Những từ gợi tả hình ảnh, hình dáng sự vật gọi là từ tượng hình. Phần lớn từ tượng hình là từ láy - Từ tượng hình gợi tả dáng dấp của người và vật: Lom khom, thướt tha, chót vót, ngoằn ngoèo… - Từ tượng hình gợi tả màu sắc, mùi vị: sặc sỡ, ngào ngạt, phưng phức… B. Bài tập Bài 1: Tìm từ tượng thanh, tượng hình có trong đoạn văn sau: …. Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và gồng gánh, thúng mủng và bị quai, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt. Bài 2: Tìm hai từ tượng thanh mô phỏng: Tiếng mưa rơi Tiếng gió thổi Tiếng người trong một phiên chợ Tiếng động trong thực tế cuộc sống hàng ngày Tiếng loài vật nuôi trong nhà. Bài 3: Em hãy cho biết các từ láy sau là tượng thanh hay tượng hình? (rì rầm, le te, ra rả, râm ran) Chọn các từ láy đó điền vào chỗ trống thích hợp cho đoạn văn sau đây: Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy……………… Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy……………………… Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu…………………….. Ngoài bờ ruộng có bước chân người đi, tiếng nói chuyện…………… Bài 4: Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình có trong những dòng thơ sau: * Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy. * Mỗi lần nắng mới hắt bên song Xao xác gà trưa gáy não nùng Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng Chập chờn sống lại những ngày không” Thêm từ tượng hình vào các câu văn sau để câu văn gợi tả: Xuân về, các cành cây ……………nẩy lộc, đâm chồi Mặt hồ lúc chiều tà………………..gợn sóng Một chân bị đau, ông ……………………bước lên thềm nhà Trời xanh, cao……………………không một gợn mây Bài 5: Hãy giải nghĩa và đặt câu với mỗi từ sau đây: Rả rích, cheo leo, thoai thoải, quấn quýt Tìm từ tượng hình thích hợp để điền vào chỗ trống trong các tập hợp từ sau đây: Mùi hương……………. Đi đứng ……………………. Căn lều thấp……………… Con đường……………………… Quần áo……………………. Hang sâu………………….. Da dẻ……………………. Ánh nắng………………….. Bài 6: Hãy chỉ rõ các từ láy trong đoạn thơ sau và cho biết đó là những từ láy tượng hình hay tượng thanh? Các từ láy đó có giá trị gợi tả vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu như thế nào? (Hãy trả lời câu hỏi bằng một đoạn văn ) Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. C. Bài tập về nhà: Đề tập làm văn số 2: Tả người mẹ của em lúc em đau ốm. Hs tham khảo phần gợi ý của dàn ý sau: A. Mở bài: Trích một câu thơ hoặc ca dao, hoặc một câu hát viết về tình yêu thương của người mẹ dành cho con để dẫn vào hình ảnh người mẹ của em. Mẹ là người rất thương con, xót xa lo lắng khi con đau ốm. B.Thân bài: Tả mẹ trong lúc săn sóc em. - Vẻ mặt: lo âu buồn bã….. - Lời nói: vỗ về, an ủi, động viên, mong con mau khoẻ - Hành động: chăm sóc chu đáo từ miếng ăn, viên thuốc đến giấc ngủ của con C. Kết bài: Cảm nghĩ của em - Xúc động trước tấm lòng yêu thương bao la của mẹ. - Hạnh phúc khi có mẹ và mong được đền đáp công ơn trời biển của mẹ. *Chú ý: Trong bài văn có sử dụng một số từ láy tượng hình. Bài chữa buổi 3 Bài 1: Tìm từ tượng thanh, tượng hình có trong đoạn văn sau: …. Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và gồng gánh, thúng mủng và bị quai, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt. Bài 2: Tìm hai từ tượng thanh mô phỏng: Tiếng mưa rơi: lộp độp, tí tách Tiếng gió thổi: ào ào, vi vu Tiếng người trong một phiên chợ: ông ổng, hí hí….. Tiếng động trong thực tế cuộc sống hàng ngày: ầm ầm, loảng xoảng…. Tiếng loài vật nuôi trong nhà. Bài 3: Em hãy cho biết các từ láy sau là tượng thanh hay tượng hình? (rì rầm, le te, ra rả, râm ran) Chọn các từ láy đó điền vào chỗ trống thích hợp cho đoạn văn sau đây: Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy………………(râm ran) Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy……… (le te) Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu………(ra rả) Ngoài bờ ruộng có bước chân người đi, tiếng nói chuyện……………(rì rầm) Bài 4: Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình có trong những dòng thơ sau: * Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy. * Mỗi lần nắng mới hắt bên song Xao xác gà trưa gáy não nùng Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng Chập chờn sống lại những ngày không” Thêm từ tượng hình vào các câu văn sau để câu văn gợi tả: Xuân về, các cành cây (tua tủa) nẩy lộc, đâm chồi Mặt hồ lúc chiều tà (lăn tăn) gợn sóng Một chân bị đau, ông (khập khiễng) bước lên thềm nhà Trời xanh, cao (vời vợi) không một gợn mây. Bài 5: Hãy giải nghĩa và đặt câu với mỗi từ sau đây: Rả rích: đều đều và kéo dài như không dứt (âm thanh) Đặt câu: Trời mưa rả rích suốt đêm Cheo leo: vừa cao vừa khó bám, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã (vách đá) Đặt câu: Con đường này nằm giữa hai vách đá cheo leo. Thoai thoải: Hơi dốc và thấp dần xuống trên một khoảng dài Đặt câu: Bờ biển thoai thoải, xanh rờn rặng phi lao. Quấn quýt: luôn luôn ở bên nhau, không thể rời xa vì yêu mến, quyến luyến. Đặt câu: Những ngày về quê, Hoàng suốt ngày quấn quýt bên bà. Tìm từ tượng hình thích hợp để điền vào chỗ trống trong các tập hợp từ sau đây: Mùi hương (ngào ngạt) Đi đứng (đủng đỉnh) Căn lều thấp (lè tè) Con đường (ngoằn ngoèo) Quần áo (gọn gàng) Hang sâu (thăm thẳm) Da dẻ (hồng hào) Ánh nắng (chói chang) Bài 6: Giải nghĩa các từ láy Chùng chình: dùng dằng, nửa đi, nửa như muốn ở lại. Dềnh dàng: không khẩn trương mà kéo dài làm mất nhiều thời gian không cần thiết. Vội vã: + Tỏ ra rất vội, hấp tấp, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp. + Tỏ ra nhanh, gấp, nên thiếu cân nhắc, suy nghĩ Phân tích tác dụng gợi tả của các từ láy bằng một đoạn văn: - Thiên nhiên lúc sang thu được cảm nhận từ những gì vô hình: + Hương ổi phả trong gió thu se se lạnh (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát, của những trái ổi chín vàng +Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn, có cảm nhận riêng cũng nhẹ nhàng, thong thả qua ngưỡng cửa của mùa thu. => Sự góp mặt của làn sương buổi sớm cùng với hương ổi đã làm con người giật mình thảng thốt: Hình như thu đã về. - Cảm xúc của nhà thơ: + Kết hợp một loạt các từ: “bỗng, phả , hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu của cảnh vật đã thấp thoáng hồn người cũng chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng… - HÌnh ảnh thiên nhiên sang thu còn được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng: +Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản sau những ngày hè nước lũ, gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu. + Những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong những buổi hoàng hôn. + Đối lập với hình ảnh trên, hình ảnh “ đám mây mùa hạ” được nhà thơ cảm nhận đầy thú vị qua sự liên tưởng độc đáo: “vắt nửa mình sang thu”. Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến, đó là vẻ đẹp của bầu trời sang thu. Tất cả đều chầm chậm, -từ từ, không vội vã, không hối hả. =>Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu. Người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp, thật là khêu gợi hồn thơ. - “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người. - Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp thêm một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng cho mùa thu thi ca thêm phong phú Tham khảo đoạn văn mẫu: Trước hết là những cảm nhận nhạy bén, bất ngờ ở bốn câu thơ đầu: Bỗng nhận ra hương ổi…………….đã về Cảm nhận về mùa thu đến của nhà thơ không có lá rụng như thơ xưa, cũng không có màu vàng như trong thơ mới mà bằng những cảm nhận rất riêng, rất mới. Nhà thơ cảm nhận thu sang bắt đầu bằng khứu giác (hương ổi), rồi xúc giác ( gió se), tiếp đó là cảm nhận của thị giác (Sương chùng chình qua ngõ), cuối cùng là cảm nhận của lí trí: “Hình như thu đã về”. Chỉ những người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê và gắn bó với quê hương đất nước mới có được những cảm nhận tinh tế như vậy. Từ những cảm nhận của các giác quan tác động đến lí trí, cảm xúc của tác giả về mùa thu đến như tràn ra, hoà vào cảnh vật xung quanh: “Sông được lúc dềnh dàng….. sang thu” Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi. Sông thì “dềnh dàng”, chim thì “vội vã”. Đặc biệt cảm giác giao mùa được tô đậm bằng hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”. Ở hai khổ thơ đầu, các từ ngữ chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt nửa mình vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động, có hồn. BÀI 4 NGHĨA CỦA TỪ A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. Nghĩa đen và nghĩa bóng - Nghĩa đen là nghĩa gốc của từ (hay còn gọi là nghĩa chính) VD: Trông lên trời, Hải bỗng thấy mây đen ùn ùn kéo đến (Trông = nhìn) - Nghĩa bóng là nghĩa phụ được hiểu rộng ra từ nghĩa đen (hoặc được suy ra từ nghĩa gốc) + Chị cứ đi giặt đi, tôi trông cháu hộ cho (trông = coi, giữ) + Đã một tuần nay, em trông anh quá (trông = mong, mong đợi) + Xuân: (danh từ) => Mùa đầu tiên của một năm, từ tháng giêng đến tháng 3. Từ “xuân”có một số nghĩa chuyển sau: Chỉ một năm: Ba xuân đã trôi qua. Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ: tuổi xuân, sức xuân: Một năm một tuổi như đuổi xuân đi... Cuộc sống mới tươi đẹp: Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội II. Từ đồng nghĩa: - Là những từ khi đọc, viết khác nhau nhưng có nghĩa tương tự nhau. - Có hai loại từ đồng nghĩa: + Từ đồng nghiã hoàn toàn: Là những từ đồng nghĩa không có sắc thái ý nghĩa biểu thị hoặc biểu cảm khác nhau: Mẹ, u, bầm, má; té, ngã ; thi nhân, thi sĩ, nhà thơ; quả, trái.. + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: là những từ đồng nghĩa có sắc thái ý nghĩa biểu thị hoặc biểu cảm khác nhau: VD: Xinh, đẹp khác nhau về sắc thái ý nghĩa biểu thị (xinh nói về hình thức bề ngoài, kích thước của sự vật có đặc trưng, xinh phải nhỏ nhắn so với sự vật cùng loại; đẹp không chỉ nói về hình thức mà còn nói tới phẩm chất của sự vật). VD: Cho, biếu, tặng (khác nhau về sắc thái ý nghĩa biểu cảm: cho - sắc thái bình thường, biếu - sắc thái kính trọng, tặng - sắc thái thân mật và trân trọng) III. Từ gần nghĩa: Là các từ khi đọc, viết khác nhau nhưng nghĩa gần nhau VD: thuyền – đò - xuồng * Lưu ý: Khi dùng từ gần nghĩa, cần lựa chọn từ nào sát nghĩa và thích hợp nhất để cho lời nói (hoặc câu viết) vừa chính xác, vừa phong phú. IV. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau VD: no >< nghèo * Lưu ý: - Danh từ trái nghĩa có ít, động từ và tính từ trái nghĩa có nhiều hơn * Chú ý: có những từ vốn không phải là những cặp từ trái nghĩa nhưng theo cách dùng của các nhà thơ, nhà văn trong văn cảnh thì chúng lại là những cặp từ trái nghĩa VD: Thiếu tất cả ta rất giầu dũng khí Sống chẳng cúi đầu; chết, vẫn ung dụng Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo. - Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó tùy theo cách dùng từ đó trong từng lời nói (hoặc câu văn) khác nhau VD: đứng >< ngồi ( kẻ đứng người ngồi) Đứng >< quỳ: ( Chết đứng còn hơn sống quỳ) Đứng >< chạy ( Đồng hồ lúc chạy lúc đứng) V. Từ cùng âm khác nghĩa ( từ đồng âm): là những từ khi đọc, viết giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau hoàn toàn hoặc có nét nghĩa chung (nghĩa đen- nghĩa bóng) VD: Con ngựa đá con ngựa đá Đá 1: động tác hất mạnh chân lên (động từ) Đá 2 : vật cứng (danh từ) * Lưu ý: các từ đồng âm khác nghĩa thường dùng để chơi chữ VD: Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói xem quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn (Ca dao) Lợi 1 : Chỉ lợi ích Lợi 2 : Phần thịt bao quanh răng B. BÀI TẬP LUYỆN Bài 1: Chỉ ra từ trái nghĩa trong câu thơ sau: Sớm trông mặt đất, thương xanh núi Chiều vọng chân mây, nhớ tím trời. Điền cặp từ trái nghĩa phù hợp vào những câu sau: a. ………người……………….nết b. …………nhà…………….bụng. Bài 2: a. Tìm từ dùng sai trong câu văn sau và sửa lại cho đúng: Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc có những phẩm chất tuyệt đối khiến ta khuất phục. b.Tìm bốn từ đồng nghĩa với từ được gạch dưới? Cho biết từ “chén” mang sắc thái ý nghĩa như thế nào trong câu? Khách đến thì mời ngô nếp nướng. Săn về thường chén thịt rừng quay. Bài 3: a. Xếp các kết hợp từ sau đây thành hai loại: loại dùng theo nghĩa đen, loại dùng theo nghĩa bóng: Đầu người, đầu sông, đầu sóng, đầu bảng, thi chạy, chạy trốn, máy chạy, bán chạy, chạy ăn. Bao nhiêu mưa nắng ngày xưa. Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan (Trần Đăng Khoa) Từ “mưa, nắng” được dùng theo nghĩa đen hay nghĩa bóng? Vì sao em nghĩ như vậy? Bài 4: Đọc câu thơ sau: Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển. Xanh trời, xanh của những ước mơ. Phép tu từ nghệ thuật nào được dùng trong đoạn thơ trên? Nêu giá trị của nó? Từ “xanh” thứ 6 trong hai câu thơ trên có nghĩa giống với từ “xanh” đứng trước nó không? Vì sao? Hãy giải thích? Bài 5:Tìm các từ trái nghĩa với các từ sau: tròn trịa, khôn ngoan, thẳng tắp, ngắn ngủi, xanh xao, buồn bã. Bài 6: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên ta điều gì? Bài 7: Với mỗi từ c

File đính kèm:

  • docon tap Ngu van op 5.doc