GIÁO ÁN 12
ÔN TẬP PHẦN KĨ NĂNG
Tiết 1
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ
TỪ BẢNG SỐ LIỆU ĐÃ CHO
I. Mục đích
Sau bài học HS cần nắm được
1. Kiến thức
- Các dạng biểu đồ và chức năng thể hiện của chúng
- Biết xác định các dạng biểu đồ cần thể hiện thông qua yêu cầu của đề bài
2. Kỹ năng
Biết vẽ và trình bày các dạng biểu đồ cơ bản
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập phần kỹ năng Địa lý 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 12
ÔN TẬP PHẦN KĨ NĂNG
Tiết 1
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ
TỪ BẢNG SỐ LIỆU ĐÃ CHO
I. Mục đích
Sau bài học HS cần nắm được
Kiến thức
Các dạng biểu đồ và chức năng thể hiện của chúng
Biết xác định các dạng biểu đồ cần thể hiện thông qua yêu cầu của đề bài
Kỹ năng
Biết vẽ và trình bày các dạng biểu đồ cơ bản
II. Phương tiện dạy học
Thước kẻ
Máy tính
Sách hướng dẫn ôn tập
III. Tiến trình lên lớp
Mở bài
Trong quá trình học tập môn Địa lí, kỹ năng vẽ biểu đồ từ bảng số liệu thống kê đã cho là một kỹ năng rất quan trọng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1
GV yêu cầu HS kể tên các dạng biểu đồ mà các em đã được học
- HS trả lời
- GV nhận xét và bổ xung
Các dạng biểu đồ này thể hiện được những nội dung nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ xung
HĐ 2
GV cho HS hoàn thành phiếu học tập số 1
HĐ 3: GV nêu các bước vẽ biểu đồ.
Lưu ý: Dạng biểu đồ được xác định thông qua yêu cầu của đề bài, không phụ thuộc vào bảng số liệu vì 1 bảng số liệu có thể vẽ được rất nhiều dạng biểu đồ tuỳ thuộc vào đề bài.
VD:
HĐ 4: Nhóm
GV đưa ra bảng số liệu về diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 -2005
- Nhóm 1: Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây CN hàng năm và lâu năm (Cột ghép)
- Nhóm 2: Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng (HS xử lí số liệu ra %, lấy 1975 = 100%)
- Nhóm 3: Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây CN hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức
1. Phân loại biểu đồ
a. Dựa vào hình dạng của biểu đồ:
- Biểu đồ tròn
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ Cột ( cột đơn, cột ghép, cột chồng)
- Biểu đồ kết hợp
- Biểu đồ đường (Không xử lí số liệu và phải xử lí số liệu)
b. Dựa vào chức năng thể hiện của biểu đồ:
- Biểu đồ thể hiện cơ cấu
- Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng
- Và biểu đồ so sánh
2. Các bước vẽ biểu đồ
b1: Xác định rõ yêu cầu của đề bài để lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp
- Biểu đồ thể hiện cơ cấu:
+ Biểu đồ tròn (3 năm trở xuống)
+ Biểu đồ miền (4 năm trở lên)
+ Biểu đồ cột chồng và vuông (Ít sử dụng).
- Biểu đồ thể hiện tăng trưởng:
+ Cột
+ Đường (Phải xử lí số liệu và không xử lí số liệu)
+ Đường và cột
- Biểu đồ so sánh:
+ Thành phần với thành phần (cột ghép và ko cần lưu ý khoảng cách).
+ Thành phần với tổng số (Bđồ thể hiện cơ cấu).
+ Thành phần với thành phần và có mốc chung với cả nước (Bđồ cột và đường trung bình).
b2: Xử lí số liệu ( Nếu cần thiết)
b3: Vẽ biểu đồ
- Biểu đồ thích hợp nhất phải thoả mãn 2 điều kiện:
+ Thể hiện một cách chính xác bảng số liệu
+ Có tính trực quan cao nhất
- Biểu đồ phải được vẽ chính xác, rõ ràng có đầy đủ các dữ kiện như: Tên biểu đồ, chú giải, số liệu trên biểu đồ và phải đảm bảo tính thẩm mĩ
PHIẾU HỌC TẬP
Họ tên:....................................................
Nối dạng biểu đồ thích hợp với các chức năng thể hiện sao cho phù hợp
Dạng biểu đồ
Chức năng thể hiện
Cột
Miền
Đường
Kết hợp cột và đường
Tròn
Cơ cấu ( Có 3 năm trở xuống)
Cơ cấu ( Có 4 năm trở lên)
Sự tăng trưởng
So sánh thành phần với thành phần
So sánh một thành phần với tổng sô
Bài tập VD:
Cho bảng số liệu:
Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
của nước ta giai đoạn 1975 – 2005
Đơn vị: nghìn ha
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
Cây CN hằng năm
210,1
371,7
600,7
542
716,7
778,1
761,5
Cây CN lâu năm
172,8
256
470,3
657,3
902,3
1451,3
1633,6
Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây CN hàng năm và lâu năm.
Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng (HS xử lí số liệu ra %, lấy 1975 = 100%)
Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây CN hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
HS vẽ được biểu đồ hình cột ghép
b) HS tiến hành xử lí số liệu
Bảng : Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp hàng năm
và lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005
(Đơn vị: %)
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
Cây CN hàng năm
100
176,9
285,9
258
341,1
370,3
410
Cây CN lâu năm
100
148,1
272,2
330,4
522
839,9
945,4
c) Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây CN hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005.
- HS xử lí số liệu
Bảng cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005 (%)
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
Cây CN hàng năm
54,9
59,2
56,1
45,2
44,3
34,9
34,5
Cây CN lâu năm
45,1
40,8
43,9
54,8
55,7
65,1
65,5
Vẽ biểu đồ:
Tiết 2
ÔN TẬP
KỸ NĂNG NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU
VÀ ĐỌC ATLÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I.Mục đích
Sau bài học học sinh cần nắm được kỹ năng:
Nhận xét và phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra được những kiến thức cần thiết
Đọc Atlat và khai thác được các kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam.
II. Phương tiện dạy học
Atlat địa lí Việt Nam
Sách hướng dẫn ôn tập
III. Tiến trình lên lớp
Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các dạng biểu đồ cơ bản và chức năng thể hiện của chúng?
Bài mới
Trong quá trình học môn địa lí, ngoài kỹ năng vẽ biểu đồ, chúng ta còn phải biết nhận xét biểu đồ, bảng số liệu và đọc atlat địa lí để tìm ra được các kiến thức về sự vật và hiện tượng địa lí.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: Cả lớp
GV đưa ra một bảng số liệu: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm, yêu cầu HS nêu nhận xét của mình
a) Nhận xét về sự biến động diện tích
- HS trả lời
b) Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu
- HS nhận xét
- GV yêu các các HS khác nhận xét về tiến trình nhận xét của bạn
- GV nhận xét phần trả lời của các HS rồi chốt lại kiến thức
HĐ2
GV trình bày và hướng dẫn cho HS cách đọc At lat.
GV yêu cầu HS nhắc lại về các bước đọc bản đồ
HS trả lời
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Lưu ý: Đọc Átlat chính là kỹ năng đọc bản đồ
HĐ3: Nhóm: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học
Nhóm 1 và 3
- Kể tên các tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc.
- Giải thích tại sao vùng có thể mạnh về thuỷ điện và khai thác khoáng sản?
Nhóm 2 và 4
- Kể tên các tỉnh thuộc Tây Nguyên
- Giải thích tại sao Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta
1) Kỹ năng nhận xét bảng số liệu
B1: Nắm vững tên bảng, đơn vị tính và yêu cầu của bài tập và những tiêu chí cần
nhận xét.
B2: trong một số trường hợp, phải xử lí số liệu trước khi nhận xét
B3: Nhận xét phải tuân theo trình tự :
* Từ khái quát đến cụ thể
* Từ chung đến riêng
* Từ cao xuống thấp
- Phát hiện các mối liên hệ giữa số liệu theo cột và hàng, Chú ý đến giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và những điểm đột biến
So sánh mốc thời gian đầu, cuối của bảng và các mốc có tính đột biến.
So sánh đối chiếu cả giá trị tuyệt đối và tương đối
Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để làm tăng sức thuyết phục.
2) Kỹ năng đọc Atlat địa lí Việt Nam
- Đọc kỹ yêu cầu của đề bài, để xác định nội dung và trang bản đồ cần đọc
- Xem trang mở đầu để nắm được các kí hiệu chung được sử dụng trong các trang bản đố
- Tìm trang bản đồ cần đọc, xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và đặc điểm của đối tượng cần tìm hiểu.
- Trong một số trường hợp, HS phải biết chồng xếp các bản đồ để giải thích đặc điểm phân bố của một đối tượng.
- Khi làm việc với Atlat cần chú ý khai thác các biểu đồ, các bảng số liệu để làm rõ nội dung địa lí cần tìm hiểu.
VD: Trong trang bản đồ nông nghiệp, khi trình bày về cây CN, tờ bản đồ chỉ trình bày được sự phân bố các cây công nghiệp và các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Muốn tìm hiểu tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng và diện tích trồng cây CN thì phải sử dụng các số liệu được trình bày kèm theo trang bản đồ
HS làm việc theo nhóm
Đại diện các nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét và chốt lại kiến thức
* Nhóm 1 & 3: Kết quả cần đạt
- Tên các tỉnh thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình (Tây Bắc), Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà GIang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh (Đông Bắc).
- Vùng có thể mạnh về thuỷ điện và khai thác khoáng sản vì: Đây là vùng giàu tài nguyên khoáng sản vào bậc nhất nước ta:
+ Than ở Quảng Ninh
+ Đồng – Niken ở Sơn La
+ Đất hiếm ở Lai Châu
+Sắt ở Yên Bái
+ Đồng, vàng, Apatit (Lao Cai)
+ Kẽm - chì ở Bắc Kạn
Thuận lợi cho các ngành công nghiệp khai thác phát triển.
- Các sông suối trong vùng có trữ năng thuỷ điện khá lớn, do chảy trên nền địa hình cao, dốc. Hệ thống sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước, riêng sông Đà chiếm 60% trữ năng của cả vùng.
- Nguồn thuỷ năng này đã và đang được khai thác: Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (S.Đà), Thuỷ điện Thác Bà (S.Chảy). Đang xây dựng: Thuỷ điện Sơn La (S. Đà), thuỷ điện Tuyên Quang (S.Gâm), nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu sông.
Nhóm 2&4: Kết quả cần đạt
Các tỉnh thuộc Tây Nguyên: Kom Tum, Gia Lai, Đắclac, Đăk Nông và Lâm Đồng.
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta vì: Vùng có diện tích cà phê lớn nhất cả nước (4/5 diện tích).
Cà phê phân bố tập trung ở Gia Lai, Đăklac, Lâm Đồng
Nguyên nhân: Vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây cà phê:
Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung thành những mặt bằng rộng lớn.
Khí hậu cận xích đạo có mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy và bảo quản nông sản.
Người dân có kinh nghiệm trong việc sản xuất cây cà phê.
Củng cố: GV yêu cầu HS nhận xét điểm chung giữa 3 kỹ năng và sự quan trọng của việc xác định rõ yêu cầu của đề bài để tực hiện một cách chính xác các nội dung kỹ năng được yêu cầu.
File đính kèm:
- ON TAP PHAN KY NANG DIA12HAY.doc