Ôn tập thi học kì 2 Vật lý 8

 Câu 1. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào.và.

 A. khối lượng; vận tốc B. độ biến dạng; khối lượng

 C. khối lượng; vị trí của vật so với mặt đất D. vận tốc ; độ biến dạng

 Câu 2. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây?

 A. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.

 B. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.

 C. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.

 D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.

 Câu 3. Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây?

 A. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng B. Chỉ có thế năng

 C. Chỉ có nhiệt năng D. Chỉ có động năng

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập thi học kì 2 Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP THI HỌC KÌ 2 VẬT LÝ 8 2007-2008 Câu 1. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào..............và.............. A. khối lượng; vận tốc B. độ biến dạng; khối lượng C. khối lượng; vị trí của vật so với mặt đất D. vận tốc ; độ biến dạng Câu 2. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây? A. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì. B. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm. C. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì. Câu 3. Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây? A. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng B. Chỉ có thế năng C. Chỉ có nhiệt năng D. Chỉ có động năng Câu 4. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn B. Tất cả đều đúng C. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn D. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn Câu 5. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng A. Thể tích B. Khối lượng C. Nhiệt năng D. Nhiệt độ Câu 6. Động năng của vật phụ thuộc vào..................và.................. A. khối lượng; vị trí của vật so với mặt đất B. khối lượng; vận tốc C. độ biến dạng; khối lượng D. vận tốc ; độ biến dạng Câu 7. Chọn câu ghép đúng: 1. Dẫn nhiệt a. dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt 2. Đối lưu b. hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn 3. Bức xạ nhiệt c. hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và khí 4. Các hình thức truyền nhiệt d. hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng A. 1 - d B. 4 - b C. 3 - a D. 2 - c Câu 8. Trong cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng? A. Không khí, nước, thủy ngân, đồng B. Thủy ngân, đồng, nước, không khí C. Đồng, nước, thủy ngân, không khí D. Đồng, thủy ngân, nước, không khí Câu 9. Trong quá trình biến đổi cơ học, cơ năng của vật ......... A. chỉ có động năng B. chỉ có thế năng C. bảo toàn D. thay đổi Câu 10. Bỏ đồng tiền được đun nóng vào một cốc nước thì nhiệt năng của đồng tiền và cốc nước thay đổi thế nào? A. Nhiệt năng của đồng tiền và của nước đều tăng B. Nhiệt năng của đồng tiền tăng, của nước giảm C. Nhiệt năng của đồng tiền và của nước đềuu giảm D. Nhiệt năng của đồng tiền giảm, của nước tăng Câu 11. Câu nào sau đây nói về công và nhiệt lượng là đúng? A. Một vật chỉ thực hiện công khi nhận được nhiệt lượng. B. Công và nhiệt lượng không phải là các dạng năng lượng. C. Công và nhiệt lượng là hai đại lượng không có cùng đơn vị đo. D. Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng. Câu 12. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt của chất nào dưới đây? A. Chỉ của chất rắn B. Của cả chất khí, chất lỏng, chất rắn C. Chỉ của chất lỏng D. Chỉ của chất khí Câu 13. Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt chủ yếu của: A. Chất khí B. Chất rắn và chất lỏng C. Chất rắn D. Chất lỏng Câu 14. Trong sự truyền nhiệt sau đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất B. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của thanh đồng C. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn Câu 15. Đổ 50cm3 nước vào 70cm3 rượu, thể thấu kính hội tích hỗn hợp rượu và nước là: A. Lớn hơn 130cm3 B. Nhỏ hơn hoặc bằng 130cm3 C. Bằng 130cm3 D. Nhỏ hơn 130cm3 Câu 16. Môi trường nào không có nhiệt năng A. Chân không B. Khí C. Rắn D. Lỏng Câu 17. Một động cơ thực hiện công 180 000J trong 30 phút. Công suất của động cơ là: A. 5400000W B. 1000W C. 100W D. 6000W Câu 18. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong trường hợp nào dưới đây A. Chỉ trong chân không B. Chỉ trong chất lỏng và chất rắn C. Chỉ trong chất lỏng D. Trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí Câu 19. Động năng của vật là cơ năng của vật có được khi vật............ A. đang nằm yên trên mặt đất B. ở độ cao so vói mặt đất C. bị biến dạng D. chuyển động Câu 20. Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu? A. Chỉ chất khí B. Cả chất khí, chất lỏng, chất rắn. C. Chỉ chất lỏng; D. Chỉ chất khí và chất lỏng. Câu 21. Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có. C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật. Câu 22. Sự kiện nào cho biết khi thực hiện công lên vật thì vật nóng lên? A. Quẹt diêm tạo ra lửa B. Tất cả đều đúng C. Xoa hai bàn tay nhiều lần D. Thợ rèn đùng búa đập lên tấm sắt nhiều lần Câu 23. Chọn câu đúng nhất A. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng B. Chỉ có những vật có thể tích lớn mới có nhiệt năng C. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng D. Mọi vật có nhiệt độ dù cao hay thấp đều có nhiệt năng Câu 24. Trong dao động của con lắc vẽ ở hình 1, khi nào chỉ có một hình thức chuyển hoá năng lượng từ thế năng sang động năng? A. Khi con lắc chuyển động từ A đến B. B. Khi con lắc chuyển động từ C đến A. C. Khi con lắc chuyển động từ B đến C. D. Khi con lắc chuyển động từ A đến C. Câu 25. Hiện tượng nào sau đây không phải do chuyển động không ngừng của nguyên tử, phân tử gây ra? A. Quả bóng bay dù buộc thật chặt vẫn ngày một xẹp dần theo thời gian B. Đường tan vào nước C. Sự tạo thành gió. D. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước Câu 26. Nung nóng một tấm kim loại rồi thả vào một chậu nước, có sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình này từ: A. Cơ năng sang nhiệt năng B. Nhiệt năng sang cơ năng C. Cơ năng sang cơ năng D. Nhiệt năng sang nhiệt năng Câu 27. Có 3 bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ .Sau khi dùng các đèn cồn toả nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của chất lỏng ở các bình sẽ như thế nào? A. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C. B. Nhiệt độ của chất lỏng ở 3 bình như nhau. C. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A. D. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình C cao nhất, rồi đến bình B, bình A. Câu 28. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi? A. Khối lượng và trọng lượng B. Thể tích và nhiệt độ C. Nhiệt năng D. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng Câu 29. Chọn câu ghép đúng 1. Cơ năng của vật là a. phụ thuộc vị trí của vật đối với mặt đất 2. Thế năng hấp dẫn b. phụ thuộc khối lượng và vật tốc của vật 3. Động năng của vật c. tổng động năng và thế năng 4. Thế năng đàn hồi d. phụ thuộc độ biến dạng A. 1 - c B. 3 - d C. 4 - a D. 2 - b Câu 30. Chọn phát biểu đúng: A. Công suất là lực tác dụng trong một đơn vị thời gian B. Công suất là công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một quãng đường 1 mét C. Công suất là công thực hiện được trong một giây D. Công thức tính công suất P = A.t Câu 31. Ném một vật lên cao, động năng giảm. Do đó: A. Thế năng của vật bằng 0 B. Thế năng của vật tăng lên C. Thế năng của vật cũng giảm theo D. Thế năng không đổi Câu 32. Vật ở cách mặt đất một độ cao h, năng lượng của vật thuộc dạng A. Một dạng năng lượng khác B. Thế năng hấp dẫn C. Thế năng đàn hồi D. Động năng Câu 33. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào dưới đây của vật tăng lên? A. Thể tích B. Nhiệt độ C. Khối lượng D. Khối lượng riêng Câu 34. Dẫn nhiệt chỉ xảy ra trong chất rắn A. Sai B. Đúng Câu 35. Vật có cơ năng khi A. Vật có khả năng thực hiện công cơ học B. Vật không có khả năng thực hiện công cơ học C. Vật có khả năng nhận một công cơ học D. Vật thực hiện được một công cơ học Câu 36. Một vật chuyển động trên mặt đất, năng lượng của vật tồn tại ở dạng: A. Động năng B. Một dạng năng lượng khác C. Thế năng đàn hồi D. Thế năng hấp dẫn Câu 37. Khi....(1).....thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra......(2).....hơn. A. (1) nhiệt độ giảm; (2) chậm B. (1) nhiệt độ tăng; (2) nhanh C. (1) nhiệt độ giảm; (2) nhanh D. (1) nhiệt độ tăng; (2) chậm Câu 38. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng? A. Jun trên kilôgam Kelvin, kí hiệu là J/kg.K B. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg C. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg D. Jun, kí hiệu là J Câu 39. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền A. từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn. B. từ vật có nhịêt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. D. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. Câu 40. Chọn câu sai: Sự dẫn nhiệt từ vật này sang vật khác khi: A. Vật có nhiệt độ lớn sang vật có nhiệt độ nhỏ B. Hai vật tiếp xúc nhau C. Vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ D. Hai vật áp sát nhau, vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp Câu 41. Một học sinh đi bộ được 750 bước trong 1 giờ, mỗi bước thực hiện công 30J. Công suất của học sinh là A. Một kết quả khác B. 6,25W C. 375W D. 0,008W Câu 42. Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6 m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu? A. 12 W B. 180 W C. 360 W D. 720 W Câu 43. Một động cơ có công suất 735W, công thực hiện của động cơ trong 45s là: A. 33075J B. 5511,3 C. 551,3J D. 330750J Câu 44. Cần cẩu A nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu. A. Công suất của A lớn hơn. B. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này. C. Công suất của A và của B bằng nhau. D. Công suất của B lớn hơn. Câu 45. Cho hai máy 1 và 2, khi nói máy 1 hơn máy 2 thì: A. Máy 1 thực hiện công nhiều hơn máy 2 B. Cùng một công thực hiện thì máy 1 cần nhiều thời gian hơn máy 2 C. Cùng một công thực hiện thì máy 2 cần nhiều thời gian hơn máy 1 D. Trong cùng thời gian, máy 2 thực hiện công nhiều hơn máy 1 Câu 46. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì A. hiện tượng khuếch tán ngừng lại. B. hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên. C. hiện tượng khuếch tán không thay đổi. D. hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi. Câu 47. Một động cơ có công suất 9kW, công động cơ thực hiện là 45000J. Tính thời gian thực hiện công đó? A. 0,2s B. Một giá trị khác C. 5000s D. 5s Câu 48. Đá quả bóng lên cao, năng lượng quả bóng ở dưới dạng: A. Cơ năng, nhiệt năng B. Thế năng C. Cơ năng D. Động năng Câu 49. Một người kéo một gàu nước từ giếng sâu 12m mất 30s. Người này phải dùng một lực 180N. Công suất người kéo có giá trị: A. 36W B. 72W C. 64W D. 81W Câu 50. Đơn vị của nhiệt năng là: A. Jun (J) B. Oát (W) C. Niuton (N) D. Một đơn vị khác Câu 51. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng? A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống. B. Chỉ khi vật đang rơi xuống. C. Chỉ khi vật đang đi lên. D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất. Câu 52. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật? A. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật B. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật C. Q = mcΔt, với Δt là độ giảm nhiệt độ D. Q = mcΔt, với Δt là độ tăng nhiệt độ Câu 53. Bức xạ nhiệt chỉ xảy ra trong chân không A. Sai B. Đúng Câu 54. Nhiệt độ của tấm sắt lớn hơn nhiệt độ của tấm đồng, so sánh nhiệt năng của hai tấm đó. A. Không so sánh được. B. Nhiệt năng của tấm đồng nhỏ hơn C. Nhiệt năng của hai tấm bằng nhau D. Nhiệt năng của tấm đồng lớn hơn Câu 55. Một con ngựa kéo một chiếc xe với một lực không đổi bằng 80N đi được 4km trong 30 phút. Công suất của ngựa là: A. 177,78W B. 10,67 C. 10666,67W D. 0,18W Câu 56. Trong thí nghiệm của Brao, tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động hỗn độn không ngừng? A. Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng. B. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía. C. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử. D. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách. Câu 57. Chọn câu ghép đúng: 1. Nhiệt độ vật càng cao a. nhiệt năng của vật càng lớn 2. Đơn vị của nhiệt năng b. thực hiện công và truyền nhiệt 3. Các cách làm biến đổi nhiệt năng c. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật 4. Nhiệt năng của một vật d. (Jun (J) hoặc oát (W) A. 4 - c B. 1 - b C. 2 - d D. 3 - a Câu 58. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng? A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng. C. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun. D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau. Câu 59. Câu nào đưới đây nói về nhiệt năng là không đúng? A. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi. B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra. C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. Câu 60. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm B. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng. C. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng. D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm. Câu 61. Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng ? A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng. B. Khi vật toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm . C. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. D. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng . Câu 62. Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách nào dưới đây A. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt B. Chỉ bằng cách đối lưu C. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt D. Bằng cả 3 cách truyền nhiệt Câu 63. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật? A. Q = mc Δ t, với Δt độ tăng nhiệt độ của vật. B. Q = mc(t2 - t1), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật C. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật D. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật Câu 64. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào dưới đây? A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng tới đầu không bị nung nóng của thanh đồng B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn Câu 65. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Chỉ có thế năng, không có động năng. D. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách. Câu 66. Hai vật cùng khối lượng chuyển động trên đường nằm ngang. Chọn nhận xét đúng: A. Vật có vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn B. Động năng của hai vật bằng nhau vì hai vật có cùng khối lượng C. Vật nào có thể tích lớn thì động năng lớn D. Vật nào có thể tích nhỏ thì động năng nhỏ Câu 67. Ba hình thức truyền nhiệt là: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt A. Đúng B. Sai Câu 68. Chọn câu ghép đúng 1. Cơ năng của vật a. do vị trí của vật đối với mặt đất 2. Thế năng hấp dẫn là cơ năng có được b. do vật chuyển động 3. Động năng của vật là cơ năng có được c. tổng động năng và thế năng 4. Thế năng đàn hồi là cơ năng có được d. do vật bị biến dạng A. 3 - c B. 2 - b C. 4 - d D. 1 - a Câu 69. Khả năng dẫn nhiệt phụ thuộc vào yếu tố nào của vật? A. Trọng lượng của vật B. Khối lượng của vật C. Bản chất của vật D. Thể tích của vật Câu 70. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? A. Chỉ ở chất khí B. Chỉ ở chất lỏng và chất khí C. Ở chất lỏng, chất khí và chất rắn D. Chỉ ở chất lỏng Câu 71. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt ở môi trường nào? A. Khí, rắn B. Lỏng, khí C. Lỏng, rắn D. Rắn, lỏng, khí Câu 72. Chọn kết luận đúng nhất: A. Động năng có thề chuyển hóa thành thế năng và ngược lại B. Thế năng có thề chuyển hóa thành động năng C. Động năng có thề chuyển hóa thành thế năng D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn Câu 73. Đối lưu có thể xảy ra trong chất rắn A. Sai B. Đúng Câu 74. Đơn vị của công suất là: A. W B. Mã lực C. KW D. W, KW hoặc mã lực Ðáp án 01. - - = - 20. - - - ~ 39. - / - - 58. ; - - - 02. - - = - 21. - - - ~ 40. - - = - 59. - / - - 03. ; - - - 22. - / - - 41. - / - - 60. ; - - - 04. - - = - 23. - - - ~ 42. ; - - - 61. ; - - - 05. - / - - 24. ; - - - 43. ; - - - 62. - - - ~ 06. - / - - 25. - - = - 44. - - - ~ 63. - - - ~ 07. - - - ~ 26. - - - ~ 45. - - = - 64. ; - - - 08. - - - ~ 27. - - = - 46. - / - - 65. - - = - 09. - - = - 28. ; - - - 47. - - - ~ 66. ; - - - 10. - - - ~ 29. ; - - - 48. ; - - - 67. ; - 11. - / - - 30. - - = - 49. - / - - 68. - - = - 12. - / - - 31. - / - - 50. ; - - - 69. - - = - 13. - - = - 32. - / - - 51. ; - - - 70. - / - - 14. - / - - 33. - - - ~ 52. - - - ~ 71. - / - - 15. - - - ~ 34. ; - 53. ; - 72. - - - ~ 16. ; - - - 35. ; - - - 54. ; - - - 73. ; - 17. - - = - 36. ; - - - 55. ; - - - 74. - - - ~ 18. - - - ~ 37. - / - - 56. - / - - 19. - - - ~ 38. ; - - - 57. ; - - - BÀI TẬP: Một con ngựa kéo một chiếc xe với một lực không đổi bằng 90N và đi được 4,5km trong 30 phút. Tính công và công suất trung bình của con ngựa? Dùng động cơ cần trục để đưa một lô gạch có trọng lượng 10 000N lên độ cao 60m trong 5 phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ là bao nhiêu? (ĐS:2000W) Một người có khối lượng 60kg leo núi theo một sợi dây thẳng đứng dài 10m trong 2 phút. Hỏi công suất của người đó trong khi leo? (ĐS: 50W) Nhúng một thỏi sắt có khối lượng 2kg đang nóng đỏ ở 5000C vào 10kg nước ở 200C. Tính nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt? Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. (ĐS: 12,60C) Người ta thả một thỏi đồng có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 1200C vào một nồi nhôm có khối lượng 0,5kg đựng 2 lít nước. sau một thời gian, nhiệt độ của thỏi đồng và nước đều bằng 200C. Hỏi nồi nhôm và nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ?( ĐS: 19000J và 2,10C) Một nhiệt lượng kế chứa 2kg ở 150C. Cho vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng có khối lượng 500g ở 1000C. Tính nhiệt độ cân bằng của hệ? Nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước 4200J/kg.K. (ĐS: 16,80C) Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 1000C vào 0,25lít nước ở 58,50C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 600C. a. Tính nhiệt lượng nước thu được. b. Tính nhiệt dung riêng của chì. c. Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng? Thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 300C. Hỏi nước nóng thêm bao nhiêu độ (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài). Cho nhiệt dung riêng của đồng 380J/kg.K, của nước 4200J/kg.K. Nhiệt lượng đồng tỏa ra: Qđ = mđ.cđ(t1- t) = 0,6.380.(100-30) = 15960J Nhiệt lượng nước thu vào: Qn= mn. cn. tn= 2,5.4200.tn Vì nhiệt lượng thu vào bằng nhiệt lượng tỏa ra nên: Qn = Qđ 2,5.4200.tn = 15960 => tn= 1,520C Tóm tắt: mđ = 0,6kg cđ = 380J/kg.K t1 = 1000C t = 300C mn = 2,5kg cn= 4200J/kg.K tn= ? Thả một quả cầu bằng đồng được đun nóng đền nhiệt độ 1200C vào 0,5kg nước ở 300C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 400C. Cho rằng quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Tính khối lượng quả cầu. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là: 380.106J/kg.K, 4200J/kg.K Tóm tắt: Nhiệt lượng đồng tỏa ra: Q1= m1. c1. t1= m1. 380.(120-40)= m1.30400 Nhiệt lượng nước thu vào: Q2= m2. c2. t2= 0,5.4200.(40-30) = 21000J Nhiệt lượng quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên: Q1 = Q2 m1.30400 = 21000 => m1 = = 0,69kg m1 = ?kg c1= 380J/kg.K đồng t1 = 1200C t = 400C t2 = 300C m2= 0,5kg nước c2= 4200J/kg.K

File đính kèm:

  • docON TAP THI HOC KI 2 VAT LI 8.doc
Giáo án liên quan