Ôn tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Phần: Ancol

Câu 1:Khi oxi hóa 6,9 gam ancol etylic bằng CuO (t o) với hiệu suất phản ứng đạt 80% thì lượng anđehit axetic thu được là

 A. 3,68 gam B. 5,28 gam C. 6,6 gam D. 8,25 gam

Câu 2. Chia a gam ancol etylic thành 2 phần bằng nhau. Đem nung nóng phần 1 với H2SO4 đặc ở 1700C thu được khí etilen. Đốt cháy hoàn toàn lượng etilen này thu được 3,6 gam nước. Đốt cháy hoàn toàn phần 2 rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

 A. 19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82.

Câu 3: Trộn 0,5mol C2H5OH và 0,7 mol C3H7OH. Sau đó dẫn qua H2SO4 đặc nóng. Tất cả ancol đều bị khử nước ( không có ancol dư). Lượng anken sinh ra làm mất màu 1 mol Br2 trong dung dịch . Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy số mol H2O tạo thành trong sự khử nước trên là:

 A. 1mol B. 1,1mol C. 1,2mol D. 0,6mol

Câu 4: Chia a gam ancol etylic thành hai phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 3,36 lít CO2. Phần 2 tách nước hoàn toàn thành etilen. Đốt cháy hết lượng etilen thu được m gam H2O. Tính m?

 A. 1,8g B. 3,6g C. 2,7g D. 5,4g

Câu 5: Chia a gam ancol etylic thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 đem đun nóng với H2SO4 đặc ở 180oC thu được khí etilen. Đốt cháy hoàn toàn lượng etilen này thu được 1,8g H2O.

- Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là?

 A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 6,72

Câu 6: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol CH3OH và 0,2 mol C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140oC, khối lượng ete thu được là

 A. 12,4 gam. B. 7 gam. C. 9,7 gam. D. 15,1 gam

Câu 7: Cho m gam hỗn hợp A gồm glixerol và etanol t/d với lượng Na kim loại dư, sau p/ứ thu được 8,4 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, m gam hỗn hợp A lại hóa tan vừa hết 9,8 gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng. Vậy m có giá trị là:

 A. 23,5 gam B. 25,0 gam C. 23,0 gam D. 25,3 gam

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Phần: Ancol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ANCOL Câu 1:Khi oxi hóa 6,9 gam ancol etylic bằng CuO (t o) với hiệu suất phản ứng đạt 80% thì lượng anđehit axetic thu được là A. 3,68 gam B. 5,28 gam C. 6,6 gam D. 8,25 gam Câu 2. Chia a gam ancol etylic thành 2 phần bằng nhau. Đem nung nóng phần 1 với H2SO4 đặc ở 1700C thu được khí etilen. Đốt cháy hoàn toàn lượng etilen này thu được 3,6 gam nước. Đốt cháy hoàn toàn phần 2 rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82. Câu 3: Trộn 0,5mol C2H5OH và 0,7 mol C3H7OH. Sau đó dẫn qua H2SO4 đặc nóng. Tất cả ancol đều bị khử nước ( không có ancol dư). Lượng anken sinh ra làm mất màu 1 mol Br2 trong dung dịch . Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy số mol H2O tạo thành trong sự khử nước trên là: A. 1mol B. 1,1mol C. 1,2mol D. 0,6mol Câu 4: Chia a gam ancol etylic thành hai phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 3,36 lít CO2. Phần 2 tách nước hoàn toàn thành etilen. Đốt cháy hết lượng etilen thu được m gam H2O. Tính m? A. 1,8g B. 3,6g C. 2,7g D. 5,4g Câu 5: Chia a gam ancol etylic thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 đem đun nóng với H2SO4 đặc ở 180oC thu được khí etilen. Đốt cháy hoàn toàn lượng etilen này thu được 1,8g H2O. - Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là? A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 6,72 Câu 6: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol CH3OH và 0,2 mol C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140oC, khối lượng ete thu được là A. 12,4 gam. B. 7 gam. C. 9,7 gam. D. 15,1 gam Câu 7: Cho m gam hỗn hợp A gồm glixerol và etanol t/d với lượng Na kim loại dư, sau p/ứ thu được 8,4 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, m gam hỗn hợp A lại hóa tan vừa hết 9,8 gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng. Vậy m có giá trị là: A. 23,5 gam B. 25,0 gam C. 23,0 gam D. 25,3 gam Câu 8: Đun nóng 10ml rượu 920 với H2SO4 đậm đặc ở 1700C( hiệu suất phản ứng 60%) thu được bao nhiêu lít khí etilen (đktc) ? Biết khối lượng riêng etanol là 0,8 g/cm3 A. 2 lít B. 2,15 lít C. 2,46 lít D. 3,56 lít Câu 9: Một chai đựng rượu có nhãn ghi 25o có nghĩa là A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất. B. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml ancol nguyên chất. C. cứ 100 gam dd thì có 25 gam ancol nguyên chất. D. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất. Câu 10: Pha a gam ancol etylic (d = 0,8 g/ml) vào nước được 80 ml rượu 25o. Giá trị a là A. 16. B. 25,6. C. 32. D. 40. Câu 11: Đun nóng hỗn hợp n ancol đơn chức khác nhau với H2SO4 đặc ở 140oC thì số ete thu được tối đa là A. n(n+1)/2. B. n(2n+1)/2 C. n2/2 D. n! Câu 12: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 55%. B. 50%. C. 62,5%. D. 75%. Câu 13: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (các phản ứng ở cùng nhiệt độ) A. 0,342. B. 2,925. C. 2,412. D. 0,456. Câu 14: Đun nóng V (ml) ancol etylic 95o với H2SO4 đặc ở 1700C được 3,36 lít khí etilen (đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 60% và ancol etylic nguyên chất có d = 0,8 g/ml. Giá trị của V (ml) là A. 8,19. B. 10,18. C. 12. D. 15,13. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm metanol và butan-2-ol được 30,8 gam CO2 và 18 gam H2O. Giá trị a là A. 30,4 gam. B. 16 gam. C. 15,2 gam. D. 7,6 gam. Câu 16: Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol ? A. CaO. B. CuSO4 khan. C. P2O5. D. tất cả đều được. Câu 17: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ? A. Anđehit axetic. B. Etylclorua. C. Tinh bột. D. Etilen. Câu 18: Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là A. 3,3-đimetyl pent-2-en. B. 3-etyl pent-2-en C. 3-etyl pent-1-en. D. 3-etyl pent-3-en. Câu 19: Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là A. 2-metylbutan-2-ol. B. 3-metylbutan-1-ol. C. 3-metylbutan-2-ol. D. 2-metylbutan-1-ol. Câu 5: X là hỗn hợp khí gồm hai anken (ở đkt). Hiđrat hóa X được hỗn hợp Y gồm 4 ancol (không có ancol bậc III). X gồm A. propen và but-1-en. B. etilen và propen. C. propen và but-2-en. D. propen và 2-metylpropen. Câu 20 : Ancol etylic không thể điều chế trực tiếp bằng một phản úng từ chất nào? A. Etilen B. Etanal(CH3CHO) C. Metan D. Glucozơ Câu 21: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là A. 184 gam B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam Câu 22: Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là A. 18,4 B. 28,75g C. 36,8g D. 23g. Câu 23 : Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic . Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là A. 225 B. 112,5 g C. 120 g D. 180 g. Câu 24(DH-07-A): Cho m gam tinh bột lên men thành etanol với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa . Giá trị m là A. 550. B. 810. C. 650. D. 750. Câu 25(ĐH A- 2009):Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Tính a. A. 13,5 g B. 15,0 g C. 20,0 g D. 30,0 g Câu 26: Cho 2,25 kg glucozơ chứa 20% tạp chất trơ lên men thành ancol etylic . Trong quá trình chế biến ancol etylic bị hao hụt 10%. Khối lượng ancol etylic thu được là: A. 0,92 kg B. 0,828 kg C. 1,242 kg D. 0,46 kg Câu 27: Một loại rượu có khối lượng riêng d = 0,92 g/ml thì độ rượu là bao nhiêu? Biết rằng khối lượng riêng của H2O và C2H5OH lần lượt là 1 và 0,8 g/ml (bỏ qua sự co dãn thể tích). A. 450 B. 39,50 C. 900 D. 400. Câu 28 :Để thu được 460 ml rượu 500 (d = 0,8 g/ml) ở hiệu suất 50%, thì khối lượng gạo nếp (có chứa 80% tinh bột về khối lượng) cần phải dùng là: A. 450 gam B. 520 gam C. 810 gam D. 860 gam Câu 29: (B – 2008) Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu 460 là : (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml). A. 5,4 kg B. 5,0 kg C. 6,0 kg Câu 30(CD-10-A): Cho 10 ml dung dịch ancol etylic 46o phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Giá trị của V là A. 4,256. B. 0,896. C. 3,360. D. 2,128. Câu 31:Cho sơ đồ phản ứng sau : But-1-enXYZTK Biết X, Y, Z, T, K đều là sản phẩm chính của từng giai đoạn. Công thức cấu tạo thu gọn của K là A. CH3CH(OH)CH(OH)CH3. B. CH3CH2CH(OH)CH3. C. CH3CH2CH(OH)CH2OH. D. CH2(OH)CH2CH2CH2OH. Câu 32:Cho dãy chuyển hóa sau : Biết X, Y là sản phẩm chính. Vậy công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là A. CH3CH=CH2, CH3CH2CH2OH. B. CH3CH=CH2, CH3CH2CH2OSO3H. C. CH3CH=CH2, CH3CH(OH)CH3. D. C3H7OC3H7, CH3CH2CH2OSO3H. Câu 33:Cho Na tác dụng với etanol dư sau đó chưng cất để đuổi hết etanol dư rồi đổ nước vào chất rắn còn lại trong bình, sau đó thêm vào bình vài giọt dung dịch quỳ tím thấy dung dịch A. có màu xanh. B. không màu. C. có màu đỏ. D. có màu tím. Câu 34: Đun nóng hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì có thể thu được tối đa bao nhiêu ete? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 35: Cho dãy chuyển hóa sau : Biết E, F là sản phẩm chính, các chất phản ứng với nhau theo tỉ lệ 1 :1 về số mol. Công thức cấu tạo thụ gọn của F là A. CH3CH2CHBrCH2Br B. CH3CHBrCHBrCH3 C. CH3CH2CBr2CH3 D. CH2BrCH2CH=CH2 Câu 36:A là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H10O. Biết : Khi oxi hoá A bằng CuO ( t0), thu được anđehit. Khi cho anken tạo thành từ A hợp nước (H+, t0) thì cho một ancol bậc 1 và một ancol bậc 3. Tên gọi của A là: A. Butan-1-ol. B. Butan-2-ol. C. 2-metylpropan - 2- ol. D. 2-metylpropan- 1- ol. Câu 37:Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O thu được tối đa ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3CH(OH)CH2CH3. B. CH3OCH2CH2CH3. C. (CH3)3COH. D. CH3CH(CH3)CH2OH. Câu 38: Chất X có công thức phân tử C4H10O. Khi oxi hoá X bằng CuO (to) thì thu được chất hữu cơ Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Mặt khác khi cho anken tạo ra từ X hợp nước (H+, to) thì cho một ancol bậc 1 và một ancol bậc 2. X là A. Butan-1-ol. B. Butan-2-ol. C. 2-metylpropan - 2- ol. D. 2-metylpropan- 1- ol. Câu 39 Đun nóng 2,3−đimetylpentan−2−ol với H2SO4 đặc, ở 170oC, sau phản ứng thu được sản phẩm chính là chất nào sau đây ? A. CH2=CHCH(CH3)CH(CH3)2 B. CH3−CH=C(CH3)CH(CH3)2 C. C2H5CH(CH3)C(CH3)=CH2 D. (CH3)2C=C(CH3)CH2CH3 Câu 40. Cho các hỗn hợp ancol sau: Hỗn hợp 1: (CH3OH + C3H7OH); Hỗn hợp 2: (CH3OH + C2H5OH); Hỗn hợp 3: (CH3CH2CH2OH + (CH3)2CHOH). Đun các hỗn hợp đó với dung dịch H2SO4 đặc ở 1400C và 1700C, hỗn hợp ancol nào sau phản ứngthu được 3 ete nhưng chỉ thu được 1 anken? A. Hỗn hợp 1 B. Hỗn hợp 2 C. Hỗn hợp 3 D. Cả 3 hỗn hợp trên.

File đính kèm:

  • docon_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_phan_ancol.doc