Câu 1 (M1)
Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là
A. ảnh ảo nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo lớn hơn vật.
C. ảnh thật nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật lớn hơn vật.
Câu 2 (M1)
Về phương diện quang học: Thể thủy tinh của mắt giống
A. gương cầu lồi.
B. gương cầu lõm.
C. thấu kính hội tụ.
D. thấu kính phân kỳ.
Câu 3 (M1)
Mắt một người bình thường khi nhìn vật ở xa mà mắt không điều tiết thì ảnh của vật ở
A. trước màng lưới.
B. trên màng lưới.
C. trước thể thủy tinh.
D. trên thể thủy tinh.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập trắc nghiệm vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài
MẮT
I/ Ma trận
NỘI DUNG
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
TỔNG CỘNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Mắt
1,2,3,4
5,6,7,8
9,10,11,12
12
II/ Đề
Câu 1 (M1)
Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là
ảnh ảo nhỏ hơn vật.
ảnh ảo lớn hơn vật.
ảnh thật nhỏ hơn vật.
ảnh thật lớn hơn vật.
Câu 2 (M1)
Về phương diện quang học: Thể thủy tinh của mắt giống
gương cầu lồi.
gương cầu lõm.
thấu kính hội tụ.
thấu kính phân kỳ.
Câu 3 (M1)
Mắt một người bình thường khi nhìn vật ở xa mà mắt không điều tiết thì ảnh của vật ở
trước màng lưới.
trên màng lưới.
trước thể thủy tinh.
trên thể thủy tinh.
Câu 4 (M1)
Sự điều tiết của mắt là:
Sự co giãn của thể thủy tinh để đưa ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
Sự co giãn của thể thủy tinh để đưa ảnh của vật hiện cùng chiều với vật trên màng lưới.
Sự co giãn của thể thủy tinh để đưa ảnh của vật về điểm cực viễn của mắt.
Sự co giãn của thể thủy tinh để đưa ảnh của vật về điểm cực cận của mắt
Câu 5 (M2)
Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là:
Tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật.
Tạo ra ảnh thật, bé hơn vật.
Tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật.
Tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật.
Câu 6 (M2)
Mắt một người bình thường khi nhìn vật ở rất xa, mắt không điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu cự của thể thủy tinh ở vị trí
trên thể thủy tinh.
trước màng lưới.
trên màng lưới.
sau màng lưới.
Câu 7 (M2)
So sánh là hợp lý giữa mắt và máy ảnh:
Mắt hoàn toàn giống máy ảnh về mặt quang học.
Mắt hoàn toàn không giống máy ảnh về mặt quang học.
Công dụng của mắt và máy ảnh về phương diện quang học là giống nhau.
Công dụng của mắt và máy ảnh về phương diện quang học là không giống nhau.
Câu 8 (M2)
Một đặc điểm mà nhờ đó mắt nhìn rõ vật là
thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong.
màng lưới có thể thay đổi độ cong.
thể thủy tinh có thể di chuyển được.
màng lưới có thể di chuyển được.
Câu 9 (M3)
Khi dịch chuyển vật dần ra xa mắt, quá trình điều tiết làm cho
tiêu cự của thể thủy tinh tăng do cơ vòng của mắt co lại.
tiêu cự của thể thủy tinh tăng do cơ vòng của mắt giãn ra.
tiêu cự của thể thủy tinh giảm do cơ vòng của mắt co lại.
tiêu cự của thể thủy tinh giảm do cơ vòng của mắt giãn ra.
Câu 10 (M3)
Tiêu cự của thể thủy tinh là dài nhất khi mắt quan sát vật ở
cực cận.
cực viễn.
khoảng cực cận.
khoảng cực viễn.
Câu 11 (M3)
Khi nhìn một vật ở cách mắt 10m thì ảnh của vật trên màng lưới có độ cao 1,5cm. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm. Độ cao của vật sẽ là
5m.
7,5m.
15m.
20m.
Câu 12 (M3)
Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới có độ cao bao nhiêu. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.
0,5cm.
1,0cm.
1,5cm.
2,0cm.
III/ Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
C
B
A
B
C
C
A
A
B
B
B
Bài
MÀU SẮC CỦA VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU
I/ Ma trận
NỘI DUNG
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
TỔNG CỘNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Màu sắc của vật
dưới ánh sáng trắng
và dưới ánh sáng màu
1,2,3,4
5,6,7,
8,9
9
II/ Đề
Câu 1 (M1)
Vật không có khả năng tán xạ ánh sáng là vật có màu
trắng.
đen.
xanh.
Vàng.
Câu 2 (M1)
Chiếu vào vật có màu trắng bằng ánh sáng màu nào thì ta sẽ nhình thấy vật đó có
màu trắng.
màu đen.
màu của ánh sáng chiếu vào vật.
màu khác với nàu của ánh sáng chiếu vào vật.
Câu 3 (M1)
Trong phòng tối, chiếu một chùm sáng trắng vào một tấm giấy màu đỏ ta thấy tấm giấy có
màu đỏ.
màu trắng.
màu đỏ tím.
màu cam.
Câu 4 (M1)
Nhận xét đúng khi nói về màu sắc các vật:
Vật màu trắng dưới ánh sáng nào cũng có màu trắng.
Vật màu đen dưới ánh sáng trắng mới có màu đen.
Vật màu xanh dưới ánh sáng nào cũng có màu xanh.
Vật màu đen dưới ánh sáng nào cũng có màu đen.
Câu 5 (M2)
Một vật màu xanh lục đặt dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy vật đó có
màu xanh lục.
màu đỏ.
màu trắng.
màu đen.
Câu 6 (M2)
Một vật ở ngoài trời sáng có màu đen là do vật có tính chất:
Tán xạ mạnh ánh sáng cùng màu với vật.
Tán xạ yếu ánh sáng khác màu với vật.
Tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu.
Không tán xạ tất cả các ánh sáng màu.
Câu 7 (M2)
Nhận xét đúng khi nói về màu sắc các vật:
Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.
Tờ giấy đỏ để dưới ánh sáng nào cũng thấy đỏ.
Mái tóc đen ở nơi nào vẫn là mái tóc đen.
Chiếc kẹp vàng trong phòng tối vẫn thấy vàng.
Câu 8 (M3)
Nhận xét nào là không đúng khi nói về màu sắc các vật:
Vật có màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
Vật có màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng.
Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng.
Vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.
Câu 9 (M3)
Một số động vật có khả năng tự thay đổi màu sắc của cơ thể là nhờ tính chất: (3)
Phản xạ ánh sáng của môi trường.
Tán xạ ánh sáng của môi trường.
Khúc xạ ánh sáng của môi trường.
Hấp thụ ánh sáng của môi trường.
III/ Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
B
C
A
D
D
D
C
D
B
Bài
SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH
I/ Ma trận
NỘI DUNG
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
TỔNG CỘNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh
1,2,3,4
5,6,7,8
9,10,11,12
12
II/ Đề
Câu 1 (M1)
Máy ảnh gồm các bộ phận chính:
Buồng tối, kính màu, chổ đặt phim.
Buồng tối, vật kính, chổ đặt phim.
Vật kính, kính màu, chổ đặt phim.
Vật kính, kính màu, chổ đặt phim, buồng tối.
Câu 2 (M1)
Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 3 (M1)
Bộ phận quang học của máy ảnh là:
Vật kính.
Phim.
Buồng tối.
Ảnh thật.
Câu 4 (M1)
Vật kính của máy ảnh sử dụng:
Thấu kính hội tụ.
Thấu kính phân kỳ.
Gương phẳng.
Gương cầu.
Câu 5 (M2)
Phim trong máy ảnh có chức năng
tạo ra ảnh thật của vật.
tạo ra ảnh ảo của vật.
ghi lại ảnh ảo của vật.
ghi lại ảnh thật của vật.
Câu 6 (M2)
Buồng tối của máy ảnh có chức năng
điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy.
không cho ánh sáng lọt vào máy.
ghi lại ảnh của vật.
tạo ảnh thật của vật.
Câu 7 (M2)
Khi ảnh của một vật dịch chuyển lại gần máy ảnh thì ảnh trên phim sẽ:
to dần.
nhỏ dần.
mờ dần.
rõ dần.
Câu 8 (M2)
Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh với mục đích
thay đổi tiêu cự của ống kính.
thay đổi khoảng cách từ vật kính đến vật.
thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.
thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.
Câu 9 (M3)
Khi chụp ảnh một vật cao 1,5m đặt cách máy ảnh 6m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là 4cm. Chiều cao ảnh của vật trên phim là:
1cm.
1,5cm.
2cm.
2,5cm.
Câu 10 (M3)
Khi chụp ảnh một vật cao 1m đặt cách máy ảnh 2m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2,5cm thì khoảng cách từ vật kính đến phim là:
1,25cm.
2cm.
2,5cm.
5cm.
Câu 11 (M3)
Khi chụp ảnh một vật cao 4m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Khoảng cách vật đến máy ảnh là:
2m.
7,2m.
8m.
9m.
Câu 12 (M3)
Khi chụp ảnh một vật đặt cách máy ảnh 9m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 1,5cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Chiều cao vật là:
1m.
2m.
3m.
6m.
III/ Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
B
A
A
D
B
A
C
A
D
D
C
Bài
TỪ TRƯỜNG ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
I/ Ma trận
NỘI DUNG
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
TỔNG CỘNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Từ trường ống dây
có dòng điện chạy qua
1,2,3,4
5,6
7,8
8
II/ Đề
Câu 1 (M1)
Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định
phương đường sức từ của một ống dây có dòng điện chạy qua.
phương đường sức từ của thanh nam châm thẳng.
chiều đường sức từ trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua.
chiều đường sức từ của thanh nam châm thẳng.
Câu 2 (M1)
Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua mạnh nhất ở vị trí
chính giữa ống dây.
hai đầu ống dây.
hai bên ống dây.
xung quanh ống dây.
Câu 3 (M1)
Khi đặt một nam châm thẳng gần ống dây dẫn bằng đồng có dòng điện chạy qua, hiện tượng xảy ra là:
Chúng luôn hút nhau.
Chúng luôn đẩy nhau.
Chúng có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo vị trí giữa hai cực nam châm và ống dây.
Chúng không hút hoặc đẩy nhau vì nam châm không hút hoặc đẩy ống dây bằng đồng.
Câu 4 (M1)
Nhận xét nào không đúng khi nói về đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua
đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua giống đường sức từ của nam châm thẳng.
đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua là những đường thẳng song song.
chiều đường sức từ của ống dây thay đổi khi ta thay đổi chiều dòng điện.
chiều đường sức từ của ống dây không đổi khi ta thay đổi chiều dòng điện.
Câu 5 (M2)
Đường sức từ của ống dây là những đường cong khép kín có chiều
từ A sang B ở trong lòng ống dây
và từ A sang B ở bên ngoài ống dây.
từ B sang A ở trong lòng ống dây A B
và từ B sang A ở bên ngoài ống dây.
từ A sang B ở trong lòng ống dây
và từ B sang A ở bên ngoài ống dây.
từ B sang A ở trong lòng ống dây
và từ A sang B ở bên ngoài ống dây.
Câu 6 (M2)
Cho dòng điện chạy qua cuộn dây có chiều như hình vẽ.
Một kim nam châm bị vẽ sai cực, đó là 1
kim 1.
kim 2. 2 3
kim 3.
kim 4. 4
Câu 7 (M3)
Hai cuộn dây dẫn được treo gần nhau, đồng trục, chúng sẽ
hút nhau.
đẩy nhau.
không hút, không đẩy vì dòng điện
qua hai cuộn dây ngược chiều nhau.
không hút, không đẩy vì hai cuộn dây riêng rẽ nhau.
Câu 8 (M3)
Một thanh nam châm có thể quay tư do quanh trục đặt gần ống dây như hình vẽ. Các cực của ống dây và nam châm hợp lý là
A. cực bắc : M ; cực nam: P
B. cực bắc : N ; cực nam: P M N P Q
C. cực bắc : M ; cực nam: Q
D. cực bắc : N ; cực nam: Q
III/ Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
C
B
C
D
C
C
B
C
File đính kèm:
- Trac nghiem li 99.doc