Ôn tập văn học nước ngoài lớp 12

a. Sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp:

- M.Gorki là ngừơi đặt nền móng cho nền văn học Nga, là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX trên thế giới. Ông sinh năm 1868 trong một gia đình lao động nghèo. Thời thiếu niên, thanh niên ông trải qua nhiều cay đắng, tủi nhục.Sớm bước vào đời kiếm sống(13 tuổi), đi lang bạt nhiều nơi, làm nhiều nghề lao động chân tay để kiếm sống,chứng kiến không ít những thói thù hằn trong gia đình và xã hội

- Tham gia hoạt động cách mạng sớm, bị cảnh sát Nga hoàng bắt nhiều lần. Ông trở thành bạn chiến đấu của Lê Nin. Không được học nhiều trên ghế nhà trường nhưng ông đã nổ lực tự học, bền bỉ sáng tác và đã là người “ đại diện vĩ đại nhất của nghệ thuật vô sản”.

- Ông viết nhiều thể loại, với khối lượng tác phẩm đồ sộ: Người mẹ, Bộ ba tự thuật, Kiếm sống, Trường đại học của tôi

- Ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều thế hệ nhà văn và với sự phát triển của văn học Xô viết. Ông mất năm 1936.

b. Tác phẩm: Một con người ra đời (1912)

· Tóm tắt tác phẩm: Trong đoàn người đói khổ đang trên đường đi kiếm việc làm, có một phụ nữ trẻ đang mang thai đến ngày sinh nở, chuyển dạ, lên cơn đau dữ dội. Chị đã sinh ra một cháu trai đầu lòng kháu khỉnh nhờ sự giúp đỡ của một chàng trai vừa vui tính, vừa tốt bụng, khéo tay. Như có sức mạnh kì diệu, cháu bé khiến cho người thanh niên và chị phụ nữ tự hào sung sướng, chú đã đem đến cho họ chỗ dựa tinh thần để vượt qua mọi gian lao, vất vả.

· Nội dung: Ngợi ca những phẩm chất cao quí của con người- con người xứng đáng được nâng niu, trân trọng.

· Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực và lãng mạn ( hiện thực dữ dằn, lãng mạn bay bổng thể hiện niềm tin vào tương lai, vào con người)

 

doc72 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập văn học nước ngoài lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI MĂCXIM GORKI: Sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp: M.Gorki là ngừơi đặt nền móng cho nền văn học Nga, là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX trên thế giới. Ông sinh năm 1868 trong một gia đình lao động nghèo. Thời thiếu niên, thanh niên ông trải qua nhiều cay đắng, tủi nhục.Sớm bước vào đời kiếm sống(13 tuổi), đi lang bạt nhiều nơi, làm nhiều nghề lao động chân tay để kiếm sống,chứng kiến không ít những thói thù hằn trong gia đình và xã hội… Tham gia hoạt động cách mạng sớm, bị cảnh sát Nga hoàng bắt nhiều lần. Ông trở thành bạn chiến đấu của Lê Nin. Không được học nhiều trên ghế nhà trường nhưng ông đã nổ lực tự học, bền bỉ sáng tác và đã là người “ đại diện vĩ đại nhất của nghệ thuật vô sản”. Ông viết nhiều thể loại, với khối lượng tác phẩm đồ sộ: Người mẹ, Bộ ba tự thuật, Kiếm sống, Trường đại học của tôi… Ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều thế hệ nhà văn và với sự phát triển của văn học Xô viết. Ông mất năm 1936. b. Tác phẩm: Một con người ra đời (1912) Tóm tắt tác phẩm: Trong đoàn người đói khổ đang trên đường đi kiếm việc làm, có một phụ nữ trẻ đang mang thai đến ngày sinh nở, chuyển dạ, lên cơn đau dữ dội. Chị đã sinh ra một cháu trai đầu lòng kháu khỉnh nhờ sự giúp đỡ của một chàng trai vừa vui tính, vừa tốt bụng, khéo tay. Như có sức mạnh kì diệu, cháu bé khiến cho người thanh niên và chị phụ nữ tự hào sung sướng, chú đã đem đến cho họ chỗ dựa tinh thần để vượt qua mọi gian lao, vất vả. Nội dung: Ngợi ca những phẩm chất cao quí của con người- con người xứng đáng được nâng niu, trân trọng. Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực và lãng mạn ( hiện thực dữ dằn, lãng mạn bay bổng thể hiện niềm tin vào tương lai, vào con người) LỖ TẤN: Sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp: Sinh năm 1881, là người yêu nước, thương dân, ông đã từng đổi nghề 4 lần với mong muốn cứu nước, cứu dân. Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa. Vì lẽ đó, ông thường chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật làm đối tượng miêu tả” với mục đích lôi hết bệnh của họ ra làm mọi người chú ý tìm cách chạy chữa”. Ông là nhà văn kiên trì và kiên quyết đi theo con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Lỗ Tấn- đại văn hào của TQ và thế giới- đã sống qua một giai đoạn lịch sử đầy biến động phức tạp, đã để lại một trước tác khổng lồ và đa dạng: AQ chính truyện, Nhật kí người điên, Gào thét, Bàng hoàng, Nấm mồ,… Ông mất năm 1936. Truyện ngắn Thuốc:viết 25- 4- 1919. Đăng tạp chí Tân thanh niên 5- 1919 Tóm tắt cốt truyện: Mua thuốc – Cho con uống thuốc- Đàm tiếu trong quán trà- Gặp gỡ giữa hai người mẹ ở nghĩa địa vào mùa xuân năm sau. Giá trị nội dung: Phê phán tập quán trị bệnh phản khoa học, lạc hậu. Phê phán sự lạc hậu về chính trị của quần chúng và sự hoạt động thoát ly quần chúng của các chiến sĩ cách mạng tư sản. =>Cần có một thứ thuốc khác với chiếc bánh bao tẩm máu,thứ thuốc ấy không chỉ chữa được những căn bệnh hiểm nghèo của từng cơ thể bệnh mà còn chữa được cả những bệnh về tinh thần cho toàn xã hội. Giá trị nghệ thuật: Miêu tả bi kịch gia đình đặt trong mối quan hệ xã hội rộng rãi. Kết hợp bút pháp tả thực và tượng trưng XECGÂY ÊXÊNIN:{ 1895-1925) Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp: Nhà thơ Nga, yêu thơ từ nhỏ, bắt đầu làm thơ và sáng tác thơ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sinh ra và lớn lên ở làng quê, sau này sống và hoạt động văn học tại Matxcơva. Sau cách mạng tháng Mười, tuy còn những nhận thức mơ hồ nhưng bao giờ ông cũng là một nhà thơ chân thành, đắm đuối với quê hương, băn khoăn cho số phận quê hương, tin tưởng vào tương lai đất nước. Ông đã có những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên và cuộc sống làng quê Nga,đã đưa vào thơ hình ảnh thân thương của cánh đồng Nga, ngôn ngữ và lời ca của nhân dân Nga. Cuối đời ông sống trong tâm trạng u uất đau buồn đến tuyệt vọng và tự sát khi tuổi 30. Ông sáng tác nhiều loại thơ nhưng phần tinh tuý đặc sắc là mảng thơ trữ tình. Ông viết nhiều bài thơ dưới dạng bức thư: Thư gửi mẹ, Thư gửi em gái, Thư gửi ông, Thư gửi người đàn bà… Tác phẩm: Thư gửi mẹ – 1924 Nội dung: Bộc lộ tình cảm của nhà thơ đối với mẹ trong một tình huống gay cấn với tâm trạng u uất. Nghệ thuật: Kết cấu vòng tròn, giai điệu đằm thắm gần gũi với dân ca Nga. 4. LUI ARAGÔNG: (1897-1982) Cuộc đời- sự nghiệp: Ông là nhà thơ, nhà văn Pháp nổi tiếng thế giới. Cuộc đời ông là cả một quá trình dài trăn trở với lí tưởng cuộc sống và tìm tòi sáng tạo, đổi mới nghệ thuật không ngừng. Tham gia chiến đấu ở hai cuộc đại chiến. Gia nhập đảng Cộng sản Pháp năm 1927 và quan trọng hơn là năm 1928 gặp Enxa Tơriôlê khiến Aragông có bước ngoặt lớn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Aragông được Enxa kéo ra khỏi tâm trạng chán chường để đến với lí tưởng cách mạng. Từ đấy, tình yêu và lí tưởng hoà quyện.Aragông thực sự được “tái sinh từ đôi môi Enxa”. Ông sáng tác nhiều tiểu thuyết và nhiều tập thơ: Tuần lễ thánh, Đôi mắt Enxa, Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành, Anh chàng say đắm Enxa….. Bài thơ: Enxa ngồi trước gương (1943) in trong tập Tiếng kèn trận Pháp xuất bản 1946. Nội dung: Hình ảnh Enxa ngồi chải tóc và tâm tư của cô. Tâm trạng của nhà thơ qua hành động và tâm trạng của Enxa: nhớ tới những người con dũng cảm đã ngã xuống vì tự do của Tổ quốc và lí tưởng cách mạng. Nghệ thuật: Thơ văn xuôi, hình ảnh, câu thơ điệp đa dạng linh hoạt, góp phần thể hiện tâm trạng da diết của Enxa và nhân vật trữ tình. Bài thơ giàu chất trí tuệ. 5.ƠNXT HÊMINGUÊ ( 1899- 1961) Cuộc đời- sự nghiệp: Là nhà văn Mỹ sinh ra tong một gia đình khá giả ở ngoại vi thành phố Chicagô, đã từng đạt giải Nôben về văn học năm 1954. - Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm và đã từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh. Mất năm 1961, tự sát ở Cu Ba. Ông có một sự nghiệp văn học khá đồ sộ, có các tác phẩm tiêu biểu như: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả…. Hêminguê là người đề xướng và thực thi ngyuên lí “tảng băng trôi” ( đại thể là : nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi cảm để người đọc tự rút ra phần ẩn ý.) b.Tác phẩm: Ông già và biển cả (1952) Ông già ở vùng biển La Habana và câu chuyện ba ngày ba đêm đánh cá ngoài biển khơi: cuộc vật lộn và chiến thắng của Xanchiagô vớiø con cá kiếm khổng lồ. Cuộc chiến đấu của Xanchiagô với lũ cá mập xông đến con mồi. Xanchiagô trở về tay không với con cá kiếm chỉ còn trơ bộ xương. Đoạn trích: Đương đầu với đàn cá dữ: cuộc chiến với đàn cá cuối cùng của lão Xan chiagô. Ta có thể hiểu lớp nghĩa ẩn là việc săn đuổi con cá kiếm khổng lồ là một ẩn dụ nói lên khát vọng của con người theo đuổi và ra sức thực hiện trong cuộc đời dù có đơn độc hay thất bại cũng không nản chí….Ngợi ca ý chí ngoan cường của con người. 6. MIKHAIN SÔLÔKHỐP: ( 1905-1984) Cuộc đời- Sự nghiệp: Sôlôkhốp sinh năm 1905 mất năm 1984 trong một gia đình nông dân ở tỉnh Rôxtôp, vùng sông Đông nước Nga. Là nhà văn gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật vùng đất sông Đông. Ông trực tiếp tham gia nội chiến và chiến tranh vệ quốc, làm phóng viên mặt trận. Ông là nhà văn nổi tiếng thế giới, đã được giải thưởng Nôben văn học năm 1965. Ông viết nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí… Bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất là Sông Đông êm đềm (1925-1940) Tác phẩm: Số phận con người (1957) là truyện ngắn ghi “cái mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô viết”( Nguyễn Hải Hà).Đây là tác phẩm đầu tiên của văn học Xôviết nói về mặt đau thương mất mát trong chiến tranh. Tóm tắt tác phẩm: Tại một bến đò vào mùa xuân năm 1946, người kể chuyện- nhân vật “tôi”- gặp anh lái xe Xôcôlốp 46 tuổi và bé Vania chừng năm sáu tuổi và được nghe anh kể về cuộc đời mình. Anđrây Xôcôlôp có một cuộc đời đau khổ. Chiến tranh thế giới 2 bùng nổ, anh nhập ngũ rồi bị thương, sau đó lại bị đày đoạ trong trại tập trung của phát xít. Khi thoát được về với quân ta, anh nhận được tin vợ và con gái bị bom giặc sát hại. Người con trai duy nhất của anh đã nhập ngũ và đang cùng anh tiến vào Beclin. Nhưng đúng vào ngày chiến thắng, con anh bị kẻ thù bắn chết. Niềm hi vọng cuối cùng của Xôcôlôp tan vỡ. Kết thúc chiến tranh, Xôcôlôp giải ngũ xin làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp chú bé Vania, bố mẹ đều chết trong chiến tranh, chú sống bơ vơ không nơi nương tựa. Anh nhận Vania làm con, chú bé ngây thơ tin rằng Xôcôlôp là cha đẻ của mình. Xôcôlôp chăm sóc thương yêu chú bé thật chu đáo và xem nó như nguồn vui lớn. Tuy vậy Xôcôlôp vẫn bị ám ảnh bởi nỗi buồn đau,” nhiều đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”. Vì mất vợ, mất con nên anh thường phải thay đổi chỗ ở. Dù thế, Xôcôlôp luôn cố dấu không cho bé Vania thấy nỗi đau khổ của mình và sống tốt như một người Nga chân chính. Nội dung: Số phận con người trong chiến tranh.(sự đau khổ và bất hạnh). Phẩm chất Nga: kiên cường và nhân hậu. * Nghệ thuật: - Chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt. - Theo kết cấu: chuyện lồng chuyện. PHẦN TÁC GIA VĂN HỌC TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH (1890-1969 ) A. KHÁI QUÁT CHUNG: Sơ lược tiểu sử: sgk 2.Quan điểm sáng tác văn học: Chủ tịch HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng.” Nay ở………………..xung phong”, “Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. (Vị trí, nhiệm vụ của văn học trong sự nghiệp cách mạng). Người đặc biệt chú trọng đối tượng thưởng thức. Người yêu cầu người cầm bút phải ý thức rõ vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?(nhiệm vụ của người cầm bút và vai trò của người tiếp nhận) Người luôn đòi hỏi tác phẩm văn chương phải có tính chân thật.Người đặc biệt quan tâm đến việc gữi gìn sự trong sáng của tiếng Việt, yêu cầu tác phẩm phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân yêu thích.(Nội dung và hình thức tác phẩm). 3 .Sự nghiệp sáng tác: Văn chính luận: Nhằm mục đích chủ yếu là đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, tuyên truyền kêu gọi nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng theo sát những chặng đường lịch sử. Khối lượng khá đồ sộ, nhiều áng văn trở thành kiểu mẫu về văn chính luận: BACĐTDP, TNĐL, LKGTQKC…. Truyện và kí: TN và kí viết bằng tiếng Pháp, tiếng Việt với nhiều bút danh khác nhau. Tác phẩm có tính chiến đấu cao, châm biếm sâu sắc, hình tượng góc cạnh, sắc sảo, sinh động, nghệ thuật trần thuật độc đáo, đầy biến hoá. => NAQ có một trí tưởng tượng phong phú, một vốn văn hoá rộng lớn, một trí tuệ sâu sắc, một trái tim đầy nhiệt tình yêu nước và nhân đạo. Thơ ca: là bộ phận có giá trị, khoảng 250 bài ( NKTT, Thơ HCM, Thơ chữ Hán HCM): Thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa tinh tế, một trí tuệ linh hoạt nhọn sắc, một tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Chứa chan tình cảm yêu nước và tinh thần nhân đạo. Kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. 4.Phong cách nghệ thuật: Văn chương HCM kết hợp sâu sắc trong mối quan hệ giữa chính trị với văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi loại hình có phong cách độc đáo riêng: + Văn chính luận: tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính chính luận, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện. + Truyện, kí: giàu chất trí tuệ và tính hiện đại. Ngòi bút chủ động sáng tạo: có khi là lối kể chân thực, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thuý và sắc sảo. Tạo tình huống hấp dẫn, độc đáo. + Thơ ca: thơ cổ thi và thơ hiện đại. Kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. 5. Các tác phẩm: *Vi hành: (1923) +Mục đích: lật tẩy âm mưu chính trị của thực dân Pháp đưa vua KĐ sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mácxây nhằm tuyên truyền cho sức mạnh và công khai hoá thuộc địa của chúng, đồng thời kêu gọi sự đầu tư khai thác của người Pháp. +Đối tượng: viết cho người Pháp ( tiếng Pháp theo lối châu Aâu hiện đại) +Nội dung: lật tẩy âm mưu của bọn thực dân và vạch trần bản chất bù nhìn tay sai của KĐ. +Nghệ thuật: -Tạo tình huống nhầm lẫn =>lời trần thuật giữ được vẻ khách quan. - Hình thức viết thư => chuyển cảnh, đổi giọng, liên hệ tạt ngang một cách thoải mái bất chấp trật tự tự nhiên của thời gian và không gian, tạo nên sức mạnh đả kích dồn dập nhiều phía đối với KĐ, và thực dân. *NKTT: - H/c sáng tác: sáng tác trong tù (1942-1943) TGT. Chữ Hán. -Nội dung: + Ghi chép những điều mắt thấy tai nghe trong tù và trên đường đi đày tạo nên bức tranh cụ thể về nhà tù và một phần xã hội TQ thời Quốc dân đảng. + Ghi chép tâm sự của nhà thơ tạo nên bức tranh chân dung tinh thần tự hoạ của Bác Hồ: Kiên cường bất khuất, lòng nhân đạo vĩ đại, tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên và lòng người, luôn hướng về TQ, về cách mạng, lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của cách mạng. -Nghệ thuật: viết với nhiều bút pháp, nhiều giọng điệu: hóm hỉnh, trẻ trung, trào phúng. Sự hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, bình dị mà sâu sắc, (gợi tả thiên nhiên bằng vài nét chấm phá đơn sơ, phong thái ung dung thi sĩ nhưng thể hiện một bản chất gang thép, con người hoà hợp với thiên nhiên là chủ thể thiên nhiên, hướng về sự sống , ánh sáng và tương lai, tinh thần dân chủ sâu sắc thể hiện ở đề tài, ở bản chất nhân vật trữ tình, ở hệ thống ước lệ…) * TNĐL: - Mục đích sáng tác: + Tuyên bố nền độc lập dân tộc. +Bác bỏ luận điệu sai trái của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế + Tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới với sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam. - Đối tượng tiếp nhận: Đồng bào ta, nhân dân thế giới, bọn A,P,M đang lăm le xâm chiếm nước ta. - Hoàn cảnh sáng tác: + Ngày 19-8- 1945, cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc ta đã lật ách thống trị của bọn phát xít và thực dân phong kiến. Chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân. Sáng ngày 2-9- 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Bác đã thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước toàn thể đồng bào. + Trong khi đó, bọn đế quốc thực dân nấp dưới danh nghĩa Đồng minh cấu kết với bọn phản động trong nước nhằm phá hoại chính quyền cách mạng còn non trẻ. Ở phía Bắc là quân Tưởng, tay sai của đế quốc Mỹ. Ở phía Nam là quân Anh, Pháp. Pháp còn tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng,Đông Dương phải trả về tay Pháp. Ý nghĩa lịch sử: +TNĐL đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Đất nước ta chấm dứt hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến và chuyển sang một kỉ nguyên mới- kỉ nguyên của độc lập tự do. + Tác phẩm đã khăng định vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế và vạch trần âm mưu xâm lược, đập tan luận điệu phản động của kẻ thù. Giá trị văn học: + TNĐL đã nêu cao truyền thống yêu nước,niềm tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ TQ của nhân dân ta. Mặt khác, tác phẩm còn là một bản cáo trạngđanh thép vạch trần tội ác tày trời của kẻ thù đối với nhân dân ta. + Tác phẩm với luận điệu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, luận cứ tiêu biểu, toàn diện, giàu sức thuyết phục, văn phong sắc sảo, giàu tính thẩm mĩ, từ ngữ chính xác, hùng hồn, xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực, một bản “ thiên cổ hùng văn” sánh ngang với CBN của Nguyễn Trãi. B. LUYỆN TẬP: Đề 1: Quan điểm sáng tác văn học nhất quán của NAQ-HCM đã tạo ra tính chất đa dạng phong phú của sự nghiệp văn học. Giải thích ý kiến đó. +NAQ-HCM làm văn thơ vì mục đích CM. Xác định mục đích, đối tượng => nội dung và hình thức. +Hoạt động cách mạng tuỳ từng nơi từng lúc, từng yêu cầu cụ thể mà có nhũng bài viết phù hợp với đối tượng, mục đích => hình thức và nội dung khác nhau… tạo sự đa dạng về phong cách, bút pháp, thể loại. Đề 2: Văn chính luận thuyết phục người đọc chủ yếu bằng những lí lẽ đanh thép.TNĐL là một bài văn chính luận mẫu mực. Tác phẩm này đã dựa vào những lí lẽ gì để khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta? Gợi ý: Bác Hồ dùng lí lẽ gì là tuỳ thuộc vào mục đích và đối tượng của bài viết. TNĐL không chỉ hướng về đồng bào và thế giới chung chung, mà còn nhằm đối thoại với bọn đế quốc Anh, Pháp, Mỹ đang lăm le chiếm lại Đông Dương. Những lí lẽ chính của bản Tuyên ngôn: *Dựa vào những câu danh ngôn không ai bác bỏ được của bản TNĐL của Mĩ và TNNQvà DQ của Pháp để lập luận. *.Từ quyền con người suy rộng ra quyền dân tộc. *Bác bỏ một cách đích đáng luận điệu của bọn thực dân Pháp coi việc chúng chiếm lại Đông Dương là hợp pháp: + Chúng rêu rao có công khai hoá cho dân tộc ta, thì Bác Hồ đã kết tội chúng (tội bóc lột, đàn áp, đầu độc bằng rượi cồn, thuốc phiện, tội diệt chủng…). +Chúng kể công bảo hộ Đông Dương, thì Bác Hồ vạch mặt chúng hai lần bán nước ta cho Nhật. + Chúng nói Đông Dương là thuộc địa của chúng, thì Bác Hồ khẳng định VM đã giành lại chủ quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp=>ĐD không còn là thuộc địa của Pháp. + Chúng tự xưng là đồng minh đánh phát xít, nay phát xít thua đồng minh,chúng lấy lại ĐD là hợp lẽ, thì Bác Hồ vạch rõ thục dân Pháp đã phản bội ĐM, đàn áp Việt Minh là tổ chức đứng trong phe ĐM chống Nhật. =>Với những lí lẽ trên, bản TNĐL đã xác lập trước công luận thế giới cơ sở pháp lí vững chắc cho quyền độc lập tự do của dân tộc ta. Đề 3: Phân tích chất thép với những biểu hiện phong phú của nó ở bài Tảo giải I của Hồ Chí Minh. Các ý chính: a.Giới thiệu chung về bài thơ: Giải đi sớm I là bài thơ thuộc loại tiêu biểu nhất của tập NKTT. Nó thuộc mảng thơ viết về những lần chuyển ngục. GĐS là tên chung của hai bài số 42 và 43. Bài 42 nói chuyện đi đường trong lúc bóng đêm còn bao phủ. Bài số 43 nói chuyện đi đường trong lúc bình minh lên. Giữa hai bài có sự chuyển tiếp rất đẹp. Qua đó ta thấy được những phẩm chất cao quý của con người HCM. b.Nói qua về khái niệm chất thép: +.“Chất thép”ở đây là phẩm chất cao quý nổi bật của con người HCM được thể hiện trong nghệ thuật, bằng nghệ thuật. Nói đến “chất thép”, ta nói đến ý chí chiến đấu, nghị lực sóng, tinh thần lạc quan cách mạng… +.“Chất thép” trong NKTT nói chung và trong Giải đi sớm nói riêng có những biểu hiện phong phú và đa dạng. Nói như Hoài Thanh, không phải lúc nào Bác “nói chuyện thép, lên giọng thép” thì thơ Bác mới có chất thép. c.Phân tích chất thép và những biểu hiện phong phú của nó: +“Chất thép” thể hiện tình yêu nồng đượm đối với trăng sao trng hoàn cảnh khắc nghiệt. Nếu như không có tinh thần cương nghị và tâm hồn rộng mở ở Bác, hẳn trăng sao khó có mặt trong một bài thơ đi đày như thế này. +“Chất thép”thể hiện sâu sắc ở cái nhìn lạc quan, điềm tĩnh của Bác về hoàn cảnh (bài thơ nói về thời điểm đêm chưa tàn mà vẫn không thiếu ánh sáng, tả chuyện đi đường mà gây được không khí rộn ràng với “quần tinh”với “nguyệt”, với những động tác mạnh như “ủng”,”thướng”. Đề 4: Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “ Mới ra tù tập leo núi” Gợi ý: Cần vận dụng hiểu biết về phong cách nghệ thuật tập thơ Nhật kí trong tù để giải quyết vấn đề. Các ý chính sau: Màu sắc cổ điển: + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán. +Đề tài quen thuộc của thơ xưa: “đăng sơn” và ‘ức hữu”. + Bức tranh thiên nhiên đậm chất cổ điển, cụ thể là: - Điểm nhìn từ trên cao, tạo một tầm nhìn bao quát cảnh vật. - Bút pháp chấm phá chỉ vài nét vẽ (mây, núi, dòng sông) mà tả được khung cảnh bao la, hùng vĩ, thơ mộng, trong sáng. Bố cục bức tranh cân xứng, hài hoà. - Nhân vật trữ tình giàu tình cảm với thiên nhiên, ung dung, nhàn nhã, tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên. - Không gian mênh mông buồn nhớ, đậm chất Đường thi. +Lối tả cảnh ngụ tình của thơ Đường: qua bức tranh thiên nhiên mà thấy được tâm trạng sảng khoái, thanh thản khi Bác mới ra tù. Tinh thần thời đại: + Nhân vật trữ tình không phải là người ẩn sĩ mà là chiến sĩ. + Tâm trạng “bồi hồi” đan xen với những vui buồn: có niềm vui vừa được tự do, có nỗi buồn nhớ nước, nhớ đồng chí cách mạng, nóng lòng sốt ruột được trở về nước để tiếp tục hoạt động cách mạng. Đề 5: Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích trong Vi hành. Đề 6: Phân tích và chứng minh: Nhật kí trong tù là bức chân dung tinh thần tự hoạ của con người Hồ Chí Minh TÁC GIA NGUYỄN TUÂN ( 1910- 1987) Vài nét về tiểu sử, con người: Sinh trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Cầm bút từ khoảng đầu những năm ba mươi, nổi tiếng với những tác phẩm có phong cách độc đáo.( Một chuyến đi –1938, Vang bóng một thời-1939) Sau cách mạng ông trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. NT là một người giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.Lòng yêu nước của ông có những màu sắc riêng ( gắn liền với những giá trị cổ truyền dân tộc). Ở NT, ý thức cá nhân phát triển cao, viết văn để khẳng định cá tính độc đáo của mình. Ông là người rất mực tài hoa,uyên bác,am hiểu nhiều môn nghệ thuật. Một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp của mình, lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi,luôn giữ gìn nhân cách người cầm bút. Sự nghiệp văn chương: Trước cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh 3 đề tài: CN xê dịch, vẻ đẹp “ vang bóng một thời” và đời sống truỵ lạc: Vang bóng một thời(1939), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua(1940), Một chuyến đi (1938)… Sau CM, hình tượng chính trong tác phẩm là nhân dân lao động và chiến sĩ trên mặt trận vũ trang: Tình chiến dịch (1950), Tuỳ bút kháng chiến (1955), Sông Đà (1960)… Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, sâu sắc: Thể hiện rõ chất tài hoa, uyên bác. Tài hoa trong việc dựng người, dựng cảnh, trong

File đính kèm:

  • docOn tap Van nuoc ngoai lop 12.doc
Giáo án liên quan