Ôn tập văn học trung đại (lớp 9)

Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn truyền thống

của người phụ nữ Việt Nam đồng thời thể hiện niềm cảm thương trước số phận nhỏ nhoi đầy bi kịch của họ.

Tái hiện chân thực hình ảnh tuyệt đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong cuộc đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của bọn bán nước và cướp nước.

Tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc: bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận và bi kịch của con người; tố cáo những thế lực xấu xa; khẳng định và đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chính của con người.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5317 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập văn học trung đại (lớp 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (Lớp 9) Phần 1./ Hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm truyện trung đại Việt Nam. Tên văn bản- tác giả Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1./ “Chuyện người con gái Nam Xương.” -Tác giả: Nguyễn Dữ Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đồng thời thể hiện niềm cảm thương trước số phận nhỏ nhoi đầy bi kịch của họ. -Cách dựng truyện. -Xây dựng nhân vật kết hợp tự sự, trữ tình và kịch. -Sáng tạo từ cốt truyện dân gian “Vợ chàng Trương” 2./”Hoàng Lê Nhất Thống Chí”- Hồi thứ 14. -tác giả: Ngô gia văn Phái. Tái hiện chân thực hình ảnh tuyệt đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong cuộc đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của bọn bán nước và cướp nước. -Có giá trị như là một tiểu thuyết lịch sử viết theo kiểu chương hồi bằng chữ Hán. -Lời trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động. 3./”Truyện Kiều.” -Nguyễn Du Tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc: bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận và bi kịch của con người; tố cáo những thế lực xấu xa; khẳng định và đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chính của con người. Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả mọi phương diện ngôn ngữ cũng như thể loại, là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. 4./ “Truyện Lục Vân Tiên”. -Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm viết về khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả. Khát vọng ấy thể hiện ở những phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài và Kiều Nguyệt Nga nết na, hiền hậu, ân tình. -Truyện thơ Nôm mang dáng dấp của một truyện để kể nhiều hơn để đọc; ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói bình dân Nam Bộ; tính cách nhân vật bộc lộchủ yếu qua hành động, cử chỉ, lơi nói. Phần 2:Một số gợi ý về nội dung: Câu 1./Hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị: Các văn bản truyện kí trung đại phản ánh sinh động , chân thực xã hội phong kiến, phơi bày bộ mặt xấu xa độc ác của giai cáp thống trị: -“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” : Phản ảnh cuộc sống ăn chơi xa xỉ. hoang phí vô độ, ham thích hưởng lạc không màng việc nước, để mặc muôn dân đói khổ lầm than. Quan lại xu nịnh, “thừa gió bẻ măng”, tác oai tác quái, vơ vét, cuớp đoạt của cải của dân àBáo trước sự suy vong tất yếu. -“Hoàng Lê nhấ thống chí- hồi 14”: Phản ánh sự nhu nhược, đớn hèn, bán nước cầu vinh rồi thất bại thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống àSự suy vong tất yếu của triều đại nhà Lê. - “Mã Giám Sinh mua Kiều”: Qua nhân vật Mã Giám Sinh, Tú Bà vốn là những kẻ “buôn thịt bán người”, ỉ thế đồng tiền chà đạp, coi rẻ nhân phẩm và số phận con người àĐồng tiền làm băng hoại mọi giá trị đạo đức trong xã hội. àXã hội phong kiến thối nát, mục rỗng. Quan lại vua chúa ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt của nhân dân. Trong xã hội ấy, kẻ xấu, kẻ ác lộng hành. Đời sống nhân dân đen tối, cơ cực, đói khổ lầm than, thân phận và nhân phẩm người phụ nữ bị chà đạp.... Câu 2./ Người phụ nữ đau khổ, bị chà đạp: *Số phận bi kịch: Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tình yêu tan vỡ: Mối tình trong sáng của Kim Trọng và Thúy Kiều bỗng chốc tan vỡ. Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, bị bức tử; Thúy Kiều bị xem như một món hàng đem ra mua bán, bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn tuyệt vọng. *Phẩm chất của người phụ nữ: Đẹp về nhan sắc và tài năng (Thúy Kiều và Thúy Vân, đặc biệt là vẻ đẹp của Thúy Kiều. Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung, nhân hậu, vị tha, luôn khát vọng hạnh phúc chính đáng, tự do, công lí, chính nghĩa (Vũ Nương, Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga) Câu 3./ Chủ đề người anh hùng: a./Người anh hùng lý tưởng với đạo đức cao đẹp giả gửi gắm qua hình tượng Lục Vân Tiên: Lí tưởng theo quan niệm tích cực của nho gia: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi- Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” Lí tưởng theo quan niệm đạo lí của nhân dân: trừng trị cái ác, cứu giúp người hoạn nạn. b./Người anh hùng dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ (Hoàng Lê nhất thống chí- hồi 14): Lòng yêu nước nồng nàn. Quả cảm, mưu lược, tài trí. Nhân cách cao đẹp. Câu 4./ Nhân vật vua Quang Trung: Vị hoàng đế có trí tuệ sáng suốt: +Sáng suốt trong việc lên ngôi vua: Trong tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế rồi lập tức lên đường ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. +Sáng suốt trong việc nhận định tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa ta và địch: Trong lời phủ dụ quân lính trước khi lên đường, Quang Trung đã khẳng định chủ quyền độc lập, lên án hành động xâm lăng trái đạo trời của giặc; nêu rõ dã tâm của quân Thanh; nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm; kêu gọi binh sĩ đồng tâm hiệp lực; đồng thời ra kỉ luật nghiêm cho quân sĩ. +Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: thể hiện qua cách sử trí với tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc. +Sáng suốt với tầm nhìn xa trông rộng:Giặc còn đang ở Thăng Long, Bắc Hà còn nắm trong tay kẻ thùvậy mà Quang Trung đã tin tưởng “Chẳng qua mươi ngày là có thể đuổi được quân Thanh”. Đối với Quang Trung, việc đánh giặc không khó, cái khó là dẹp yên”việc binh đao” sau chiến tranh. Vị tướng có tài thao lược hơn người: +Biết chớp thời cơ, tổ chức một chiến dịch thần tốc có một không hai trong lịch sử. +Khẩn trương lên đường, tuyển quân trên đường đi, tổ chức hành quân thần tốc. +chọn tướng tài chỉ huy, chia quân, phối hợp bố trí các cánh quân. +Tổ chức cách đánh của mũi quân quan trọng do chính ông chỉ huy một cách kì tài. Ông cho dùng những tấm gỗ bện rơm bên ngoài, “cứ mười người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất” Quang Trung là vị lãnh tụ có khí phách lẫm liệt: +Thân chinh cầm quân ra trận: đốc thúc chiến dịch, đương đầu với hòn tên mũi đạn.Hình ảnh của vua quang Trung trong trận chiến ở đồn Ngọc Hồi vào sáng sớm mồng năm thật lẫm liệt, hào hùng. +Chỉ huy một chiến dịch vĩ đại như vậy mà vua Quang Trung vẫn ung dung tỉnh táo. Hình ảnh vua Quang Trung cưỡi voi đốc thúc binh sĩ là một hình ảnh tuyệt đẹp. Câu 5./Nhân vật Lục Vân Tiên: -Là người có lí tưởng đạo đức cao đẹp: sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không màng danh lợi. -Lục Vân tiên tài ba dũng cảm: một mình, không vũ khí, giữa đường đánh tan một đảng cướp hung bạo. -Lục Vân Tiên trọng nghĩa khinh tài: đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Câu 6./ Những nét chính về tác giả Nguyễn Du và giới hiệu ngắn gọn “Truyện Kiều”: *Tác giả Nguyễn Du: a. Thời đại: Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn hà”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh tới nhận thức tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. b. Gia đình: Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Nhưng gia đình ông cũng bị sa sút. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du. c. Cuộc đời: Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ. Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy. Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du: - Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. + 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. + Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn, xuất sắc nhất là “Đoạn trường tân thanh” thường gọi là “Truyện Kiều”. *Tác phẩm truyện Kiều 1. Nguồn gốc và sự sáng tạo: - Xuất xứ Truyện Kiều : * Viết Truyện Kiều Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). * Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm: - Nội dung : Từ câu truyện tình ở TQ đời Minh biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh (“Truyện Kiều” của Ng.Du vượt xa tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân ở tinh thần nhân đạo). - Nghệ thuật: + Thể loại: Chuyển thể văn xuôi thành thơ lục bát – thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. + Ngôn ngữ: Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật. 2. Hoàn cảnh: Sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809) 3. Thể loại: Truyện thơ Nôm 4. Ý nghĩa nhan đề: - Tên chữ Hán:Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). - Tên chữ nôm: Truyện Kiều: Tên nhân vật chính - Thuý Kiều (do nhân dân đặt). Câu 7./Giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”: -Khẳng định, đề cao giá trị chân chính của con người: +Vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Vân, Thúy Kiều. (Chị em Thúy Kiều) +Ca ngợi vẻ đẹp tài năng, trí tuệ của Thúy Kiều. (Chị em Thúy Kiều) -Lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên nhân phẩm con người (Mã Giám Sinh mua Kiều) -Thương cảm trước những khổ đau, bi kịch của con người . (“Mã Giám Sinh mua Kiều”; “Kiều ở lầu Ngưng Bích”) -Đề cao tấm lòng nhân hậu, thủy chung, hiếu nghĩa; ước mơ công lí, chính nghĩa (“Kiều báo ân báo oán”; “Kiều ở lầu Ngưng Bích”) Câu 8./ Vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều: Chân dung mang tính cách, số phận. a./ Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân. - Câu thơ mở đầu vừa giới thiệu Thuý Vân vừa khái quát vẻ đẹp của nhân vật. Hai chữ “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái. - Với bút pháp nghệ thuật ước lệ dường như Ng.Du đã chọn những cái đẹp nhất trong bao nhiêu cái đẹp của thiên nhiên và vũ trụ để tả Vân: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết... - Tác giả đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ và có chiều hướng cụ thể đến từng chi tiết: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, tươi sáng như mặt trăng; lông mày sắc nét như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo như ngọc; mái tóc đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết (khuôn trăng… màu da). - Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Thuý Vân hẳn có một tính cách ung dung, điềm đạm, một cuộc đời bình yên không sóng gió. b./ vẻ đẹp và tài năng của Kiều. -Ng.Du tả Vân trước thay vì tả Kiều. Đó là một dụng ý nghệ thuật. Tgiả tả Vân khiến ta được chiêm ngưỡng một dung nhan hoàn hảo của một tuyệt thế giai nhân. Nhưng vẻ đẹp đó lại là một cái nền để vẻ đẹp của Kiều thêm nổi bật:“Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Đó là thủ pháp “vẽ mây nẩy trăng”, “mượn khách để tả chủ” Nàng sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn. - Gợi tả vẻ đẹp của Kiều tác giả vẫn dùng những hình ảnh ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Đặc biệt khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung đặc tả đôi mắt, nét mày. Hình ảnh “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn” gợi một đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét mùa xuân. Đôi mắt thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, trí tuệ. Tả Kiều, tác giả không cụ thể như khi tả Vân mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối điểm nhãn - vẽ hồn cho nhân vật, gợi lên vẻ đẹp chung của một trang giai nhân tuyệt sắc. Vẻ đẹp ấy làm cho hoa ghen, liễu hờn, nước nghiêng thành đổ . -Để khẳng định thêm cái “Sắc” tuyệt đỉnh của Kiều, Ng.Du còn Việt hóa câu thơ của Lý Diên Niên (TQ): “Nhất cố khuynh nhân thành, Tái cố khuynh nhân quốc” (“một hai nghiêng nước nghiêng thành”). à Nguyễn Du không miêu tả trực tiếp nhân vật mà miêu tả sự ghen ghét, đố kị hay ngưỡng mộ, say mê trước vẻ đẹp đó, cho thấy đây là vẻ đẹp có chiều sâu, có sức quyến rũ, cuốn hút lạ lùng. - Vẻ đẹp tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý, cái tài, cái tình đặc biệt của Kiều. Tả Thuý Vân chỉ tả nhan sắc, còn tả Thuý Kiều, tác giả tả sắc một phần thì dành hai phần để tả tài. Kiều rất mực thông minh và đa tài  "Thông minh vốn sẵn tính trời". Tài của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội đủ cầm, kỳ, thi, hoạ “Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm”. Tác giả đặc tả tài đàn – là sở trường, năng khiếu, nghề riêng của nàng “Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Không chỉ vậy, nàng còn giỏi sáng tác nhạc. Cung đàn Bạc mện của Kiều là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm “Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Tả tài, Nguyễn Du thể hiện được cả cái tình của Kiều. - Chân dung Thuý Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp khi cho tạo hoá phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị, tài hoa trí tuệ thiên bẩm "lai bậc" đủ mùi, cả cái tâm hồn đa sầu đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã, số phận éo le, oan khổ bởi  "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau". "Trời xanh quen thói mà hồng đánh ghen". Cuộc đời Kiều hẳn là cuộc đời hồng nhan bạc mệnh. (cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du) Câu 9./ Những thành công về nghệ thuật của truyện Kiều qua các đoạn trích: Nghệ thuật sử dụng ngôn từ hết sức điêu luyện, nâng tiếng Việt lên một tầm cao mới. Trong truyện Kiều, ngôn ngữ dân tộc đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ: Ngôn ngữ không chỉ mang chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn mang chức năng thẩm mỹ. Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân”: +Tả cảnh thiên nhiên bằng bút pháp gợi tả với những nét chấm phá, điểm xuyết +Tả cảnh sinh hoạt bằng bút pháp gợi tả cụ thể, chi tiết với những từ ngữ giàu tình tạo hình ( từ ghép, từ láy…) Tả cảnh ngụ tình: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình và ngôn ngữ độc thoại nội tâm Nghệ thuật miêu tả nhân vật: -Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ: Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”: Miêu tả chân dung nhân vật (Chính diện) bằng bút pháp ước lệ -Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người.Nghiêng về cách gợi để tác động đến người đọc thông qua sự phán đoán, trí tưởng tượng chứ không miêu tả tỉ mỉ, cụ thể. -Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động: Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”: Miêu tả chân dung nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực: Khắc họa tính cách, làm rõ bản chất nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình, lời nói, hành động Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (“Kiều ở lầu Ngưng Bích”) Khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại (“Kiều báo ân, báo oán”) Câu 10: Phân tích nghệ thuật miêu tả qua một số đoạn trích “truyện Kiều”: Gợi ý: * nghệ thuật tả cảnh trong “Cảnh ngày xuân”: + Trên bức phông nền là thảm cỏ xanh non đến tận chân trờià Màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu + Điểm xuyết cành hoa lê trắng muốt.à Đảo trật tự từ Điểm trắng thành Trắng điểm. è- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân thật mới mẻ, trong trẻo, khoáng đạt, tinh khôi và tràn đầy sức sống. *tả người qua“Chị em thuý Kiều” :Xem câu 8 ở trên. *tả nội tâm qua “Kiều ở lầu Ngưng Bích”? Phân tích: -Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại trong 4 cặp câu thơ (Điệp ngữ liên hoàn). Mỗi một ngữ “buồn trông” lại gọi về một cảnh vật và thể hiện tinh tế một nét tâm trạng ngổn ngang của Kiều: * “Buồn trông” cảnh biển chiều hôm , với những cánh buồm xa xa lại tưởng tới sự bơ vơ, phiêu bạt của mình; *“Buồn trông” cảnh “hoa trôi man mác” trên ngọn nước mà buồn đau cho số phận trôi giạt, vô định của mình; *“Buồn trông” cảnh “nội cỏ rầu rầu” giữa một màu xanh đơn điệu, thảm đạm như đang mất dần đi sự sống để buồn cho hiện tại bẽ bàng, cô độc nơi lầu Ngưng Bích hoang vắng đến rợn ngợp. *Và Kiều “Buồn trông” sóng và gió biển ầm vang quanh lầu Ngưng Bích để thấy hãi hùng, ghê sợ, ám ảnh những tai họa khủng khiếp bủa vây lấy nàng. àĐiệp khúc của tâm trạng. -Heä thoáng töø laùy: thaáp thoaùng, xa xa, man maùc, raàu raàu, aàm aàm taïo neân aâm ñieäu traàm buoàn, goùp phaàn ñaëc taû taâm traïng cuûa Kieàu: Bế tắc, lo sợ kinh hoàng. à Bút pháp tả cảnh ngụ tình Câu 11: Phân tích bi kịch của Vũ Nương (“Chuyện người con gái Nam Xương”) ?Nêu nguyên nhân của những bi kịch ấy? (Tự soạn) Câu 12: Ý nghĩa của chi tiết chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương”? (Tự soạn) Câu 12: tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”? (Tự soạn) Phần 3: MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI ĐỀ 1: A./ĐỀ: Câu 1( 2đ) a: Truyện Kiều còn có tên gọi khác là gì? b. Xác định thể loại của các tác phẩm: Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Lục Vân Tiên Câu 2 ( 2 đ): Trình bày hiểu biết của em về nghệ thuật ước lệ và tả cảnh ngụ tình. Câu 3 ( 2đ): Giải thích quan niệm của Lục Vân Tiên về người anh hùng? Câu 4 ( 4đ): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người phụ nữ qua các văn bản đã học. B./Đáp án : Câu 1: a. Truyện Kiều còn có tên gọi khác là: Đoạn trường tân thanh ( Tiếng kêu mới đứt ruột) 0,5 đ b.- Truyện Kiều: Truyện thơ Nôm 0,5 đ - Chuyện người con gái Nam Xương: Truyện truyền kì 0,5 đ - Lục Vân Tiên: Truyện thơ Nôm 0,5 đ Câu 2: - Ước lệ tượng trưng: dùng từ ngữ, hình ảnh có sẵn, có tính khuôn mẫu, những hình ảnh thiên nhiên để tả vẻ đẹp con người. 1 đ - Tả cảnh ngụ tình: tả cảnh thiên nhiên nhưng lại bộc lộ tâm trạng của nhân vật. Tả cảnh thiên nhiên chỉ là phương tiện còn mục đích là thể hiện tâm trạng nhân vật. 1 đ Câu 3: - Quan niệm về người anh hùng: + Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng: “nhớ câu…anh hùng” 0,5 đ + Người quân tử xem việc nghĩa là việc trừ gian diệt ác, cứu giúp người bị nạn, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân 1đ + Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực là những anh hùng vì họ sẵn sàng chống lại cái ác. 0,5 đ Câu 4: - Thúy Kiều: Tài, sắc, chung thủy, hiếu thảo 1,5 đ *Phân tích &Chứng minh: Vũ Nương: sắc, đảm đang, chung thủy, hiếu thảo 1,5 đ *Phân tích &Chứng minh: Kiều Nguyệt Nga: cô gái khuê các, có nhan sắc, hiếu thảo, chung thủy *Phân tích &Chứng minh: => Qua đó thấy được sự trân trọng của các tác giả đối với nhân vật. Lưu ý: Đối với học sinh khá, giỏi phải biết trình bày khát quát, tổng hợp vấn đề, không trình bày rời rạc từng nhân vật. ĐỀ 2: A./ Đề: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,5đ): Khoanh tròn vào ý đúng sau mỗi câu hỏi: Câu 1: Nhận định nào đúng và đầy đủ về giá trị nội dung của Truyện Kiều? Truyện Kiều có giá trị hiện thực Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước và giá trị hiện thực Truyện kiều thể hiện lòng yêu nước và giá trị nhân đạo Truyện Kiều có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Câu 2: Cụm từ “mây sớm đèn khuya” trong câu thơ “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” gợi tả điều gì? Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích Cảnh thiên nhiên quanh Thuý Kiều Thời gian tuần hoàn khép kín Sự tàn tạ của thiên nhiên Câu 3: Từ “chén đồng” trong câu thơ ”Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” được hiểu theo nghĩa nào? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển. Câu 4: Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào? A. ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. So sánh Câu 5: Các từ “Nước, hoa, cỏ, mây” trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” có được coi là Thuật ngữ không? A. Có B. Không Câu 6: Văn bản nào được viết theo thể tuỳ bút trung đại? Chuyện người con gái Nam Xương. Hoàng Lê nhất thống chí Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Truyện Kiều. Câu7: Văn bản “ Chuyên người con gái Nam Xương” sáng tác vào khoảng thời gian nào? A. Thế kỷ XV B. Thế kỷ XVI C. Thế kỷ XVII D. Thế kỷ XVIII II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,5đ) Câu 1: Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau (2 điểm). Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Câu 2: Thế nào là bút pháp tả cảnh ngụ tình? Hãy chép lại 8 câu thơ kết của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” và phân tích để làm rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình. b./Đáp án : I. Phần trắc nghiệm Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 D, Câu 2: C.Câu3: B , Câu 4 A , Câu 5 B , Câu6 C , Câu 7 B. II. Tự luận 6 điểm Câu 1: 2 điểm. +Câu 2: - Bút pháp tả cảnh ngụ tình: 1.5 điểm - Chép 8 câu thơ: 0,5 điểm - Phân tích: 4,5 điểm ĐỀ 3: a./ Đề: A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng: 1. Nhận xét sau nói về tác giả nào ? " Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút" A. Nguyễn Du B. Nguyễn Dữ C. Nguyễn Đình Chiểu D. Nguyễn Khuyến 2. Nhân vật " thằng bán tơ" là nhân vật của tác phẩm nào ? A. Hoàng Lê nhất thống chí B. Truyện Kiều C. Truyện Lục Vân Tiên D. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 3. Trong " Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh", nhận xét nào đúng nhất về các cuộc dạo chơi của chúa ? A. Bày đặt, cầu kì B. Bắt chước, lố lăng C. Nhiều người hầu hạ D. Chuẩn bị tỉ mỉ 4. Nhận xét nào thể hiện rõ cách dụng binh tài giỏi của Quang Trung trong văn bản “ Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia Văn Phái? A. Tổ chức cuộc hành quân thần tốc giành thắng lợi B. Giữ được bí mật tuyệt đối C. Sắp xếp quân tiền, hậu, tả, hữu, trung hợp lí D. Vừa hành quân vừa đánh giặc 5. Lời nói của Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái nam Xương” của Nguyễn Dữ có các cụm từ sau, cụm từ nào là điển tích ? A. Lòng chim dạ cá B. Ngọc Mị nương, cỏ Ngu Mĩ C. Làm mồi cho cá tôm D. Lừa chồng dối con 6. Truyện Lục Vân Tiên là loại truyện có kết thúc như thế nào ? A. Không có hậu B. Dang dở C. Có hậu D. Đầu cuối tương ứng 7. Tố Như là tên chữ của nhà thơ Việt Nam nào ? A. Nguyễn Dữ B. Nguyễn Du C. Tố Hữu D. Chính Hữu 8. Cụm từ “ Mây sớm đèn khuya” trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Nguyễn Du) chủ yếu gợi tả điều gì? A. Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích. B. Cảnh vật xung quanh Thúy Kiều. C. Thời gian tuần hoàn, khép kín. D. Cảnh đẹp lúc sáng sớm và khuya 9. Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” tại sao Nguyễn Du lại tả Thúy Vân trước tả Thúy Kiều sau? A. Vì Thúy Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang. B. Vì tác giả muốn làm nổi bật phần hơn sắc tài của Thúy Kiều. C. Vì Thúy Vân sau này trở thành vợ của Kim Trọng. D. Vì vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều đều như nhau. 10. Có người nói Mã Giám Sinh hiện ra trong đoạn trích : “Mã Giám Sinh mua Kiều” như một người nhiều vai. Em chọn nhận xét nào sau đây ? A. Một nhà nho, một người si tình, một gã bảnh bao. B. Một nho sĩ giả danh, một gã lưu manh, một tay ăn diện. C. Một người gian dối, một kẻ lọc lõi, một nho sĩ giả danh. D. Một nho sĩ giả danh, một gã lưu manh, một con buôn. 11. “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) còn có tên gọi nào khác? A. Kim Vân Kiều truyện. B. Kim Vân Kiều. C. Đoạn trường thanh thanh. D. Đoạn trường tân thanh. 12. Nội dung chính của đoạn trích nào thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả? A. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. B. Lục Vân Tiên gặp nạn. C. Lục Vân Tiên gặp hoạ. D. Lục Vân Tiên gặp hoạn nạn. B. TỰ LUẬN: (7 điểm) 1. Chép lại tám câu cuối của đoạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Nguyễn Du). Cho biết nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn cuối đó. (3 điểm) 2. Viết đoạn văn (5 đến 8 câu) nói lên cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu. (4 điểm) b./Đáp án: A. Trắc nghiệm: (3đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C B A A B C B C B D D A B. Tự luận: (7đ) Câu 1: HS chép đúng tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Câu 2: HS viết đoạn văn nêu cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng, bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa. Con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu. ĐỀ 4: A./ Đề:I. Tr¾c nghiÖm (2 điểm) Câu 1 (0,25 điểm) Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm thuộc thể loại A. tiểu thuyết lịch sử B. truyện truyền kì C. truyện thơ Nôm D. tuỳ bút Câu 2 (0,25 điểm)"Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh." (Trích Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái)Đây là lời của vua Quang Trung nói ở đâu với người dưới quyền? A. Phú Xuân B. Nghệ An C. Tam Điệp D. Thăng Long Câu 3 (0,25 điểm) "Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung tới làng (...), huyện (...) lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụn

File đính kèm:

  • docvan hoc trung dai lop 9.doc