I. Đặc điểm của văn nghị luận.
- Văn nghị luận bao giờ cũng nhằm mục đích hướng tới giải quyết một vấn đề cụ thể mà thực tế đời sống đặt ra. Xét về bản chất, văn nghị luận nói chung là dùng lí lẽ, lập luận, bàn bạc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để thuyết phục người đọc, người nghe.
VD : Lòng yêu nước, tình đoàn kết tương thân tương ái, đức tính kiên trì, nhẫn nại, ý thức về lẽ sống, về đạo lí, về cách cư xử trong cuộc sống.
VD : Nghị luận về câu khẩu hiêu : « Ta nhất định thắng, địch nhất định thua »
=> Ta có sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Nhân dân ta yêu nước, anh hùng, khát khao độc lập, tự do. Ta có chính nghĩa, có Đảng và Hồ Chủ Tịch lãnh đạo, được nhân dân các nước đồng tình ủng hộ. Do đó ta nhất định thắng.
=> Tổ tiên ông cha ta đã đánh thắng quân xâm lược nhà Tống, giặc Nguyên Mông, giặc Minh, giặc Thanh. Nhân dân ta đã đánh thắng giặc Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
=> Quân giặc xâm lược đất nước ta, áp bức đồng bào ta ; chúng là kẻ thù không đội trời chung của nhân dân ta. Quân giặc tham lam, tàn bạo và phi nghĩa nhất định thất bại thảm hại.
=> Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, đó là niềm tin của ta, là chân lí lịch sử.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4158 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Văn nghị luận lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN NGHỊ LUẬN
I. Đặc điểm của văn nghị luận.
- Văn nghị luận bao giờ cũng nhằm mục đích hướng tới giải quyết một vấn đề cụ thể mà thực tế đời sống đặt ra. Xét về bản chất, văn nghị luận nói chung là dùng lí lẽ, lập luận, bàn bạc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để thuyết phục người đọc, người nghe.
VD : Lòng yêu nước, tình đoàn kết tương thân tương ái, đức tính kiên trì, nhẫn nại, ý thức về lẽ sống, về đạo lí, về cách cư xử trong cuộc sống....
VD : Nghị luận về câu khẩu hiêu : « Ta nhất định thắng, địch nhất định thua »
=> Ta có sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Nhân dân ta yêu nước, anh hùng, khát khao độc lập, tự do. Ta có chính nghĩa, có Đảng và Hồ Chủ Tịch lãnh đạo, được nhân dân các nước đồng tình ủng hộ. Do đó ta nhất định thắng.
=> Tổ tiên ông cha ta đã đánh thắng quân xâm lược nhà Tống, giặc Nguyên Mông, giặc Minh, giặc Thanh. Nhân dân ta đã đánh thắng giặc Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
=> Quân giặc xâm lược đất nước ta, áp bức đồng bào ta ; chúng là kẻ thù không đội trời chung của nhân dân ta. Quân giặc tham lam, tàn bạo và phi nghĩa nhất định thất bại thảm hại.
=> Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, đó là niềm tin của ta, là chân lí lịch sử.
- Vì hướng tới mục đích ấy, mỗi văn bản nghị luận bao giờ cũng phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính (vấn đề nói tới) và các luận điểm phụ.
a. Luận điểm: Là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận. Mỗi luận điểm đều có một số ý phụ, lí lẽ xoay quanh.
(Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mói có sức thuyết phục. Trong thực tế, một luận điểm có thể được triển khai trong một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. Muốn bài văn có sức thuyết phục, luận điểm nêu ra phải đảm bảo tính chân thực, đúng đắn, đáp ứng với nhu cầu thực tế. Việc xác định hệ thống luận điểm có tính chất quan trọng trong quá trình thể hiện chủ đề văn bản. Vì vậy, luận điểm không nên quá chung chung hay quá chi tiết vụn vặt. Làm thế nào để thông qua hệ thống luận điểm, người đọc, người nghe có thể nắm bắt được ý đồ của người tạo lập văn bản.)
b. Luận cứ : là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. Lí lẽ phải đầy đủ, chặt chẽ, có tình có lí. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác, hoặc lấy từ thực tế (nếu vấn đề được nghị luận thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội), hoặc lấy từ các tác phẩm văn học (nếu vấn đề được nghị luận thuộc lĩnh vực văn học). Một luận điểm có thể có một hoặc nhiều luận cứ.
VD: Thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám là vô cùng vĩ đại.
Luận điểm trên được Chủ Tịch HCM thể hiện qua những luận cứ sau:
- 3 kẻ thù của nhân dân ta đã bị đánh bại.
- Ách thống trị của thực dân Pháp đã bị đập tan. Nước Việt Nam đã giành được độc lập.
- Chế độ quân chủ bị đánh đổ. Chế độ dân chủ Cộng hoà được thiết lập.
-> Và người đã lập luận: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”.
(Trích: Tuyên ngôn độc lập)
c. Lập luận: Văn nghị luận không chỉ cần có ý mà phải cần có lí. Sự kết hợp chặt chẽ giữa ý và lí là đặc trưng nổi bật của văn nghị luận nhằm tạo nên sức thuyết phục. Muốn đảm bảo sự kết hợp giữa ý và lí thì cần thiết phải lập luận tốt.
Vậy lập luận là gì? Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. Lập luận theo các cách dựng đoạn: quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích….)
Muốn lập luận,người viết phải thực hiện các bước sau:
- Xác định kết luận cho lập luận: có thể là luận đề hoặc luận điểm.
- Xây dựng luận cứ cho lập luận: tức là tìm các lí lẽ và đưa ra các dẫn chứng (dẫn chứng thực tế, các con số thống kê; lí lẽ gồm các nguyên lí, ý kiến đã được công nhận….)
Để lập luận có sức thuyết phục, cần chú ý sử dụng các phương tiện liên kết lí lẽ và dẫn chứng (gồm các từ ngữ có ý nghĩa chuyển tiếp)
B. Bài tập luyện :
Bài 1 : Cho đoạn văn sau :
Nếu con người không biết ngăn chặn những hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến một lúc nào đó, con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa : chất thải công nghiệp làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các bon làm ô nhiễm, tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe doạ khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.
a. Trong đoạn văn trên, câu văn nào nêu luận điểm ? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì ?
b. Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào ?
Bài tập 2 : Cho luận điểm sau : Ca dao Việt Nam đã thể hiện tình cảm gia đình đằm thắm thiết tha.
Tìm những lí lẽ và dẫn chứng cần thiết để triển khai luận điểm trên thành một đoạn văn.
Bài tập 3 : Tìm các luận cứ phù hợp để triển khai các luận điểm sau :
Cận thị học đường đang là mối lo ngại lớn đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh.
Đọc sách có rất nhiều ích lợi.
Triển khai mỗi luận điểm trên thành một đoạn văn.
Chú ý : Khi chuyển thành đoạn văn cần chú ý cách diễn đạt, dùng các từ ngữ chuyển tiếp thật phù hợp. Có thể dùng linh hoạt các kiểu câu (kể cả câu nghi vấn)
===========================
B. Bài tập luyện :
Bài 1 : Cho đoạn văn sau :
Nếu con người không biết ngăn chặn những hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến một lúc nào đó, con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa : chất thải công nghiệp làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các bon làm ô nhiễm, tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe doạ khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.
a. Trong đoạn văn trên, câu văn nào nêu luận điểm ? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì ?
b. Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào ?
Bài tập 2 : Cho luận điểm sau : Ca dao Việt Nam đã thể hiện tình cảm gia đình đằm thắm thiết tha.
Tìm những lí lẽ và dẫn chứng cần thiết để triển khai luận điểm trên thành một đoạn văn.
Bài tập 3 : Tìm các luận cứ phù hợp để triển khai các luận điểm sau :
Cận thị học đường đang là mối lo ngại lớn đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh.
Đọc sách có rất nhiều ích lợi.
Triển khai mỗi luận điểm trên thành một đoạn văn
Chú ý : Khi chuyển thành đoạn văn cần chú ý cách diễn đạt, dùng các từ ngữ chuyển tiếp thật phù hợp. Có thể dùng linh hoạt các kiểu câu (kể cả câu nghi vấn)
Gợi ý :
Bài 1 : Câu 1 là câu nêu luận điểm : Phá hoại thiên nhiên, môi trường là hành động dẫn đến nhiều nguy hại. Các câu còn lại là luận cứ.
Bài 2 : Các luận cứ sau :
Tình cảm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên :
Biết ơn :
+ Con người có cố có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Tình nhớ thương của những đứa con, đứa cháu với ông bà kính yêu :
+ Ngó lên nuộc lạt mái nhà.
Bao niêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Ca dao thể hiện tình cảm của con cái đối với cha mẹ.
- Biết ơn cha mẹ :
+ Công cha nặng lắm ai ơi.
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
- Nhớ thương cha mẹ khôn nguôi, mong được phụng dưỡng cha mẹ :
+ chiều chiều ra đứng ngõ sau.....Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
+ Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con.
Tình cảm vợ chồng :
-Thủy chung, son sắt.
+Chồng em áo rách em thương.
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
- Tình vợ chồng hạnh phúc hoà thuận, ý hợp tâm đầu :
+Râu tôm nấu với ruột bầu.
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Tình cảm anh em .
- Yêu thương gắn bó :
+ Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
- Giúp đỡ nhau chân tình.
+ Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Bài 3 :
a. Cận thị học đường đang là mối lo ngại lớn của các bậc phụ huynh và các em học sinh.
- Luận cứ 1 : thực trạng của vấn đề « Cận thị học đường » (tỉ lệ mắc bệnh ở học sinh các cấp)
- Luận cứ 2 : Xác định các nguyên nhân.
- Luận cứ 3 : Một số giải pháp ngăn chặn.
b. Đọc sách có rất nhiều ích lợi.
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
+ Sách là kho tàng quý báu cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại.
+ Đọc sách là hưởng thụ các kiến thức, lời dạy của biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được .
Đọc sách giúp ta nhận thức rõ về thế giới.
Đọc sách giúp ta nhận thức được quá khứ, tương lai.
Đọc sách giúp ta thông cmả với con người
Đọc sách giúp ta giải trí, thư giãn.
II. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
1. Đề văn nghị luận :
- Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Tính chất của đề như ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác.... đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.
- Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.
VD : Tục ngữ có câu : « Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng », dựa vào những hiểu biết thực tế, em hãy chứng minh nội dung của câu tục ngữ trên.
Yêu cầu về vấn đề nghị luận : Nội dung câu tục ngữ « gần mực thì đen, gần đèn thì rạng »
Yêu cầu về hình thức nghị luận : chứng minh.
Giới hạn dẫn chứng : Những hiểu biết thực tế.
Ngoài ra, đề văn nghị luận cũng có thể ở dạng cô đúc, ngắn gọn, chỉ nêu vấn đề cần nghị luận, đòi hỏi người làm bài phải tự xác định các yêu cầu còn lại.
VD : Lòng yêu nước của con người Việt Nam.
Đề bài trên chỉ nêu vấn đề nghị luận. Căn cứ vào vấn đề nghị luận ấy, người làm bài cần xác định các hình thức nghị luận thích hợp (gồm kiểu nghị luận chứng minh kết hợp với một số lời bình luận đánh giá)
2. Lập ý :
a. Là xác lập luận điểm, cụ thể hoá luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn. Lập ý phải theo quy trình : xác định luận điểm => tìm luận cứ => xây dựng lập luận.
b. Việc lập ý dựa vào đâu ?
- Việc lập ý có thể dựa vào những chỉ dẫn của đề bài về nội dung và hình thức nghị luận.
VD : Hãy chứng minh rằng giá trị và sức hấp dẫn của ca dao Việt Nam không chỉ ở những biểu hiện nghệ thuật đặc sắc, độc đáo mà chủ yếu là ở nội dung phản ánh phong phú, chân thực và gần gũi với cuộc sống của con người.
Căn cứ vào cấu trúc của đề bài, ta có thể thấy rõ hai ý chính cơ bản :
Ý 1 : Giá trị và sức hấp dẫn của ca dao thể hiện ở nghệ thuật.
Ý 2 : Giá trị và sức hấp dẫn của ca dao thể hiện ở nội dung.
- Dựa vào những kiến thức về xã hội và văn học mà bản thân đã tích luỹ trong cuộc sống và học tập.
VD : đối với đề văn trên, nếu căn cứ vào đề bài thì xác định được 2 ý chính. Nhưng để triển hai cho từng luận điểm thì phải huy động sự hiểu biết về giá trị nội dung và nghệ thuật của ca dao Việt Nam. (Chẳng hạn như ở ý 1 – có thể triển khai theo một số ý nhỏ : NT sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, NT kết cấu....)
Bài tập luyện số 2 – Văn nghị luận.
Bài 1 : Đặt hai đề văn nghị luận theo yêu cầu sau :
Một đề văn nghị luận có cấu trúc đầy đủ, yêu cầu rõ ràng.
Một đề văn nghị luận ở dạng cô đúc, ngắn gọn, ẩn yêu cầu.
Bài 2 : Cô giáo yêu cầu xác định luận điểm cho đề văn sau :
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống đạo lí. Hãy chứng minh.
Vừa đọc đề, Nam đã reo lên : « Ở đề bài này, chỉ có một luận điểm ». Theo em, nhận xét của Nam đúng hay sai ? Vì sao ? Hãy giúp Nam tìm lời giải cho bài tập.
Bài 3 : Cho đề bài sau : « Có học mới nên khôn ». Hãy xác định một số luận điểm, luận cứ cho đề văn trên. Triển khai 1 ý thành một đoạn văn.
Bài 4 : Xác định luận điểm đối với đề văn nghị luận sau :
Chứng minh nội dung câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim.
Bài 5 : Viết một đoạn văn nghị luận trả lời : Vì sao con người cần có bạn bè ?
====================
Bài tập luyện số 2 – Văn nghị luận.
Bài 1 : Đặt hai đề văn nghị luận theo yêu cầu sau :
Một đề văn nghị luận có cấu trúc đầy đủ, yêu cầu rõ ràng.
Một đề văn nghị luận ở dạng cô đúc, ngắn gọn, ẩn yêu cầu.
Bài 2 : Cô giáo yêu cầu xác định luận điểm cho đề văn sau :
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống đạo lí. Hãy chứng minh.
Vừa đọc đề, Nam đã reo lên : « Ở đề bài này, chỉ có một luận điểm ». Theo em, nhận xét của Nam đúng hay sai ? Vì sao ? Hãy giúp Nam tìm lời giải cho bài tập.
Bài 3 : Cho đề bài sau : « Có học mới nên khôn ». Hãy xác định một số luận điểm, luận cứ cho đề văn trên. Triển khai 1 ý thành một đoạn văn.
Bài 4 : Xác định luận điểm đối với đề văn nghị luận sau :
Chứng minh nội dung câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim.
Bài 5 : Viết một đoạn văn nghị luận trả lời : Vì sao con người cần có bạn bè ?
===============================
Bài tập luyện số 2 – Văn nghị luận.
Bài 1 : Đặt hai đề văn nghị luận theo yêu cầu sau :
Một đề văn nghị luận có cấu trúc đầy đủ, yêu cầu rõ ràng.
Một đề văn nghị luận ở dạng cô đúc, ngắn gọn, ẩn yêu cầu.
Bài 2 : Cô giáo yêu cầu xác định luận điểm cho đề văn sau :
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống đạo lí. Hãy chứng minh.
Vừa đọc đề, Nam đã reo lên : « Ở đề bài này, chỉ có một luận điểm ». Theo em, nhận xét của Nam đúng hay sai ? Vì sao ? Hãy giúp Nam tìm lời giải cho bài tập.
Bài 3 : Cho đề bài sau : « Có học mới nên khôn ». Hãy xác định một số luận điểm, luận cứ cho đề văn trên. Triển khai 1 ý thành một đoạn văn.
Bài 4 : Xác định luận điểm đối với đề văn nghị luận sau :
Chứng minh nội dung câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim.
Bài 5 : Viết một đoạn văn nghị luận trả lời : Vì sao con người cần có bạn bè ?
Gợi ý :
Bài 2 : Nhận xét của Nam là thiếu chính xác bởi vì vấn đề được nêu trong đề bài có nội dung khái quát : Dân tộc Việt Nam giàu truyền thống đạo lí, hoàn toàn chưa nêu rõ nội dung cụ thể của « truyền thống đạo lí » ấy (tức là chưa có luận điểm rõ ràng). Như vậy, kết luận của Nam là quá vội vàng. Cần phải cụ thể hoá bằng các luận điểm cụ thể như :
đạo lí tương thân, tương ái.
Đạo lí nhân nghĩa.
Đạo lí thuỷ chung
Đạo lí « ăn quả nhớ kẻ trồng cây »
....
Bài 3 :
1. Xác định luận điểm :
- Khôn là gì ?
- Tại sao có học mới nên khôn ? Kẻ vô học, lười học ? Người hiếu học ?
- Sống trong thời đại tri thức nên càng phải học.
- Học gì và học như thế nào ? (nội dung và phương pháp học tập)
2. Tìm luận cứ (lí lẽ + dẫn chứng) cho luận điểm : Khôn là gì ?
+ Khôn ngoan, có kiến thức văn hoá, có vốn sống, có đạo đức.
+ Khôn trong ứng xử.
+ Khôn trong cách làm ăn (một cách chân chính)
+ Tài giỏi.
+ Trái với khôn là ngu si, dốt nát.
3. Xây dựng lập luận : Khôn là gì ?
Khôn là khôn ngoan, là phẩm chất tốt đẹp của con người. Con người có đạo đức tốt đẹp, có học vấn, có văn hoá, khoa học kĩ thuật, giàu vốn sống, lịch duyệt là con người khôn. Con người khôn là con người biết sống đẹp và biết làm ăn giỏi. Lao động, lẽ phải, tình thương là thước đo cái « khôn » của con người. Trái với khôn là ngu si, dốt nát, đần độn. Có khôn mới có thể trở nên tài giỏi.
Bài 4 :
Luận điểm 1 : Những tấm gương tiêu biểu cho lòng kiên trì, nhẫn nại trong học tập
Luận điểm 2 : Những tấm gương tiêu biểu cho lòng kiên trì, nhẫn nại trong lao động.
Luận điểm 3 : Những tấm gương tiêu biểu cho lòng kiên trì, nhẫn nại các lĩnh vực khác : nghiên cứu khoa học, rèn luyện sức khoẻ, vượt lên trên số phận tật nguyền....
Bài 5 : Cần xây dựng các luận điểm sau để viết thành đoạn :
Có bạn bè để chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn
Bạn bè động viên ta vươn lên, giúp ta tiến bộ.
Không có bạn, con người lẻ loi, cô đơn.
File đính kèm:
- On tap van nghi luan Phan 1.doc