I. Các kiến thức cần học thuộc
*Cách đo độ dài
Khi đo độ dài cần:
a) Ước lượng “độ dài” cần đo.
b) Chon thước có “GHĐ” Và có “ĐCNN” thích hợp.
c) Đặt thước “dọc theo” độ dài cần đo sau cho một đầu của vật “ngang bằngvới” vạch số 0 của thước.
d) Đặt mắt nhìn theo hướng “vuông góc” với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia “gần nhất” với đầu kia của vật.
* Cách đo thể tích chất lỏng
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
a) Ước lượng “thể tích” cần đo.
b) Chon bình chia độ có “GHĐ”Và có “ĐCNN” thích hợp.
c) Đặt bình chia độ “thẳng đứng”.
d) Đặt mắt nhìn theo hướng “ngang” với độ cao của chất lỏng trong bình.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia “gần nhất” với mực chất lỏng.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập vật lí 6 học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập vật lí 6 học kì I
I. Các kiến thức cần học thuộc
*Cách đo độ dài
Khi đo độ dài cần:
a) Ước lượng “độ dài” cần đo.
b) Chon thước có “GHĐ” Và có “ĐCNN” thích hợp.
c) Đặt thước “dọc theo” độ dài cần đo sau cho một đầu của vật “ngang bằngvới” vạch số 0 của thước.
d) Đặt mắt nhìn theo hướng “vuông góc” với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia “gần nhất” với đầu kia của vật.
* Cách đo thể tích chất lỏng
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
a) Ước lượng “thể tích” cần đo.
b) Chon bình chia độ có “GHĐ”Và có “ĐCNN” thích hợp.
c) Đặt bình chia độ “thẳng đứng”.
d) Đặt mắt nhìn theo hướng “ngang” với độ cao của chất lỏng trong bình.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia “gần nhất” với mực chất lỏng.
* Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách:
a) “Thả chìm” vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng “tràn ra” bằng thể tích của vật.
b) Khi vật rắn không bỏ lọt vào bìnhchia độ thì “thả chìm” vật đó vào bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng “tràn” bằng thể tích của vật.
* Khối lượng - đo khối lượng
Cách dùng cân Rôbécvan
Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nàm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc “điều chỉnh số 0” Đặt “vật đem cân” lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số “quả cân” có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm “thăng bằng”, kim cân nằm “đúng giữa” bảng chia độ. Tổng khối lượng của các “quả cân” trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của “vật đem cân”.
*Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
P = 10. m Trong đó: P là trọng lượng đơn vị là N ; m là khối lượng đơn vị là kg
* Công thức tính khối lượng riêng
? Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
D là khối lượng riêng đơn vị là
kg/m3
Trong đó: m là khối lượng đơn vị là kg
V là thể tích đơn vị là m3
* Công thức tính trọng lượng riêng
và
d là trọng lượng riêng đơn vị là N/m3
Trong đó: p là trọng lượng đơn vị là N
V là thể tích đơn vị là m3
*Khái niệm về lực: Tác dụng đẩy, kéo vật này lên vật khác gọi là lực.
* Các máy cơ đơn giản là :mặt phẳng nghiêng; đòn bẩy; ròng rọc.
* Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng nghược chiều.
II. Các câu hỏi ôn tập lý thuyết
Câu 1. Hãy nêu các dụng cụ để đo: độ dài; Thể tích chất lỏng; lực; khối lượng.
Câu 2. Tác dụng đẩy vật này nên vật khác gọi là gì ? Lấy ví dụ?
Câu 3. Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật ?
Câu 4. Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy ví dụ minh hoạ? Hãy mô tả một hiên tượng thực tế trong đó có hai lợc cân bằng?
Câu 5. Thế nào là trọng lực? Đơn vị của trọng lực? Trọng Lực có phương và chiều như thế nào?
Câu 6. Viết các công thức về: Trọng lượng và khối lượng; tính khối lượng riêng; tính trọng lượng riêng ? Giải thích các thành phần trong công thức?
Câu 7. Hãy nêu tên của 3 loại máy cơ đơn giản? Cho biết ứng với mỗi loại được sử dụng vào công việc gì?
Câu 8. Một HS đá quả bóng, có những hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
Câu 9. Khối lượng riêng , trọng lượng riêng của một chất là gì? Nêu ký hiệu và đơn vị?
Câu 10. Nêu cách đo độ dài của vật ; cách đo thể tích chất lỏng ; cách đo thể tích vật rắn không thấm nước ; cách dùng cân rôbecvan ?
III. Bài tập tự luận
Câu 1. Có hai thước: thước thứ nhất dài 30cm, có độ chia tới 1mm, thước thứ hai dài 1m, có độ chia tới 1cm.
Xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi thước.
Nên dùng thước nào để do chiều dài bàn giáo viên, chiều dài cuấn sách giáo khoa vật lí 6
Câu 2. Hãy sắp xếp các giá trị khối lượng sau đây theo quy ước giảm dần:
1200g; 1,5g; 1600mg; 1,3kg; 1700g; 1200mg.
Câu 3. Hãy sắp xếp các giá trị thể tích sau đây theo quy ước giảm dần:
1100dm3 ; 1,5m3 ; 1800 lít ; 1600000cm3 ; 1,3m3 ; 1700dm3 ; 1200000cm3; 1400 lít ;
Câu 4. Trên vỏ kem giặt VISO có ghi 1kg. Số đó chỉ gì ?
Câu 5. Người ta dựng một bỡnh chia độ ghi tới 1cm3 chứa 64 cm3 nước để đo thể tớch của một hũn đỏ. Khi thả hũn đỏ vào bỡnh, mực nước trong bỡnh dõng lờn tới vạch 100cm3. Thể tớch hũn đỏ là bao nhiờu?
Câu 6. a) Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một hòn đá có thể tích 250cm3 và có khối lượng 500000g.
b)Một hộp sữa Ông Thọ có kối lượng 397g và có thể tích 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của sữa Ông Thọ?
Câu 7. Biết 10 lít các có khối lượng 15kg.
a) Tính thể tích của 1 tấn cát.
b) Tính trọng lượng của một đống các 3m3.
Câu 8. 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Hãy tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của kem giặt VISO ?
Câu 9. Mỗi hòn gạch hai lỗ có khối lượng 1600g. Hòn gạch có thể tích là1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3.
Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
Tính trọng lượng của 1000 viên gạch.
Câu 10. Đặt một bình chia độ rỗng lên bàn cân tự động thấy kim của bàn cân chỉ vạch 125g. Đổ vào bình chia độ 250cm3 dầu hoả thấy kim của cân chỉ vào vạch 325g
Xác định khối lượng riêng và trọng lượng riêng của dầu hoả.
Xác định thể tích của 5000g dầu hoả.
Xác định trọng lượng của 10 lít dầu hoả.
Câu 11. Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản đã học? Trong các loại máy cơ đơn giản đó loại máy nào có tác dụng làm thay đổi hướng của lực, loại máy nào giúp làm thay đổi độ lớn của lực, loại máy nào không có tác dụng làm thay đổi hướng và độ lớn của lực ?
Câu 12. a) Tính trọng lượng của 2,8 tấn đá ?
b) Biết 40 thếp giấy nặng 36,8 niutơn. Hỏi mỗ thếp giấy nặng bao nhiêu kg?
c) Một hòn gạch có khối lượng 1600g. Hỏi 5000 viên gạch có trọng lượng bao nhiêu?
d) Trên hộp mứt tết có ghi 250g. Số đó chỉ gì?
? Chọn những từ thích hợp sau: (trọng lực, lực kéo, biến dạng, trái đất, cân bằng ) điền vào chỗ trống trong các câu sau một cách hợp lí:
Treo một vật vào lò xo. Lực do.............................tác dụng lên vật gọi là ..................... . Dưới tác dụng của.......................................vật tác dụng một......................................lên lò xo, .làm lò xo ... .................................... . Ngược lại lò xo cũng tác dụng lên vật một ..................................... giữ cho vật không bị rơi xuống, .........................................của lò xo và ......................................tác dụng lên vật là hai lực ... ....................................
* Lực – Hai lực cân bằng
? Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
( lực hút; lực đẩy; lực kếo; lực ép; cân bằng; đứng yên; phương; chiều)
a) Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một (1) .............. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một (2) .................. làm cho lò xo lá tròn bị méo đi.
b) Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một (3) ................. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một (4) .................. làm cho lò xo bị dãn dài ra.
c) Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một (5) .....................
d) Nừu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên hai đầu dây hai lực (5) .............. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ (6) ....................
e) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (7) ................nhưng nghược(8)...............
* Kết quả tác dụng vủa lực
? Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
(biến dạng ; biến đổi chuyển động)
a) Lực đẩy mà Lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn đã làm (1) ..................xe.
b) Lực mà tay ta (thông qua sợi dây) đã tác dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm(2) .................. .............................xe.làm cho lò xo lá tròn bị méo đi.
c) Lực đẩy mà Lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm (3) ..................................
.................hòn bi
d) Lực mà tay taép vào lò xo đã làm (4) ....................................lò xo.
e) Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (5) ....................................vật B hoặc làm (20 ................................................. vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
? Hãy dùng các từ trong 3 ô để viết thành 5 câu khác nhau
con trâu
người thủ môn bóng đá
chiếc kìm nhổ đinh
thanh nam châm
- chiếc vợt bóng bàn
quả bóng đá
quả bóng bàn
cái cày
cái đinh
miếng sắt
lực hút
lực đẩy
lực kéo
Ví dụ : Thanh nam châm tác dụng lưc hút lên cái đinh
File đính kèm:
- Vu Nguyen.doc