BÀI 1 :chuyển động cơ học
- Chuyển động cơ học là : Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
- Tính tương đối của chuyển động : Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật kia, tuỳ thuộc vào vật chọn làm móc.
- Các dạng của chuyển động : Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quĩ đạo của chuyển động , công , tròn , thẳng
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Vật lý 8 HKI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I : cơ học
Máy cơ đơn giản
đòn bẩy
Điều kiện để hai vật cân bằng:
Hiệu suất : H = .100%
Mặt phẳng nghiêng
A1 = P*h F*l = P*h
A2 = F*l
Ròng rọc
Ròng rọc cố định :
F =
s = 2h
A1 = A2
Bài 1 :chuyển động cơ học
Chuyển động cơ học là : Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
Tính tương đối của chuyển động : Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật kia, tuỳ thuộc vào vật chọn làm móc.
Các dạng của chuyển động : Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quĩ đạo của chuyển động , công , tròn , thẳng
Bài 2:vận tốc
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động .
Vận tốc v = s/t . Đơn vị là m/s hay bkm/h
Bài 3:chuyển động đều - chuyển động không đều
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Vtb = s/t - s là quảng đường
- t là thời gian đi hết quảng đường
- Phân biệt khái niệm vận tốc trung bình và trung bình cộng vận tốc.
Baì toán:
Cho 2 vật chuyển động đều, vật thứ nhất đi được quảng đường dài 27km trong 30 phút, vật thứ hai đi quảng đường dài 48m trong 3 giây. Hỏi vật nào chuyển động nhanh hơn?
Một vật chuyển động trên đoạn đường AB dài 180m . Trong nữa đoạn đường đầu tiên nó đi với vận tốc v1 = 3m/s , trong nữa đoạn đường sau nó đi với vận tốc v2= 4m/s . Tính thời gian vật chuyển động hết quảng đường AB.
Bai 4: Biểu diễn lực:
lực là sự thay đổi vận tốc :
Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của các vật .
Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật
Biểu diễn lực:
Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi têncó:
Gốc là điểm đặt của lực
Phương, chiều trùng với phương chiều của lực
Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỷ lệ xích cho trước.
Bài toán :
Treo vật A vào lực kế thấy lực kế chỉ 20N, Móc thêm vật B vào lực kế thấy lực kế chỉ 30N.
Khi treo vật A vào lực kế những lực nào đã tác dụng lên vật , cxhungs có đặc điểm gì?
Khối lượng của vật B là bao nhiêu.
Bài 5: Sự cân bằng lực quán tính
Hai lực cân bằng:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, phương cùng nằm ttrên một đường thẳng,chiều ngược nhau .
tác dụng của 2 lực cân bằng lên một vật đang chuyển động :
Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẻ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẻ tiếp tục chuyển động tthẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
Quán tính:
Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.
Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn.
Bài 6: Lực ma sát :
1 – Khi nào có lực ma sát ?
a) Lực ma sát trượt: sinh ra khi có một vật trượt trên bề mặt vật khác .
b) Lực ma sát lăn: sinh ra khi một vật lăn trên mặt của vật khác.
c) Lực ma sát nghỉ: sinh ra giử cho vật đứng yên khi có tác dụng của lực khác.
2- Đo lực ma sát : người ta dùng lực kế
Bài toán : tại sao trong máy móc người ta thường tra dầu mỡ vào những chi tiết thường cọ xát lên nhau? Việc tra dầu mỡ có tác dụng gì?
( Trong máy móc fgiữa các chi tiết thường xuyên cọ xát lên nhau có lực ma sát trượt, lực này có hại vì nó làm mài mòn các chi tiết máy . Để giảm tác dụng có hại này người ta thường xuyên tra dầu mỡ để bôi trơn, giảm ma sát trượt cho các chi tiết này )
Bài 7 : áp suất:
áp lực:
áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Tac dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớnvà diện tích bị ép càng nhỏ.
áp suất:
áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức tính áp suất: p =
Trong đó F là áp lực , S là diện tích bị ép.
Bài 8 : áp suất chất lỏng - Bình thông nhau:
Sự tồn tại của áp suất chất lỏng:
Do có trọng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình và thành bình và các vật trong lòng nó.
Công thức tính áp suất chất lỏng:
Công thức : p = d*h
Trong đó : h là độ cao của cột chất lỏng
: d là trọng lượng riêng cua chất lỏng
bình thông nhau:
Bình thông nhau là một bình có 2 nhánh nối thông đáy với nhau.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh của bình đều ở cùng một độ cao.
Bài 9 : áp suất khí quyển
-Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
- áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống tô - ri – xen – li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Bài 10 : Lực đẩy ác si mét
Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
-Một vật nhúng chìm vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chổ . Lực này gọi là lực đẩy ác si mét.
2) Độ lớn của lực đẩy ác si mét
-Công thức tính lực đẩy ác si mét: F = d*V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng
V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chổ.
Bài 12 : sự nổi
Nhúng vật vào trong chất lỏng thì :
+ Vật chìm xuống khi lực đẩy ác – si – mét FA nhỏ hơn thọng lượng P của vật.
FA < P
+ vật nổi lên khi: FA > P
+ vật lơ lửng khi: FA = P
Bài 13: Công cơ học:
Khi nào có công cơ học:
Công cơ học dùng trong trường hợp khi có lực tác dụng làm vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Lực tác dụng
Độ chuyển dời của vật.
Công thức tính công cơ học:
-Công thức: A = F*s
Bài 14: Định luật về công:
Định luật về công:
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Các loại máy cơ đơn giản:
-Ròng rọc cố định : chỉ có tác dụng làm thay đổi hướng của lực
-Ròng rọc động : Lợi 2 lần về lực, thịêt 2 lần về đường đi
-Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực thiệt về đường đi
-Đòn bẩy : Lợi về lực thiệt về đường đi và ngược lại.
3)Hiệu suất của máy :
H = *100%
4) Công thức hợp lực:
Bài toán
Bài 1:
Một người công nhân đạp xe đều trong 20 phút đi được 3km.
a)Tính vận tốc của người công nhân đó ra m/s và km/h.
b) Biết quẳng đường từ nhà đến xí nghiệp là 3600m. Hỏi công nhân đi từ nhà đến xí nghiệp hết bao nhiêu thời gian
c) nếu đạp xe liền trong 2giờ thì người này từ nhà về tới quê mình. Hỏi quảng đường từ nhà về tới quê dài bao nhiêu km?
Bài 2 :
Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m. Trong 12s đầu đi được 30m, đoạn dốc còn lại đi hết 18s. Tính vận tốc trung bình:
Trên mỗi đoạn dốc.
Trên cả đoạn dốc.
Bài 3:
Đặt một vật nặng 50kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân là 8cm2 . Tính áp suấtcác chân ghế tác dụng lên mặt đất .
Bài 4:
Một viên bi sắt rỗng ở giữa. Khi nhúng vào nước nó nhẹ hơn khi để ở ngoài không khí 0,15N . Tìm trọng lượng của viên bi đó khi nó ở ngoài không khí. Cho biết dnước = 10 000N/m3 , dsắt = 78 000N/m3 ,thể tích phần rỗng của viên bi Vrỗng = 5cm3 .
Bài 5:
Một vật có khối lượng m= 2kg, treo cách mặt đất một khoảng h= 3m. Hỏi khi dây đứt, vật rơi xuống đất, trọng lực sinh công bằng bao nhiêu?
Bài 6 :
Thùng cao 1,2m đựng đầy nước. tính áp suất của cột nước tác dụng lên đáy bình và lên một điểm cách đáy bình 0,4m. Biết trọng lượng của nước là 10000N/m3
Bài 7:
Một miếng gổ có thể tích 500dm3 thả vào nước thì thấy chìm .
a)Tính lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên vật biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
b) Tính khối lượng của gổ biết khối lượng riêng của gổ là 800kg/3
Giải
Bài 1: Cho biết :
t= 20 phút = 1 200s
= 1/3h
s = 3km = 3000m
v? (m/s) và (km/h)
Bài giải
a)Vận tốc của người công nhân là:
v = = = 2,5 (m/s)
v = = = 9(km/h)
b) Thời gian người công nhân đi từ nhà đến xí nghiệp là:
v = t = = = 1440(s)
c) Quảng đường từ nhà đến quê là:
v = = s = v.t = 9.2 = 18(km)
File đính kèm:
- on tap vat ly 8 HKI.doc