Ôn tập về thơ và truyện hiện đại hoc kỳ I

I. Ôn tập lại khái niệm đoạn văn:

1. Khái niệm đoạn văn:

- Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được tính từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.

- Thường thể hiện một ý tương đối hoàn chỉnh, gồm nhiều câu tạo thành.

2. Một số cấu trúc đoạn thường gặp:

a. Đoạn diễn dịch:

- Là cách trình bày đi từ ý chung, khái quát đến các ý chi tiết, cụ thể.

- Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn. Các câu còn lại có nhiệm vụ làm rõ nội dung đã nêu ra ở câu chủ đề.

b. Đoạn qui nạp:

- Là cách trình bày đi từ các ý cụ thể, chi tiết để rút ra ý chung, khái quát.

- Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn. facebook.com/hocvanlop9

* Có thể chuyển đổi đoạn diễn dịch, thành đoạn qui nạp và ngược lại bằng cách chuyển đổi vị trí của câu chủ đề. Song, không phải trường hợp nào cũng có thể chuyển đổi được.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập về thơ và truyện hiện đại hoc kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI HKI. Tài liệu của page "Học văn lớp 9". I. Ôn tập lại khái niệm đoạn văn: 1. Khái niệm đoạn văn: - Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được tính từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. - Thường thể hiện một ý tương đối hoàn chỉnh, gồm nhiều câu tạo thành. 2. Một số cấu trúc đoạn thường gặp: a. Đoạn diễn dịch: - Là cách trình bày đi từ ý chung, khái quát đến các ý chi tiết, cụ thể. - Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn. Các câu còn lại có nhiệm vụ làm rõ nội dung đã nêu ra ở câu chủ đề. b. Đoạn qui nạp: - Là cách trình bày đi từ các ý cụ thể, chi tiết để rút ra ý chung, khái quát. - Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn. facebook.com/hocvanlop9 * Có thể chuyển đổi đoạn diễn dịch, thành đoạn qui nạp và ngược lại bằng cách chuyển đổi vị trí của câu chủ đề. Song, không phải trường hợp nào cũng có thể chuyển đổi được. c. Đoạn song hành: - Là đoạn có các câu có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề chung của đoạn. - Không có ý câu này bao hàm ý câu khác. - Đoạn văn không có câu chủ đề. d. Đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp ( tổng – phân – hợp ): - Là đoạn văn kết hợp giữa diễn dịch và qui nạp ( Có hai câu chủ đề ). + Câu đầu đoạn làm nhiệm vụ giới thiệu chung nội dung chính của đoạn. + Câu kết đoạn làm nhiệm vụ tổng hợp ( mang tính chất kết luận). Nguồn: facebook.com/hocvanlop9 II. Một số nội dung đoạn: 1. Đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm: * Yêu cầu chung: - Nêu được chính xác tên tác giả, tên tác phẩm. - Xác định ý nghĩa nhan đề tác phẩm thể hiện về phương diện gì: đề tài, nội dung, nhân vật chính, chủ đề,… mối quan hệ giữa tên tác phẩm và chủ đề tác phẩm. - Khẳng định giá trị nhan đề tác phẩm. Cũng có thể kết hợp đánh giá về tác giả, tác phẩm. Đề bài 1: Viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp, thể hiện cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. => Gợi ý: - Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. - Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. - Đồng thời nhà thơ lại thêm vào nhan đề hai chữ “bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh. Đề bài 2: Viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp, thể hiện cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. => Gợi ý: - Bếp lửa là một hình ảnh đầy sáng tạo, xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, nó vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng: + Trước hết đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ. + Bếp lửa là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con trong những năm tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành, khôn lớn .Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người. + Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. + Với ý nghĩa như vậy, “Bếp lửa” thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc… Đề bài 3: Viết một đoạn văn ngắn giải thích nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ kết thúc đoạn). => Gợi ý: - “Lặng lẽ Sa Pa” – truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thành Long là một nhan đề giàu chất thơ, thể hiện rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. - Bề ngoài Sa Pa có vẻ lặng lẽ, thơ mộng. Đó là xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ kĩ, nơi mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Ở đó, có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn, có những đàn bò lang cổ đeo chuông ung dung gặm cỏ, có những rừng thông đẹp lunh linh kì ảo dưới ánh nắng mặt trời… - Cái lặng lẽ của Sa Pa còn ẩn chứa sự lặng lẽ âm thầm đầy khiêm nhường mà cao cả của những con người đang ngày đêm nhiệt tình, hăng say lao động góp sức xây dựng cuộc sống mới. Họ là những nhà khoa học không có tên. Tên của họ gắn liền với công việc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp, đáng khâm phục, đáng yêu, đáng mến. Đó là ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa “ngày này sang ngày khác” ngồi cặm cụi miệt mài trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa . Và tự ông đi thụ phấn cho từng cây su hào để củ su hào nhân dân miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn. Đó là anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét ở trung tâm khí tượng, đã 11 năm không một ngày xa cơ quan, lúc nào cũng luôn trong tư thế chờ sét “nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu cho Tổ quốc… Tất cả đều là những con người say mê với công việc, đang âm thầm lặng lẽ cống hiến sức mình cho đất nước, nhân dân. Có thể nói, bên trong cái lặng lẽ của Sa Pa là một cuộc sống sôi động cống hiến đầy ý nghĩa. - Như vậy, nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, kì ảo của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây. - Với việc đặt nhan đề như vậy, phải chăng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của con người? 2. Đoạn văn phân tích ý nghĩa tình huống truyện: * Yêu cầu chung: - Chỉ ra được tình huống truyện. - Nêu ý nghĩa, tác dụng của tình huống truyện. * Cách làm chung: - Mở đoạn: Vai trò của tình huống truyện đối với một tác phẩm văn xuôi. Mỗi tác phẩm chính là đứa con tinh thần của các nhà văn, nhà thơ. Bởi vậy, trong mỗi sáng tác, họ thường chú ý tạo dấu ấn, tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người đọc. Và đối với một tác phẩm văn xuôi thì việc xây dựng tình huống truyện đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Từ tình huống đó, toàn bộ nội dung, tư tưởng cũng như quan điểm nghệ thuật của tác giả được thể hiện trọn vẹn. - Thân đoạn: Nội dung chính của đoạn: + Chỉ ra tình huống truyện. + Chỉ ra ý nghĩa, vai trò của tình huống truyện: trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm, góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật… - Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa, vai trò của tình huống truyện. Đề bài 1: Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp, phân tích ý nghĩa tình huống truyện trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. => Gợi ý: - Trong truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn - Tình huống ấy là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc, mà chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư dưới xuôi lên. - Ông Hai trong truyện là một người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình và luôn tự hào về nó. Phải đi tản cư xa làng, lúc nào ông cũng nhớ làng, nói với chuyện với ai cũng khoe làng mình. Ấy thế mà chính ông lại phải nghe cái tin từ những người vừa tản cư lên, rằng làng mình đã lập tề theo Tây. Tình huống bất ngờ ấy đã khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng thiết tha, mạnh mẽ. - Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở nhân vật, cho thấy lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kì kháng chiến. Đề bài 2: Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp, phân tích ý nghĩa tình huống truyện trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. => Gợi ý: - Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cở của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. - Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh . Đồng thời, qua “bức chân dung” ( cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác ( chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước. Đề bài 3: Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp, phân tích ý nghĩa tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. => Gợi ý: - Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được xây dựng trên hai tình huống cơ bản: + Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường. + Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. => Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. facebook.com/hocvanlop9 Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca:tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh. 3. Đoạn văn tóm tắt tác phẩm: Đề bài 1: Viết đoạn văn ngắn, tóm tắt truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân: Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình. Đề bài 2: Viết đoạn văn ngắn tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long: Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già ,bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng. Đề bài 3: Viết đoạn văn ngắn tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến.Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến khi Thu nhận ra cha,tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái. 4. Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một nhân vật văn học: * Yêu cầu chung: - Giới thiệu nhân vật cần phân tích với một vài nét chính như tên nhân vật, nhân vật của tác phẩm, tác giả nào, đặc điểm cần phân tích. - Dùng lí lẽ, dẫn chứng phân tích làm rõ đặc điểm đó. - Đánh giá nhân vật. Đề bài 1: Viết đoạn văn ( khoảng 10-12 câu ) theo cách diễn dịch, phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là nhân vật điển hình cho người nông dân trong kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng, yêu nước cảm động. Ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình nên thường khoe và tự hào về làng của ông là làng cách mạng, làng kháng chiến. Vì hoàn cảnh ông phải đi tản cư, ông luôn nhớ về làng “Chao ôi, lão thấy nhớ làng mình quá!”. Gặp đoàn tản cư, ông lão hỏi thăm tin tức làng Chợ Dầu thì được người tản cư cho biết làng ông làm Việt gian theo Tây. Ông cảm thấy đau đớn, xấu hổ “cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân…lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Tin dữ ám ảnh ông, biến ông thành con người khác, chỉ ru rú ở nhà không dám ra ngoài, hay gắt gỏng. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông, ông rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng. Ở hoàn cảnh đó, ông đấu tranh giằng xé: hay là về làng? Nhưng vừa nghĩ ông đã gạt phắt đi vì về làng tức là theo Tây, phản bội Cụ Hồ, phản bội kháng chiến. Trong sự bế tắc, tuyệt vọng, ông tâm sự với thằng con út như một cách ngỏ lòng mình rằng: ở ông, tình yêu làng, trung thành với cách mạng, với kháng chiến không bao giờ thay đổi. Khi được tin cải chính ,ông Hai như người chết sống lại, ông sung sướng đi khoe làng mình bị đốt, nhà mình bị cháy. Đó là minh chứng hùng hồn chứng minh làng ông là làng cách mạng, làng kháng chiến. Đề bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn dịch, phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. => Gợi ý: - Nhân vật bé Thu nổi bật với tình yêu thương cha sâu sắc. + Tình cảm đó được thể hiện trong tình huống đặc biệt: Cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường. + Yêu cha nên bé Thu kiên quyết không gọi ông Sáu là ba dù bị đẩy vào những tình huống gay cấn facebook.com/hocvanlop9. Nó cũng mạnh mẽ khước từ sự chăm sóc của ông Sáu. Biểu hiện bướng bỉnh của Thu nói nên tình cảm vững bền của em với người cha thân yêu – người cha trong tấm hình chụp chung với má + Khi ông Sáu chuẩn bị lên đường: một tình thương yêu cha mãnh liệt được bộc lộ gây xúc động khác thường. Khi được ngoại giảng giải, nó trằn trọc thờ dải suốt đêm như hối hận, dằn vặt vì thấy có lỗi; trở về nhà, lặng lẳng đứng quan sát và chờ đợi cha; phút chót, cất tiếng gọi ba, chạy lại ôm ghì lấy cổ ba không rời, khóc nức nở, không cho ba đi nữa… Có thể nói, trong giây phút nhận ra cha, mọi cảm xúc dồn nén trong bé vỡ òa làm xúc động lòng người về một tình phụ tử sâu sắc. -> Xuyên suốt đoạn trích, trong hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một tấm lòng yêu cha sắt son của bé Thu-một em bé mới chỉ tám tuổi. Ấn tượng mà nhân vật để lại sâu sắc là vì thế. 5. Đoạn văn phân tích, cảm nhận một đoạn thơ, một ý thơ: Đề bài 1: Viết một đoạn văn ( 10 – 15 câu ) theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp, trình bày cảm nhận của em về ba dòng thơ cuối bài “Đồng chí”. - Bà câu thơ cuối bài "Đồng chí" của Chính Hữu là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. + Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả…. + Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. “Trăng” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng. - Đoạn kết của bài thơ thật đẹp! Nó đã tạc vào thơ ca hiện đại chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ mà khỏe khoắn, hào hùng. Đề bài 2: Viết một đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. => Gợi ý: - Câu kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu – “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ rất đẹp. - Đây trước hết là một hình ảnh thực được phát hiện từ chính những đêm hành quân, phục kích của tác giả: “…suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật” ( Chính Hữu) - Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” thể hiện một phát hiện đầy lí thú, một quan sát tinh tế, một tâm hồn lãng mạn của người lính giữa gian khổ, hiểm nguy vẫn mở lòng trước thiên nhiên. Vẻ đẹp tự nhiên của đất trời quê hương như một lời vẫy gọi âm thầm, một tiếng nói thôi thúc mãnh liệt facebook.com/hocvanlop9. Và đặt trong chỉnh thể bài thơ, bên cạnh hình ảnh “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, hình ảnh “Đấu súng trăng treo” còn gợi lên những liên tưởng phong phú: thực tại chiến tranh gian khổ, và tâm hồn cao đẹp, ngời sáng của người lính, sức mạnh của tình đồng chí, chất chiễn sĩ và thi sĩ…Xa hơn, có thể đó còn là biểu tượng của chất hiện thực và lãng mạn của nền thơ kháng chiến Việt Nam… Đề bài 3: Theo cách tổng- phân – hợp viết đoạn văn từ 7-10 câu phân tích hiệu quả nghệ thuật tu từ trong hai câu thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa”. (“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận) => Gợi ý: -Phép tu từ so sánh nhân hóa được nhà thơ Huy Cận sử dụng rất thành công khi khắc họa bức tranh hoàng hôn trên biển trong hai câu thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá”. - Mặt trời được ví với hòn lửa đem đến bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ. - Quan sát tinh tế và so sánh chính xác tạo sự tương phản về màu sắc, mang sức gợi mạnh mẽ về không gian. - Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ: gắn cho vật những hành động của con người như “sóng cài then” – “đêm sập cửa” gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là cánh cửa và những con sóng là then cài. -Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ gần gũi với con người - biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. - Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận. Đề bài 4: Viết một đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp, trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. ( “Bếp lửa” – Bằng Việt) => Gợi ý: - Mở đầu bài thơ “Bếp lửa” là hình ảnh ấm áp thân thương – bếp lửa khơi nguồn cho kí ức Bằng Việt từ nơi xa nhớ về quê hương, nhớ về người bà kính yêu của mình: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa - Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh“bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. - “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”,thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”. + Từ láy“chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí ức.facebook.com/hocvanlop9 + Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể. - Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà. =>Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà. Đề bài 5: Viết đoạn văn, trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. => Gợi ý: - Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. - Hình ảnh nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. - Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt. - Nhà thơ tự nhắc nhở mình cũng như gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp thấm thía: Đừng bao giờ phản bội lại quá khứ dù đó là tốt đẹp hay khổ đau. Chính quá khứ là nhân cách, là cái bóng vô hình mà mỗi con người không thể thiếu được và mỗi chúng ta phải thực hiện tốt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, sống thật tình nghĩa thủy chung với quá khứ”. III. Bài tập vận dụng: 1. Vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”? => Gợi ý: - Đồng chí là cách gọi khái quát về tình đồng đội gắn bó keo sơn, thiêng liêng và nghĩa tình. - Đồng chí là những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan. - Từ khái niệm trên cùng sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng bảo vệ Tổ quốc, những người lính từ những phương trời xa lạ tập hợp và tình đồng chí đến với họ là một điều tất yếu. - Đó là chủ đề của bài thơ, nên tác giả đặt tên cho bài thơ là “Đồng chí”. 2. Tại sao Nguyễn Quang Sáng đặt tên cho truyện ngắn của mình là “Chiếc lược ngà”? => Gợi ý: Nguyễn Quang Sáng đặt tên cho truyện ngắn của mình là “Chiếc lược ngà” vì: - Đây là một chi tiết xuất hiện nhiều lần trong truyện và có ý nghĩa thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của ông Sáu dành cho bé Thu. Nó như biểu tượng của tình cha con, tình đồng đội, mà bom đạn và cái chết không thể chia cắt, hủy diệt được. - Chi tiết này có vai trò dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm. Vì vậy nhà văn chọn chi tiết chiếc lược ngà để đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. 3. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 4. Viết đoạn văn ngắn, theo cách diễn dịch hoặc qui nạp, trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. 5. Viết đoạn văn, nêu cảm nhận của em về 7 câu thơ đầu bài "Đồng chí" - Chính Hữu. => Đoạn văn Ngay từ những câu thơ mở đầu bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã lí giải những cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của “anh” và “tôi” – của những người lính cách mạng: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn

File đính kèm:

  • docon tap van hoc ki I lop 9.doc
Giáo án liên quan