Cho một thấu kính hội tụ tiêu cự f. Khoảng cách L giữa vật sáng nhỏ AB và màn ảnh M được giữ không đổi (AB đặt song song với màn M).
1. Tìm những vị trí đặt thấu kính để có thể thu được ảnh rõ nét của AB trên màn M
2. Từ kết quả của bài toán suy ra các cách xác định tiêu cự của một thấu kính hội tụ. Hãy cho biết cách nào chính xác hơn? Tại sao?
Q63 (ĐH Thái Nguyên 98):
Một vật AB đặt cách xa màn ảnh một đoạn x cố định. Giữa vật và màn ta đặt một thấu kính L và tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau một đoạn l = 75cm. Thấu kính L là hội tụ hay phân kỳ? Tại sao? Biết tiêu cự của thấu kính có độ lớn |f| = 20cm. Hãy tìm khoảng cách x giữa vật AB và màn.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi đại học. cao đẳng môn Vật lý - Phần: Quang học - Bài toán bessel - Nguyên lý thuận nghịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài toán bessel-Nguyên lý thuận nghịch
Q62 (ĐH Thuỷ Lợi 97):
Cho một thấu kính hội tụ tiêu cự f. Khoảng cách L giữa vật sáng nhỏ AB và màn ảnh M được giữ không đổi (AB đặt song song với màn M).
Tìm những vị trí đặt thấu kính để có thể thu được ảnh rõ nét của AB trên màn M
Từ kết quả của bài toán suy ra các cách xác định tiêu cự của một thấu kính hội tụ. Hãy cho biết cách nào chính xác hơn? Tại sao?
Q63 (ĐH Thái Nguyên 98):
Một vật AB đặt cách xa màn ảnh một đoạn x cố định. Giữa vật và màn ta đặt một thấu kính L và tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau một đoạn l = 75cm. Thấu kính L là hội tụ hay phân kỳ? Tại sao? Biết tiêu cự của thấu kính có độ lớn |f| = 20cm. Hãy tìm khoảng cách x giữa vật AB và màn.
Q64 (ĐHXD 98):
Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15cm. Trước thấu kính người ta dịch chuyển một vật sáng nhỏ AB sao cho vật sáng AB luôn luôn vuông góc với trục chính của thấu kính.
Xác định khoảng cách ngắn nhất từ vật sáng AB đến ảnh thực của nó.
Vật đặt tại vị trí thứ nhất cho ảnh thực lớn gấp 6 lần vật. Khi dịch chuyển vật một đoạn x so với vị trí thứ nhất ảnh thu được cũng là thật và lớn gấp 2 lần vật. Xác định độ dịch chuyển x của vật.
Q65 (ĐH Dược 2K):
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm và có quang tâm O. Một điểm sáng S đặt trên trục chính của thấu kính. Gọi d là khoảng cách OS, d’ là khoảng cách OS’ từ thấu kính đến ảnh S’ của nguồn sáng.
Lấy chiều truyền ánh sáng là chiều dương. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của d vào d’. Giải thích và xét cho cả trường hợp vật ảo?
Nếu nguồn sáng S đặt trước thấu kính và cách thấu kính 15cm thì ảnh S’ của S cách thấu kính bao nhiêu?
Với thấu kính nói trên, khi nào thì khoảng cách giữa vật thật và ảnh thật của vật ấy là nhỏ nhất?
Q66 (ĐHKHTN 2K):
H2
H1
S
M
y
x
S
Cho xy là trục chính của thấu kính hội tụ có quang tâm O, nguồn sáng điểm S nằm trên xy, Trước thấu kính một đoạn SO = 30cm.
Màn hứng ảnh M đặt sau thấu kính , vuông góc với trục chính tại điểm H0 sao cho OHo = 50cm. Trêm màn M người ta thu được một vòng tròn sáng có dường kính do. Khi từ từ dịch màn M từ vị trí Ho đến vị trí H1 thì thấy vòng sáng trên M có đường kính giảm liên tục từ do đến d1 = do/2. Biết HoH1 = 5cm, hãy tính tiêu cự f của thấu kính.
Cố định S, di chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn. Tìm vị trí của thấu kính sao cho vết sáng trên màn có đường kính nhỏ nhất nếu:
Màn đặt cố định tai Ho.
Màn đặt cố định tại H2 (HoH2 = HoH1)
Q67 (HVNH 01):
Một vật sáng mảnh AB và màn quan sát E được giữ cố định, cách nhau một khoảng L = 100cm và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (L). Di chuyển thấu kính (L)trong
khoảng giữa vật và màn, người ta nhận thấy có hai vị trí của thấu kính cách nhau một khoảng a = 20cm đều cho ảnh rõ nét trên màn.Tính tiêu cự f của thấu kính. Giá trị của f phải bằng bao nhiêu để chỉ có một vị trí duy nhất của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn.
Q68 (ĐH AN 97):
Một thấu kính hội tụ tạo nên trên màn quan sát E một ảnh của một chiếc đèn, mà kích thước của ảnh này lớn gấp hai lần kích thước đèn. Sau khi thấu kính được dịch chuyển 36cm lại gần màn E thì nó cho một ảnh có kích thước giảm đi hai lần so với kích thước đèn.
Vẽ hình cho hai trường hợp trên.
Hãy tính tiêu cự của thấu kính.
x
y
A
B
C
Q69 (ĐHTL 98):
Có ba điểm A, B, C nằm trên quang trục chính xy của một thấu kính. AB = 36cm, AC = 45cm. Nếu đặt điểm sáng tại A thì ta thu được ảnh
thật của nó tạo bởi thấu kính ở C. Nếu đặt điểm sáng tại B thì ảnh ảo của nó tạo bởi thấu kính cũng ở C.
Xác định :
a. Loại thấu kính (có giải thích).
b. Khoảng cách từ các điểm A, B đến thấu kính.
Tiêu cự của thấu kính.
Với thấu kính trên để thu được ảnh thật của một vật phẳng nhỏ cao gấp 5 lần vật, thì vị trí đặt vật ở đâu?
Q70 (ĐH Hàng Hải 98):
x
y
C
B
A
Cho xy là trục chính của một thấu kính hội tụ. Điểm sáng đặt tại A cho ảnh tại B,
điểm sáng đặt tại B cho ảnh tại C. Xác định vị trí và tiêu cự của thấu kính, biết AB = 2cm, AC = 6cm.
Q71 (ĐHSP HCM 2K):
x
y
C
A
B
Trên trục chính xy của một thấu kính hội tụ có ba điểm A, B, C như hình vẽ. Một điểm sáng S khi đặt ở A qua thấu kính cho ảnh
ở B, khi đặt ở B thì cho ảnh ở C. Hỏi thấu kính phải đặt trong khoảng nào?
Q72 (ĐHSPII 2K):
x
y
A
B
B
Có ba điểm A, B, C đặt trên trục chính của một thấu kính. Nếu đặt điểm sáng ở A ta thu đựoc ảnh ở B, nếu đặt điểm
sáng ở B ta thu được ảnh ở C. Xác định loại thấu kính, vị trí đặt thấu kính và tiêu cự của thấu kính. Cho AB = 8cm, Bc = 24cm.
Q73
Đặt vật sáng AB = 2cm vuông góc với trục chính xx’ của một thấu kính, ta thu được ảnh ngược chiều A’B’ = 1cm và cách AB một khoảng 2,25m. Bằng cách vẽ hình, hãy xác định vị trí,tiêu cự của thấu kính và chỉ rõ thấu kính thuộc loại gì?
File đính kèm:
- 06 Bài toán Bessel.doc