Cho một hệ hai thấu kính O1 và O2, thấu kính O1 có tiêu cự f1 = 20cm, thấu kính O2 có tiêu cự f2= -10cm, hai thấu kính đặt cách nhau một khoảng l.
1. Chiếu một chùm sáng song song bất kỳ vào thấu kính O1 thì thấy chùm tia ló ra khỏi O2 song song với nhau. Xác định khoảng cách l. Vẽ hình.
2. Giữ nguyên khoảng cách l giữa hai thấu kính trong câu trên. Đặt vật sáng AB trước thấu kính O1 vuông góc với trục chính. Chứng minh rằng độ phóng đại ảnh của hệ không phụ thuộc vào vị trí của vật AB.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi đại học. cao đẳng môn Vật lý - Phần: Quang học - Hệ thấu kính đồng trục 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thấu kính đồng trục 1
Q87(ĐH Thương Mại 01)
Cho một hệ hai thấu kính O1 và O2, thấu kính O1 có tiêu cự f1 = 20cm, thấu kính O2 có tiêu cự f2= -10cm, hai thấu kính đặt cách nhau một khoảng l.
Chiếu một chùm sáng song song bất kỳ vào thấu kính O1 thì thấy chùm tia ló ra khỏi O2 song song với nhau. Xác định khoảng cách l. Vẽ hình.
Giữ nguyên khoảng cách l giữa hai thấu kính trong câu trên. Đặt vật sáng AB trước thấu kính O1 vuông góc với trục chính. Chứng minh rằng độ phóng đại ảnh của hệ không phụ thuộc vào vị trí của vật AB.
Q88 (HV Quân Y 01)
Vật nhỏ AB đặt trước và cách thấu kính O1 có tiêu cự f1 = 6cm một khoảng 10cm. Để được một ảnh vẫn là thật nhưng lơna gấp hai lần ảnh trước, người ta đặt sau O1 một thấu kính O2 có tiêu cự f2= -6cm. Hỏi phải đặt thấu kính O2 cách O1 một khoảng bằng bao nhiêu?
Q89 (ĐH Đà Nẵng 01)
Một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1= 20cm và một vật sáng AB phẳng nhỏ, đặt trước và vuông góc với trục chính của thấu kính L1 và cách thấu kính L1 một đoạn 60cm.
Xác định vị trí và tính chất ảnh A1B1 của AB qua L1.
Để thu được ảnh thật A2B2 cao gấp đôi AB, sau thấu kính L1 người ta đặt thêm thấu kính L2 có tiêu cự f2= -12cm. Xác định khoảng cach giữa L1 và L2. Vẽ hình.
L1
O1
L2
O2
A
B
M
Q90 (ĐH Thuỷ Sản 98, HV Quân Y 99)
Cho hệ quang học như hình vẽ. Vật AB đặt cách thấu kính L1 một khoảng 10cm, sau L1 đặt thấu kính L2 có tiêu cự f2= 20cm, màn M cách thấu kính L2 60cm. Khoảng cách O1O2 giữa hai thấu kính là 25cm. Hệ cho ảnh rõ nét trên màn M.
Tìm tiêu cự của thấu kính L1. Vẽ hình.
Giữ nguyên vị trí vật AB, thấu kính L1 và màn M. Phải dịch chuyển L2 như thế nào để vẫn thu được ảnh rõ nét của vật trên màn M.
Q91:
Hai thấu kính hội tụ O1O2 có tiêu cự lần lượt là f1= 10cm và f2= 5cm đặt cách nhau một khoảng l = 20cm sao cho trục chính trùng nhau.
Để hệ cho ảnh thật của một vật thì phải đặt vật trong khoảng nào?
Đặt vật AB trước hệ và trước O1 thì thu được một ảnh thật, cao bằng 2/3 lần vật. Xác định khoảng cách từ thấu kính O1 đến vật và vẽ ảnh của vật.
Q92 (ĐH Kinh Tế 98)
Một vật phẳng AB cao 6cm đặt trước một thấu kính phân kỳ cho ảnh A1B1 cao 3cm cách nó 4cm.
Dùng cách vẽ hãy xác định vị trí và tiêu cự của thấu kính phân kỳ.
Tìm lại kết quả đó bằng phép tính.
Đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 15cm sau thấu kính phân kỳ sao cho trục chính trùng nhau. Xác định vị trí phải đặt thấu kính hội tụ để ảnh của vật cho bởi hệ hai thấu
kính ở đúng vị trí vật. Tính độ phóng đại của ảnh khi đó.
Q93
Cho hai thấu kính đặt đồng trục cách nhau một khoảng l = 48cm; thấu kính thứ nhất O1 có tiêu cự f1=30cm, thấu kính thứ hai O2 có tiêu cự f2= -15cm.
Một vật phẳng nhỏ đặt trước O1, cách O1 một khoảng d. Tìm điều kiện mà d phải thoả mãn để ảnh cảu vật cho bởi hệ là thật.
Vẽ, xác định vị trí và độ phóng đại của ảnh trong trường hợp d = 70cm.
Xác định vị trí của vật sao cho khi giữ vật cố định và hoán vị hai thấu kính, vị trí của ảnh vẫn không đổi. So sánh độ phóng đại của ảnh ở hai vị trí ấy.
Q94
Cho hai thấu kính đồng trục O1, O2 cách nhau 4cm, có tiêu cự f1= -4cm và f2= 8cm.
Vẽ đường đi của một chùm tia sáng song song bất kỳ chiếu tới O1.
Chứng minh rằng một vật đặt trước O1 qua hệ luôn cho một ảnh ảo.
Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước O1, cách O1 20cm. Xác định vị trí và độ phóng đại k của ảnh. Có nhận xét gì về k?
Q95 (ĐH Nông Nghiệp I 97)
Cho hệ hai thấu kính cùng trục chính L1 và L2, L1 có tiêu cự f1= 12cm, thấu kính L2 đặt tai tiêu diện sau của L1. Trên trục chính trước L1 đặt một điểm sáng S, cách L1 8cm.
Xác định ảnh S1 của S qua L1.
Xác định loại thấu kính và độ tụ của thấu kính L2 để chùm sáng suất phát từ S, sau khi đi qua hệ hai thấu kính trở thành chùm sáng song song với trục chính.
Giữ nguyên thấu kính L1, thay thấu kính L2 bằng một thấu kính phân kỳ L2’ có độ tụ là -2dp. Dịch chuyển điểm sáng S trên trục chính để nhìn vào L2’, đón ùm ánh sáng ló sẽ thấy một ảnh cách L2’ 25cm. Xác định vị trí của S lúc đó. Vẽ hình minh hoạ.
Q96 Một thấu kính phẳng lồi L1 làm bằng thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5 và có tiêu cự f1= 20cm. Sau thấu kính L1 một đoạn l = 40cm là một thấu kính phân kỳ L2 có tiêu cự f2= -20cm và đặt cung trục chính với L1. Điểm sáng S nằm trên trục chính và ở trước L1 một đoạn d1.
Tìm bán kính mặt lồi của thấu kính L1.
Cho d = 25cm. Xác định vị trí , tính chất của ảnh của S qua hệ hai thấu kính.
Tìm d1 để ánh sáng phát ra từ S, sau khi qua hệ hai thấu kính sẽ trở thành chùm sáng song song. Vẽ hình minh hoạ.
Q97 (ĐH Xây Dựng 98)
Cho một thấu kính hội tụ L1 tiêu cự f1 = 15cm. trước thấu kính người ta dịch chuyển một vật sáng nhỏ AB sao cho AB luôn vuông góc với trục chính.
Xác định khoảng cách ngắn nhất từ vật sáng AB đến ảnh thực của nó.
Vật đặt tại vị trí thứ nhất cho ảnh thực lớn gấp 6 lần.Khi dịch chuyển vật một đoạn x so với vị trí thứ nhất ảnh thu được cũng là thật và lớn gấp 2 lần vật. Xác định độ dịch x.
Sau thấu kính L1 đặt thấu kính L2 có tiêu cự f2 = 10cm có cùng trục chính với L1, khoảng cách giữa hai thấu kính là l. Chứng minh rằng với l > f1 + f2 có thể tìm được hai vị trí đặt vật AB trước thấu kính L1 để hai ảnh tương ứng của vật AB cho bởi hệ quang học trên có độ lớn như nhau.
File đính kèm:
- 08He thau kinh 1.DOC