I. Bài tập.
1. Cho BSL
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NĂM 1996-2003 (ĐƠN VỊ: %)
Năm Cả nước Thành thị Nông thôn
1996 100 20.35 79.65
2002 100 23.83 76.17
2003 100 24.24 75.76
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta qua 3 năm.
b. Nhận xét và giải thích.
2. Cho BSL.
LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO CÁC KHU VỰC KINH TẾ
NĂM 1996-2003 (ĐƠN VỊ: %)
Năm 1996 2002 2003
Cả nước 100 100 100
Nông-lâm-ngư nghiệp 68.96 61.14 58.35
Công nghiệp – xây dựng 10.88 15.05 16.96
Dịch vụ 20.16 23.81 24.69
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta qua 3 năm.
b. Nhận xét và giải thích.
3. Cho BSL
SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NĂM 2002-2003. (ĐƠN VỊ: NGƯỜI)
15 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi Đại học cấp tốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Bài tập.
Cho BSL
Cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn năm 1996-2003 (đơn vị: %)
Năm
Cả nước
Thành thị
Nông thôn
1996
100
20.35
79.65
2002
100
23.83
76.17
2003
100
24.24
75.76
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta qua 3 năm.
Nhận xét và giải thích.
Cho BSL.
Lao động có việc làm phân theo các khu vực kinh tế
năm 1996-2003 (đơn vị: %)
Năm
1996
2002
2003
Cả nước
100
100
100
Nông-lâm-ngư nghiệp
68.96
61.14
58.35
Công nghiệp – xây dựng
10.88
15.05
16.96
Dịch vụ
20.16
23.81
24.69
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta qua 3 năm.
Nhận xét và giải thích.
3. Cho BSL
Số lượng lao động thất nghiệp ở nước ta phân theo khu vực thành thị và nông thôn năm 2002-2003. (Đơn vị: Người)
Năm
2002
2003
Số lao động
Số lao động thất nghiệp
Số lao động
Số lao động thất nghiệp
Cả nước
39196712
858408
42174178
948919
Thành thị
9666610
569013
10111636
570581
Nông thôn
29530102
289395
32062542
378338
Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp của cả nước, thành thị và nông thôn nước ta qua 2 năm.
Nhận xét.
Phương hướng giải việc làm nước ta.
II. Lý thuyết.
Câu hỏi 1:
Thế nào là chất lượng cuộc sống? Tiêu chí đánh giá CLCS.
Đánh giá chất lượng cuộc sống nước ta?
Phân tích sự phân hoá CLCS ở nước ta.
Bài làm.
1. CLCS là khái niệm rộng và phức tạp, nố được thể hiện qua hàng loạt các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người đáp ứng đến mức cao nhất. Để đánh giá CLCS người ta đưa ra chỉ số HDI (Chỉ số phát triển con người):
- Chỉ số HDI do UNDP đưa ra để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia không chỉ thuần tuý về kinh tế mà còn chú trọng đến CLCS của nhân dân trong quốc gia đó về cả vật chất lẫn tinh thần
- Chỉ số HDI được tổng hợp từ 3 yếu tố chính:
GNP (GDP) bình quân đầu người
Chỉ số giáo dục: tổng hợp từ tỉ lệ người lớn biết chữ và tổng hợp tỉ lệ nhập học.
Tuổi thọ trung bình của người dân.
ðNâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu chung của thế giới và nước ta.
2. Hàng năm UNDP đều đánh giá CLCS của mỗi quốc gia về chỉ số HDI, theo đó Việt Nam đựơc đánh giá chỉ số HDI luôn cao hơn thứ bậc về GDP: 1999: 110/174 nước – 133/174 nước do thành tựu của phát triển y tế, giáo dục. Đến 2004: 112/177 – 124/177. khoảng cách gần hơn do thành tựu của phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao CLCS.
3. Sự phân hoá CLCS ở nước ta.
a. Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người phân hoá thành 5 nhóm, mỗi nhóm chiếm khoảng 20%:
- Nhóm có thu nhập cao nhất
- Nhóm có thu nhập khá
- Nhóm có thu nhập TB
- Nhóm có thu nhập dưới TB
- Nhóm có thu nhập thấp nhất
Thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa các vùng không đều:
Vùng có thu nhập cao gấp 2,7 lần vùng có thu nhập thấp (ĐNB và BTB).
Nhóm có thu nhập cao và thu nhập thấp còn chênh lệch quá lớn trong các vùng: ĐNB là 8.7 lần, ĐBSCL là 7.1 lần. Sỡ dĩ có sự chênh lêch như vậy là do ĐNB có nề kinh tế phát triển đặc biệt là công nghiệp, ĐBSCL là vùng có diện tích đất nông nghiệp lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, MDDS không cao lám. Còn BTB và Duyên hải Miền Trung là 2 vùng thường gặp khó khăn về thời tiết, thiên tai bất thường nên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
b. Giáo dục, văn hoá
Sự phát triển văn hoá, giáo dục đã có những bước tiến quan trọng góp phần nâng cao CLCS con người Việt Nam.
Tỉ lệ biết chữ của người lớn (từ 15 tuổi trở lên) thuộc loại cao ở khu vực ĐNA: 90.3 %, trong đó ĐBSH là 94.5 %, vùng thấp nhất là Tây Bắc (73.3%).Mỗi năm có trên 20 triệu học sinh từ mẫu giáo đến phổ thông đến trường, số sinh viên đại học cũng trênn 1,1 triệu người (2003).
Mạng lưới trường lớp rộng khắp, việc học tập của người dân được cải thiên đáng kể song về chất lượng còn nhiều hạn chế.
Văn hoá thông tin được đẩy mạnh với phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoáNgười dân đựoc thông tin kịp thời, điều kiện PTTH, thu viện tạo đièu kiện troa đổi văn hoá giữa các vùng.
Việc nâng cao CLVH, GD là nhiệm vụ trách nhiệm của mỗi chúng ta.
c. Y tế và chăm sóc sức khoẻ
Y tế và chăm sóc sức khoẻ đã phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể, hầu hết các phường, xã trong cả nước đều có trạm y tế
Số lượng y bác sỹ, đội ngũ cán bộ y tế đã được đào tạo nâng cao trình độ tăng nhanh.
Ngành y tế đã thực hiện nhiều chương trình mục tiêu để phòng chống đẩy lùi bệnh tật cho người dân. Tuy nhiên cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc hiện đại hoá các cơ sở chữa bệnh, tăng cường đội ngũ bác sỹ giỏi cho các địa phương, mở rộng công ác phòng chống HIV/AIDS và các bệnh dịch khác.
Vấn đề xoá đói giảm nghèo.
Đây là vấn đề cấp thiết luôn đựoc Đảng và Nhà nước ta quan tâm chính vì thế tỉ lệ nghèo đói không ngừng giảm, ngưỡng nghèo không ngừng nâng lên do mức sống chung của người dân đã tăng lên.
Tỉ lệ nghèo của nước ta hiện nay khoảng 9.96% (ở nông thôn là: 11.99%, thành thị: 3.61%) (2001-2002).
4. Phương hướng nâng cao CLCS nước ta (SGK)
Câu hỏi 2: Đô thị hoá là một quá trình KTXH có ảnh hướng lớn đến sự phát triển KTXH của đất nước. Anh (chị) hãy.
Phân tích đặc điểm ĐTH nước ta?
Cách phân loại đô thị nước ta?
ĐTH ảnh hưởng ntn đến phát triển kinh tế xa hôi?
Bài làm.
ĐTH nước ta.
a. Khái niệm ĐTH
Đô thị hoá là sự tăng nhanh vế số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị, sự tập trung đông dân cư trong các thành phố nhất là các thành phố đông lớn, sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị, gắn với hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, làm cho vai trò nhành dịch vụ tăng.
b.Đặc điểm ĐTH nước ta:
Quá trình ĐTH nước ta diễn ra chậm, trình độ ĐTH thấp, tỉlệ dân thành thị thấp hơn rất nhiều so với TB thế giới: (2003: 25.8 % – Thế giới: 48%). Tuy nhiên cùng với quá trình CNH-HĐH thì ĐTH nước ta đang chuẩn bị bước vào giai đoan tăng tốc.
+ Thời kỳ PK nước ta đã hình thành một số ĐT như Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng chủ yếu là về thương mại và quân sự.
+ Thời kỳ Pháp thuộc đựoc hình thành thêm một số ĐT khác: HN, HP, NĐ
+ Thời kỳ MB xây dựng CNXH từ những năm 1960 thì ĐTH ở nước ta đã hình thành và nâng cấp nhiều ĐT: HN, HP, NĐ, Vinh, T. Nguyên, Việt trì. Còn ở MN chịu sự chi phối của chính quyền Mỹ-Nguỵ thực hiện ĐTH để dồn dân.
+ Từ khi đất nước thống nhất đặc biệt là từ 1986 nước ta tiến hành qúa trìng đổi mới thì ĐTH đước đẩy nhanh, hình thành nhiều ĐT có quy mô lớn: TPHCM, HN, ĐN, CT.
ĐT nước ta có quy mô không lớn, phân bố tản mạn, chất lượng các ĐT lơn chưa đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế (đặc biệt là các thành phố mới thành lập), số thành phố lớn còn quá ít so với mạng lưới đô thị (27/683 ĐT)
Nếp sống ĐT và NT còn xen lẫn vào nhau (các thị xã, thị trấn vùng đồng bằng) làmhạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế của ĐT.
ĐTH nước ta diễn ra không đều gữa các vùng: Vùng có nhiều đô thị nhất gấp 3,3 lần vùng có ít đô thị nhất (TDMNBB/ĐNB).
Cách phân loại ĐT nước ta.
ĐT nước ta đựoc phân làm 6 loại dực vàoấcc tiêu chí cơ bản: Só dân, chức năng, MDDS, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp.
Tính đến tháng 8/2004 nước ta có 689 ĐT với các loại như sau:
+ ĐT đặc biệt: HN, TPHCM
+ ĐT loại I: HP, ĐN,CT
+ ĐT loại II: 11 TP
+ ĐT loại III: 17 TP-TX
+ ĐT loại IV: 58 thị xã
+ ĐT loại V: 598 thị trấn
ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển kinh tế :
a. Tác động tích cực: Đô thị hoá ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế đất nước và địa phương. Ngược lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng góp phần thúc đấy quá trình đô thị hoá.
- Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội vì ĐT là các trung tâm CT-KT-VH- KHKT.
- Đô thị là thi trường có sức mua lớn, nơi tập trung đông lao động có trình độ chuyên môn vì các ĐT là nơi có mật độ dân số cao.
- Thu hút vốn đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế do có CSHT, kỹ thuật tốt.
- Tạo nhiều việc làm cho người lao động.
- Tác động tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở
b. Tác động tiêu cực:
- ĐTH diễn ra cùng với quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ, dân số tập trung đông làm môi trường bị ô nhiễm.
- Dân đô thị đông ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội nảy sinh phức tạp, viực qiản lý khó khăn. Tạo sức ép cho vấn đề việc làm, nhà ở, chổ sinh hoạt, vui choi giải trí
4. Trong quá trình đô thị hoá cần chú ý đến những vấn đề.
- Chú trọng phát triển các đô thị lớn đủ tiêu chuẩn vì thông thường các đô thị lớn là các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng.
- Đẩy nhanh ĐTH nông thôn vì nếp sống, sinh hoạt, sản xuất ở nông thôn càn lạc hậu, thiếu hạt nhân.
- Cần dẩm bảo sự cân đối giữa quy mô đô thị và quy mô gia tăng dân số, lao động ở đô thị với phát triển kinh tế - xã hội của đô thị hiện tại và tương lai như thế sẽ hạn chế đựơc tác động tiêu cực của ĐTH.
- Có kế hoạch phát triển cân đối giữa kinh tế- xa hội ĐT với kết cấu hạ tầng đô thị.
- Quy hoạch đô thị hoàn chỉnh, đồng bộ, vừa đảm bảo môi trường xã hội, tự nhiên trong sạch, cải thiện CLCS.
III. Bài tập về nhà
1. Cho bảng số liệu
Tình hình gia tăng dân số Việt Nam giai đoạn 1995-2005
Năm
Tổng số dân
(Nghìn người)
Số dân thành thị
(Nghìn người)
Tốc độ gia tăng dân số (%)
1995
71995,5
14938,1
1.65
1998
75456,3
17464,6
1.55
2000
77635,4
18771,9
1.36
2003
80902,4
20869,5
1.35
2005
83324,2
21497,8
1.30
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995-2005.
b. Qua biểu đồ hãy cho nhận xét và giải thích nguyên nhân.
Hướng dẫn:
a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng và đường biểu diễn. Chú ý khoảng cách năm. Có chú giải và tên biểu đồ.
b. Nhận xét và giải thích.
* Nhận xét.
- Dân số nước ta tăng nhanh: Trong 10 năm tăng 11328,7 nghìn người, tung bình tăng mỗi năm tăng 1132 nghìn người.
- Số dân thành thị cũng tăng nhanh, năm 1995 là 71995,5 nghìn người (20.74%) lên 21491.4 nghìn người (25.8%).
- Tốc độ gia tăng dân số nước ta ngày càng giảm dần: 1.65% xuống 1.30%.
* Giải thích:
- Dân số nước ta không ngừng tăng lên do quy mô dân số ngày càng lớn tuy tốc độ gia tăng có giảm.
- Dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng do nước ta đang đẩy nhanh quá trình ĐTH trong những năm gân đây.
- Do thực hiện co hiệu quả chính sách dân số – kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ gia tăng dân số giảm xuống.
2. Cho bảng số liệu
Tình hình phân bố dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1995-2005
Năm
Tổng số dân
(Nghìn người)
Số dân thành thị
(Nghìn người)
Số dân nông thôn
(Nghìn người)
1995
71995,5
14938,1
57057.4
1998
75456,3
17464,6
57991.7
2000
77635,4
18771,9
58863.5
2003
80902,4
20869,5
60032.9
2005
83324,2
21497,8
61826.4
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1995-2005.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ miền.
- Xử lý số liệu: Tính tỉ lệ dân số thành thị, nông thôn nươc ta, lập thành bảng (%)
b. Nhận xét, giải thích.
* Nhận xét
- Dân số nước ta phân bố chủ yếu ở nông thôn (gần 75%), dân thành thị chỉ khoảng 25%.
- Xu hướng thay đổi: Tăng tỉ lệ dân thành thị, giảm tỉ lệ dân nông thông song còn chậm.
* Giải thích
- Do nước ta là một nước nông nghiệp, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm nên tỉ lệ dân thành thị thấp.
- Trong những năm qua do quá trình đô thị hoá đước đẩy mạnh nên tỉ lệ dân thành thị tăng lên, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
3. Cho bảng số liệu
Tình hình gia tăng dân số và tỉ lệ gia tăng dân số thành thị nước ta giai đoạn 1995-2005
Năm
Tổng số dân
(Nghìn người)
Số dân thành thị
(Nghìn người)
Tỉ lệ dân thành thị
(%)
1995
71995,5
14938,1
20.75
1998
75456,3
17464,6
23.14
2000
77635,4
18771,9
24.18
2003
80902,4
20869,5
25.79
2005
83324,2
21497,8
25.82
a. Vẽ biểu đồ thể hiện quá trình đô thị hoá nước ta.
b. Nhận xét và giải thích
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ kết hợp giông bài 1.
b. Nhận xét và giải thích gần giống bài 2.
4. Cho bảng số liệu 24.4 sgk trang 92
a. Hãy vẽ trên một hệ trục toạ độ thể hiện sự tăng trưởng TNBQ đầu người một tháng của cả nước, ĐBSH và ĐBSCL.
b. Qua bảng số liệu và biểu đồ cho nhận xét và giải thích nguyên nhân
Hướng dẫn.
a.Vẽ biểu đồ:
- Xử lý số liệu: lấy năm 1994 = 100%
Năm sau = (năm sau/ năm đầu) x 100
b.Phân tích, so sánh.
- Mức thu nhập bình quân đầu người của các vùng đều tăng, riêng Tây Nguyên thời kỳ 1999 đến 2010-2002 giảm đi.
- Giai đoạn 1994 đến 1999 mức tăng không cao (cả nước: 75%, ĐNB: 92%, ĐBSH: 71%.) nhưng đến 2001-2002 tăng cao so với năm 1994 (tương ứng là 112%, 126% và 105%).
- Giải thích nguyên nhân:
ĐBSH có mức tăng trưởng cao nhưng dân số đông.
ĐBSCL tuy tăng trưởng không cao nhưng dân số ít.
ĐNB là vùng có mức tăng trưởng kinh tế nhanh, tổng thu nhập lớn.
Tây Nguyên giai đoạn 2001-2002 thu nhập bình quân đầu người giảm vì tăng trưởng kinh tế không cao nhưng mức gia tăng dân số nhanh.
Cơ cấu nền kinh tế
I. Lí thuyết
1. Thế nào là cơ cấu nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
Cơ cấu nề kinh tế bao gồm 3 bộ phận cơ bản hợp thành: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
2. Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch tích cựu đúng hướng CNH-HĐH và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Em hãy chứng minh nhận định đó.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta
Về cơ cấu theo ngành: chuyến dịch theo hhướng CNH-HĐH.
- Chuyển dịch theo xu thế chung của thế giới là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III nhìn chung ổn định. Đến 2002 tỉ trọng KV I là 23%, KV II là 38.5 % và KVIII là 38.5%.(nhìn chung KVI vẫn còn cao).
- Trong nội bộ các ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực:
+ Trong khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản, thuỷ sản trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong nông nghiệp thì giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, chăn nuôi dần trở thành ngành sản xuất chính, đến 2002 chăn nuôi chiếm 21.1% giá trị ngành nông nghiệp.
+ Trong kh vực II: Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến (đạt 80.5%), tăng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và có khả nang cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Trong khu vực III: Một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao, hình thành nhiều lại dịch vụ mới hiệu quả cao.
ðCác ngành kinh tế nước ta đang phát triển cân đối, toàn diện, hiện đại hơn và phù hợp với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Về cơ cấu theo lãnh thổ:
- Trong từng ngành:
+ Nông nghiệp: Hình thành các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hoá: Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng chuyên canh cây công nghiệp, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm: Tây Nguyên, ĐNB chuyên canh cây CN lâu năm. ĐBSH, ĐBSCL chuyên canh LTTP lớn nhất cả nước
+ Công nghiệp: Hình thành các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, trung tâm công nghiệp lớn. ĐNB là nơi tập trung nhiều KCN, KCX.
+ Dịch vụ: Hình thành và phát triển các trung tâm thương mại lớn, các trung tâm du lịchnhư TPHCM, HN, ĐN, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt
- Trong cả nước:
+ Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
Vùng kinh tế trọng điểm Băc Bộ: (8 tỉnh- thành phố): HN,HP, QN, HD, HY, HT, VP, BN. Hợp tác quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với cũng cố ANQP, bảo vệ môi trường.
Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung: (5 tỉnh- thành phố): TT-H, ĐN, QN, QNg, BĐ. Đưa MT thành một vùng kinh tế năng động của cả nước, tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực MT và TN.
Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam: (7 tỉnh- thành phố): TPHCM, ĐN, BR-VT, BD, BP, TN, LA. Đầu tàu kinh tế, dẫn đầu trong quá trình CNH-HĐH, vùng động lực của cả nước.
+ Hình thành các vùng kinh tế phát triển năng động, đóng góp lớn vào GDP của cả nước: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL
Về cơ cấu theo thành phần kinh tế
- Giảm tỉ trọng kinh tế nhà nước, tăng tỉ trọng kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trong tăng nhanh nhất.
- Kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, hiện nay kinh tế nhà nước vẫn chiếm khoảng 40% GDP.
ðPhù hợp với xu thế phát triển kinh tế hành hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
3. ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lẫnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta.
- Chuyển dịch cơ cấu theo ngành và theo lãnh thổ:
+ Theo ngành: Đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ, thể hiệ rõ ở sự chuyển dịch cơ cấu trong GDP, đa dạng hoá sản xuất các ngành kinh tế.
+ Theo lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các trung tâm công nghiệp mới. Hình thành các vùng kinh tế phát triển năng động, hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm.
- ảnh hưởng đến việc làm:
+ Đa dạng hoá kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp tự cung tự cấp sang nông nghiệp sản xuất hàng hoá , phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, góp phần giải quyếtviệc làm ở nông thôn đặc biệt là tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn.
+ Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ nhất là các ngành càn nhiều lao động ở thành thị tạo nhiều việc làm cho thanh niên.
+ Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần đào tạo và sử dụng lao động
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư là lao động giữa các vùng, góp phần sử dụng hợp lý lao động, tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động xã hội.
Địa lí nông nghiệp
I. Lý thuyết:
1. Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tiền đề cho sản xuất nông nghiệp. Anh (chị) hãy:
a. Nêu biến động về vốn đất và cở cấu vốn đất của nước ta? Giải thích vì sao?
b. Phân tích hiện trạng và khả năng sử dụng hợp lý hơn tài nguyên đất nông nghiệp ở đồng bằng và trung du miền núi núi ta?
Hướng dẫn:
a. Vốn đất và cơ cấu các loại đất:
- Vai trò: Đất là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia:
+ Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, là loại tài nguyên có thể phục hồi được.
+ Đất là LTSX không thể thay thế đựoc của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.
+ Đất là địa bàn phân bố dân cư.
+ Là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
- Vốn đất của nước ta:
+ Diện tích đất tự nhiên nước ta không nhiều: 33 triệu ha, bình quân đất tự nhiên đầu người thấp, khoảng 0.4 ha/người, bằng 1/6 trung bình của thế giới.
+ Trong đó đất nông nghiệp khoảng 28.6% và bình quân 0.1 ha/ người – thuộc loại thấp, = 1/4 diện tích đất tự nhiên. Tổng diện tích gần 9.4 triệu ha và rất ít có khả năng mở rộng, nếu không thận trọng thì sẽ làm mất rừng và gây các hậu quả xấu về mô trường ở vùng núi, cao nguyên.
+ Diện tích đất lâm nghiệp gần 12,1 triệu ha chiếm gần 37% nhưng vẫn chưa đảm bảo vì trong điều kiện nước ta là mọt nước có ắ diện tích là đồi núi.
+ Diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng lên, đât dành cho thuỷ lợi, giao thông, công nghiệp ngày càng đựoc mở rộng để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên cần lưu ý khi mở rộng các loại đất này chủ yếu lấy từ diện tích đất nông nghiệp sẽ làm diện tích đất nông nghiệp thu hẹp. Do đó cần quy hoạch đô thị, KCN, dâ cư hợp lý.
+ Đất chưa sử dụng và diện tích sông suối, núi đá còn lớn, khoảng 28%. Trong thời gian qua có thu hẹp do khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp là trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
b. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta.
- Đất nông nghiệp nước ta chia làm 5 loại: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đất đồng cở cho chăn nuôi và diện tích mặt nước nuôi trổng thuỷ sản.
- Tuỳ vào đặc điểm khác nhau về quy mô và tính chất các loịa đất mà biện pháp sử dụng sẽ khác nhau:
+ Đất ở đồng bằng: chủ yếu là đất phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây hàng năm. Diện tích trồng lúa và cây thực phẩm chiểm khoảng 3/4 diện tích đất nông nghiệp và tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản.
ĐBSH: diện tích tự nhiên khoảng gần 1,5 triệu ha, đất tốt, có mùa đông lạnh cơ cấu cây trồng đa dạng nhưng sức ép đân số lớn. Diện tích đât nông nghiệp chiểm khoảng 58% diện tích của vùng, bình quân đất nông nghiệp thấp nhất cả nước: 0.05 ha/người, = 1/4 ĐBSCL, khả năng mở rộng đât nông nghiệp rất hạn chế, có khoảng 17 vạn ha đất chưa sử dụng trong đó khoảng 10 vạn khó cải tạo. ĐBSh có trình độ thâm canh cao lao động dồi dào nên đẻ sử dụng hợp lý thì theo hướng là thâm canh lúa, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đưa vụ đông thàn vụ chính, tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đắp đê lấn biển, quy hoạch đô thị để giảm thiểu sự lấn đất nông nghiệp đẻ chuyên dùng.
ĐBSCL: diện tích gần 4 triệu ha, ĐKTN thuận lợi, đồng bằng thấp đựơc bồi đáp thường xuyên. Tuy nhiên do mùa khô kéo dài nên 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm phèn mặn vào mùa khô. ĐBSCL có bình quận đất nông nghiệp lớn: 0.18 ha/ngươi, gấp 4 lần ĐBSH, có nhiều khả năng mở rộng diện tích đất canh tác (67 vạn ha còn hoang hoá). Tuy nhiên ở đây hệ số sử dụng đất còn thấp (1.35) lúa 2-3 vụ/năm còn ít. Do đó biện pháp sử dụng hợp lý là sử dụng đi đôi với cải tạo bằng cách tăng cường thuỷ lợi để thau chua, rửa mặn, thay đổi cơ cấu mùa vụ, thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dung đất nhất là ven sông Tiền, sông Hậu, Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Cà Mau. Tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
ĐBDHMT:diện tích nhỏ hẹp, chia cắt làm nhiều ĐB, tổng diện tích 1.5 triệu ha, kém màu mỡ, nhiều thiên tai. Biện pháp: coi trọng công tác thuỷ lợi, trồng rừng chăn cát, bảo vệ rừng đầu nguồn, kết hợp mở rộng diện tích đi đôi với thâm canh, tăng vụ, nuôi trồng thuỷ sản.
+ Trung du và miền núi: Thuận lợi trồng cây hàng năm , chăn nuôi gia súc lớn. Đất nông nghiệp ở đây dẽ bị rửa trôi, xói mòn do địa hình dốc.
Cần giải quyết vấn đề lương thực bằng cách: Thâm canh ở những nơi có điều kiện, phát triển cây ăn quả với công nghiệp chế biến. Tằng cường trao đổi với đồng bằng. Đầu tư vốn vào sản xuất, ổn định đời sống nhân dân chấm dứt tình trạng du canh du cư, di dân tự do, đốt rừng làm nương rẫy.
TDMNBB: phát triển cây công nghiệp, dựơc liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt: Chè, thuốc lá, hồi, trẩu, quế, tam thất, lê táo, mận và chăn nuôi gia súc lớn.
Tây Nguyên - ĐNB: cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su), cây ăn quả,
2. Điều kiện tự nhiên và TNTN cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nghiệt đới. Anh (chị) hãy:
a. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với nền nông nghiệp nước ta.
b. Phân biệt nền nông nghiệp tự cấp, tự túc cổ truyền với nông nghiệp sản xuất hàng hoá hiện đại.
Hướng dẫn:
a.Nững thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với nền nông nghiệp nước ta.
* Thuận lợi:
Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá đa dạng
+ Khí hậu có nền nhiệt ẩm cao: Nhiệt độ TB từ 22 – 27 0C, tổng lượng nhiệt hoạt động trên 80000C, số giờ nắng từ 1400 đến 3000 giờ. Lượng mưa từ 1500 đến 2000mm/năm, độ ẩm không khí trên 80%.
+ Khí hậu chịu tác động của chế độ gió mùa châu á, vào mùa đông gió mùa ĐB gây thời tiết lạnh, khô và nửa đầu mùa đông và lạnh ẩm vào nử sau mùa đông ở MB, gió mùa TNH vào mùa hạ gây mưa lớn
+ Khí hậu phâ hoá đa dạng: Theo vĩ độ: MB có mùa đông lạnh, MN nắng quang năm. Thoe mùa: Mùa khô và mùa mưa ở MN, màu hạ và mùa đông ở MB. Thoe đai cao: Phân hoá thoe 3 đai chính, vành đai chân núi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lên trên 600-700 m ở MB và 1000 m ở MN là đai á nhiệt đới và trên 2400 m là khí hậu ôn đới núi cao.
Với đặc điểm đó cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, chế đôi nhiệt ẩm cao cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quang năm, áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, luân canh, xen canh Sự phân hoá đa dạng cho phép phát triển thêm các loại cây cận nhiệt và ôn đới.
- Địa hình và đất đai: đồi núi chiếm 3/4 diện tích với các dạng chính là đồng bằng, trung du và miền núi. ứng với mỗi dạng địa hình có các loại đất khác nhau: Hệ đất phù san ở đồng bằng và feralit ở trung du miền núi. Địa hình và đất đaai ảnh hưởng đến coa cấu các loại cây trồng, các loại đất thích hợp trồng cây hàng năm, nuôi trồnh thủy sản, thâm canh tăng vụ ở đồng bằng và các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn ở trung du và miền núi.
* Khó khăn:
- Tính mùa vụ khắt khe trong sản xuất.
Khí hậu diễn biến thất thường dẫn đến tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhièu vào yếu tố khí hậu sau đó là đất đai.
Khí hậu phân hoá đa dạng dẫn tới tình trạng mùa thừa nước, mùa thiết nước, MB mùa đông lạnh song còn hiện tương sương muối, rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến năng suất sản xuất
Khí hậu nóng, ẩm tạo điều kiện sâu bệnh phát triển, với các hướng gió thổi khác nhau sâu bệnh có thể lan truyền nhanh trong diện rông trong thời gian ngắn
Thiên tai: mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta, áp thấp nhiệt đới, lũ lụtm hạn hán
b. Sự khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp tự cấp, tự túc cổ truyền và nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá hiện đại.
Tiêu chí
Nông nghiệp tự cấp, tự túc cổ truyền
Nông nghiệp sản xuất hàng hoá hiện đại.
Quy mô sản xuất
Quy mô nhỏ, manh mún, phân tán
- SX quy mô lớn, mức độ tập trung cao
Phương thức canh tác
- Công cụ thủ công, chủ yếu sử dụng sức người vào động vật
- Kỹ thuật thô sơ, lạc hậ
File đính kèm:
- On thi Dai Hoc cap toc phan dan cu nong nghiep thi diem.doc