Ôn thi đại học trắc nghiệm về phần: phi kim

Phần một: Oxivà lưu huỳnh

1. Oxi không tham gia phản ứng với chất nào sau đây:

 A. Cl2, Ag B. S , H2S C. Zn, FeO D. Fe, Cu2S

2. Các cặp thù hình của nhau là:

 A. H2O, D2O

 B. O2, O3

 C. Lưu huỳnh dẻo, lưu huỳnh tinh thể

 D. B và C

 

doc11 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi đại học trắc nghiệm về phần: phi kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi đại học trắc nghiệm phần: phi kim ******************* Phần một: Oxivà lưu huỳnh Oxi không tham gia phản ứng với chất nào sau đây: A. Cl2, Ag B. S , H2S C. Zn, FeO D. Fe, Cu2S 2. Các cặp thù hình của nhau là: A. H2O, D2O B. O2, O3 C. Lưu huỳnh dẻo, lưu huỳnh tinh thể D. B và C 3. Các khí nào sau đây làm nhạt màu dung dịch nước brôm A.CO2, SO2, N2, H2S B. SO2, H2S C. H2S, N2, NO, SO2 D. NO2, CO2, SO2 4. Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s2 3p6. X là nguyên tố nào trong hệ thống tuần hoàn A. Oxi B. Lưu huỳnh C. Nitơ D. Clo 5.Muốn loại bỏ SO2 ra khỏi hỗn hợp SO2, CO2 ta có thể cho hỗn hợp đi chậm qua dung dịch nào sau đây A. dung dịch Ba(OH)2 B. dung dịch brôm C. dung dịch thuốc tím D. cả B và C 6. Đốt cháy hoàn toàn 4,08g hợp chất X được 2,16g H2O và 2,688 lít SO2( đo ở đktc). Chất X có công thức phân tử là: A. H2SO3 B. H2S C. H2SO4 D. H2S2 7. Có một hỗn hợp khí gồm O2 và O3. Sau một thời gian O3 bị phân huỷ hết thu được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2% so với hỗn hợp ban đầu. Các khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ. Phần trăm thể tích của O2 và O3 trong hỗn hợp đầu lần lượt là: A. 80% và 20% B. 85% và 15% C. 90% và 10% D. 96% và 4% 8. Các chất khí và hơi đều bị hấp thụ bởi NaOH đặc là : A. CO2, SO2, NO2, H2S , H2O, HCl B. CO2, SO2, NO2, CH4 , NH3, HCl C. CO, SO2, NO, NH3, H2O, HCl D. cả A, B, C đều đúng 9. Oxít nào là hợp chất ion A. CO2 B. SO2 C. SO3 D. CaO 10. Các đơn chất nào vừa có tính khử vừa có tính oxihóa A. Br2, Ca, O2 B. S, Cl2, Br2 C. Cl2, O3, S D. Na, F2, S 11. Các chất trong dãy nào sau đây chỉ có tính oxihoá A. O2, Cl2, S B. O3, KClO4, H2SO4 C. H2O2, HCl, SO3 D. HBr, FeSO4, KMnO4 12. Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm hồ tinh bột và kali iotua thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này được giải thích là do: A. Sự oxihoá ozon C. Sự oxihoá iotua B. Sự oxihoá kali D. Sự oxihoá tinh bột 13. Trong các hợp chất sau đây của lưu huỳnh, hợp chất nào không thể dùng làm chất khử A. SO2 B. K2SO3 C. H2SO4 D. Na2S 14. Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành sunfua Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của phản ứng H2S là chất oxihoá, Ag là chất khử H2S là chất khử, O2 là chất oxihoá H2S là chất khử, Ag là chất oxihoá Ag là chất khử, O2 là chất oxihoá 15. Số oxihoá của lưu huỳnh trong một loại oleum H2S2O7 A. +2 B. +4 C. +6 D. + 8 16. Hiđro có lẫn tạp chất là hiđrosunfua. Có thể sử dụng dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây để loại hiđrosunfua ra khỏi hỗn hợp A dung dịch hiđroclorua B dung dịch natrisunfat C. dung dịch NaOH D. axít sunfuric đặc 17. Muốn tinh chế H2 có lẫn H2S, ta dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch A. Pb(NO3)2 B. Ca(OH)2 C. CuCl2 D. Tất cả đều đúng 18. Câu nào sau đây mô tả không đúng về tính chất của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh A. axít sunfuric có tính oxihoá B. lưu huỳnh vừa có tính oxihoá vừa có tính khử C. Hiđro sunfua vừa có tính oxihoá vừa có tính khử D. SO2 vừa có tính oxihoá vừa có tính khử 19. Phân biệt SO3 và SO2 bằng : A. dung dịch brom B. dung dịch KMnO4 C. dung dịch BaCl2 D. tất cả đều đúng 20. axít sunfuric và muối của nó có thể nhận biết được nhờ: A. Chất chỉ thị màu B. Dung dịch muối bari C. Phản ứng trung hoà D. Sợi dây đồng 21. axít sunfuric loãng có những tính chất 1) phản ứng với một số muối 2) phản ứng với Cu 3) phản ứng với Mg 4) phản ứng với tất cả các oxít 5) làm mất màu chât chỉ thị 6) tạo thành muối axít Trong các tính chất trên tính chất nào đúng A.1, 3, 6 B. 2, 3, 4, 6 C. 1, 2, 3, 5 D. Tất cả đều đúng 22. Xác đinh hệ số của O2 khi phương trình được cân bằng H2S + O2 → SO2 + H2O A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 23. H2SO4 đặc, P2O5, CaO thường được dùng làm tác nhân hút nước để làm khô các khí. Có thể dùng chất nào trong số ba chất trên để làm khô khí H2S A. P2O5 B. H2SO4 C. CaO D. Cả ba chất trên 24. Chất nào có thể dùng để tách riêng ion Cu2+ ra khỏi ion Mg2+ trong dung dịch của hỗn hợp: Cu(NO3)2, Mg(NO3)2 A. HCl B. H2SO4 C. H2S D. H2SO3 25. Nung 26,1 gam muối KClOx thì khối lượng chất rắn thu được giảm 46, 21% so với khối lượng muối ban đầu. Nếu cho toàn thể khí thu được tác dụng với 32 gam Cu( phản ứng hoàn toàn) thấy tạo m gam chất rắn Xác định công thức của muối và tính m A. KClO3 36,8 gam B. KClO4 40 gam C. KClO4 38,4 gam D. KClO3 38,5 gam 26. Một hỗn hợp X gồm Ba và Cu. Khi nung X với O2 dư thì khối lượng tăng lên 4,8 gam. Khi cho chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với H2 dư thì khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Tính khối lượng của hỗn hợp X A. 20,1 gam B. 33,8 gam C. 26,5 gam D. 16,2 gam 27. 200 ml dung dịch X chứa Pb(NO3)2. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau Phần một tác dụng với H2SO4 dư tạo m1 gam kết tủa Phần hai cho tác dụng với HCl dư tạo m2 gam kết tủa Biết m1 – m2 = 3 gam Tính nồng độ mol của Pb(NO3)2 trong X A. 0,6M B. 1,8M C. 1,6M D. 1,2 M 28.Cho hỗn hợp FeS và Fe tác dung với dung dịch HCl có dư thu được 2,464 lít hỗn hợp khí(đktc). Dẫn hỗn hợp này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 23,9 gam kết tủa. Khối lượng của FeS và Fe trong hỗn hợp ban đầu là: A. 8,8 gam và 5,6 gam B. 8,8 gam và 56 gam C. 8,8 gam và 0,56 gam D. 8,8 gam và 2,8 gam 29. Cho vào một bình kín không chứa không khí 23,2 gam một hỗn hợp X gồm S và Fe. Nung bình một thời gian cho đến khi phản ứng hoàn toàn được chất rắn A. Cho A tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được khí B có tỉ khối so với N2 là 1/1,2. Khối lượng của S và của Fe trong hỗn hợp X lần lượt là A. 3,2 g và 20 g B. 6,4 g và 16,8 g C. 12g và 11,2 g D. 17,6g và 5,6g 30. Để phân biệt oxi và ozon người ta làm như sau: A. Cho Ag vào hai bình đựng oxi và ozon B. Dẫn qua bình đựng dung dịch KI có sẵn hồ tinh bột C. Chỉ cần cho qua dung dịch KI đến dư D. Cả A,B, C 31. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì: A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng B. Không có hiện tượng gì xảy ra C. Dung dịch bị chuyển thành màu nâu đen D. Tạo thành chất rắn màu nâu đỏ 32. Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ: KClO3, KNO3, KMnO4 và H2O2( có số mol như nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất từ: A. KMnO4 B. KClO3 C. KNO3 D.H2O2 33. Thuốc thử duy nhất để phân biệt các dung dịch mất nhãn: HCl, BaCl2, NaOH, H2SO4, Na2SO4 A. dung dịch Ba(OH)2 B. quì tím C. Phênolphtalêin D. dung dịch AgNO3 34. Thuốc thử để phân biệt các dung dịch mất nhãn: Na2SO3, Na2CO3, Na2S, NaCl A. dung dịch HCl B. dung dịch H2SO4 C. dung dịch HCOOH D. Cả A, B, C 35. Thuốc thử duy nhất để phân biệt các dung dịch mất nhãn: HCl, NaOH, NaCl, BaCl2, H2SO4, Na2SO4 A. quì tím B. Phênolphtalêin C. Bột Fe D. dung dịch AgNO3 36. Chỉ dùng hai thuốc thử để phân biệt bốn chất bột: CaCO3, Na2CO3, BaSO4, Na2SO4 có thể dùng A. Nước và dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl và nước C. Nước và dung dịch H2SO4 D. Cả B, C 37. Từ FeS2, H2O và không khí( đk có đủ) có thể điều chế được dãy nào: A. Fe2(SO4)3, H2SO4, FeSO4, Fe B. H2SO4, Fe(OH)3 C. H2SO4, Fe(OH)2 D. FeSO4, Fe(OH)3 38. Trộn hỗn hợp X gồm ba khí: H2, H2S, SO2 với O2 dư trong bình kín có xúc tác V2O5 rồi đốt cháy X. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, làm lạnh hỗn hợp chỉ thu được một khí duy nhất. Xác định Y A. O2 B. SO2 C. H2 D. SO3 39. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đo ở đktc) rồi hoà tan sản phẩm sinh ra vào 80 ml dung dịch NaOH 25%( d= 1,28 g/ml). Cho biết muối tạo thành? Tính nồng độ phần trăm muối đó trong dung dịch ? A. NaHSO3 10%; Na2SO3 18,17% B. NaHSO3 12%; Na2SO3 18,17% C. NaHSO3 10%; Na2SO3 38,16% D. Kết quả khác 40. Hoà tan 3,38 gam oleum X vào nước được dung dịch B. Để trung hoà dung dịch X cần 800ml dung dịch KOH 0,1M. Xác định công thức X: A. H2SO4.3SO3 B. H2SO4.4SO3 C.H2SO4.2SO3 D. H2SO4.5SO3 Phần hai: Halogen 1.Chọn mệnh đề đúng. Trong một phản ứng hoá học halogen A. Chỉ thể hiện tính khử B. Chỉ thể hiện tính oxihoá C. Thể hiện tính khử và oxihoá D. Không thể hiện tính khử và oxihoá 2. Dùng muối iot hàng ngày để ngăn ngừa bệnh bướu cổ. Muối đó là A. NaI B. I2 C. NaCl+ KI + KIO3 D. NaI + MgCl2 3.Trong các tính chất kể dưới đây, những tính chất nào chung cho các đơn chất halogen 1. Phân tử gồm hai nguyên tử 2. Tác dụng mạnh với H2O 3. Có tính oxihoá 4. Trạng thái rắn ở nhiệt độ thường A. 1,2 B. 1,2,3,4 C. 1,3 D. 2,4 4. a) Chiều giảm hoạt tính các halogen A. Cl- F-Br-I B. F- Cl- Br- I C. I- Br- Cl- F D. Ne-Cl- Br- I b) Tính khử của F-, Cl-, Br-, I- theo thứ tự này được xếp A. Tăng dần B. Giảm dần C. Như nhau D. Không theo thứ tự 5. Chia một dung dịch Br2 màu vàng nâu thành hai phần: Phần một dẫn khí X đi qua thì dung dịch bị mất màu Phần hai dẫn khí Y đi qua thì dung dịch sẫm màu hơn Hai khí X, Y lần lượt là: A. CO2,Cl2 B. SO2, Br2 C. SO2, HCl D. SO2, HI 6. Trong các phản ứng sau dùng để điều chế HCl, phản ứng nào không thể thực hiện được A. H2 + Cl2→ B. H2SO4đặc + NaCl→ C. H2O + Cl2 → D. CuCl2 + H2 CO3 → 7. Trng phản ứng điều chế Cl2 sau MnO2+ 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O HCl đóng vai trò : A. Chất oxihoá B. Chất khử C. Chât oxihoá và môi trường D. Chất khử và môi trường 8. Xét ba phản ứng sau 1. MnO2+ 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O 2. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 3. NaOH + HCl → NaCl + H2O Vai trò của HCl theo thứ tự các phản ứng 1,2,3 là Chất oxihoá- chất khử – chất oxihoá Chất khử – chất oxihoá- chất trao đổi Chất oxihoá- chất trao đổi – chất khử Chất oxihoá- chất khử – chất trao đổi 9. Chất nào sau đây dùng để loại bỏ Cl2 có lẫn trong không khí A. Fe(OH)3 B. Ca(OH)2 C. HCl D. Na2SO4 10. Thuốc thử thích hợp để phân biệt các dung dịch đựng riêng: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4 Na2SO4, NaOH lần lượt là: A. quì tím, dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3 B. dung dịch AgNO3, quì tím C. dung dịch BaCl2, quì tím, Cl2, hồ tinh bột D. Cả A và C 12. Nguyên tố X tạo được hợp chất sau: XH và X2O7. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố cùng nhóm với X là A. Ar B. F C. S D. N 13. Hỗn hợp khí nào có thể cùng tồn tại(không phản ứng ) A. Khí Cl2 và O2 B. Khí Cl2 và khí HI C. Khí Cl2 và H2S D. Khí HCl và khí NH3 14. Có một hỗn hợp dung dịch gồm KF, KBr, KI. Thổi một luồng khí Cl2 vào dung dịch cho đến dư. Sản phẩm nào sau đây được hình thành A. F2 B. Br2, I2 C. F2, Br2, I2 D. I2 15. Trong các chất sau: FeCl3, Cl2, HCl, HF, H2S, Na2SO4. Chất nào có thể tác dụng với dung dịch KI để tạo thành I2 A. HF và HCl B. Cl2 C. Na2SO4 và H2S D. FeCl3 và Cl2 16. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không tạo kết tủa: A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI 17. Dẫn khí clo vào dung dịch FeCl2, nhận thấy dung dịch từ màu lục nhạt chuyển sang màu nâu. Phản ứng thuộc loại phản ứng gì? A. Trung hoà B. Phân huỷ C. Thế D. Oxihoá khử 18. Khi axít sunfuric đặc được cho vao NaCl rắn, khí sinh ra sẽ là: A. H2S B. Cl2 C. SO2 D. HCl 19. Khi cho khí clo qua dung dịch chưá KOH đậm đặc có dư và đun nóng thì bộ sản phẩm được hình thành là: A. KCl, KClO B. KCl, KClO, H2O C. KCl, KClO3, H2O D. KCl, KClO3, KOH, H2O 20. Trong những khẳng định dưới đây 1. Khí hiđroclorua có mùi dễ thở, nhẹ hơn không khí 2. Khí hiđroclorua tan nhiều trong nước 3. Thuốc thử để nhận ra HCl là dung dịch AgNO3 4. Axít clohiđric không đổi màu quì tím 5. Axít brômhiđric không làm đổi màu phenolphtalein 6. Tất cả các axít halogenhiđric đều là axít mạnh trừ axít HF 7. Axít HF tuy là axít yếu nhưng lại có tính chất riêng là hoà tan được SiO2 8. Iot có hiện tượng thăng hoa 9. Axít HCl ngoài tính axít mạnh còn có cả tính oxihoá và tính khử Những câu khẳng định nào sai: A. 1-2-4-7 B. 1-4 C. 2-5-6 D. 3-8 21. Phản ứng nào sau đây sinh ra khí hiđroclorua: A. Đốt cháy khí hiđro và clo B. Dẫn khí clo vào nước C. Điện phân dung dịch natri clorua trong nước D. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng dung dịch H2SO4 22. Dung dịch X không màu tác dụng với dung dịch AgNO3, sản phẩm có chất kết tủa màu vàng. X là chất nào cho dưới đây A. CuCl2 B.Fe(NO3)3 C. NaI D. PbCl2 23. Các hologen phản ứng được với: Nước, hiđro, oxi, kẽm oxít, đồng, phốtpho, benzen Có bao nhiêu ý sai trong câu trên A. 1 B . Không có C. 3 D. 2 24. Cho axít sufuric đậm đặc tác dụng với 58,5 g NaCl, đun nóng. Hoà tan khí tạo thành vào 146g nước.Tính nồng độ % dung dịch thu được . Các phản ứng đều hoàn toàn. A. 25% B. 5,2% C.20% D.15% 25. Cho 25g KMnO4( chứa tạp chất ) tác dụng với dung dịch HCl dư được lượng khí clo đủ đẩy được iot ra khỏi dung dịch chứa 83g KI. Tính độ tinh khiết của KMnO4 đã dùng: A. 63,2% B.74% C. 80% D.59,25% 26. Hoà tan hết 8,9g hỗn hợp kim loại Mg và Zn vào Vml dung dịch HCl 0,5M thì thu được 4,48 lít khí (đo ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được mg muối khan. Tính giá trị của V và m lần lượt là: A.350- 23,1 B. 800-40,6 C. 800-23,1 D.168-25,4 27. Khi đưa một hỗn hợp 2 khí ra ánh sáng mặt trời, xảy ra hiện tượng nổ. Cho sản phẩm thu được và lượng dư của một trong hai khí đó qua nước, thể tích khí còn lại là 11,2 lít (đo ở đktc). Khí còn lại này cháy được trong không khí. Thêm đủ dung dịch AgNO3 bào lượng nước đã cho hỗn hợp khí đi qua, thu được 14,35g kết tủa trắng: 1. Hai khí của hỗn hợp ban đầu là: A. N2 và H2 B. H2 và Cl2 C. H2 và O2 D. N2 và O2 2.Thành phần % của hỗn hợp khí là A.50-50 B.66,7-33,3 C.25,5-74,5 D.20-80 28. Cần thêm bao nhiêu lít nước vào 2 lít dung dịch HCl 1M để được dung dịch HCl 0,1M A. 9 B. 18 C. 6 D. 3 29. Cần pha trộn bao nhiêu gam dung dịch HCl% với bao nhiêu gam dung dịch HCl% để được 600g dung dịch HCl 20% A.300-300 B.200-400 C.400-200 D. 150-250 30. Cho 6g Br2 có lẫn tạp chất là Cl2 vào dung dịch chứa 1,6g KBr và lắc đều thì toàn bộ Cl2 dư phản ứng hết, làm bay hơi hỗn hợp sau thí nghiệm và sấy khô là 1,3775g. Tính hàm lượng % Cl2 có trong Br2 nói trên A. 1,5% B.3% C.6% D.9% 31.Sục khí Cl2 vào dung dịch NaBr và NaI đến khi phản ứng hoàn toàn ta thu được 17 g NaCl. Số mol hỗn hợp NaBr và NaI có trong dung dịch ban đầu là A. 0,1 B. 0,15 C.1,5 D. 0,02 32. Muối ăn bị lẫn những tạp chất là: Na2SO4, MgCl2, CaCl2 và CaSO4. Phương pháp hoá học nào có thể loại bỏ các tạp chất A. Dùng dung dịch BaCl2 dư B. Dùng dung dịch Na2CO3 dư C. Dùng dung dịch HCl đủ D. Phải dùng cả A,B,C Phần ba: Nitơ- phôtpho 1.Câu nào sau đây sai: Trong nhóm từ nitơ đến bimut A. Độ âm điện các nguyên tố giảm dần B. Bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng dần C. Năng lượng ion hoá của các nguyên tố giảm dần D. Nguyên tử của các nguyên tố đều có cùng số lớp electron 2. Độ âm điện của nitơ(3,04) và clo(3,16) gần như nhau nhưng nitơ lại là phi kim kém hoạt động hơn hẳn so với clo. Điều này được giải thích là do : A. Trong phân tử nitơ có liên kết ba bền vững B. Nitơ ở khác vị trí so với clo trong hệ thống tuần hoàn C. Điện tích hạt nhân khác nhau D. Cả A, B, C đều chưa chuẩn 3. Câu nào sau đây sai: A. Amoniac là một bazơ B. Đốt NH3 không có xúc tác tạo N2 và H2O C. NH3 là chất khí không màu không mùi, tan nhiều trong nước D. Phản ứng tổng hợp NH3 là phản ứng thuận nghịch 4. Trong dung dịch amoniac có những thành phần nào: A. NH3, H2O B. NH3, NH4+, H2O C. NH4+, H2O, OH- D. NH4+, H2O, OH-, NH3 5. Phản ứng nào không chứng minh tính khử của NH3 A. NH3 + O2→ NO + H2O B. NH3+ CuO→ Cu + H2O + N2 C. NH3 + Cl2→ N2 + HCl D. NH3 + HCl→ NH4Cl 6. Để làm khô khí NH3 có thể dùng một trong các chất sau: A. P2O5 B.HNO3 đặc C. H2SO4 đặc D. KOH 7. Có thể phân biệt muối amoni voí các muối khác bằng cách cho tác dụng dung dịch kiềm mạnh vì khi đó ống đựng muối amoni sẽ có hiện tượng A. Chuyển thành màu đỏ B. Thoát ra chất khí màu nâu đỏ C. Thoát ra chất khí không màu, mùi xốc D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi 8. Câu nào sau đây sai: A. Muối amoni kém bền với nhiệt B. Tất cả muối amoni đều tan trong nước C. Tất cả các muối amoni trong dung dịch đều điện li hoàn toàn tạo môi trường bazơ D. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh 9. So sánh hiện tượng xảy ra trong hai thí nghiệm sau Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 A. Giống như nhau B. Khác nhau hoàn toàn C. Đều có kết tủa nhưng sau đó kết tủa tan dần ở thí nghiệm 2 D. Đều có kết tủa nhưng sau đó kết tủa tan dần ở thí nghiệm 1 10. Cho phản ứng sau: 2 NO(k) + O2(k) 2 NO2(k) H= -124kJ Phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận khi nào A. Tăng áp suất B. Tăng nhiệt độ C. Giảm nhiệt độ D. Cả A và C 11. Chọn câu sai: A. Các muối amoni dễ bị phân huỷ bởi nhiệt B. NH4Cl dễ bị thăng hoa C. Nhiệt phân tất cả các muối amoni đều tạo thành NH3 và axít D. Trong phòng thí nghiệm N2, N2O điều chế từ NH4NO2, NH4NO3 12. Hãy chọn hiện tượng đúng xảy ra thí nghiệm sau: Dẫn khí NH3 dư đi qua ống đựng CuO đun nóng A. CuO từ màu đen sang màu trắng B. CuO không đổi màu C. CuO từ màu đen sang màu xanh D. CuO từ màu đen sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ 13. Cho các dung dịch sau: (NH4)2SO4, NH4Cl, FeCl3,CuCl2, AlCl3, MgCl2 Có thể phân biệt chúng bằng thuốc thử : A. dung dịch NaOH B. Kim loại Ba C. dung dịch Ba(OH)2 D. Cả B, C 14. Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau: (NH4)2SO4, NH4Cl, FeCl3, FeCl2, NaHCO3 A. BaCl2 B. Ba(OH)2 C. NaOH D. AgNO3 15. Chọn câu sai: A. NH3 đựơc dùng để điều chế HNO3 B. Điều chế NH3 bằng cách cô cạn dung dịch NH4OH C. NH3 cháy trong khí clo tạo khói trắng D. NH3 tác dụng với oxi có xúc tác Pt, t0 tạo khí màu nâu đỏ 16. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch hỗn hợp AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng khí H2 dư qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn: A. Zn, Al B. Zn và Al2O3 C. ZnO và Al D. Al2O3 17. Có 100 lít hỗn hợp khí thu được từ quá trình tổng hợp amoniac gồm NH3, H2, N2. Bật tia lửa điện để phân huỷ hết NH3 được hỗn hợp có thể tích 125 lít trong đó H2 chiếm 75% thể tích(các thể tích đo trong cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). Hiệu suất tổng hợp NH3 là: A. 40% B.60% C.80% D.20% 18. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 (đo ở đktc) vào bình phản ứng thu được khí NH3 chiếm thể tích 6% thể tích toàn bộ thể tích hỗn hợp sau phản ứng.Tính hiệu suất của phản ứng A.12,75% B.25,5% C.50,5% D. 100% 19.Nhiệt phân a mol muối vô cơ X được 3a mol hỗn hợp khí và hơi chứa 3 chất khác nhau có tỉ lệ thể tích 1:1:1. X là A. NH4NO3 B. NH4HCO3 C. (NH4)2CO3 D. NaHCO3 20.Thu toàn bộ sản phẩm khí và hơi thu được khi nhiệt phân một muối amoni của axít cácbonic vào 50 g dung dịch H2SO4 19,6% thì phản ứng vừa đủ tạo một muối trung hoà duy nhất có nồng độ 23,913%. Tìm công thức của muối ban đầu: A. NH4HCO3 B. (NH4)2CO3 C. Cả A,B D. Không xác định được 21. Muốn xác định sự có mặt của ion NO3- trong dung dịch muối nitrat người ta cho muối này tác dụng với: A. NH3 B. Ag và Cu C. Cu trong dung dịch H2SO4 loãng C. Cả A, B, C đều sai 22. Nhiệt phân hợp chất X thu được hai chất: khí và hơi nước có tỉ khối so với nhau là 1,556. Biết X tạo thành từ ba nguyên tố, công thức của X là: A. NaHCO3 B. NH4NO3 C.NH4NO2 D. Cu(NO3)2 23. Dẫn một luồng khí SO2 vào 50g dung dịch NH3 6,8% khối lượng của dung dịch tăng thành 62,8 g. Nồng độ % của muối tạo thành trong dung dịch thu được là: A.15,7643 B.31,5268 C. 15,46875 D.15,0000 24. Để sản xuất axít HNO3 trong công nghiệp cần qua các giai đoạn sau: 1. oxi hoá NO 2. Cho NO2 tác dụng với nước 3. Oxi hoá NH3 4. Chuẩn bị hỗn hợp amonic và không khí 5. Tổng hợp amonic Trong thực tế thứ tự chuẩn bị các giai đoạn như sau: A. 1,2,3,4,5 B.5,4,3,1,2 C.4,5,3,2,1 D.3,4,5,2,1 25. Chọn câu sai; A. P thể hiện tính khử khi tác dụng với các kim loại mạnh B. P thể hiện tính khử khi tác dụng với HNO3 C. P thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxihoá D. P vừa có tính khử vừa có tính oxihoá 26. Các dạng thù hình quan trọng của P là: A. P trắng và P đen B. Pđỏ và P đen C. P trắng và P đỏ D. P trắng, P đỏ, P đen 27. Những câu khẳng định nào sau đây đúng: A. P và nitơ có khả năng hoạt động như nhau vì đều thuộc nhóm VA B. Khả năng hoạt động của P mạnh hơn so với Nitơ vì liên kết P-P kém bền hơn liên kết N≡N C. P trắng hoạt động mạnh hơn P đỏ D. Cả A,B, C 28. P2O5 có tính chất hoá học là phản ứng được với: 1. H2O 2. Fe 3.NaOH 4. dung dịch AgNO3 5. HNO3 Cho biết tính chất nào đúng A. 1,2,4,5 B. 1,2,3 C.1,3,5 D.1,3,4 29. H3PO4 là axít có : A.Có tính chất oxihoá mạnh B. Có tính chất oxihoá yếu C. Không có tính oxihoá D. Vừa có tính oxihoá vừa có tính khử 30. Chọn câu trả lời sai: A. Phân đạm cung cấp N cho cây B. Phân lân cung cấp P cho cây C. Phân kali cung cấp K cho cây D.Phân bón phức hợp cung cấp O cho cây 31. Phân đạm amoni thích hợp với các đất ít chua là do: A. Muối amoni bị thuỷ phân tạo môi trường bazơ B. Muối amoni bị thuỷ phân tạo môi trường axít C. Muối amoni bị thuỷ phân tạo môi trường trung tính D. Muối amoni không bị thuỷ phân 31. Phân supephôtphat kép được điều chế theo sơ đồ sau: Ca3(PO4)2→ H3PO4→ Ca(H2PO4)2 Tính khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468 kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ trên. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% A. 700 kg B. 200kg C.350kg D. 700g 32. Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng thu được muối gì: A. NaH2PO4 và Na2HPO4 B. Na2HPO4 và Na3PO4 C. NaH2PO4 và Na3PO4 D. Chỉ Na2HPO4 33.Cho dung dịch có chứa 39,2 g H3PO4 tác dụng với dung dịch chứa 44 g NaOH. Muối nào được tạo thành với khối lượng bằng bao nhiêu A. 14,2 g NaH2PO4 và 49,2 g Na2HPO4 B. 14g Na2HPO4 và 50g Na3PO4 C. 14,2g Na2HPO4 và 49,2g Na3PO4 D. 5Og Na2HPO4 và 14g Na3PO4 34.Cho 20 g dung dịch H3PO4 37,11% tác dụng vừa đủ với NH3 thì thu được 10g muối phôtphat A duy nhất. Xác định muối X A. (NH4)2HPO4 B. NH4H2PO4 C. (NH4)3PO4 D. Không xác định được b 35. Cần bao nhiêu tấn quặng photphorit chứa 80% Ca3(PO4)2 để thu được một tấn photpho, cho rằng sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 5% A. 6,58 B. 6,29 C.5,68 D. Kết quả khác

File đính kèm:

  • dochalogen.oxi-luu huynh.doc