Ôn thi Giáo dục công dân 11 - Học kì 1

BÀI1 CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1 Sản xuất của cải vật chất là gì ?

Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các

yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với

nhu cầu của mình.

. Vai trò của sản xuất của cải vật chất .

* Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển

của xã hội loài người, là quan điểm duy vật lịch sử.

* Sản xuất của cải vật chất là cơ sở để xem xét và giải

quyết các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá trong xã hội.

BÀI 2 :HÀNG HOA- TIỀN TỆ- THỊ TRƯỜNG

A Hàng hoá là gì ?

Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.

a/ Hàng hoá chỉ là một phạm trù của lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá, bởi vì chỉ trong điều kiện sản xuất hàng hoá thì sản phẩm mới được coi là hàng hoá.

b/ Hàng hoá có thể tồn tại ở dạng vật thể ( hữu hình ) hoặc ở dạng phi vật thể ( hàng hoá dịch vụ )

 

doc7 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi Giáo dục công dân 11 - Học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI1 CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1 Sản xuất của cải vật chất là gì ? Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. . Vai trò của sản xuất của cải vật chất . * Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là quan điểm duy vật lịch sử. * Sản xuất của cải vật chất là cơ sở để xem xét và giải quyết các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá trong xã hội. BÀI 2 :HÀNG HOA-Ù TIỀN TỆ- THỊ TRƯỜNG A Hàng hoá là gì ? Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán. a/ Hàng hoá chỉ là một phạm trù của lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá, bởi vì chỉ trong điều kiện sản xuất hàng hoá thì sản phẩm mới được coi là hàng hoá. b/ Hàng hoá có thể tồn tại ở dạng vật thể ( hữu hình ) hoặc ở dạng phi vật thể ( hàng hoá dịch vụ ) 2 Hai thuộc tính của hàng hoá. a Giá trị sử dụng của hàng hoá là gì ? Là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. * Giá trị sử dụng được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học - kĩ thuật. * Giá trị sử dụng không phải dành cho người sản xuất ra hàng hoá đó mà cho người mua, cho xã hội ; vật mang giá trị sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi. b Giá trị của hàng hoá là gì ? * Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau. * Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Giá trị hàng hoá là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. * Thời gian lao động cá biệt là thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hoá của từng người. Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hoá. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hoa Giá trị xã hội của hàng hoá = Chi phí sx + Lợi nhuận B Tiền tệ. 1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. a Nguồn gốc. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và của các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ đó là : * Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. * Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng. * Hình thái giá trị chung. * Hình thái tiền tệ b Bản chất. Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị ; đồng thời tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Đó là bản chất của tiền tệ. 2 Các chức năng của tiền tệ a Tiền tệ có năm chức năng cơ bản sau : * Thước đo giá trị * Phương tiện lưu thông. * Phương tiện cất trữ. * Phương tiện thanh toán. * Tiền tệ thế giới C Thị trường. 1 Thị trường là gì ? * Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.( trong đó các chủ thể kinh tế gồm người bán, người mua, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, nhà nước .....tham gia vào mua bán, trao đổi trên thị trường ). * Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường tồn tại ở 2 dạng cơ bản : Giản đơn ( hữu hình) và vô hình. * Các nhân tố cơ bản của thị trường là : hàng hoá ; tiền tệ ; người mua ; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ : hàng hoá - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu, giá cả hàng hoá. 2 Các chức năng cơ bản của thị trường a Chức năng thực hiện ( hay thừa nhận ) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. * Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá. * Trên thị trường, những hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. nghĩa là những chi phí lao động để sản xuất ra hàng hoá đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hoá được thực hiện. b Chức năng thông tin. * Thiï trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về quy mô cung - cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán... các hàng hoá, dịch vụ, từ đó giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận ; còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. c Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. * Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khac. luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. * khi giá cả hàng hoá tăng sẽ kích thích sản xuất ra hàng hoá đó nhưng lại hạn chế người tiêu dùng và ngược lại. BÀI 3 QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SX VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ I Nội dung của quy luật giá trị. A/ NỘI DUNG Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá. Nội dung quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất hàng hoá? ( 1 ) ( 2 ) (3) TGLĐXTCT (Giá trị xã hội của hàng hoá) b/ Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị : * Trong sản xuất : Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải bảo đảm cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hoá phải phù hợp với với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hoá đó ; Và tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hoá phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hoá đó. Trong lưu thông : + Đối với 1 hàng hoá : - Giá cả của 1 hàng hoá có thể bán cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hoá hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết. - Sự vận động của giá cả xoay quanh trục giá trị hàng hoá chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. + Đối với tổng hàng hoá và trên toàn xã hội, thì quy luật giá trị yêu cầu :Tổng giá cả hàng hoá sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hoá được tạo ra trong quá trình sản xuất. Kết luận : Yêu cầu này là điều kiện đảm bảo cho nền kinh tế hàng hoá vận động và phát triển bình thường ( hay cân đối ) Tác động của quy luật giá trị Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ thông qua sự biến động của giá cả. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao động tăng lên. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất thành giàu - nghèo BÀI 4 CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH 1/Khái niệm cạnh tranh * Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất hàng hoá - kinh doanh nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. * Có hai loại cạnh tranh : + Lành mạnh : Cạnh tranh đúng pháp luật, mang tính nhân văn, có tác dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng. + Không lành mạnh : Cạnh tranh vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường. 2/ TÍNH HAI MẶT CỦA CẠNH TRANH MẶT TÍCH CỰC Kích thích, LLSX, KHKTphát triển, NSLĐ xã hội tăng lên. ŸKhai thác tối đa mọi nguồn lực. ŸThúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt hạn chế Ÿ Làm cho môi trường, môi sinh mất cân bằng nghiêm trọng. Ÿ Sử dụng những thủ đoạn phi pháp bất lương. Ÿ Gây rối loạn thị trường. BÀI 5:CUNG CẦU TRONG SX VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ I Khái niệm * Cầu : là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. * Cung : là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhấtđịnh tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. II. Mối quan hệ cung - cầu trong sx và lưu thông hàng hoá. 1. Cung - cầu tác động lẫn nhau Khi cầu tăng SX mở rộng cung tăng Khi cầu giảm SX giảm cung giảm 2. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả. Khi cung = cầu Giá cả = Giá trị Khi cung > cầu Giá cả < Giá trị Khi cung Giá trị 3. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu Khi giá cả tăng SX mở rộng cung tăng và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng Khi giá cả giảm SX giảm cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng Nội dung của quanhệ cung - cầu BÀI 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC I Khái niệm Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. II. Tính tất yếu khách quan của CNH,HĐH đất nước Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kĩ thuật - công nghệ. Tính tất yếu của CNH,H Đ H do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao III/ Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1 Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2 Trong sản xuất kinh doanh cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới. 3 Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận. 4 Thường xuyên học tập nâng cao trình độ văn hoá, khoa học công nghệ theo hướng hiện đại, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. BÀI 7 : Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ CỦA NHÀ NƯỚC. 1 Khái niệm Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. 2 Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếukhách quan vì : * Về lí luận : Trong TKQĐ lên CNXH của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. Ở nước ta, LLSX trong TKQĐ lên CNXH còn thấp kém và ở nhiều trình độ khác nhau, nên cónhiều hình thức sở hữu về TLSX khác nhau. +Vì vậy, Để phù hợp với lí luận mang tính phổ biến nói trên và để QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, nền kinh tế nước ta tất yếu phải tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1 Tin tưởng và chấp hành tốt chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. 2 Tham gia lao động sản xuất ở gia đình. 3 Vận động người thân tham gia đầu tư vào sản xuất - kinh doanh. 4 Tổ chức sản xuất, kinh doanh, các ngành, nghề và mặt hàng mà luật pháp không cấm. 5 Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế TRƯỜNG CỬU 11A3 GDCD 11

File đính kèm:

  • doctai lieu on thi tin hoc 11 co ban.doc
Giáo án liên quan