Ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

A- MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố kĩ năng viết bài văn biểu cảm

- Giúp hs hiểu văn biểu cảm về tác phẩm văn học, biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học và cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình-đồng thời HS có kĩ năng viết được nhưng đoạn văn ,bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .

-Luyện các đề thi học sinh giỏi

B- NỘI DUNG GIẢNG DẠY

Phần I: Ôn lại lý thuyết văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

* Văn biểu cảm là văn bản trong đó tác giả người viết,người làm văn sử dụng phương tiện ngôn ngữ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình . Biểu cảm bằng văn là bộc lộ tình cảm ,cảm xúc chủ quan của con người bằng ngôn từ khác với biểu cảm trong thực tế . Đó là những cảm xúc mà người viết cảm thấy ở trong lòng,những ấn tượng thầm kín về con người,cảnh vật,những kỉ niệm,hồi ức gợi nhớ đến người, đến việc,bộc lộ những tình cảm của mình đối với cuộc đời,cuộc sống có liên quan gắn vào tác phẩm văn học.

1-Khái niệm văn biểu cảm về tác phẩm văn học:

 Biểu cảm về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc,tưởng tượng,suy nghĩ của mìnhvề nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

 2-Các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học:

 - Biểu cảm về đoạn văn,đoạn đoạn thơ.

 - Biểu cảm về tác phẩm văn học.

 - Biểu cảm về nội dung , nghệ thuật qua một số tác phẩm văn học .

 3-Cách làm bài văn biểu cảm: theo trình tự 4 bươc.

 - Tìm hiểu đề, tìm ý.

 - Lập dàn ý.

 - Viết bài.

 - sửa bài.

 

doc39 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1 + 2 : ÔN LUYỆN CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM A- MỤC TIÊU - Giúp HS củng cố kĩ năng viết bài văn biểu cảm - Giúp hs hiểu văn biểu cảm về tác phẩm văn học, biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học và cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình-đồng thời HS có kĩ năng viết được nhưng đoạn văn ,bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học . -Luyện các đề thi học sinh giỏi B- NỘI DUNG GIẢNG DẠY Phần I: Ôn lại lý thuyết văn biểu cảm về tác phẩm văn học. * Văn biểu cảm là văn bản trong đó tác giả người viết,người làm văn sử dụng phương tiện ngôn ngữ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình . Biểu cảm bằng văn là bộc lộ tình cảm ,cảm xúc chủ quan của con người bằng ngôn từ khác với biểu cảm trong thực tế . Đó là những cảm xúc mà người viết cảm thấy ở trong lòng,những ấn tượng thầm kín về con người,cảnh vật,những kỉ niệm,hồi ức gợi nhớ đến người, đến việc,bộc lộ những tình cảm của mình đối với cuộc đời,cuộc sống có liên quan gắn vào tác phẩm văn học. 1-Khái niệm văn biểu cảm về tác phẩm văn học: Biểu cảm về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc,tưởng tượng,suy nghĩ của mìnhvề nội dung và hình thức của tác phẩm đó. 2-Các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học: - Biểu cảm về đoạn văn,đoạn đoạn thơ. - Biểu cảm về tác phẩm văn học. - Biểu cảm về nội dung , nghệ thuật qua một số tác phẩm văn học . 3-Cách làm bài văn biểu cảm: theo trình tự 4 bươc. - Tìm hiểu đề, tìm ý. - Lập dàn ý. - Viết bài. - sửa bài. 4-Lập dàn ý : có 3 phần ( mỏ- thân -kết ) a) Mở bài: + Giới thiệu tác phẩm . + Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm b) Thân bài: Nêu các cảm xúc , suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. Có thể theo các trình tự sau: Trình tự 1: Nhận xét khái quát về giá trị của tác phẩm ( cả nội dung và nghệ thuật) trên cơ sở đó, chọn một số chi tiết,hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghĩ (thường sử dụng ở bài văn biểu cảm về tác phẩm tự sự ). Trình tự 2: Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần , các ý hoặc theo mạch cảm của tác giả ở mỗi phần,cảm nghĩ phải tập trung cho cả nội dung lẫn nghệ thuật ( thường sử dụng ở bài văn biểu cảm về tác phẩm trữ tình). c)Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm . *Phần II: Cách viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học . - Đọc kỹ từng chi tiết ,hình ảnh, ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc . - Sắp xếp tác phẩm theo chủ đề ,dòng thời gian ,tác giả trong nước và ngoài nước ,giới tính ,lứa tuổi . - Có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm hoặc so sánh với những tác phẩm khác cùng chủ đề. -Cảm nghĩ về tác phẩm thường gắn liền với nghị luận như giải thích,chứng minh, phân tích. -Cảm nghĩ phải sâu sắc,chân thành,tránh bắt chước,sáo mòn giả tạo. Phần III: Những điều lưu ý khi rèn luyện kỷ năng viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. -Để trình bày được cảm nghĩ về tác phẩm văn học, trước hết học sinh xác định được những cảm nghĩ cần phát biểu. -Cảm nghĩ về tác phẩm phải bắt nguồn từ tác phẩm và sự suy nghĩ, cảm nghĩ của người đọc đối với tác phẩm cụ thể là cảm xúc về cảnh về người trong tác phẩm ;cảm xúc về tâm hồn con người ,số phận nhân vật trong tác phẩm ;cảm xúc vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm ;cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm . - Cảm nghĩ có thể xây dựng trên cơ sở kể lại sự việc hoặc miêu tả cảnh tượng trong tác phẩm đã gây cho người viết cảm xúc và suy nghĩ . - Điều cốt yếu đối với việc phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là học sinh phải có ấn tượng tổng thể về tác phẩm và nhân vật chính hoặc về phong cảnh,tình huống,hình tượng để nói lên ấn tượng ấy,cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn tượng ấy . * LUYỆN ĐỀ : Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Câu 1 (4 điểm ) Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định : “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên. GỢI Ý Ý 1-Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”: - Nêu kết truyện : Vũ Nương được sống dưới thủy cung, Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời , được trả lại danh dự + Cuéc sèng trong thÕ giíi huyÒn ¶o lµ n¬i bï ®¾p nh÷ng mÊt m¸t thiÖt thßi cña vN n¬i trÇn gian. §ã lµ minh chøng kh¸ch vÒ tÊm lßng trong tr¾ng cña nµng.=> Ở hiền gặp lành .....giống như trong chuyện cổ tích Ý 2 : Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo ThÇn linh cã thÓ chøng gi¸m cho tÊm lßng trinh b¹ch chø kh«ng thÓ hµn g¾n, nÝu kÐo h¹nh phóc cña nµng. Bi kÞch cña sè phËn lµ thùc cßn khao kh¸t cña con ng­êi vÒ h¹nh phóc chØ lµ h­ ¶o khi sèng trong x· héi phong kiÕn bÊt c«ng. Trong x· héi Êy, ng­êi phô n÷ ®øc h¹nh chØ cã thÓ t×mthÊy h¹nh phóc ë nh÷ng n¬i x· x¨m, huyÒn bÝ-> Mang tÝnh bi kich: Dï VN cã muèn còng kh«ng trë vÒ víi chång con . Thøc tØnh con ng­êi vÒ quan niÖm ®óng ®¾n h¹nh phóc, sè phËn con ng­êi. Truyện “Người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hộ, xã hội của thời đại mới. -> Ý kiến trên hoàn toàn đúng Câu 2 (8 điểm) Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau: a. Chiến tranh phong kiến. b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ. c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh). Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả. GỢI Ý : HS viết thành một bài văn , tập trung vào các ý Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy. Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tổn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn. CÂU 3 ( 10 ĐIỂM ) Suy nghĩ về chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và chiếc lá trong “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri. 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học ; có kỹ năng phân tích tổng hợp tốt. - Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc. - Bố cục chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; trình bày logic. - Hình thức sạch đẹp, dễ nhìn; ít lỗi câu, từ, chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: 2.1.Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. 2.2. Thân bài: (9,0 điểm) a) Giống nhau: (2,0 điểm) - Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm: (1,0 điểm) + Chi tiết là cảnh, là người, là ý nghĩ, giọng nói, việc làm của nhân vật, một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Chi tiết có vai trò quan trọng, góp phần đắc lực cho việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. + Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. - Chi tiết Cái bóng và chiếc lá : (1,0 điểm) + Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. + Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. => Chi tiết trong cả hai tác phẩm đều là sáng tạo của nhà văn, đều có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của câu chuyện. b) Khác nhau: (7,0 điểm) Dựa vào từng tác phẩm phân tích, đánh giá, chứng minh để khẳng định giá trị, vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Về cơ bản có các ý sau: * “Cái bóng” Trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: (3,5 điểm) “Cái bóng” xuất hiện ở các thời điểm khác nhau, gắn với những nhân vật, sự kiện khác nhau và có ý nghĩa khác nhau: - Lần 1: Vũ Nương chỉ bóng mình nói với con: “Cái bóng” tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Trong cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đó là nỗi nhớ thương, sự thủy chung, ước muốn đồng nhất “xa mặt nhưng không cách lòng” với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng -> “ Cái bóng” là ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền, là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội. -> Tạo tình huống truyện, gây nỗi nghi ngờ ghen tuông của người chồng, khiến câu chuyện thắt nút đầy kịch tính. - Lần 2: Khi Vũ Nương mất, bé Đản chỉ cái bóng trên vách nói với cha: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” -> Cái bóng giúp Trương Sinh nhận ra nỗi oan của Vũ Nương -> Cởi nút thắt làm câu chuyện rẽ sang hướng khác. - Lần 3: “Cái bóng” xuất hiện ở cuối tác phẩm “Rồi chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” -> Đây là một chi tiết kì ảo, gợi lại hình ảnh Vũ Nương trở lại dương thế, để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Chi tiết này tạo nên kết thúc không sáo mòn, phần nào có hậu cho câu chuyện, thể hiện ước mơ của nhân dân ta về sự công bằng, người tốt cuối cùng được minh oan. => Chi tiết “cái bóng” thể hiện giá trị hiện thực – nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là cái bóng hư ảo. Một sự vô tình không đúng chỗ có thể làm đổ vỡ một gia đình hạnh phúc, thậm chí gây ra cái chết oan nghiệt cho con người ... * “Chiếc lá” trong Chiếc lá cuối cùng của O. Hen – ri: gắn với hai lần đảo ngược tình huống: (3,5 điểm) - Chiếc lá (thực) mang đến cho Giôn-xi ý nghĩ tiêu cực khi cô đang ốm nặng, khó qua khỏi, cô sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. - Chiếc lá (tác phẩm của họa sĩ Bơ - men) là một kiệt tác nghệ thuật. Cụ Bơ-men vốn khoẻ mạnh, vì muốn cứu Giôn-xi, cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng và bị sưng phổi rồi qua đời. “Chiếc lá” gieo vào lòng Giôn-xi niềm hy vọng và sức mạnh vượt lên cái chết. - “Chiếc lá” có tác dụng như một liều thuốc cứu sống con người, là minh chứng cho tình yêu thương và sự hy sinh cao cả; sự đồng cảm, sẻ chia của những con người nghèo khổ dành cho nhau. -> Khẳng định quan niệm về nghệ thuật chân chính: nghệ thuật vì cuộc sống của con người. 2.3. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại giá trị sâu sắc của chi tiêt cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và chiếc lá trong “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri và sức sống bền vững của hai tác phẩm trong lòng người BUỔI 3-4 LUYỆN ĐỀ VIẾT VĂN BIỂU CẢM 2- Tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài Kiến thức : - Giúp học sinh thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nổi đau đớn, xót xa của những người bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Thấy được cái hay ở cách kể chuyện chân thành và cảm động. Trọng tâm tiết này cho học sinh đọc, tóm tắt, phân tích cuộc chia tay của Thủy và những con búp bê. Kỹ năng : Thấy được sự phong phú về nội dung của văn bản nhật dụng. Thái độ: Giáo dục HS biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. ĐỀ BÀI 4 ( 12 điểm ): Cảm nhận của em sau khi đọc Tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài Gợi ý Xác định cảm nhận: Về ND + Thương cảm cho hoàn cành hai anh em Thành Thủy + Trân trọng tình cảm anh em gắn bó...... + Thấy rõ tầm quan trọng của mái ấm gia đình + Khâm phục tác giả ( Trái tim nhân đạo , nghệ thuật viết truyện ) Bài tham khảo Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời. Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được. Tài liệu tham khảo để cảm nhận tác phẩm Một số bài thơ cùng chủ đề LY HÔN Mai xa rồi Em cầm lấy đồ chơi Vẫn thường chơi, hồi bé… Anh đi theo cha Em về với mẹ Chuyện Âu Cơ Thành cổ tích buồn… Vàng bán nhà, mẹ giấu ngang lưng Tiền bán tủ, cha luồn túi ngực Người lớn ngủ Trẻ con vẫn thức… Tiếng khóc em Chợt vỡ Giữa phiên toà! (Đặng Vân Bích)   Những câu thơ cất lên nhịp điệu buồn man mác, không hoa mỹ về ngôn từ, không cầu kỳ về câu chữ nhưng mang đậm chất nhân văn. Thơ bắt đầu bằng một sự chia ly “Mai xa rồi” gợi lên một khung cảnh chia xa. Hình ảnh nhói lòng của hai đứa trẻ trước hoàn cảnh ly tan “Em cầm lấy đồ chơi”, người anh nhường cho em tất cả những đồ chơi, nhường tất cả những kỷ niệm êm đềm một thời ấm êm, của tuổi thơ ngọt ngào, khi mà sự đoàn tụ chỉ còn được tính bằng phút, bằng giây. Ở đây ta bắt gặp sự đồng cảm giữa tác giả và nhà thơ Vương Trọng khi tả về tâm trạng những đứa trẻ trước sự chia ly của cha và mẹ trong bài thơ Hai chị em: Nín đi em bố mẹ bận ra toà Chị lên bảy dỗ dành em ba tuổi Thằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm.          Bài thơ Ly hôn không nhắc đến thời gian nhưng ta cảm nhận thấy sự chia ly buồn đau tràn ngập trong tầm hồn hai đứa trẻ với những hình ảnh lầm lũi của kẻ ra đi ngoái đầu nhìn lại, kẻ trông theo mắt lệ hoen nhoè: Anh đi theo cha Em về với mẹ          Lý giải cho một sự chia lìa như một đoạn kết buồn cho tình yêu của cha và mẹ, tác giả đã mang truyền thuyết Âu Cơ  để biện hộ cho hai đứa trẻ bớt đau lòng hơn: “Chuyện Âu Cơ Thành cổ tích buồn”. Câu thơ tiếp theo hình ảnh “cha và mẹ” hiện lên với một sự thật đến nao lòng, tách biệt hoàn toàn với tâm trạng chia ly của “anh và em” bịn rịn, xót xa. Một sự chia tay sòng phẳng: Vàng bán nhà, mẹ giấu ngang lưng Tiền bán tủ, cha luồn túi ngực          Trái ngược quan niệm xa xưa trong truyền thống dân tộc: “Một mai thiếp có xa chàng Bông tai thiếp trả, con chàng thiếp xin” (Ca dao)          Ở câu ca dao ta thấy tình hết nhưng nghĩa vẫn còn, trái hẳn với hình ảnh của sự chia ly của cha và mẹ trong bài thơ. Đọc đến đây ta nhân ra sự cao trào của những mãnh vỡ trong lòng con trẻ và sự vô tâm của người lớn trước những suy nghĩ của hai đứa bé: Người lớn ngủ Trẻ con vẫn thức          Không có gì có thể khoả lấp hay bù đắp sự trống vắng, hụt hẫng trong tình cảm của hai anh em khi đứng trước việc đứa phải theo cha, đứa về với mẹ. Tiếng khóc của đứa em như một hồi chuông chấm hết cho một tình yêu, một gia đình hạnh phúc nối tiếp sự tan vỡ không thể cưởng lại của một gia đình. Tiếng khóc em Chợt vỡ Giữa phiên toà!          Hình ảnh phiên toà cuối bài thơ không chỉ là phiên toà luật pháp, mà còn là phiên toà lương tâm cảnh tỉnh cho sự tan vỡ của hạnh phúc gia đình ngày càng có xu hướng gia tăng xã hội ta. Bài thơ như một thước phim quay chậm diễn tiến những cung bậc tình cảm của con trẻ trong sự ly hôn của cha mẹ, lời thơ thay lời tâm sự chân tình của những đứa con. HAI CHỊ EM - Vương Trọng - Nín đi em, bố mẹ bận ra toà Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi Thằng bé khóc, bụng chưa quen chịu đói Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm. Bố mẹ đi, sáng sớm khác mọi hôm Không nấu nướng và không hề trò chuyện Hai cái bóng và hai đầu com hẻm Cùng một đuờng, sao chẳng thể chờ nhau? Biết lấy gì dỗ cho em nín đây Ngoài hai tiếng " RA TOÀ " vừa nghe nói Chắc nó nghĩ như ra đồng ra bãi Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về. Mẹ bế em - âu yếm vuốt ve, Bố xách nước chờ mẹ vừa nhóm bếp, Nó sung sướng vào ra tíu tít Rồi quây quần - nồi cơm mở bung ra. Nó biết đâu bố mẹ nó ra toà Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ Đứa có mẹ ... thì thôi mất bố Hai chị em rồi cũng sẽ mất nhau. Nín đi em ... Em khản giọng khóc gào Chị mếu máo đầm đìa nước mắt Những bố mẹ bên bờ chia cắt, Phút giây thôi hãy nghe tiếng con mình Xuyên suốt bài thơ là những day dứt và buồn bã, nuối tiếc về những điều hạnh phúc đang đứng bên bờ tan vỡ; hi vọng về một kết thúc có hậu sẽ đến với hai chị em trong bài thơ này. Nhưng hi vọng đó có vẻ như mơ hồ và xa xôi lắm. "Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm/ Chung một đường sao chẳng thể chờ nhau đọc lại những dòng thơ đó, trong ta một nỗi nghẹn ngào và xúc động dâng trào khiến sống mũi cay cay. 4 – Cô bé bán diêm của An đéc xen A. Môc tiªu - HS kh¸m ph¸ nghÖ thuËt kÓ chuyÖn hÊp dÉn cã sù ®an xen gi÷a hiÖn thùc vµ méng t­ëng víi c¸c t×nh tiÕt hîp lý. - Ng­êi ®äc thÊy ®­îc niÒm th­¬ng c¶m cña t¸c gi¶ ®èi víi mét em bÐ bÊt h¹nh - RÌn kü n¨ng tãm t¾t, ph©n tÝch bè côc v¨n b¶n tù sù - Gi¸o dôc lßng yªu th­¬ng, nh©n ¸i ®èi víi con ng­êi Đề bài : Cảm nhận sau khi đọc truyện Cô bé bán diêm Gợi ý : Xác định cảm nghĩ : - Thương cảm cho hoàn cảnh bÊt h¹nh của em bé bán diêm - Trân trong nhưng ước mơ đẹp đẽ của em bé - Hiểu thêm về trái tim nhân đạo của tác giả, Khâm phục tài năng viết truyện của ông. + TG yêu trẻ nhỏ -> Khơi dậy lòng thương cảm nhân ái ( Phê phán những kẻ thờ ơ vô tâm, Thấy được trách nhiệm của bản thân) +Chi tiết nghệ thuật ( chi tiết những lần quyẹt diêm – Cách kết truyện , lời văn giàu biểu cảm ) - Mẫu : a ) Dạng bài viết đoạn văn Sau khi đọc câu truyện " Cô bé bán diêm" của nhà văn nổi tiếng Andecxen, cô bé bán diêm đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc. Trước hết, em rất cảm thông cho hoàn cảnh của cô bé bán diêm. Vào đêm giao thừa, giữa trời đông giá rét, cô bé đi chăn đất, đầu trần trên lớp tuyết dày đặc trong khi nhữn cậu bé, cô bé khác sung sướng được ở trong tình thương yêu của gia đình, được ngồi trong lò sưởi và bàn ăn thịnh soạn thì em lại lang thang ngoài đường. Bên cạnh đó, đáng thương hơn nữa, từ sáng tới giờ, em chưa có gì vào bụng, em chưa bán được que diêm nào cùng với nỗi lo sợ vè nhà sẽ bị người cha khó tính đánh đập, chửi rủa. Chưa hết, mọi người xung quanh thờ ơ em, k ai mua diêm của em, cũng chẳng ai bố thí cho em đòng nào. Cô bé bán diêm đáng thương bao nhiêu thì em càng oán trách, bất bình với những con ngưởi ngoài xã hội bấy nhiêu. Họ thờ ơ, lạnh lùng, nhẫn tâm với cô bé bán diêm. Họ k có lòng cảm thông, chia sẻ đối với những con ngưởi bất hạnh, họ thật đáng chê trách. Toms lại, qua câu truyện này, Andecxen muốn gửi đến chúng ta 1 thông điệp đáng quý: Hãy là những que diêm để thắp sáng và sưởi ấm trái tim cho những con ngưởi bất hanh, đáng thương hơn mình. b, Viết bài Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen... Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một  cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé. Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây trường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh

File đính kèm:

  • docGA boi duong ngu van 9.doc